Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Di sản thờ cúng theo pháp luật việt nam 03...

Tài liệu Di sản thờ cúng theo pháp luật việt nam 03

.PDF
112
7
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THƢƠNG THỦY DI S¶N THê CóNG THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI ĐĂNG HIẾU HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Thƣơng Thủy MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI SẢN THỜ CÚNG ......................................5 1.1. Tập quán thờ cúng và các tài sản dùng vào việc thờ cúng .......................5 1.1.1. Tập quán thờ cúng ..........................................................................................5 1.1.2. Khái niệm thờ cúng và tài sản thờ cúng .......................................................21 1.1.3. Các tài sản dùng vào việc thờ cúng..............................................................24 1.2. Di sản dùng vào việc thờ cúng ..................................................................28 1.2.1. Khái niệm di sản thừa kế và di sản dùng vào việc thờ cúng ........................28 1.2.2. Mối quan hệ giữa di sản thừa kế và di sản thờ cúng ....................................33 1.3. Quy định về di sản thờ cúng theo pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ phát triển ...............................................................................................37 1.3.1. Quy định về di sản thờ cúng trong luật Hồng Đức ......................................37 1.3.2. Quy định về di sản thờ cúng trong Luật Gia Long ......................................38 1.3.3. Quy định về di sản thờ cúng trong thời kỳ Pháp thuộc ................................39 1.3.4. Quy định về di sản thờ cúng theo pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 ................................................................42 1.4. Quy định về di sản thờ cúng theo pháp luật một số nƣớc trên thế giới ......45 Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC THỜ CÚNG ...................48 2.1. Di chúc .........................................................................................................48 2.1.1. Khái niệm di chúc ........................................................................................48 2.1.2. Quyền của người lập di chúc .......................................................................50 2.2. Căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng .........................................51 2.3. Quy định của pháp luật về di chúc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng ........53 2.3.1. Một phần di sản dùng vào việc thờ cúng .....................................................53 2.3.2. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng .............................................58 2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng ................................66 2.3.4. Căn cứ thay đổi người quản lý di sản thờ cúng và người có quyền yêu cầu thay đổi người quản lý di sản thờ cúng .................................................71 2.3.5. Căn cứ chấm dứt di sản dùng vào việc thờ cúng .........................................74 2.3.6. Trường hợp một phần di sản dùng vào việc thờ cúng phải dành để thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết ....................................................76 2.4. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng trong trƣờng hợp tài sản là di sản dùng vào việc thờ cúng gây thiệt hại .....................77 2.5. Một số vấn đề liên quan đến sở hữu di sản dùng vào việc thờ cúng .....78 Chƣơng 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG ................................................................................................83 3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng .......................................................................................................83 3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng ........................................................................................99 KẾT LUẬN ............................................................................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105 PHỤ LỤC ...............................................................................................................108 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Phong tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng những người đã chết là một nét đẹp trong văn hóa của người Phương Đông nói chung và người Việt Nam chúng ta nói riêng. Việc thờ cúng tổ tiên là nhằm nhắc nhở những thế hệ con cháu biết ghi nhớ những công lao to lớn của các đấng sinh thành để từ đó biết noi gương phấn đấu trong học tập và công tác trên bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống. Ở Việt Nam, việc thờ cúng tổ tiên có một ý nghĩa hết sức to lớn vì vậy không những chỉ là việc thờ cúng trong các gia đình nhỏ mà ở các dòng họ việc thờ cúng cũng được đặc biệt chú ý, nổi bật đó là việc xây dựng các nhà thờ họ và việc lưu giữ những cuốn gia phả của dòng họ để hàng năm vào các ngày lễ lớn, giỗ, chạp … con cháu tề tựu đông đủ nhằm tưởng nhớ công ơn sinh thành đồng thời báo cáo thành tích và răn dạy thế hệ trẻ những điều hay, lẽ phải. Chính vì những ý nghĩa to lớn đó của phong tục thờ cúng ở Việt Nam mà pháp luật dân sự nước ta có riêng một chế định về thừa kế và trong đó quy định riêng về di sản dùng vào việc thờ cúng. Tuy nhiên việc điều chỉnh những quan hệ pháp luật về Thừa kế lại liên quan mật thiết đến việc dịch chuyển tài sản của người chết sang cho người còn sống. Chính vấn đề gắn liền với tài sản này lại nảy sinh trên thực tế rất nhiều những bất cập cần được giải quyết. Hàng năm, tòa án nhân dân các cấp xét xử rất nhiều vụ án về thừa kế, trong đó có nhiều vụ án qua một cấp xét xử nhưng xử đi xử lại, hoặc qua nhiều cấp xét xử mà vẫn không giải quyết được triệt để tranh chấp và mâu thuẫn. Nguyên nhân do các quy định của pháp luật còn chưa thống nhất, thậm chí có những quy định về thừa kế còn mâu thuẫn ngay trong chính Bộ luật dân sự… Việc áp dụng những quy định về thừa kế còn thiếu tính thống nhất giữa các tòa án, thiếu văn bản hướng dẫn và một phần do trình độ, năng lực của Thẩm phán. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quyền tài sản của cá nhân là một quyền được tôn trọng và bảo đảm thi hành trên thực tế, nó là một quyền kinh tế 1 quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, với mặt trái của nền kinh tế thị trường khiến cho những vấn đề về đạo đức dần bị xói mòn trên thực tế, đặc biệt là vấn đề di sản dành riêng để thờ cúng của người chết để lại đang bị làm sai lệch để chuyển đổi mục đích sử dụng vì mục tiêu lợi nhuận của một bộ phận trong xã hội. Chính vì những lí do trên, việc nghiên cứu đề tài “Di sản thờ cúng theo pháp luật Việt Nam” sẽ nhằm lý giải các vấn đề chung về di sản và di sản dùng vào việc thờ cúng, đưa ra những thực trạng còn tồn tại và giải pháp hoàn thiện pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, các đề tài nghiên cứu về thừa kế nói chung tương đối nhiều và ở các cấp độ khác nhau như khóa luận, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ. Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu về di sản dùng vào việc thờ cúng lại không phải là nhiều, những đề tài này tuy có nhưng vẫn chưa nêu bật được những bất cập về vấn đề quyền tài sản đối với di sản dùng vào việc thờ cúng. Ngoài ra còn một số bài viết trên các Tạp chí Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí Dân chủ và pháp luật của Bộ Tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân … Có thể kể đến như: - Phùng Trung Tập: “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay”. Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thừa kế theo pháp luật Việt Nam từ 1945 đến nay. Nội dung chủ yếu của luận án là làm rõ những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến việc điều chính pháp luật về diện thừa kế và hàng thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam. - Nguyễn Minh Tuấn: “Pháp luật Thừa kế của Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. - Phạm Văn Thuyết: “Thừa kế theo di chúc trong bộ luật dân sự Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu những vấn đề như: khái niệm về di chúc, quyền của người lập di chúc, các điều kiện có hiệu lực của di chúc. - Trường Đại học Luật Hà Nội, số tạp chí chuyên đề về Bộ luật dân sự,1996. Trong đó có bài viết về những điểm mới về di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật dân sự so với Pháp lệnh Thừa kế 1990. 2 - Tòa án Nhân dân Tối cao: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp thừa kế tại Tòa án nhân dân”. Đây là công trình cấp Bộ nghiên cứu về Thừa kế, nội dung chủ yếu là các vấn đề thực tiễn xét xử của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế. - Nguyễn Ngọc Điện: “Một số suy nghĩ về thừa kế trong Bộ luật dân sự”. Tác giả so sánh pháp luật Thừa kế Việt Nam qua các thời kỳ phát triển và so với chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự Pháp. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu: + Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và pháp luật Việt Nam về di sản dùng vào việc thờ cúng. + Phân tích và làm rõ nhận thức của xã hội Việt Nam qua các thời kỳ về bản chất, tầm quan trọng của di sản dùng vào việc thờ cúng. + Phân tích những bất cập còn tồn tại trong việc xét xử án thừa kế liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng. + Từ đó đưa ra nhận định và phương hướng hoàn thiện pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về các quy định của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ phát triển và khuôn khổ các quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích, so sánh những quan niệm trên thế giới, đặc biệt một số nước có sự ảnh hưởng của những tôn giáo tương đồng với Việt Nam về di sản dùng vào việc thờ cúng để tham khảo trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện quy định pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng. 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, pháp luật, về tài sản nói chung và di sản nói riêng; những thành tựu của khoa học, triết học, lịch sử, văn hóa. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa 3 duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ thống, lịch sử, lôgíc, phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả tham khảo ý kiến của các Luật gia liên quan đến đề tài. 5. Nét mới của luận văn So với những công trình nghiên cứu trước đây về di sản dùng vào việc thờ cúng ở cấp độ khóa luận hay luận văn thạc sỹ thì đề tài nghiên cứu về di sản dùng vào việc thờ cúng này tập trung chủ yếu về những vấn đề mang tính lý luận và những thực trạng còn tồn tại về việc áp dụng và thực hiện pháp luật. Luận văn đưa ra một cách hệ thống dưới góc nhìn mang tính lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, đạo đức và pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng. Từ đó đưa ra những nhận định và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng. 6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần cung cấp một cách có hệ thống mang tính lý luận về di sản dùng vào việc thờ cúng, giúp người đọc nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về di sản dùng vào việc thờ cúng, đặc biệt là vấn đề bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng. Về mặt thực tiễn: Luận văn cũng nêu lên những thực trạng, tồn tại trong việc thực hiện việc phân chia, quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng; từ đó nêu ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn được kết cấu với ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về di sản thờ cúng Chương 2: Di chúc định đoạt di sản dùng vào việc thờ cúng Chương 3: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI SẢN THỜ CÚNG 1.1. Tập quán thờ cúng và các tài sản dùng vào việc thờ cúng 1.1.1. Tập quán thờ cúng 1.1.1.1. Nguồn gốc và truyền thống thờ cúng Thờ cúng nói chung và thờ cúng tổ tiên nói riêng là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa và tồn tại ở nhiều nơi với nhiều cộng đồng người trên thế giới. Ngày nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều tộc người, nhiều dân tộc trên thế giới. Ở nước ta hiện nay tồn tại một đời sống tâm linh dân gian rất đa dạng, nhưng tiêu biểu nhất vẫn là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tín ngưỡng này trải dài qua các thời kỳ lịch sử, tồn tại ở nhiều cộng đồng, thành phần tộc người thậm chí tín ngưỡng ấy còn đan xen, thẩm thấu vào hầu hết các tôn giáo hiện có ở Việt Nam. Hiện nay vẫn chưa có cơ sở để khẳng định rằng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành ở trong nước hay được du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Vấn đề này hiện vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu khoa học xã hội. Hà Văn Tăng và Trương Thìn khi so sánh một số điểm tương đồng về mặt nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Việt và người Hoa thì khẳng định rằng: “Thờ cúng tổ tiên có thể lúc đầu cử hành trong người Hán, rồi lan sang người Việt. Và đến một thời điểm nào đó thì trở thành phong tục phổ biến của người Việt” [21, tr.150]. Trái ngược với quan điểm sự thờ cúng tổ tiên của người Việt về cơ bản bắt nguồn từ sự thờ cúng tổ tiên của người Hán, tác giả Nguyễn Đăng Duy cho rằng: “Việc thờ cúng tổ tiên của người Việt đã có cái gốc, cái nền nội sinh chứ không phải do từ Trung Quốc xâm nhập vào như nhiều sách báo từ trước tới nay đã khẳng định” [7, tr.181]. Dù thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng nội sinh hay ngoại sinh thì người viết cho rằng với hơn một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt ít nhiều chịu ảnh hưởng của người Hán cũng là điều dễ hiểu. Có thể khẳng định rằng, trong xã hội Việt Nam xưa đã tồn tại những yếu tố thuận lợi cho sự hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. 5 Nguồn gốc hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ yếu tố kinh tế, xã hội: Ở thời kỳ đầu của xã hội nguyên thủy, nền kinh tế chủ yếu dựa vào săn bắt, hái lượm, vì vậy sự tồn tại của con người gần như lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nên con người sùng bái tự nhiên (các nhiên thần): thần sông, thần núi, thần cây, thần nước, thần đá... Khi xã hội loài người chuyển từ nền kinh tế săn bắt hái lượm sang nền kinh tế trồng trọt, chăn nuôi thì con người không còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên như trước nữa đồng thời khẳng định vai trò của người phụ nữ trong xã hội công xã nguyên thủy – chế độ mẫu quyền, mẫu hệ. Thời kỳ này, bên cạnh biểu tượng của các thần tự nhiên thì xuất hiện thêm biểu tượng về “vật tổ” (tôtem). Tôtem giáo phản ánh niềm tin vào mối quan hệ họ hàng thần bí giữa con người với một loài động vật, thực vật nào đó. Tuy nhiên, lòng tin vào tôtem vẫn chưa đủ để hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nếu thiếu chế độ phụ quyền, phụ hệ. Sự ra đời của chế độ thị tộc phụ hệ là kết quả tất yếu của công cụ sản xuất phát triển kéo theo sự phân công lao động giữa trồng trọt, chăn nuôi và thủ công ngày càng rõ rệt. Nhu cầu bảo vệ và mở rộng lãnh thổ do người đàn ông có sức mạnh cơ bắp hơn nữ giới đảm nhiệm, từ đó vị trí của người đàn ông trong chế độ thị tộc mẫu hệ được nâng lên gấp bội. Với sự biến đổi từ chế độ thị tộc mẫu hệ sang chế độ thị tộc phụ hệ thì trình độ sản xuất của xã hội ngày càng cao, của cải trong xã hội làm ra ngày càng nhiều đã xuất hiện nhu cầu thừa kế tài sản. Từ đó quyền thừa kế tài sản theo dòng họ cha đã củng cố vững chắc vị trí của người đàn ông trong xã hội. Bằng uy tín và sức mạnh của mình, những người đàn ông đã củng cố và thiêng liêng hóa sự thờ cúng tổ tiên đã từng manh nha trong thời kỳ thị tộc mẫu hệ. Khi xã hội có giai cấp thì vị trí của người đàn ông trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng được khẳng định, từ đó tạo điều kiện cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên phát triển mạnh. Trong xã hội Việt Nam, nền kinh tế tiểu nông theo kiểu tự cung tự cấp tồn tại lâu dài cũng là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Mỗi gia đình là một cơ sở sản xuất độc lập và là nơi tiêu thụ chính những sản phẩm của họ làm ra. Chính vì vậy, tâm thế, tình cảm của người Việt thường hướng vào gia đình nhỏ của mình, từ đó việc thờ cúng tổ tiên ở cấp độ gia đình được chú ý, quan tâm hơn cả. Có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng nói 6 chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nói riêng được hình thành trực tiếp trên cơ sở phát triển kinh tế, xã hội. Khi địa vị, quyền lực của người đàn ông trong gia đình và xã hội vẫn được giữ vững thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn sẽ còn tồn tại trong cộng đồng, bởi trong chế độ thị tộc phụ quyền thì quyền hành của người đàn ông – trưởng nam trong gia đình làm phát sinh ở con cháu cảm giác sợ hãi và sự quy thuận một cách vô điều kiện. Cảm giác này được nuôi dưỡng và di truyền qua các thế hệ và thậm chí còn truyền sang cả thế giới bên kia với ý niệm rằng người chết vẫn có thể phù trợ hay trừng phạt được con cháu còn sống. Tổ tiên lúc này cũng giống như các vị thần, có thể trừng phạt hoặc phù giúp cho con cháu, vì thế con cháu phải biết lễ phép, kính trọng, thờ cúng tổ tiên thì mới được tổ tiên phù giúp, che chở, bảo vệ và không trừng phạt. Một trong những căn cứ hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không thể không nói đến đó là yếu tố tâm lý: Trình độ nhận thức, khả năng tư duy của con người chính là một trong những tiền đề quan trọng dẫn đến sự hình thành tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng. Có thể nói, để tín ngưỡng hình thành là khi trình độ nhận thức của nhân loại đã đạt đến mức độ tư duy trừu tượng, khái quát cao. Thật vậy, những phát hiện khảo cổ học, dân tộc học cho thấy cách đây 4 – 5 vạn năm, người tinh khôn (homosapiens) đã chôn người chết có đồ tùy táng kèm theo, điều này chứng tỏ người tinh khôn đã có khả năng tư duy trừu tượng, nhận thức được mối quan hệ của bản thân với thế giới xung quanh, về cái chết và bản thân sau khi chết. Ở Việt Nam cũng đã phát hiện được những ngôi mộ cổ có niên đại hơn 2000 năm với những đồ dùng sinh hoạt, trang sức... chứng tỏ người Việt cổ đã sớm có ý niệm về một thế giới sau khi chết. Ngày nay, người Việt vẫn chôn theo thi hài người chết những đồ dùng, tư trang cá nhân như gương, lược, giầy dép, quần áo, đồ trang sức... với ý nghĩa là để cho linh hồn người chết sử dụng ở thế giới bên kia. Trong quan niệm của người Việt, thế giới sau khi chết mới thực sự là quê hương (sống gửi, thác về), điều này bộc lộ rõ nét nhất trong ngôn ngữ hàng ngày, người Việt không nói từ chết mà thay vào đó là từ quy tiên, về với tổ tiên, về nơi chín suối... 7 Đặc tính trong phương thức xử sự của người Việt cũng là một trong những căn cứ hình thành nên phong tục thờ cúng tổ tiên: Người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng trong xử sự luôn duy tình, điều này khác hẳn so với phương thức xử sự của người Phương Tây là họ luôn duy lý, trong bất kỳ trường hợp nào họ cũng dùng lý chí để xử sự và giải quyết các vấn đề, điều này cũng có những lợi ích về mặt quản lý, kinh tế. Nhưng nếu xét về mặt tình cảm, mối quan hệ xã hội thì duy lý lại thường gây ra những hệ quả không mấy tốt lành, bởi nó coi mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội dựa trên cơ sở lợi ích vật chất, thực dụng. Còn cách xử sự duy tình của người Việt tuy có những bất lợi trong vấn đề quản lý, kinh tế nhưng trong mối quan hệ giữa người với người trong nội bộ gia đình nhỏ hay ngoài xã hội nó vẫn luôn thể hiện được tính nhân văn sâu sắc. Không phải cứ nói duy tình là không biết nhìn về tương lai, mà ngược lại, chính vì duy tình trong xử sự mà người Việt thể hiện được tầm nhìn cho thế hệ tương lai rất sâu sắc và thâm thúy. Người Việt cổ ý thức được hành vi xử sự của mình có ảnh hưởng đến tương lai của con cháu sau này. Họ cho rằng nếu mình sống tốt, làm việc thiện thì ắt có nhân tốt vì thế mà có câu “ở hiền gặp lành”, còn nếu con người làm việc xấu thì sẽ bị trừng phạt “ác giả ác báo” là muốn nhắc nhở người đời như vậy. Hơn nữa, do chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo với triết lý Nhân – Quả nên người Việt luôn tâm niệm để phúc cho đời sau. Người Việt cho rằng, dù cho con người có đi đâu chăng nữa, có làm gì đi nữa, ở gần hay xa nơi mình sinh ra thì họ vẫn luôn được dõi theo bởi ông bà tổ tiên của mình, với lối sống như vậy nên người Việt muôn đời luôn chăm chỉ, cần cù, chịu khó học hỏi, làm ăn dù ở bất kỳ nơi đâu. Lối sống này thể hiện rõ nhất trong nếp sinh hoạt hàng ngày của người Việt, đối với những dòng họ lớn có nhà từ đường riêng hay chỉ trong nội bộ một gia đình khi có con cháu đi học hành, làm ăn xa, khi đỗ đạt trong thi cử hay thành công trong sự nghiệp thì luôn có tâm niệm do sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, và trên hết là do được sự phù trợ, thụ hưởng cái phúc của tổ tiên để lại, vì thế họ thường tổ chức thờ cúng tổ tiên trước hết là để cảm tạ ân đức mà tổ tiên ban cho sau là để báo cáo thành tích, cũng như nhận những khuyết điểm của bản thân để được tổ tiên soi đường, chỉ lối. Đây chính 8 là một nét đẹp trong đời sống của người Việt, nó đã làm cho văn hóa ứng xử của người Việt mang đậm tính nhân văn sâu sắc, bởi người Việt luôn tâm niệm rằng “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, họ cho rằng cái điều đáng sợ nhất không phải là chết đi thì hết mà điều đáng sợ hơn thế đó là sự trừng phạt gián tiếp mang tính di truyền đối với thế hệ sau. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn được hình thành trên cơ sở niềm tin vào sự bất tử của linh hồn tổ tiên: Bắt nguồn từ ước muốn mang tính bản năng – ước muốn về sự bất tử mà niềm tin vào sự bất tử của linh hồn tổ tiên được hình thành. Trong cuộc sống hàng ngày, con người không chỉ tiếp xúc với những cái hiện hữu, mà còn tiếp xúc với những cái vô hình, trừu tượng, những cái rất mông lung mà chỉ có bản thân con người mới có thể cảm nhận được bằng linh cảm và không thể lý giải được bằng lý trí. Con người đã thiêng liêng hóa tình cảm, thái độ kính trọng đối với người có công tạo dựng cuộc sống, bởi vì chính niềm tin ấy ít nhiều góp phần làm cân bằng trạng thái tâm lý, là sự cứu giúp, sự giải tỏa nỗi bất hạnh, cô đơn của con người trước cái chết. Bởi vậy, bằng nghi lễ thờ cúng tổ tiên, con người thể hiện được suy nghĩ về cái chết và cuộc sống sau khi chết từ đó giải tỏa được tâm lý sợ hãi khi phải đối mặt với nó. Yếu tố đóng vai trò quyết định đến việc duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là sự tôn kính, lòng biết ơn đối với các thế hệ trước, là tình yêu thương, là lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Người Việt luôn răn dạy con cháu phải biết “Ăn quả nhớ người trồng cây”, thế nên bất cứ người Việt nào cũng luôn nằm lòng câu tục ngữ “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Cho đến tận ngày hôm nay, việc giáo dục con cái phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ cũng được dạy dỗ không chỉ ở trong nội bộ gia đình mà còn được nhà trường các cấp tích cực tuyên truyền, dạy bảo, “Tiên học Lễ, hậu học Văn” là như vậy. Bất cứ ai cũng đều được sinh ra từ cha mẹ mình, được cha mẹ yêu thương, dạy dỗ, chăm sóc, lo lắng cho từng miếng ăn, giấc ngủ, chỉ dạy từng hành động, lời nói để làm người, vậy nên phận làm con phải biết tôn kính, biết ơn công ơn trời bể của cha mẹ. Từ ngàn đời xưa chữ Hiếu – lòng hiếu thảo đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian qua sự tích Tiết Lang Liêu dâng bánh cho cha [phụ lục]. 9 Có thể thấy, lòng hiếu thảo là căn nguyên quan trọng cho việc hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và là căn nguyên quyết định cho việc duy trì phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt. Trải theo chiều dài phát triển của lịch sử dân tộc, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ngày càng phát triển và được củng cố bền vững do chịu sự ảnh hưởng ít nhiều bởi một số tôn giáo được du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Nho giáo tuy ít bàn đến các vấn đề thần học nhưng lại khuyến khích mạnh mẽ sự thờ cúng tổ tiên. Theo Khổng Tử (551 – 479 trước CN) người sáng lập ra Nho giáo cho rằng việc thờ cúng tổ tiên có vai trò quan trọng trong việc thiết lập lại trật tự, đạo đức xã hội bởi đây là giai đoạn nhà Chu ở Trung Quốc đang suy tàn, trật tự xã hội bị đảo lộn, chuẩn mực đạo đức của nhà Chu không còn tác dụng điều chỉnh hành vi của con người. Nho giáo rất đề cao chữ Hiếu và coi đó là nền tảng của đạo làm người bởi sự sống của mỗi con người không phải do tạo hóa sinh ra, cũng không phải do bản thân tự tạo ra mà nhờ có cha mẹ bởi thế con người phải biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, phải có hiếu với mẹ cha, có hiếu với mẹ cha cũng chính là trọn hiếu với tổ tiên. Đạo giáo xuất hiện ở Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ II trước CN, dựa trên những tư tưởng của Lão Tử về Đạo. Ông cho rằng Đạo là nguồn gốc của vạn vật, là quy luật vận động của tự nhiên và ông đã diễn tả nó như một thứ huyền bí, một nguyên lý tối cao vô hình. Ngoài ra, Đạo giáo còn dựa trên các tín ngưỡng nguyên thủy, truyền thuyết thần tiên và ma thuật cho nên Đạo giáo rất sùng bái thần tự nhiên như sông, núi, đất, nước… và đưa họ thành các tôn thần như thần nước là Tứ Hải Long Vương, thần đất là Thổ địa, thần bếp là Táo Quân... Đạo giáo còn tạo nên nhiều nhân vật mang dáng dấp của con người có nhiều phép biến hóa, sống ở nơi bồng lai tiên cảnh, có thể cưỡi mây đạp gió, thoắt ẩn thoắt hiện. Chính quan niệm này của Đạo giáo đã ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, nó thể hiện ở trong niềm tin của mỗi con người Việt rằng linh hồn tổ tiên còn tồn tại mãi mãi ở thế giới bên kia, sau khi chết linh hồn tổ tiên có thể đi mây về gió, có thêm năng lực phi thường, có thể gây tác động tích cực hay tiêu cực đến cuộc 10 sống của con người nơi trần thế. Điều đó cho thấy Đạo giáo in đậm trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Phật giáo ra đời vào thế kỷ thứ VI trước CN do Thái tử Cồ Đàm Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da trị vì nước Ca Tỳ La Vệ xứ Trung Ấn Độ lúc đó sáng lập ra. Phật giáo ảnh hưởng rất nhiều đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, Phật giáo thể hiện rất rõ trong các nghi lễ tang chế và nghi thức thờ cúng tổ tiên trong các dịp tết cổ truyền của dân tộc hay trong các bài văn khấn cúng tổ tiên. Đặc biệt giáo lý nhà Phật luôn đề cao tứ ân, yêu cầu phật tử cần phải nhớ và thực hành bốn ân (ơn): ân Tam Bảo, ân cha mẹ, ân quốc gia xã hội và ân pháp giới chúng sanh. Phật giáo rất coi trọng tình cảm biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, nhất là các đấng sinh thành và khuyến khích con cháu thể hiện tình cảm đó qua việc thờ phụng. Chính quan niệm này của Phật giáo rất gần gũi với truyền thống đạo đức của người Việt nên đã nhanh chóng đi sâu vào tâm thức con người Việt để dung hợp được với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Như vậy có thể nói thờ cúng nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam nói riêng là một nét đẹp văn hóa của nhân loại. Trong phạm vi bài luận văn này, người viết xin được tập trung khai thác về nguồn gốc và truyền thống hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt để từ đó đưa ra được những cơ sở cho việc hình thành pháp luật về di sản thờ cúng của các triều đại nhà nước phong kiến cũng như nhà nước ta hiện nay. Có thể nói thêm rằng, trên đây là những nội dung cơ bản cho việc hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Kinh chiếm tỷ lệ lớn trong dân tộc Việt. Còn đối với các dân tộc thiếu số thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của họ có gì khác không? Những nội dung sau sẽ làm rõ vấn đề này. Người Dao đỏ ở Lào Cai đặc biệt quan tâm, chú ý đến việc thờ cúng tổ tiên. Trong nhà bất cứ người Dao đỏ nào, dù giàu hay nghèo đến đâu cũng phải có bàn thờ tổ tiên. Họ coi tổ tiên ở trong nhà như thần bản mệnh, vì vậy nếu có bất kỳ công việc gì như cưới xin, ốm đau, xây dựng nhà cửa... họ đều cúng khấn tổ tiên, báo cáo cho tổ tiên biết để tổ tiên phù hộ cho con cháu. Ngoài ra, người Dao đỏ còn cúng 11 khấn tổ tiên vào các dịp từ ngày 25 tết đến 15 tháng giêng để mời tổ tiên về ăn tết với nội dung một năm cũ đã qua, nhờ có tổ tiên phù hộ, giúp đỡ mà một năm qua gia đình, con cháu làm ăn thuận lợi, chăn nuôi phát triển nay gia đình có lễ vật cũng tạ ơn tổ tiên và bước sang năm mới, tổ tiên phù hộ cho một năm mới mọi người trong gia tộc, dòng họ được khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu, gia súc giá cầm phát triển không bị sâu bọ, dịch bệnh. Người Dao đỏ quan niệm rằng họ chỉ coi tổ tiên của họ đến 5 đời người, đến người thứ 9 thì họ không còn thờ nữa, qua đời thứ 9 họ cho là đã ra ma, ra quỷ, trong đời thứ 5 trở lại, dòng họ nào khá giả được con cháu ghi tạc thành tranh thờ (ghi tên, tuổi ông bà cụ kỵ). Lễ vật cũng tổ tiên gồm: một con lợn 4- 50kg, một con gà, bánh chưng đen, bánh dầy, giấy vàng tiền âm. Người Tày ở Cao Bằng: Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng duy nhất của người Tày, để duy trì tục thờ cúng tổ tiên thì trong nhà người Tày nào cũng có bàn thờ tổ tiên đặt ở gian giữa, nơi trang trọng nhất trong nhà, thường ngang với xà nhà. Đây là nơi linh thiêng nhất trong nhà của người Tày, tuyệt đối không ai được quay lưng lại với bàn thờ. Trong làng xóm nếu có điều gì bất hòa, xung khắc có thể có vài lời nặng nhẹ với nhau nhưng tuyệt đối không ai dám đụng chạm đến tổ tiên của nhau. Trên bàn thờ tổ tiên của người Tày đặt ba bát hương. Một bát thờ Đắm (lạc đắm – rễ cọc, thờ gốc – cội nguồn); một bát thờ Lộc mệnh (gia phả dòng họ); một bát thờ Hàm (các chức sắc của tổ tiên). Vì người Tày theo phụ hệ nên những gia đình nào đón con rể về nạp tết thì có thêm một bát hương thờ tổ tiên của người đến làm rể. Gia đình nào vừa mới chia tách mà có con trẻ thì thêm một bát thờ Dả hoa – Dả bộc (Hoa tiên – Thánh mẫu). Dòng họ nào, gia đình nào có người làm thầy Tào, làm Bụt thì cũng có thêm một bát để thờ. Bàn thờ tổ tiên được chủ nhân trang trí đẹp, trang trọng. Đằng sau các bát hương gọi là chỗ ngồi, thường được chép bằng chữ nho trên nền giấy đỏ ghi lại lai lịch dòng họ, công lao xây đắp của các bậc tiền bối, hoặc những lời giáo huấn khuyên răn con cháu ăn ở hiền lành. Bên trên các bát hương thờ thường là một câu hoành phi, mỗi bên thường có câu đối với ý nghĩa ca ngợi công đức của tổ tiên, chẳng hạn như: Tổ đức lưu phương/Tân niên đại cát. Nghĩa là: Tiếng thơm của tổ tiên được lưu 12 truyền muôn đời, muôn phương/Năm mới mọi điều an lành, may mắn. Người Tày thường cúng tổ tiên vào các ngày mùng một và ngày rằm, riêng 3 ngày Tết, lễ cúng được bày biện chu đáo hơn, lễ vật cúng dâng tương đồng như người Kinh. Người Mường ở Phú Thọ, Hòa Bình, Ninh Bình, người Nùng ở Móng Cái, người Mán ở Tuyên Quang, Thái Nguyên, người Thái ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La cũng đều có tục cúng giỗ tổ tiên giống như người Kinh. Người Sédang (Xê đăng) ở Quảng Nam, Bình Định, Kom Tum không cúng giỗ người chết vào ngày qua đời nhưng hàng năm nhân dịp tết Thanh Minh vào tháng ba dương lịch họ viếng mộ người chết, khóc lóc thảm thiết rồi cúng vái. Người Chăm ở Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận cũng có cúng giỗ người chết. Người Djarai (Giarai) ở Phú Yên, Khánh Hòa, Kom Tum, Đăk Lăk chỉ cúng giỗ người chết trong vòng ba năm trở lại. Ngoài ba năm người chết bị bỏ rơi vào lãng quên, không được ai nhắc lại, mộ cũng bị bỏ hẳn, không được thăm sóc nữa. Người Rhadé (Rađê), M'nong (Mơ Nông) ở Quảng Đức, Đăk Lăk, Phước Long (Sông Bé), Phú Yên chỉ cúng giỗ người chết có một lần, sau đó mọi kỷ niệm của người chết không được ai nhắc tới. Người Kơho ở Lâm Đồng, Bình Tuy, Long Khánh (Đồng Nai) làm giỗ người chết trong vòng hai năm đầu, ngày giỗ năm thứ hai được tổ chức rất to sau đó là hết. Người Stiêng (Sêtiêng), người Teu (Tơ), người Chàm Ba Tơ, người Bahnar (Ba Na), người Xạ Phang ở Lào Cai, người Mèo ở Lai Châu, người Lolo ở Hà Giang... không có tục cúng giỗ [3, tr. 65-66]. Với người Việt Nam theo đạo Công giáo thì không giống như các quốc gia khác, truyền thống thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì và phát triển dưới rất nhiều hình thức trong đời sống tinh thần. Tuy không lập bàn thờ tổ tiên nhưng không có nghĩa là không thờ cúng tổ tiên, vào các dịp giỗ, họ vẫn làm cỗ và cầu nguyện cho người đã khuất, có nơi họ vẫn để bát hương thờ cúng tổ tiên dưới bàn thờ chúa. “Kể từ năm 1968, họ được Tòa thánh Vaticang cho phép lập bàn thờ tổ tiên như mọi gia đình Việt Nam” [13, tr.121]. Ngày 14 tháng 11 năm 1974 Hội nghị các giám mục họp tại Nha Trang đã đưa ra quyết nghị về vấn đề thờ kính tổ tiên trong 6 điểm: 13 1 – Bàn thờ gia tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa miễn là không bày biện gì mê tín như hồn bạch; 2 – Đốt hương, nhang, đèn, nến trước bàn thờ tổ tiên và những cử chỉ hiếu thảo, tôn kính được phép làm; 3Ngày “kỵ nhật” được cúng giỗ trong gia đình theo phong tục địa phương, miễn là bỏ những gì dị đoan, mê tín như đốt vàng mã... giảm thiểu, canh cải những lễ vật biểu dương ý nghĩa thành kính, biết ơn ông bà như dâng hoa trái, hương đèn...; 4 – Trong hôn lễ, cô dâu, chú rể được làm lễ tổ, lễ gia tiên vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, hiếu kính, trình diện với ông bà; 5 – Trong tang lễ được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái lạy theo phong tục địa phương để tỏ lòng tôn kính người đã khuất; 6 – Được tham dự nghi lễ tôn kính vị thành hoàng tại đình làng để tỏ lòng cung kính biết ơn với những vị mà theo lịch sử là có công với dân tộc hoặc là ân nhân của dân làng chứ không như mê tín đối với các “yêu thần”, “tà thần” [33]. Như vậy, có thể thấy phong tục thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Bất cứ người Việt Nam nào, dù chịu ảnh hưởng của các hệ tư tưởng nào thì việc thờ cúng tổ tiên vẫn mang đậm bản chất văn hóa, dấu ấn của người Việt. Dù đi đâu, ở đâu, làm gì người Việt luôn có xu hướng và ý niệm hướng về tổ tiên, cội nguồn sinh thành của mình “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. 1.1.1.2. Một số hình thức thờ cúng ở Việt Nam và thế giới Ở Việt Nam và trên thế giới tồn tại rất nhiều các hình thức thờ cúng khác nhau. Nếu có điều kiện tìm hiểu về phong tục tập quán của nhiều tộc người trên thế giới thì sẽ thấy hết được sự phong phú của các hình thức thờ cúng. Có những nơi, con người đề cao niềm tin vào một tôn giáo nhất định, có những nơi người ta đề cao những vị thần mà đặc trưng là những con vật kể cả có thực trên thực tế như thờ thần rắn, thờ thần khỉ... hoặc không có thực trên thực tế, do con người tự nghĩ ra như thờ rồng, thờ phượng hoàng... Riêng ở Việt Nam, theo nhà nghiên cứu Đào Duy Anh thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được chia ra làm bốn hình thức sau: “Tế tự thuộc về gia đình, thuộc về hương thôn, thuộc về quốc gia và thuộc về phương thuật” [1, tr.143], theo đó thì: 14 Tế tự ở gia tộc: Nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên ở giữa nhà. Nhà người tộc trưởng thường để gian giữa nhà làm nhà thờ họ (Từ đường). Những họ giàu sang lại có từ đường riêng để thờ cúng tổ tiên chung của họ; mỗi chi lại có nhà thờ riêng của bản chi; còn nhà gia trưởng thì có bàn thờ để thờ phụng cha mẹ riêng của mỗi người [1, tr.145]. Như vậy có thể thấy, tế tự ở gia tộc là việc thờ cúng tổ tiên đã khuất của những người có cùng quan hệ trực hệ huyết thống: thờ cúng ông bà, cha mẹ, cụ kỵ đã mất của mình. Song song với việc thờ cúng tổ tiên của mình thì người Việt còn thờ cúng các vị thần thổ công, thổ kỳ là những vị thần trông giữ mảnh đất mình đang ở, thờ Táo quân, là vị thần bếp núc trông coi việc làm ăn của gia đình. Việc thờ cúng ông bà, tổ tiên được thực hiện vào những ngày đặc biệt trong năm, ngoài ngày rằm, mùng một hàng tháng, việc cúng giỗ còn được tiến hành vào đúng ngày trong tháng mà người đó mất. Đặc biệt vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu (rằm tháng 7 âm lịch hàng năm) lễ cúng được chuẩn bị chu đáo hơn, những gia đình nào bận rộn hoặc ít điều kiện sắm sang lễ vật thì chỉ làm mâm cỗ mặn hoặc đĩa hoa quả, trầu cau bày cúng trước bàn thờ tổ tiên, còn những gia đình nào có điều kiện hơn thì ngoài việc sắm sang lễ vật cũng giỗ tổ tiên, họ còn sắm thêm một mâm cỗ mặn và ngọt để cúng chúng sinh và mang lễ lên chùa cầu siêu cho những người đã khuất trong gia đình. Ngoài ra lễ cúng còn được thực hiện vào dịp Tết nguyên đán, nhưng vào dịp này, lễ vật cúng dâng thường đa dạng và phong phú hơn, và đây là dịp tạ ơn lớn nhất trong năm của người Việt. Song song với việc cúng ông bà tổ tiên thì vào những ngày cúng đó người gia chủ khi cúng vái phải khấn cúng cả các vị thần trông coi đất đai, của cải, các vị thần tài, táo quân trong gia đình. Riêng lễ cúng táo quân thì được thực hiện vào ngày 23 tháng chạp hàng năm, lễ cúng gồm mâm cỗ mặn, hoa quả và bộ quần áo táo quân, cá chép vàng... Khi cúng xong một tuần hương, gia chủ sẽ thực hiện lễ tiễn Táo quân về trời bằng cách thả cá chép vàng xuống ao, sông, hồ. Đây là một hình thức phóng sinh mang ý nghĩa nhân văn truyền thống của người Việt. 15 Tế tự ở hương thôn: Tế tự ở hương thôn gồm có thờ Thành hoàng và thờ Phật. Thành hoàng là vị thần cai quản toàn thể thôn xã, che chở cho dân làng, phù hộ cho dân làng được bình yên, thịnh vượng. Ở bất kỳ làng nào cũng thờ Thành hoàng. Thành hoàng có thể là một vị thiên thần như Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử... có thể là một vị thần danh sơn đại xuyên như Tản Viên Sơn Thần, Tô Lịch giang thần... hoặc là một vị thần lúc sinh thời có công với đất nước khi chết được nhân dân thờ phụng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo... hay là người đã có công lập ra làng xã như Hoàng Cao Khải được thờ ở ấp Thái Hà hoặc là những yêu thần, tà thần, những người chết gặp giờ lành được dân làng thờ phụng. Thành hoàng có thể là nam thần hoặc nữ thần như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Công chúa Liễu Hạnh... Thành hoàng được thờ phụng tại đình làng. Việc thờ phụng Thành hoàng tại đình làng được thực hiện quanh năm dưới hình thức thắp hương đèn vào mỗi buổi chiều lên các ban thờ, có nơi hương đèn quanh năm. Ngoài ra còn có cúng lễ vào các ngày thần húy (ngày mất), thần đản (ngày sinh), các ngày sóc, vọng (mùng một và ngày rằm hàng tháng), ngày tiết lạp bốn mùa, ngày tết nguyên đán, giao thừa, táo quân và các ngày lễ khác trong năm. Trong các ngày kể trên chỉ có cúng chứ không có tế, ngoại trừ ba ngày sau: Xuân tế vào ngày Đinh đầu tháng hai; Thu tế vào ngày Đinh đầu tháng tám; Lạp tiết tế vào ngày mùng Hai tháng chạp. Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh cho rằng: “Đối với dân làng, Thành hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong tục đạo đức, pháp luật cùng hi vọng của cả làng, lại cũng là một thứ quyền uy siêu việt, một mối liên lạc vô hình khiến cho hương thôn thành một đoàn thể có tổ chức và chặt chịa [1, tr.150]. Ngoài việc thờ Thành hoàng thì mỗi làng xã đều thờ Phật ở các chùa lớn, bé khác nhau trong mỗi xã, phường. Trên khắp cả nước hiện nay, Chùa không những chỉ là nơi thờ Phật mà còn là nơi để con người hướng thiện, tìm về với cái “tĩnh” trong cuộc sống nhộn nhịp và xô bồ. Nếu như trước đây, Chùa chủ yếu để các cụ bà lên chùa niệm kinh hướng Phật thì ngày nay, cả giới trẻ cũng hướng về Phật với quan niệm hướng về cái thiện, tìm về nơi bình yên và cầu mong sự phù hộ độ trì cho sức khoẻ, công việc, cho cuộc sống hàng ngày được may mắn, tốt đẹp nhờ ơn 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan