Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Demo_1986_le lam duy thanh...

Tài liệu Demo_1986_le lam duy thanh

.PDF
14
18
51

Mô tả:

ỌC TRƢỜNG U ỌC SƢ P M LÊ LÂM DUY THANH NÂNG CAO NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Demo Version - Select.Pdf SDK Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lý Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN T C SĨ K OA ỌC G ÁO DỤC T EO ỊN ƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜ ƢỚNG DẪN K OA TS. TRẦN VĂN T N Thừa Thiên uế, năm 2017 i ỌC: LỜ CAM OAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. ọ tên tác giả Lê Lâm Duy Thanh Demo Version - Select.Pdf SDK ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế và trường Đại học An Giang. Tôi gửi lời cám ơn đến quý thầy, quý cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu trong thời gian qua. Xin cảm ơn quý thầy, quý cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn đã đóng góp ý kiến cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Ban giám hiệu, tổ bộ môn Vật lý trường THPT cấp II-III Phú Quới, tỉnh Vĩnh Long cùng toàn thể học sinh đã đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Văn Thạnh – Người đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian nghiên - Select.Pdf SDK cứu và hoànDemo thành Version luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và các bạn học lớp Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý khóa XXIV (2015 – 2017) đã cùng hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thừa Thiên Huế, tháng 07 năm 2017 Tác giả Lê Lâm Duy Thanh iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ............................................................................................................... i Lời cam đoan ...............................................................................................................ii Lời cám ơn ................................................................................................................ iii MỤC LỤC ................................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 4 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ ..................................... 5 MỞ ẦU .................................................................................................................... 6 1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 6 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 8 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 9 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 9 5. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 10 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 10 7. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 10 Demo Version - Select.Pdf SDK 8. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 10 9. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 11 10. Kế hoạch nghiên cứu ........................................................................................... 11 NỘI DUNG .............................................................................................................. 12 Chƣơng 1. CƠ SỞ L LUẬN V T ỰC T ỄN CỦA V ỆC N NG CAO NĂNG LỰC HỢP TÁC QUA D Y HỌC THEO DỰ ÁN CHO HỌC SINH TRONG D Y HỌC VẬT LÝ ................................................................................ 12 1.1. Năng lực hợp tác của học sinh ........................................................................... 12 1.1.1. Khái niệm năng lực ......................................................................................... 12 1.1.2. Phân loại năng lực ........................................................................................... 12 1.1.3. Năng lực hợp tác của học sinh ........................................................................ 14 1.1.4. Các biểu hiện của năng lực hợp tác................................................................. 15 1.1.5. Bộ tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác theo Rubrics ....................................... 18 1.1.6. Quy trình phát triển năng lực hợp tác ............................................................. 22 1 1.1.7. Biện pháp cụ thể phát triển năng lực hợp tác .................................................. 24 1.2. Tổ chức dạy học theo dự án ............................................................................... 25 1.2.1. Khái niệm dạy học theo dự án......................................................................... 25 1.2.2. Đặc trưng cơ bản của dạy học theo dự án ....................................................... 25 1.2.3. Các bước thực hiện khi tổ chức dạy học theo dự án ....................................... 27 1.2.4. Nguyên tắc khi tổ chức dạy học theo dự án .................................................... 29 1.2.5. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học theo dự án ........................... 36 1.2.6. Tổ chức dạy học Vật lý với hình thức dạy học theo dự án ............................. 37 1.3. Thực trạng của việc nâng cao NLHT cho HS với phương pháp DH theo dự án ở trường THPT hiện nay .............................................................................................. 39 1.3.1. Thực trạng vấn đề sử dụng phương pháp dạy học theo dự án ở các trường phổ thông .................................................................................................................. 40 1.3.2. Thực trạng của việc nâng cao NLHT cho học sinh trong DH Vật lý ở các trường phổ thông ....................................................................................................... 40 1.4. Qui trình tổ chức dạy học theo dự án để nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh ............................................................................................................................ 41 Demo Select.Pdf SDK 1.4.1. Tổ chức nhómVersion để dạy học- theo dự án nhằm nâng cao năng lực hợp tác trong học tập ....................................................................................................................... 41 1.4.2. Qui trình tổ chức dạy học dự án để nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh...... 42 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 45 Chƣơng 2. T HỌC CHẤT T K TI N TRÌN D ỂM” VẬT LÝ 10 T EO ỌC C ƢƠNG ỘNG LỰC ƢỚNG N NG CAO NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THEO D Y HỌC DỰ ÁN ................................... 47 2.1. Tiến trình dạy học chung.................................................................................... 47 2.2. Những kiến thức cơ bản của chương. ................................................................ 47 2.2.1. Đặc điểm kiến thức cơ bản của chương .......................................................... 47 2.2.2. Cấu trúc của chương ....................................................................................... 47 2.3. Sự cần thiết của tổ chức dạy học theo dự án chương “Động lực học chất điểm” Vật lý 10 nhằm nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh .......................................... 48 2 2.4. Vận dụng phương pháp dạy học dự án để tổ chức dạy học nội dung kiến thức chương “Động lực học chất điểm” theo hướng nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh .............. 49 2.4.1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng chương 2 ........................................... 49 2.4.2. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng .................................................................... 51 2.4.3. Lập kế hoạch. Thiết kế nhóm. Kế hoạch triển khai ........................................ 52 2.4.4. Kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn hỗ trợ thực hiện dự án .................................... 57 2.4.5. Các tiêu chí đánh giá trong quá trình thực hiện dự án .................................... 58 2.4.6. Hồ sơ đánh giá................................................................................................. 60 2.4.7. Nghiệm thu dự án. Đánh giá và tự đánh giá. Hợp thức hóa kiến thức và kỹ năng mới .................................................................................................................... 63 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 68 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................. 69 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm (TNSP) ................................ 69 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ............................................................... 69 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm............................................................... 69 3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm ............................................. 69 Demo Version - Select.Pdf SDK 3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm ................................................................ 69 3.2.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm ............................................................... 70 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................... 70 3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm .................................................................... 70 3.3.2. Quan sát giờ học .............................................................................................. 71 3.3.3. Bài kiểm tra ..................................................................................................... 71 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................. 71 3.4.1. Tiêu chí đánh giá ............................................................................................. 71 3.4.2. Đánh giá định tính ........................................................................................... 72 3.4.3. Đánh giá định lượng ........................................................................................ 73 Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 80 K T LUẬN .............................................................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 83 PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VI T TẮT Viết đầy đủ Viết tắt DA Dự án DH Dạy học DHDA Dạy học dự án ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh PP Phương pháp KN Kỹ năng NL Năng lực NLHT Năng lực hợp tác THPT Trung học phổ thông Demo SDK TNg Version - Select.Pdf Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm 4 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Ồ, Ồ THỊ, HÌNH VẼ Trang BẢNG Bảng 3.1. Số lượng học sinh của 2 dự án thuộc nhóm ĐC và TNg .......................... 70 Bảng 3.2. Bảng đánh giá NLHT của HS ở 2 dự án................................................... 73 Bảng 3.3. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra dự án 1 .............................. 74 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất của 2 nhóm dự án 1 ........................................... 75 Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các tham số của 2 nhóm dự án 1 ...................................... 76 Bảng 3.7. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra dự án 2 .............................. 77 Bảng 3.8. Bảng phân phối tần suất của 2 nhóm dự án 2 .......................................... 77 Bảng 3.9. Bảng phân phối tần suất lũy tích của 2 nhóm dự án 2............................. 78 Bảng 3.10. Bảng tổng hợp các tham số của 2 nhóm dự án 2 .................................... 79 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố điểm của 2 nhóm dự án 1 ....................................................... 75 Biểu đồ 3.2. Phân bố điểm của 2 nhóm dự án 2 ....................................................... 77 ĐỒ THỊ Demo Version - Select.Pdf SDK Đồ thị 3.1. Phân phối tần suất của 2 nhóm dự án 1 .................................................. 75 Đồ thị 3.2. Phân phối tần suất lũy tích của 2 nhóm dự án 1 ..................................... 76 Đồ thị 3.3. Phân phối tần suất của 2 nhóm dự án 2 .................................................. 78 Đồ thị 3.4. Phân phối tần suất tích lũy của 2 nhóm dự án 2 ..................................... 78 HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ năng lực chung, cốt lõi ................................................................... 13 Hình 1.2. Sơ đồ quy trình phát triển NLHT .............................................................. 22 Hình 1.3. Sơ đồ những đặc trưng cơ bản của DHDA ............................................... 25 Hình 1.4. Sơ đồ quy trình tổ chức DHDA để nâng cao NLHT cho HS ................... 42 Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc chương 2 ........................................................................... 48 5 MỞ ẦU 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thế kỉ mà tri thức và kĩ năng của con người là những yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối mặt và đứng vững trước những thách thức của đời sống vai trò của giáo dục ngày càng được các quốc gia chú trọng và quan tâm đầu tư hơn bao giờ hết. Trong xã hội tri thức, nền giáo dục không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức mà nhân loại đã tích lũy được qua lịch sử mà còn phải bồi dưỡng cho họ tính năng động cá nhân, tư duy sáng tạo và năng lực thực hành giỏi. Trước tình hình đó, nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho nhà trường phổ thông là ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến thức kĩ năng tối thiểu cần thiết, các môn học cần phải tạo ra cho học sinh một tiềm lực nhất định để khi tham gia vào lao động sản xuất hoặc nghiên cứu khoa học họ có thể mau chóng thích ứng với những yêu cầu của xã hội. Như luật giáo dục số 38/2005/QH11 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với Version SDK đặc điểm củaDemo từng lớp học, môn- Select.Pdf học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[5]. Chính vì thế mà yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học cũng là một vấn đề cấp thiết của ngành giáo dục nước ta hiện nay nhằm hướng tới các hoạt động học tập chủ động, sáng tạo chống lại thói quen học tập thụ động, giáo điều, chú ý tới việc rèn luyện năng lực cho học sinh, trong đó có năng lực hợp tác. Khả năng làm việc hợp tác không tự nhiên có được mà phải qua r n luyện, thực hành thường xuyên để hợp tác trở thành thói quen, nhu cầu thiết yếu của mỗi người trong học tập, công tác. Thế nhưng, xuyên suốt chương trình từ cấp một đến đại học chúng ta chỉ chú trọng đào tạo từng cá nhân đơn lẻ, trong quá trình giáo dục chúng ta thường đề cao thành tích cá nhân. Trước đây, phương pháp dạy học truyền thống với lối truyền thụ một chiều khiến học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không rèn luyện cho học sinh năng lực học tập hợp tác. 6 Hợp tác là phong cách làm việc công nghiệp hiện đại, là một thước đo của xã hội văn minh. Việt Nam đang phấn đấu để sớm trở thành một nước công nghiệp hiện đại, bởi vậy giáo dục tinh thần hợp tác cho học sinh là vấn đề hết sức quan trọng. Hơn thế nữa, áp dụng phương pháp học hợp tác ở phổ thông c n đáp ứng những lý do khách quan ở nước ta hiện nay như: góp phần giải quyết sự bất cập trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trong hoàn cảnh mới, để đáp ứng yêu cầu đào tạo của xã hội, để phù hợp với mục tiêu, định hướng đổi mới phương pháp dạy học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chính vì vậy, việc vận dụng mô hình học hợp tác là hết sức cần thiết. Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học tích cực đã được nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả ở những nước phát triển. Phương pháp này ở Việt Nam đã được chú trọng nghiên cứu áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Nó góp phần phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh có sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh theo cá nhân hoặc học hợp tác theo dự án sẽ góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, học lẫn nhau từ đó tạo được niềm vui và hứng thú - Select.Pdf SDK trong học tậpDemo của họcVersion sinh. DHDA giúp học sinh có thể tự chủ, linh hoạt tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc, vững chắc có thể phát huy tư duy, tiềm năng trí tuệ của mình. Dạy học dự án hướng vào dạy học lấy học sinh làm trung tâm giúp phát triển kiến thức và các kĩ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình học tập của bản thân. Vật lý học là một khoa học thực nghiệm. Vì vậy, trong quá trình dạy học, GV cần tích cực dùng thí nghiệm và các phương tiện dạy học hiện đại khác nhau nhằm tái tạo quá trình tìm kiếm tri thức vật lý, kiểm chứng tính đúng đắn của các định luật, giải thích các hiện tượng vật lý... nhờ đó trực quan hóa, kích thích hứng thú học tập, làm tăng niềm tin vào khoa học cho HS. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều GV bộ môn trong quá trình dạy học sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại một cách độc lập, vẫn chưa biết kết hợp với phương pháp dạy học nên hiệu quả đạt được không cao. 7 Việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án kết hợp các phương tiện dạy học hiện đại trong quá trình dạy học có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học Vật lý trong trường trung học phổ thông (THPT), góp phần đạt mục tiêu đổi mới Giáo dục. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học theo dự án chƣơng " ộng lực học chất điểm" Vật lý 10 THPT” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Dạy học dự án (DHDA) là một phương pháp dạy học được xây dựng dựa trên các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý - giáo dục học như Lev Vygotsky, Jerome-Bruner, Jean Piaget…Năm 1918, nhà tâm lý học William H. Kilpatric đã viết một bài báo với tiêu đề “Phương pháp dự án” gây một tiếng vang trong các cơ sở đào tạo giáo viên cũng như trong các trường học. Ông và các nhà nghiên cứu của trường Đại học Columbia đã đóng góp lớn để truyền bá phương pháp này qua các giờ học, các hội nghị và tác phẩm xuất bản năm 1925. Đối với Kilpatric, một dự án là một hoạt động có mục đích cụ thể, có cam kết với tất cả những người thực hiện và diễn ra trong một môi trường xã hội. Demo Version SDK Âu đối với dạy học theo dự án, Celestin Freinet là người- Select.Pdf tiên phong ở Châu ảnh hưởng của ông rất mạnh mẽ. Theo ông, lớp học trước hết là một nơi ở đó tất cả phải áp dụng các cách làm việc để nghiên cứu các thông tin, trao đổi các ý kiến hoặc trả lời thư nhận được từ các lớp học sinh khác hoặc chuẩn bị các điều tra ngoài lớp học, phân tích các dữ kiện hoặc trình bày các bài báo tập hợp được. Học tập thông qua dự án cũng tạo nên một phong trào giáo dục - xã hội từ đầu thế kỉ 20 ở bắc Mĩ cũng như ở Châu Âu nhằm tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong dạy học nhà trường. Nền tảng của phong trào này là đem lại ở mỗi học sinh sự tiếp nhận hứng thú kiến thức, sự thay đổi phương pháp làm việc của họ. Trong trào lưu này, người ta nhấn mạnh đến sự tham gia một cách có ý thức nhất, tích cực nhất về phía học sinh vào sự học tập của họ, vào việc thiết lập tri thức. Ở Việt Nam, năm 2003 phương pháp dạy học theo dự án được Bộ Giáo dục & Đào tạo kết hợp với công ty Intel Việt Nam triển khai thí điểm tại 20 trường học thuộc 9 tỉnh thành trên cả nước trong chương trình “Dạy học cho tương lai”. 8 Chương trình này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các lĩnh vực như toán học, khoa học và công nghệ giúp học sinh phát triển các kĩ năng tư duy ở mức độ cao hơn. Chương trình cũng hướng dẫn giáo viên cách sử dụng internet, thiết kế trang Web và triển khai các dự án cho học sinh. Tiếp cận từ góc độ lý luận, hai tác giả Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Thị Diệu Thảo đã có bài viết “Dạy học theo dự án – một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên” đăng trên tạp chí Giáo dục số 80 phát hành tháng 4/2004. Mô hình dạy học dự án được triển khai mạnh mẽ tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP Hồ Chí Minh. Gần đây một số tác giả đã nghiên cứu các đề tài luận văn thạc sĩ theo quan điểm DHDA như: + Với đề tài “Tổ chức dạy học nội dung kiến thức chương “Từ trường” – sách giáo khoa Vật lý 11 nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh trong học tập”, luận văn 2008, tác giả Hoàng Thị Bích Hồng đã xây dựng được tiến trình dạy học sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề để dạy một số nội dung kiến thức chương “Từ trường” và sử dụng hình thức DHDA để hình thành các kiến thức ứng dụng của Vật lý trong khoa học kĩ thuật . + Nguyễn Thị Thu Hằng với đề tài “Tổ chức dạy học nội dung kiến thức Demo Version chương “Tĩnh học vật rắn” sách- Select.Pdf giáo khoa VậtSDK lý 10 nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh trong học tập”, (luận văn 2008), đã sử dụng kết hợp dạy học chủ đề và DHDA trong việc tổ chức dạy học . + Tác giả Đào Thị Thu Thủy với đề tài luận văn “Tổ chức dạy học dự án một số nội dung kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” sách giáo khoa Vật lý 11 nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của học sinh trong học tập”, luận văn 2006, đã thiết kế một số dự án để tổ chức hoạt động dạy học. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất qui trình tổ chức dạy học theo hướng nâng cao NLHT cho HS theo DA và vận dụng vào dạy học chương ộng lực học chất điểm” Vật lý 10 THPT. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được quy trình tổ chức dạy học theo hướng nâng cao NLHT cho HS theo dự án và vận dụng vào dạy học Vật lý thì sẽ góp phần phát triển NLHT cho học sinh, qua đó nâng cao chất lượng dạy học Vật lý ở trường phổ thông. 9 5. ối tƣợng nghiên cứu Hoạt động dạy học Vật lý theo hướng nâng cao NLHT cho HS theo dạy học dự án ở trường THPT. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng tiến trình tổ chức dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lý 10 theo hướng nâng cao NLHT cho học sinh và tiến hành thực nghiệm sư phạm ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 7. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông. - Nghiên cứu thực trạng của việc dạy học dự án trong tổ chức dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lý 10. - Nghiên cứu đề xuất qui trình tổ chức dạy học Vật lý theo hướng nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh. - Nghiên cứu nội dung, đặc điểm chương “Động lực học chất điểm” Vật lý 10. - DHDA chương “Động lực học chất điểm” Vật lý 10. Version - Select.Pdf - SoạnDemo thảo tiến trình dạy học cho một SDK số bài học cụ thể chương “Động lực học chất điểm” Vật lý 10 theo hướng nâng cao NLHT cho học sinh theo dự án. - Tiến hành TNSP ở các trường THPT để đánh giá kết quả và rút ra kết luận. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Những phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong khi thực hiện:  Phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm: + Nghiên cứu những văn kiện của Đảng, nhà nước và của bộ giáo dục về việc nâng cao chất lượng dạy học. + Nghiên cứu các sách, bài báo, tạp chí chuyên ngành, các Luận án, Luận văn có liên quan đến đề tài. + Nghiên cứu tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, cơ sở lý luận về phương pháp dạy học Vật lý phổ thông. + Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Vật lý 10 chương Động lực học chất điểm. 10 + Các website liên quan đến nội dung đề tài.  Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm có đối chứng ở một số lớp trường cấp II-III Phú Quới tỉnh Vĩnh Long để đánh giá vai trò của DHDA trong việc góp phần đổi mới phương pháp dạy học (PPDH).  Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả thực nghiệm sư phạm. 9. Cấu trúc luận văn Phần mở đầu. Phần nội dung. Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nâng cao năng lực hợp tác qua dạy học theo dự án cho học sinh trong dạy học Vật lý. Chương 2. Thiết kế tiến trình dạy học chương “Động lực học chất điểm”,Vật lý 10 theo hướng nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh theo dạy học dự án. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. Phần kết luận. Tài liệu tham khảo. Demo Version - Select.Pdf SDK Phụ lục. 10. Kế hoạch nghiên cứu + Từ 04/4/2016 đến 11/7/2016: Lựa chọn đề tài, xây dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu. + Từ 18/7/2016 đến 28/4/2017: Nghiên cứu lý luận, vận dụng, TNSP. + Từ 01/5/2017 đến 20/6/2017: Viết luận văn hoàn thành bản thảo gửi giáo viên hướng dẫn. + Từ 22/6/2017 đến 31/7/2017: Chỉnh sửa, hoàn thiện, bảo vệ luận văn. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất