Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc ...

Tài liệu địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế

.PDF
101
11
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ PHƢƠNG LINH §ÞA VÞ PH¸P Lý CñA C¸C C¤NG TR×NH NH¢N T¹O TR£N BIÓN D¦íI GãC §é PH¸P LUËT QUèC TÕ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ PHƢƠNG LINH §ÞA VÞ PH¸P Lý CñA C¸C C¤NG TR×NH NH¢N T¹O TR£N BIÓN D¦íI GãC §é PH¸P LUËT QUèC TÕ Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN BÁ DIẾN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Vũ Phƣơng Linh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH NHÂN TẠO TRÊN BIỂN DƢỚI GÓC ĐỘ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ .........................6 1.1. Khái niệm “công trình nhân tạo” trong Luật quốc tế .............................6 1.2. Khái niệm “đảo nhân tạo” trong Luật quốc tế .........................................9 1.3. Sự liên hệ giữa đảo nhân tạo và công trình nhân tạo ............................13 1.4. Lịch sử phát triển của các chế định về công trình nhân tạo trong luật quốc tế .................................................................................................14 1.4.1. Hội nghị pháp điển hoá luật pháp quốc tế La Haye 1930 ...........................15 1.4.2. UNCLOS I và II ..........................................................................................17 1.4.3. UNCLOS III ................................................................................................19 1.4.4. Phán quyết của Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII – 12/07/2016 ..........23 CHƢƠNG 2: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NHÂN TẠO THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ..........................................................28 2.1. Quy chế pháp lý của các công trình nhân tạo và vai trò của chúng trong việc hoạch định và phân định biên giới biển ................................28 2.2. Các quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong việc xây dựng công trình nhân tạo theo Công ƣớc Luật Biển 1982 ..............................34 2.3. Vị trí và điều kiện xây dựng các công trình nhân tạo trên biển ...........37 2.3.1. Công trình nhân tạo trong vùng nội thuỷ và lãnh hải ..................................38 2.3.2. Công trình nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ...........39 2.3.3. Công trình nhân tạo nhân tạo trên các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn .........................................................................................39 2.3.4. Công trình nhân tạo trên biển quốc tế và đáy đại dương (la zone) .............40 2.4. Thực trạng việc bồi đắp và sử dụng các công trình nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông .....................................................................42 2.4.1. Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) ................................................................47 2.4.2. Châu Viên (Cuarteron Reef) .......................................................................48 2.4.3. Ga Ven (Gaven Reefs) ................................................................................50 2.4.4. Tư Nghĩa (Hughes Reef) .............................................................................51 2.4.5. Gạc Ma (Johnson South Reef) ....................................................................52 2.4.6. Xu Bi (Subi Reef) ........................................................................................53 2.4.7. Vành Khăn (Mischief Reef) ........................................................................54 CHƢƠNG 3: ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CÁC CÔNG TRÌNH NHÂN TẠO PHẢN BÁC YÊU SÁCH PHI PHÁP CỦA TRUNG QUỐC VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG ......................... 56 3.1. Tính trái pháp luật quốc tế của các công trình nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp trên Biển Đông ...................................................56 3.1.1. Xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam ............................................56 3.1.2. Huỷ hoại môi trường và hệ sinh thái trên biển ............................................59 3.1.3. Cản trở, đe doạ hoạt động hàng hải, hàng không và thương mại quốc tế .......63 3.1.4. Không tạo ra lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa .................65 3.1.5. Không có tác động đến việc phân định biển ...............................................67 3.2. Khuyến nghị về các giải pháp cho Việt Nam nhằm ngăn chặn hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông ..........................68 3.2.1. Khởi kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế ..............................68 3.2.2. Việt Nam, ASEAN và Trung Quốc sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) ....................................................................................74 3.2.3. Việt Nam cần tích cực tìm kiếm các biện pháp song phương và đa phương để giải quyết xung đột với Trung Quốc .........................................76 KẾT LUẬN ..............................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................80 PHỤ LỤC .................................................................................................................84 DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Tiếng Việt viết tắt COC DOC ICJ Tiếng Anh Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở The Code of Conduct for the Biển Đông South China Sea Tuyên bố về cách ứng xử của các bên Declaration on Conduct of ở Biển Đông năm 2002 the Parties in the South China Sea Toà án Công lý quốc tế International Court of Justice ITLOS UNCLOS Toà án quốc tế về Luật Biển International Tribunal for the Law of the Sea Công ước Liên Hợp Quốc về Luật United Nations Convention biển năm 1982 on the Law of the Sea MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian qua, cộng đồng khu vực và thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn tới Biển Đông bởi ý nghĩa quan trọng của vùng biển này đối với hòa bình, ổn định và phát triển, không chỉ của riêng khu vực Đông Á mà của toàn Châu Á – Thái Bình Dương. Nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, Biển Đông là một biển nửa kín bao quanh là Trung Quốc và một vài nước nhỏ và yếu hơn như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Từ giữa những năm 1970, các quốc gia ven biển này đã rơi vào cuộc tranh chấp kéo dài khi mỗi quốc gia đều muốn mở rộng các yêu sách chủ quyền và quyền tài phán đối với hơn một trăm các đảo nhỏ, bãi đá ngầm và đá cũng như các vùng biển xung quanh. Có thể thấy rằng, một trong những biểu hiện cơ bản để khẳng định và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia trên biển chính là sự hiện diện của đời sống kinh tế, xã hội của một cồng đồng dân cư, của hoạt động khai thác tài nguyên trên biển… Trong đó, sự hiện diện vững chắc nhất để thực thi thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đó chính là sự tồn tại của cộng đồng dân cư, của chính quyền nhà nước trên các đảo, quần đảo tự nhiên và nhân tạo. Chính vì vậy, vấn đề xây dựng các công trình nhân tạo đã và đang được các quốc gia biển quan tâm và thực hiện. Bởi lẽ các đảo nhân tạo và công trình nhân tạo nếu được xây dựng hợp pháp trên biển sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia ven biển trong việc bảo vệ và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển; gia tăng hiệu quả khai thác tài nguyên biển, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường; thuận lợi hơn trong công tác tuần tra, kiểm soát và sử lý các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia; bảo đảm an ninh hàng hải, hàng không; các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn… Tuy nhiên, một thực trạng rất nguy hiểm hiện nay đó chính là việc bồi đắp, mở rộng các đảo, đá nhỏ đặc biệt là các bãi ngầm, rạn san hô, bãi cạn lúc chìm lúc nổi trên các quần đảo và vùng biển đang tranh chấp hoặc chồng lần để biến chúng 1 thành đảo nhân tạo nhằm mục đích duy trì, củng cố các yêu sách biển mà điển hình là Trung Quốc. Việc Trung Quốc ngang nhiên xây dựng, lắp đặt các công trình nhân tạo đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và các quốc gia ven biển khác; vi phạm các quy tắc của pháp luật quốc tế, tạo ra tiền lệ vô cùng nguy hại trong việc một quốc gia ngang nhiên “chà đạp” lên các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và sẵn sàng vi phạm luật pháp quốc tế, trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn hàng hải trong khu vực Biển Đông; đe dọa an ninh, hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới; hủy hoại môi trường và hệ sinh thái biển, gây ra tác hại lâu dài đối với ngư dân trong vùng Biển Đông. Vì những lý do đó tác giả đã chọn đề tài: “Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế” để nghiên cứu, hoàn thành luận văn thạc sỹ. Nội dung luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận về các công trình nhân tạo trên biển. Cụ thể, luận văn đưa ra khái niệm thế nào là “công trình nhân tạo”; sự liên hệ giữa đảo nhân tạo và các công trình nhân tạo; làm rõ quy chế pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong việc xây dựng các công trình nhân tạo trên biển theo công ước Luật Biển (UNCLOS 1982). Đồng thời lên án, phản bác những hành vi ngang ngược của Trung Quốc đối với việc đảo hóa các thực thể ngầm, đưa ra giải pháp ngăn chặn hành động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Cùng với những diễn biến ngày càng căng thẳng trên Biển Đông là sự gia tăng của những công trình nghiên cứu, những diễn đàn học thuật, những cuộc hội thảo trong và ngoài nước luận bàn về các khía cạnh trong tranh chấp Biển Đông. Cho đến nay những công trình nghiên cứu đề cập nhiều đến vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, những yêu sách của các quốc gia ven biển và vấn đề “đảo hoá” các thực thể ngầm của Trung Quốc dẫn đến những hệ luỵ đối với khu vực Đông Nam Á và thế giới. Hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề xác định 2 quy chế pháp lý của các công trình nhân tạo mà chủ yếu chỉ đề cập đến bản chất cũng như thực trạng xây dựng các công trình nhân tạo đó. Cùng với đó, những quy định của pháp luật quốc tế về các công trình nhân tạo chưa đi sâu vào thực tiễn vận dụng, giải thích các quy định trên tại các cơ quan tài phán quốc tế, các điều ước song phương và pháp luật của từng quốc gia. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, làm rõ các căn cứ, vấn đề pháp lý liên quan đến địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ luật pháp quốc tế. Từ đó, rút ra được những kinh nghiệm cho Việt Nam, nâng cao hiệu quả giải quyết các xung đột, tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Góp phần làm sáng rõ khái niệm, phân loại, bản chất, quyền tài phán của các quốc gia đối với các công trình nhân tạo trên biển. - Đưa ra lập luận, đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam. - Lên án, phản bác hành vi phi pháp của Trung Quốc. - Đưa ra giải pháp ngăn chặn hành vi xây dựng, lắp đắp trái phép các công trình nhân tạo trên biển của Trung Quốc và khuyến nghị đối với Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn chủ yếu nghiên cứu trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế, trong đó chủ yếu là tính phù hợp của các công trình nhân tạo theo pháp luật quốc tế và đặc biệt là các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 cùng các quy định của pháp luật Việt Nam và các quốc gia hữu quan; thực tiễn áp dụng pháp luật quốc tế của các cơ quan tài phán quốc tế và sự giải thích trong các điều ước quốc tế; các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận văn. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn chủ yếu nghiên cứu về Biển Đông. Trên cơ sở nghiên cứu luật pháp quốc tế nói chung, học viên tập trung nghiên cứu về các vấn đề của các công trình nhân tạo trên Biển Đông và có đề cập đến một số công 3 trình nhân tạo ở các vùng biển khác, đặc biệt là các công trình nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng và bồi đắp trái phép trong thời gian qua. Xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, huỷ hoại môi trường và hệ sinh thái trên biển, cản trở, đe doạ các hoạt động hàng hải, hàng không và thương mại quốc tế… Vì vậy, đề tài “Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế” tập trung nghiên cứu về vấn đề Quy chế pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế, bao gồm các khía cạnh từ lý luận đến thực tiễn; từ pháp luật quốc gia đến pháp luật quốc tế; từ trước đến sau khi hình thành Công ước Luật Biển năm 1982; từ pháp luật đến các lĩnh vực như địa lý, lịch sử, quân sự… 5. Tính mới của đề tài Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu và xác định quy chế pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển – một vấn đề quan trọng nhưng chưa có công trình nghiên cứu sâu và chuyên biệt. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp những tri thức đa ngành mới nhất, trong đó trọng tâm là tri thức pháp luật quốc tế trong và ngoài nước liên quan đến phạm vi, vùng an toàn, quy chế pháp lý của các công trình nhân tạo… Có thể thấy rằng đây là vấn đề được đề cập từ rất lâu nhưng ít được quan tâm, nghiên cứu, cập nhật. Gần đây, vấn đề này đang trở nên nóng hổi và thiết thực hơn bao giờ hết bởi những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong việc xây dựng, cải tạo các thực thể ngầm trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đánh giá về tác động của việc xây dựng các công trình nhân tạo đối với hòa bình, an ninh, kinh tế và thương mại khu vực. Làm sáng tỏ những tác động tiêu cực của hành vi “đảo hoá” của Trung Quốc trên Biển Đông đối với hòa bình, an ninh, môi trường, kinh tế, thương mại quốc tế và các mối quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, liên quan đến quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trên biển. Từ những nghiên cứu trên, đề tài cũng sẽ đề xuất giải pháp cụ thể, những bước đi cho Việt Nam trong việc thực hiện hoá quan điểm của mình trong vấn đề giải quyết các tranh chấp đang diễn ra căng thẳng trên Biển Đông. 4 Bằng việc giải quyết những vấn đề trên, Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu luận văn Để nghiên cứu thực hiện đề tài đã chọn, Luận văn được thể hiện trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, giữ vững lập trường chính trị và đường lối ngoại giao với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới với chủ trương hoà bình, hợp tác cùng phát triển, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Luận văn đặc biệt sử dụng phương pháp so sánh luật học, tiếp cận dưới góc độ luật so sánh để làm sáng tỏ vấn đề. Ngoài ra, còn dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu từ cái chung đến cái riêng, phương pháp tích hợp liên ngành, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logic và lịch sử, đánh giá, diễn giải, dự báo, sử dụng số liệu thống kê… Bên cạnh đó, Luận văn cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu, giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được bố trí kết cấu thành ba phần như sau: Chương 1: Khái quát chung về công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ luật pháp quốc tế. Chương 2: Quy chế pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển theo Luật quốc tế. Chương 3: Áp dụng chế độ pháp lý các công trình nhân tạo phản bác yêu sách phi pháp của Trung Quốc bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. 5 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH NHÂN TẠO TRÊN BIỂN DƢỚI GÓC ĐỘ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm “công trình nhân tạo” trong Luật quốc tế Công trình nhân tạo là sản phẩm do con người tạo nên, nhưng trong lịch sử của luật pháp quốc tế, khái niệm này chưa bao giờ được xác định rõ ràng. Xuất phát từ học thuyết thềm lục địa, từ lâu người ta đã công nhận thẩm quyền của quốc gia ven biển xây dựng các cấu trúc nhân tạo nhằm mục đích thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình trên thềm lục địa của mình nhưng các cấu trúc này không có quy chế đảo. Tại Hội nghị Pháp điển hoá Luật pháp quốc tế La Hay năm 1930, đại diện của Đức đã đề nghị nếu một đảo nhân tạo có người ở thì sẽ được hưởng quy chế đảo nhưng Hội nghị đã bác bỏ [2]. Từ đó, không có quốc gia nào đề nghị các cấu trúc nhân tạo có quy chế đảo nữa. Trong luật pháp quốc tế, khái niệm công trình nhân tạo (artificial installation) chưa được quy định rõ ràng. Cho đến nay, chưa một khái niệm nào về công trình nhân tạo được các quốc gia chấp nhận rộng rãi. Theo Bách khoa toàn thư về Công pháp quốc tế, công trình nhân tạo được định nghĩa là “những cấu trúc cố định hay tạm thời được gắn với đáy biển bằng hệ thống chân cọc”. Theo Soons, ông cho rằng “công trình nhân tạo là những cấu trúc bê tông cố định gắn với đáy biển bằng ống dẫn và các cọc”. Trong khi đó, Nghị định thư về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại sự an toàn của những công trình cố định trên thềm lục địa năm 1988 đã đồng nhất khái niệm “đảo nhân tạo” với khái niệm “công trình nhân tạo”. Theo đó, “công trình nhân tạo” được hiểu là “một đảo nhân tạo, thiết bị hoặc cấu trúc được lắp đặt vĩnh cửu gắn với đáy biển nhằm mục đích thăm dò hoặc khai thác tài nguyên hoặc nhằm các mục đích kinh tế khác”. Các định nghĩa này còn chưa đầy đủ, chưa bao gồm được hết những loại hình công trình nhân tạo dần dần xuất hiện ngày càng nhiều như thành phố trên biển, các dàn khoan dầu khí, các đảo nhân tạo phục vụ đánh bắt cá, nhà máy điện, bến tàu nổi… 6 Trong khoa học pháp lý, công trình nhân tạo trên biển thường được hiểu là những thiết bị và công trình nhân tạo được xây dựng và lắp đặt một cách lâu dài trong lãnh hải, đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa; trong vùng nước quần đảo một cách lâu dài trong lãnh hải, đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa; trong vùng nước quần đảo hoặc những vùng biển quốc tế được điều chỉnh bằng Công ước Luật biển 1982 và luôn được sử dụng nhằm mục đích thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển. Cùng với các đảo nhân tạo, các công trình nhân tạo còn có thể được xây dựng nhằm những mục đích khác, chẳng hạn như nghiên cứu khoa học về biển, giám sát thuỷ triều, cảng hàng không… Theo nghị định thư Barcelona 1994 về Bảo vệ Địa Trung Hải chống lại ô nhiễm do việc thăm dò và khai thác trên thềm lục địa, đáy biển và lòng đất dưới thềm lục địa thì khái niệm “công trình” (installation) được hiểu là “bất kỳ cấu trúc cố định hoặc nổi và bất kỳ phần gắn liền nào của nó được sử dụng vào các hoạt động: (i) các bộ phận thăm dò ngoài khơi cố định hoặc di động; (ii) các bộ phận sản xuất bao gồm các bộ phận có vị trí động; (iii) các hệ thống kho bãi ngoài khơi bao gồm các tàu thuyền sử dụng cho mục đích đó; (iv) các cảng phục vụ việc bốc dỡ và hệ thống vận chuyển các sản phẩm được chiết xuất như các ống dẫn ngầm; (v) hệ thống máy móc gắn liền với chung và các thiết bị nhằm mục đích bốc xếp, sản xuất, lưu trữ và tiêu huỷ các chất được lấy lên từ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển [11]. Theo quan điểm của các luật gia, chúng ta có thể hiểu khái niệm “công trình nhân tạo” theo những tiêu chí sau đây: Thứ nhất, chúng là các công trình nhân tạo do con người xây dựng, lắp đặt và sử dụng trên biển, vì vậy chúng phân biệt với các thực thể được tạo ra trên biển bởi sự kiến tạo thiên nhiên. Những thực thể này đáp ứng tiêu chuẩn của đảo tự nhiên được quy định trong UNCLOS 1982 bởi yếu tố “một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”. Về vấn đề này, chúng cũng không gặp nhiều rắc rối về mặt định nghĩa, bởi lẽ các thiết bị và công trình là sản phẩm của con người, thông qua kỹ thuật và công nghệ. Thứ hai, các công trình nhân tạo tồn tại và hoạt động trên biển có sự gắn kết 7 vật chất với đáy biển một cách trực tiếp (như những công trình, thiết bị được xây dựng, lắp đặt trên hạ tầng đáy biển, chúng có sự gắn bó hữu cơ với đáy biển) hoặc gián tiếp (như được xây dựng, lắp đặt trên một bãi cạn, đá hoặc đảo những đảo này là đảo tự nhiên hoặc được tạo ra bởi con người, trong trường hợp này, chúng gắn kết hữu cơ với đáy biển thông qua phần đất của đảo). Mặc dù vậy, các công trình nhân tạo không phải là các thực thể đáp ứng tiêu chí của “đảo” theo luật quốc tế. Với đặc điểm này, “công trình nhân tạo” có sự gắn bó mật thiết với khái niệm “đảo nhân tạo” (artificial islands) và việc lắp đặt và sử dụng chúng thường đi liền với việc lắp đặt, sử dụng các đảo nhân tạo, đồng thời chúng cũng có thể được coi là một dạng “đảo nhân tạo”. Thứ ba, về vị trí và quy chế pháp lý, các công trình nhân tạo bao gồm những loại do một quốc gia xây dựng, lắp đặt trong các vùng biển của mình; trên vùng biển của quốc gia khác và trên vùng biển quốc tế. Chúng cũng có thể bao gồm những công trình, thiết bị được xây dựng lắp đặt trong vùng biển chồng lấn (các bên tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán). Quy chế pháp lý của những công trình nhân tạo này được điều chỉnh bởi: (i) pháp luật quốc gia, thông thường là luật của quốc gia ven biển, và (ii) pháp luật quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982 và các văn kiện pháp lý liên quan đến hoạt động hàng hải, hàng không, nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường biển, các điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia hữu quan về các vấn đề tương ứng và tập quán quốc tế liên quan. Thứ tư, các công trình nhân tạo được các quốc gia xây dựng và lắp đặt với nhiều mục đích khác nhau, trong đó chủ yếu là vì mục đích kinh tế (thăm dò, khai thác, bảo tồn, quản lý đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển thuộc chủ quyền hoặc quyền chủ quyền), điều phối giao thông hàng hải, giám sát và bảo vệ môi trường biển, an ninh, quốc phòng… Theo cách phân loại của Papadakis thì các công trình nhân tạo được phân loại dựa vào mục đích sử dụng của nó, bao gồm: các thành phố trên biển; các đảo nhân tạo vì mục đích phát triển kinh tế; các công trình phục vụ giao thông và liên lạc; các công trình phục vụ nghiên cứu khoa học và dự báo thời tiết; các công trình 8 giải trí và sau cùng là các công trình quân sự. Do vậy, thuật ngữ “công trình nhân tạo” bao gồm các phương tiện được xây dựng và lắp đặt nhằm tận dụng tất cả các nguồn lợi về kinh tế ở trong lòng biển và dưới đáy biển. Cũng vì vậy mà các công trình nhân tạo nhằm mục đích quân sự không được đề cập trong phạm vi của UNCLOS 1982. Nếu nhìn vào từng phân loại một, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng tình trạng pháp lý của chúng khác nhau. Đây là một trong những lý do tại sao không có một định nghĩa nào về đảo nhân tạo trong Công ước Luật Biển 1982 và do đó UNCLOS đã đơn giản là né tránh những phức tạp nảy sinh từ vấn đề định nghĩa đảo nhân tạo. Nhưng mặt khác, những kẽ hở còn lại trong Công ước Luật Biển vẫn làm phức tạp vấn đề liên quan đến quy chế pháp lý của đảo nhân tạo [32]. 1.2. Khái niệm “đảo nhân tạo” trong Luật quốc tế Mặc dù chủ đề chính của đề tài luận văn này là công trình nhân tạo nhưng chúng ta vẫn đi sâu tìm hiểu về khái niệm đảo nhân tạo (artificial islands). Bởi lẽ hai khái niệm này có sự liên hệ mật thiết với nhau. Trong nhiều trường hợp, “đảo nhân tạo” và “công trình nhân tạo” là cùng tồn tại hoặc được coi là một. Tuy nhiên, chúng có bản chất và mục đích hoàn toàn không đồng nhất. Vì thế, chúng có thể được sử dụng nhằm phục vụ cho những mục đích khác nhau. Có rất ít văn bản trong luật quốc tế giải thích rõ về đảo nhân tạo. Dường như vấn đề liên quan tới đảo nhân tạo đã bị lãng quên khi Công ước Luật biển năm 1982 được thông qua. Trước đó tại hội nghị Giơnevơ 1958 các nước đã đưa ra được một định nghĩa thống nhất về đảo, theo đó: “Đảo là một vùng đất hình thành tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”. “Sự hình thành tự nhiên” là nội dung mới được bổ sung vào định nghĩa đảo trong Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp. Yếu tố này đưa ra nhằm phân biệt đảo tự nhiên với đảo nhân tạo, hạn chế trường hợp những quốc gia có khoa học kỹ thuật phát triển xây dựng các đảo nhân tạo để thực hiện tham vọng lấn chiếm biển của mình. Đến những thập niên 1970, 1980 đã có những bài báo, sách viết về lĩnh vực này, thậm chí trong Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS III), một số quốc gia cũng đã đệ trình đề xuất liên quan tới đảo nhân tạo [9] nhưng 9 văn bản cuối cùng của UNCLOS chỉ định nghĩa đảo tại Điều 121 “là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước” mà không định nghĩa đảo nhân tạo. Việc thiếu vắng định nghĩa về đảo nhân tạo trong UNCLOS đã làm cho việc giải thích và áp dụng quy chế pháp lý của đảo nhân tạo trên thực tế chưa có sự thống nhất. Theo Bách khoa toàn thư về Công pháp quốc tế, “đảo nhân tạo là một nền tảng cố định vĩnh viễn hoặc tạm thời do con người tạo nên, bao quanh là nước và nổi trên mặt nước khi thuỷ triều lên” [15]. Theo tác giả Soons, “đảo nhân tạo là những cấu trúc được tạo ra bằng cách đặt/đổ lên lên các vật chất tự nhiên như sỏi, cát và đá; trong khi đó các công trình nhân tạo lại là những cấu trúc bê tông cố định gắn với đáy biển bằng ống dẫn và các cọc” [15]. Theo Robert Beckman, “đảo nhân tạo là các thực thể nổi trên biển khi thuỷ triều lên cao do các hoạt động cải tạo đất hoặc các hoạt động nhân tạo khác…”[15]. Theo Cordula Fitzpatrick, “đảo nhân tạo do con người tạo ra, được bao bọc bởi nước ở mọi hướng, trên mực nước lúc thuỷ triều lên cao nhất và cuối cùng chúng được xây dựng cố định tại một vị trí địa lý nhất định nào đó trong một khoảng thời gian xác định tồn tại ở trạng thái hoạt động bình thường trên biển” [15]. Tác giả Ngô Hữu Phước cho rằng “các định nghĩa nói trên chưa phản ánh toàn diện các vấn đề kỹ thuật pháp lý và tính pháp lý của đảo nhân tạo”. Ông định nghĩa: Đảo nhân tạo là công trình do con người xây dựng cố định, vĩnh viễn trên nền của đáy biển bằng các vật liệu tự nhiên như đất, đá, cát hoặc bê tông, được bao quanh bởi nước và nổi trên biển khi thuỷ triều lên cao để khẳng định hoặc yêu sách chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia trên biển... [15]. Như vậy, khác với các công trình nhân tạo khác như nhà giàn; giàn khoan dầu, khí; hệ thống cáp ngầm, ống dẫn ngầm trên biển, đảo nhân tạo là công trình xây dựng cố định, vĩnh cửu, thường xuyên nhô trên mặt nước biển và không thể di dời dịch chuyển được. 10 Theo pháp luật Việt Nam mà cụ thể là Luật Biển Việt Nam 2012, khái niệm “đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển” được định nghĩa bao gồm: (i) các giàn khoan trên biển cùng toàn bộ các bộ phận phụ thuộc khác bảo đảm hoạt động bình thường và liên tục của các giàn khoan hoặc các thiết bị chuyên dùng để thăm dò, khai thác và sử dụng biển; (ii) các loại báo hiệu hàng hải và (iii) các thiết bị, công trình khác được lắp đặt và sử dụng ở biển. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, đảo nhân tạo và thiết bị, công trình nhân tạo được định nghĩa mà không có sự tách bạch cụ thể. Trong các quy định vừa nêu trên, chúng được phân loại căn cứ vào mục đích sử dụng của nó. Hiện nay có ba loại đảo và các công trình nhân tạo tồn tại trong vùng biển Đông và mỗi loại có những đặc điểm pháp lý khác nhau. Thứ nhất, chúng bao gồm các thiết lập nhân tạo nổi có tính chất tạm thời (temporary artificial installation), bao gồm các dàn khoan dầu khí (oil plattfom) tại đây, những thiết lập này khi không còn hoạt động nữa sẽ được tháo dỡ và loại bỏ. Thứ hai, chúng bao gồm các thiết lập và cấu trúc nhân tạo gắn kết tạm thời hoặc vĩnh viễn với đảo tự nhiên (artificial installation and structures appended to natural islands) như đường băng, các cảng biển và căn cứ quân sự, hậu cần kỹ thuật… Hai loại này về cơ bản sẽ được điều chỉnh bằng các quy định tương ứng trong UNCLOS 1982. Loại thứ ba là các đảo nhân tạo được xây dựng dựa trên các loại đá tự nhiên, các thực thể nhỏ, bãi cạn và các rạn san hô vĩnh cửu. Đây là một loại thực thể trên biển có sự kết hợp giữa thực thể tự nhiên và thực thể nhân tạo [9]. Do vậy, chúng có thể được sử dụng để thay đổi bản chất pháp lý của một thực thể đang tồn tại từ dạng khác nhằm phục vụ những ý đồ khác nhau, chẳng hạn như phục vụ cho yêu sách về lãnh thổ. Điển hình là hành động từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số rạn san hô ở Trường Sa nhằm mục đích đóng căn cứ quân sự hoặc các mục đích khác. Nước này đã xây dựng các công trình nhân tạo trên các rạn san hô hay cải tạo chúng thành các đảo nhân tạo như Gạc Ma, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Châu Viên, Gaven, Vành Khăn, Subi. Có thể thấy rằng các điều khoản liên quan của UNCLOS 1982 có thể áp dụng đối với hai loại đầu tiên, thì tình trạng pháp lý của 11 loại thứ ba lại đặc biệt và khó xác định theo UNCLOS nói riêng và các quy phạm pháp luật quốc tế nói chung. Bởi lẽ đối với nhiều đảo, do có các thiết bị nhân tạo nên rất khó phân biệt cái nào là đảo tự nhiên và cái nào là đảo nhân tạo? Nếu coi đó là một đảo tự nhiên thì nó lại xen lẫn với các thiết lập và cấu trúc nhân tạo; nếu coi đó là một đảo nhân tạo thì nó lại không được con người gắn kết cố định với đáy biển mà lại được hỗ trợ bởi một nền tự nhiên như một rạn san hô dù ở trên nước hay không khi thuỷ triều lên. Vấn đề đặt ra hiện nay chưa có điều khoản nào trong luật pháp quốc tế điều chỉnh trực tiếp vấn đề này. Công ước về Thềm lục địa 1958 có điều khoản chỉ liên quan đến việc xây dựng đảo nhân tạo trên thềm lục địa vì nó quy định rằng các quốc gia ven biển được quyền xây dựng và duy trì hoặc hoạt động trên các thiết lập trên thềm lục địa và các thiết bị khác cần thiết cho việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhưng những thiết lập nhân tạo và thiết lập như vậy không có địa vị của đảo. Cũng có thể nói rằng, việc xây dựng các đảo nhân tạo và các công trình nhân tạo là không trái với Công ước Luật Biển 1982. Tuy nhiên điều đó chỉ đúng trong trường hợp hành động được thực hiện bởi quốc gia có chủ quyền được công nhận đối với những thực thể này. Trái lại, với hành động của quốc gia xây dựng các công trình nhân tạo đó trên các thực thể chiếm cứ bằng vũ lực hay cưỡng đoạt trái phép thì đó là hành động đáng lên án. Một quốc gia không thể tự ý cải tạo các bãi cạn theo cách như vậy nhằm xây dựng các đảo nhân tạo hay các công trình nhân tạo trên chúng nếu không có sự cho phép của quốc gia ven biển, đồng thời chịu sự tài phán của quốc gia này. Trên thực tiễn, loại thứ ba cũng đã từng được đề cập trong phán quyết của Toà án công lý quốc tế ICJ trong vụ giải quyết tranh chấp giữa Qatar và Bahrain về phân định biển và các vấn đề lãnh thổ năm 2011. Theo thẩm phán Shigeru Oda thì với các công nghệ hiện đại, việc phát triển các đảo nhỏ và bãi cạn có thể làm nền móng cho các công trình trong tương lai. Gần đây nhất hòn đảo san hô Okinotoroshima của Nhật Bản (Rạn san hô Douglas) nằm ở cực Nam lãnh thổ Nhật Bản. Do bị nước biển làm xói mòn, bề mặt của rạn san hô này trên mặt nước khi thuỷ triều lên đã dần bị rút xuống và hạ thấp đi. Khi thuỷ triều lên chỉ có thể thấy 16cm của hòn Bắc (Kitakojima) và 12 6cm của hòn Đông (Higashikojima) – hai bãi đá của rạn san hô này – nổi trên mặt nước. Dưới tác động của tự nhiên, rạn san hô này sẽ bị nước biển nuốt hoàn toàn. Do đó, kể từ năm 1977, Nhật Bản đã đầu tư một khoản tiền lớn (khoảng 300 triệu USD) để củng cố và bồi đắp các rạn san hô làm cơ sở để đòi hỏi thêm các vùng nước thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán. Nhật Bản đã xây dựng một bức tường xung quanh, bao bọc rạn san hô để bảo vệ chúng không bị biến mất dưới tác động của tự nhiên. Nhật Bản đang nghiêm túc nỗ lực xây dựng Okinotoroshima thành một đảo nhân tạo lớn. Theo báo cáo, nếu thành công, Nhật Bản có thể đòi hỏi một vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 400.000km2 và thềm lục địa rộng khoảng 740.000km2 xung quanh rạn san hô. 1.3. Sự liên hệ giữa đảo nhân tạo và công trình nhân tạo Theo quan điểm của các chuyên gia, đảo nhân tạo và công trình nhân tạo là hai khái niệm có sự liên hệ mật thiết với nhau. Trong nhiều trường hợp, “đảo nhân tạo” và “công trình nhân tạo” cùng tồn tại hoặc được coi là một. Thông thường, khái niệm xây dựng các đảo nhân tạo sẽ bao hàm việc xây dựng các công trình nhân tạo trên đó hoặc ngược lại, việc xây dựng các công trình nhân tạo trên một thực thể thường được hiểu đồng nghĩa với việc xây dựng đảo nhân tạo theo nghĩa rộng. Thứ nhất, nếu bản thân các công trình nhân tạo đóng vai trò như một “đảo nhân tạo” tức là có sự gắn bó vật chất với đáy biển và có đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết của một đảo như có nước bao quanh, thường xuyên nhô lên khỏi mặt nước khi nước thuỷ triều lên cao nhất. Thì trong trường hợp này hai khái niệm đảo nhân tạo và công trình nhân tạo là một và có thể thay thế cho nhau [11]. Thứ hai, nếu chúng được xây dựng và lắp đặt đồng thời, hoặc sau đó, với một đảo nhân tạo. Trong trường hợp này, hai khái niệm được hiểu không hoàn toàn đồng nhất. Vấn đề đặt ra là trong trường hợp một quốc gia tiến hành hoạt động cải tạo đất (land reclamation) và xây dựng những công trình trên đó thì điều này có thể làm thay đổi bản chất pháp lý của các bãi cạn này hay không? Trong trường hợp này, thứ nhất, các bãi cạn lúc nổi lúc chìm này có thể tiếp tục là một bãi cạn lúc nổi lúc chìm, tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 7, trong trường hợp trên đó có những đèn 13 biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô lên trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế thì chúng có thể được sử dụng làm một điểm để xác định đường cơ sở. Thứ hai, chúng có thể trở thành một đảo nhân tạo (artificial islands), trong trường hợp này chúng không có quyền thiết lập bất kỳ vùng biển nào xung quanh đó [11]. Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất đảo nhân tạo, công trình nhân tạo đều là các cấu trúc do con người tạo ra. So với đảo tự nhiên, cấu trúc nhân tạo thỏa mãn tất cả các yếu tố cấu thành trừ yếu tố “sự hình thành tự nhiên”. Chỉ có một yếu tố khác biệt duy nhất song các cấu trúc nhân tạo này không được các Công ước dành cho quy chế pháp lý của đảo bởi việc áp dụng quy chế dẫn tới nhiều hệ quả khác nhau. Trước hết, các cấu trúc này do con người tạo ra nên có kích thước rộng hay hẹp, số lượng ít hay nhiều tùy thuộc vào ý chí của quốc gia ven biển. Điều này có nghĩa là các quốc gia có tiềm lực kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật cao sẽ có thể xây dựng nhiều cấu trúc nhân tạo, từ đó mà xác lập các vùng biển rộng lớn; nó làm xuất hiện tình trạng bất bình đẳng. Mặt khác, sự hiện diện của các cấu trúc nhân tạo nhân tạo, với số lượng lớn trên khắp đại dương, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các luồng hàng hải quốc tế và việc bảo đảm an toàn cho các phương tiện trên biển. Với những hệ quả trên mà các cấu trúc nhân tạo không những không được hưởng quy chế pháp lý của đảo tự nhiên mà Công ước Luật Biển 1982 còn quy định rất chặt chẽ các tiêu chuẩn an toàn trong quá trình xây dựng, hoạt động và ngay cả khi tháo dỡ các cấu trúc này. 1.4. Lịch sử phát triển của các chế định về công trình nhân tạo trong luật quốc tế Cuối thế kỷ thứ 15, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai quốc gia hùng mạnh nhất ở Châu Âu kể từ khi họ đạt được những thành tựu xuất sắc trong công nghệ và bắt đầu từ từ chinh phục những vùng đất mới, đồng thời xây dựng đế chế cho riêng mình. Nhưng những sự nỗ lực để đạt được quyền lực tuyệt đối không tránh khỏi dẫn đến xung đột giữa hai quốc gia này về sự thống trị thuộc địa của các đại dương. Tự do hàng hải rất quan trọng vào thời điểm đó, không chỉ để có được và chinh phục, 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan