Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này...

Tài liệu điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

.DOC
10
124
109

Mô tả:

Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này 1 MỤC LỤC I. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự........................................................................2 1. Về chủ thể khởi kiện........................................................................................2 a. Chủ thể khởi kiện là cá nhân...........................................................................2 b. Chủ thể khởi kiện là cơ quan, tổ chức.............................................................3 2. Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án................4 3. Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định của tòa án hoặc quyét định của cơ quan nhà nước có thẩm quyến đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác..................................................................5 4. Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện...................................................................6 II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự.......................................................................................................7 1. Hoàn thiện quy định pháp luật về chủ thể khởi kiện........................................7 2. Hoàn thiện điều kiện về thẩm quyền giải quyết của Tòa án.............................7 3. Hoàn thiện pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự...............................8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................10 NGUYỄN HÀ LINH N02 – TL2 – Nhóm 3 Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này I. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự 2 Khởi kiện vụ án dân sự là một quyền cơ bản của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp 1992 và cụ thể hóa tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)1 nhằm tạo ra biện pháp bảo vệ quyền dân sự bị xâm phạm. Khởi kiện vụ án dân sự được hiểu là: việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp páhp của mình hay của người khác.2 Để khởi kiện vụ án dân sự, Luật tố tụng dân sự yêu cầu các chủ thể khởi kiện phải tuân thủ 4 điều kiện: điều kiện về chủ thể khởi kiện; điều kiện về thẩm quyền của tòa án giải quyết; điều kiện sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác); điều kiện về thời hiệu khởi kiện. 1. Về chủ thể khởi kiện. Theo quy định tại điều 161 BLTTDS thì chủ thể có quyền khởi kiện vụ án dân sự bao gồm: cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức. a. Chủ thể khởi kiện là cá nhân Cá nhân khởi kiện vụ án dân sự phải có năng lực hành vi TTDS đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm hoặc tranh chấp. Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “thủ tục giải quyết các vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm” của bộ luật Tố tụng dân sự quy định về cá nhân khởi kiện vụ án dân sự như sau: 1 2 Từ đây gọi tắt là BLTTDS Theo Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb.CAND, 2011, tr.238 NGUYỄN HÀ LINH N02 – TL2 – Nhóm 3 Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này - Với các cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình viết đơn khởi kiện vụ án dân sự hoặc ủy quyền làm đơn cho một người khác có năng lực hành vi tố tụng dân sự; - Với các cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, đã hoặc đang tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc tiến hành giao dịch bằng khối tài sản riêng của mình thì có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác làm đơn khởi kiện vụ án dân sự về vấn đề lao động hoặc giao dịch đó; - Với các cá nhân chưa thành niên (trừ trường hợp đã nêu ở phần 2), bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác làm đơn khởi kiện vụ án dân sự. Bên cạnh việc quy định về điều kiện cá nhân có quyền nộp đơn khởi kiện, pháp luật cũng quy định rằng cá nhân khởi kiện phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp, không cho phép người không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật lợi dụng quyền khởi kiện để rồi lại xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp páhp của người khác. b. Chủ thể khởi kiện là cơ quan, tổ chức Các cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm phạm hoặc tranh chấp thông qua người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó hoặc người đại diện hợp pháp có thể ủy quyền cho người khác để làm đơn khởi kiện vụ án dân sự. Bên cạnh đó, cơ quan, tổ chức khác còn được quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của nhà nước (theo quy định tại Điều 55, Điều 66 Luật Hôn nhân và NGUYỄN HÀ LINH N02 – TL2 – Nhóm 3 3 Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này gia đình 2000 và Điều 162 BLTTDS). Theo quy định của BLTTDS thì chỉ cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân mới có quyền khởi kiện vụ án dân sự. Các bộ phận, đơn vị, văn phòng đại diện của các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, phụ thuộc và cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức không có tư cách pháp nhân là một bộ phận của doanh nghiệp, hợp tác xã (tổ, đội, chi nhánh, văn phòng đại diện,…) không có tư cách pháp nhân nên không được tự mình khởi kiện vụ án dân sự. 2. Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án Với mục đích để giải quyết vụ án dân sự hiệu quả nhất thì pháp luật quy định, vụ án dân sự phải được khởi kiện ở đúng tòa án có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền giải quyết của tòa án dân sự được xem xét trên 3 phương diện: - Vụ án khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của tòa án theo quy định tại Điều 25, Điều 27, Điều 29, Điều 31 BLTTDS; - Vụ án khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền của tòa án theo cấp theo quy định tại Điều 33, Điều 34 BLTTDS; - Vụ án khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ theo quy định tại Điều 35 BLTTDS. Vì vậy, khi xem xét một đơn khởi kiện có thuộc thẩm quyền của tòa án không, trước hết cần xem xét đơn khởi kiển này có phải là một vụ án dân sự được quy định tại các điều khoản 25, 27, 29, 31 BLTTDS hay không; tiếp đó xem xét xem cấp có thẩm quyền giải quyết sơ thảm vụ án dân sự này là tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hay thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; và xem xét tòa án tại địa phương nào có thẩm quyền giải quyết vụ án đó. Yêu cầu về việc khởi NGUYỄN HÀ LINH N02 – TL2 – Nhóm 3 4 Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này kiện phải đúng thẩm quyền xét xử về dân sự của tòa án giúp cho các vụ án dân sự được giải quyết tốt hơn bằng việc tòa án có trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ cho các chủ thể khởi kiện thực hiện hành vi khởi kiện vụ án theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu quan đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó. Cụ thể là: các tranh chấp về quyền sử dụng đất (phải hòa giải tại ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn, một bên hoặc các bên không hòa giải thành thì mới có quyền viết đơn khởi kiện ra tòa án giải quyết); tranh chấp lao động (phải thông qua hội đồng hòa giải hoặc hòa giải viên lao động – đối với tranh chấp lao động cá nhân; phải qua chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết trước – đối với tranh chấp lao động tập thể, nếu vẫn tranh chấp thì đương sự mới có quyền viết đơn khởi kiện ra tòa án giải quyết). 3. Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định của tòa án hoặc quyét định của cơ quan nhà nước có thẩm quyến đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Để đảm bảo một sự việc chỉ được tòa giải quyết theo đúng thủ tục quy định của pháp luật, tránh tình trạng khiếu kiện nhiều lần, pháp luật quy định một sự việc đã được tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết bằng một bản án hoặc 1 quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại vụ án nữa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vì tính chất của vụ việc đã thay đổi theo thời gian nên pháp luật cho phép đương sự được khởi kiện lại, bao gồm: - Bản án, quyết định của tòa án bác đơn xin ly hôn; - Yêu cầu xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại; NGUYỄN HÀ LINH N02 – TL2 – Nhóm 3 5 Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này - Vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện. 4. Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động để bảo vệ quyền lợi ích bị xâm phạm. Hết thời hạn đó thì chủ thể khởi kiện mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc quy định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự một mặt giúp thúc đẩy tiến độ khiếu kiện của đương sự, đảm bảo việc giải quyết vụ án dân sự được thuận lợi hơn; mặt khác giúp quyền lợi hợp páhp của cá nhân, pháp nhân không bị xâm phạm, đảm bảo sự tồn tại của các tài liệu, vật chứng có liên quan. Theo quy định tại Điều 160 BLDS năm 2005, riêng đối với yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu nhà nước; yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được quy định cụ thể trong BLDS năm 2005, Luật Thương mại năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006. Theo Điều 159 BLTTDS đối với những tranh chấp mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện thì áp dung quy định tại khoản 3 Điều này “thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ án dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm”. NGUYỄN HÀ LINH N02 – TL2 – Nhóm 3 6 Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự 1. Hoàn thiện quy định pháp luật về chủ thể khởi kiện Một thực trạng xảy ra trên thực tế tố tụng dân sự ở Việt Nam đó là người dân, nhìn chung còn thiếu hiểu biết về pháp luật. Chính bởi điều này nên rất nhiều trường hợp một người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp nộp đơn khởi kiện nhưng lại không nộp đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết dẫn đến việc tòa án trả lại đơn khởi kiện do không đúng thẩm quyền giải quyết của tòa án. Điều này gây bất lợi cho đương sự khi không được bảo vệ lợi ích trước khi thời hiệu kết thúc. Vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự nói riêng đến đại bộ phận dân chúng, để họ có thể sử dụng quyền này khi có nhu cầu bảo vệ những quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp của mình. Theo quy định tại Tiểu mục 1.2, Mục 1, Phần I Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP thì các cá nhân là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình có thể tự mình làm đơn khởi kiện các vụ án liên quan đến hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự đó. Tuy nhiên, độ tuổi từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi là những người có năng lực hành vi dân sự chưa hoàn chỉnh, còn hạn chế trong suy nghĩ và nhận thức, việc tự mình khởi kiện vụ án dân sự không tránh khỏi sự thiệt thòi. Vì vậy, pháp luật nên quy định sự cần thiết của việc có người đại diện (theo pháp luật hoặc theo ủy quyền) có thể thay mặt họ khởi kiện vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhóm người chưa thành niên này. 2. Hoàn thiện điều kiện về thẩm quyền giải quyết của Tòa án Như đã trình bày ở phần trên, trên thực tế thì kiến thức pháp luật của NGUYỄN HÀ LINH N02 – TL2 – Nhóm 3 7 Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này chủ thể nộp đơn khởi kiện, đặc biệt là cá nhân, còn rất hạn chế. Dẫn tới việc đơn khởi kiện nộp tới tòa án không đúng thẩm quyền, hoặc đơn khởi kiện xác định sai đối tượng khởi kiện, sai đối tượng khởi kiện, xác định sai bị đơn,... Trong khi việc tiến hành tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật nói chung và pháp luật về tố tụng dân sự nói riêng còn chưa được thực hiện sâu và rộng, thì nên chăng, pháp luật bổ sung thẩm quyền cho tòa án trong tiếp nhận đơn khởi kiện. Theo đó, tòa án sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện theo đúng thẩm quyền, có nghĩa vụ hướng dẫn đương sự hoàn thiện hồ sơ, xác định đúng các đối tượng và chủ thể có liên quan. 3. Hoàn thiện pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự Vấn đề về thời hiện khởi kiện trong pháp luật tố tụng dân sự là một vấn đề còn rất nhiều tranh cãi. Đây là một điều kiện để đơn khởi kiện được giải quyết, tuy nhiên, quy định về thời hiện khởi kiện lại quy định khá dàn trải, khó cho việc tìm hiểu của đương sự. Đồng thời, trên thực tế, còn nhiều tranh chấp dân sự khác nhưng do điều 168 sửa đổi của BLTTDS không qui định trả đơn kiện trong trường hợp hết thời hiệu khiến nhiều người tưởng rằng vấn đề thời hiệu đã được bãi bỏ hoàn toàn. Đó là cách hiểu không toàn diện bởi tuy tòa không trả đơn, vẫn thụ lý nhưng có thể vụ án sẽ bị đình chỉ vì điều 192 sửa đổi của BLTTDS vẫn còn qui định đình chỉ trong trường hợp hết thời hiệu và nếu bị đình chỉ thì đương sự sẽ vĩnh viễn không còn quyền được khởi kiện lại như qui định tại điều 193 sửa đổi của BLTTDS. Như vậy, BLTTDS sửa đổi có sự khác biệt là dù đương sự hết thời hiệu nhưng Tòa không được trả đơn mà phải thụ lý, sau đó tùy diễn biến cụ thể mà Tòa đưa ra xét xử hay đình chỉ. Việc này chưa thấy có Văn bản hướng dẫn cụ thể. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự của nhiều nước trên thế giới (trong đó có Nhật Bản) thì thời hiện khởi kiện vụ án dân sự đã không được quy định trong pháp luật, Đối với một số loại quan hệ dân sự có tính đặc thù như nêu trên nếu quy định về thời hiệu thì sẽ không khả thi, không phù NGUYỄN HÀ LINH N02 – TL2 – Nhóm 3 8 Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này hợp, khó khăn trong thực tiễn thi hành. Theo quy định của pháp luật dân sự thì người có quyền sở hữu tài sản có trách nhiệm bảo vệ các quyền của mình bằng nhiều hình thức, trong đó có quyền khởi kiện. Khi quyền sở hữu bị xâm phạm thì pháp luật quy định người đó có quyền khởi kiện tại Tòa án trong một thời hạn nhất định.Nếu quá thời hạn này thì người đó không còn quyền khởi kiện tại Tòa án và phải tự chịu trách nhiệm. Điều này đã gây ra không ít thiệt thòi cho chủ thể có quyền và lợi ích bị xâm phạm. Vì vậy, có hai luồng ý kiến được đưa ra về vấn đề thời hiệu khởi kiện, một là pháp luật nên bỏ quy định về thời hiện khởi kiện đối với vụ án dân sự, tạo điều kiện cho mọi sự việc bị tranh chấp hoặc xâm phạm đều có cơ hội được tòa án phân xử theo đúng quy định của pháp luật. Ý kiến khác cho rằng, việc không quy định về thời hiệu đối với tất cả các quan hệ dân sự rất dễ dẫn đến vụ án bị kéo dài bất tận mà không có điểm dừng. Như vậy thì ở góc độ nào đó sẽ khó khăn cho cơ quan xét xử và ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các bên. Vì lẽ đó, không nên bỏ quy định vấn đề về thời hiệu, nhưng nên sửa đổi cho hợp lý các quy định về thời hiệu còn bất cập hiện nay. NGUYỄN HÀ LINH N02 – TL2 – Nhóm 3 9 Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Nxb.CAND, Hà Nội, 2011. 2. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 3. Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP 4. Nguyễn Phương Thảo, Khóa luận tốt nghiệp, Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, Hà Nội, 2011 5. Luật gia Nguyễn Thị Hằng Nga, Một số quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. 6. Hoàng Thư, Không nên quy định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự NGUYỄN HÀ LINH N02 – TL2 – Nhóm 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan