Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng đề xuất giải pháp chống thất thoát nước trên mạng lưới cấp nước quận thanh xuân ...

Tài liệu đề xuất giải pháp chống thất thoát nước trên mạng lưới cấp nước quận thanh xuân – tp hà nội (luận văn thạc sĩ)

.PDF
120
31
63

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG NGUYỄN TUẤN VŨ – KHÓA 2017- 2019 CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN TUẤN VŨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC TRÊN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC QUẬN THANH XUÂN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN TUẤN VŨ KHÓA 2017 – 2019 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC TRÊN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC QUẬN THANH XUÂN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Mã số: 60.58.02.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VŨ VĂN HIỂU XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2019 LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội cùng quý thầy cô giáo Khoa Sau Đại Học, khoa Kỹ thuật hạ tầng đô thị đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Văn Hiểu người đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Những nhận xét, góp ý, hướng dẫn sâu sắc của Thầy đã bổ sung thêm kiến thức để tôi có thể giải quyết các vấn đề tồn tại cho đề tài của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy, cô trong hội đồng chuyên môn đã tham gia góp ý, giúp đỡ tôi để kịp thời điều chỉnh và hoàn thiện luận văn tốt hơn trong các lần kiểu tra tiến độ luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn này tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2019 Tác giả Nguyễn Tuấn Vũ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Tuấn Vũ MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 * Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 2 * Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 2 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 2 * Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 3 NỘI DUNG CHƯƠNG I. HIỆN TRẠNG THẤT THOÁT NƯỚC TRÊN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC QUẬN THANH XUÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. .................... 4 1.1. Giới thiệu về quận Thanh Xuân Thành phố Hà Nội. .............................. 4 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội. .............................................................. 5 1.1.3. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật. .......................................... 7 1.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước quận Thanh Xuân Thành phố Hà Nội.... 10 1.2.1. Hiện trạng về nguồn nước. ........................................................ 10 1.2.2. Hiện trạng hệ thống mạng lưới cấp nước. .................................. 12 1.2.3. Hiện trạng cung cấp nước sạch của quận Thanh xuân................ 21 1.3. Hiện trạng thất thoát nước quận Thanh Xuân Hà Nội........................... 22 1.3.1. Thực trạng thất thoát nước......................................................... 22 1.3.2. Nguyên nhân gây thất thoát nước. ............................................. 28 1.3.3.Nguyên nhân thất thoát nước sạch trên địa bànquận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. .............................................................................. 34 1.4. Thực trạng quản lý chống thất thoát nước sạch tại quận Thanh Xuân Thành phố Hà Nội. ......................................................................................... 36 1.4.1. Mô hình quản lý cấp nước tại quận Thanh Xuân. ...................... 36 1.4.2. Các giải pháp quản lý chống thất thoát nước sạch đã thực hiện tại quận Thanh Xuân. ............................................................................... 41 1.4.3. Một số tồn tại trong quản lý chống thất thoát nước sạch trên địa bàn quận Thanh xuân. ......................................................................... 43 CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC TRÊN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................ 44 2.1. Cơ sở lý luận về thất thoát nước: .......................................................... 44 2.1.1. Khái niệm cấp nước an toàn: .................................................... 44 2.1.2. Khái niệm thất thoát nước: ....................................................... 45 2.1.3. Nguyên nhân gây thất thoát nước sạch. ..................................... 45 2.3. Cơ sở lý luận nghiên cứu chống thất thoát nước................................... 46 2.3.1.Cơ sở khoa học cải tạo mạng lưới đường ống cấp nước.............. 46 2.3.2. Phân vùng tách mạng phục vụ công tác quản lý chống thất thoát.49 2.3.3. Sử dụng bơm tăng áp trên đường ống inline cuối nguồn kết hợp giảm áp lực đầu nguồn. ....................................................................... 54 2.3.4. Sử dụng thiết bị quản lý chống thất thoát nước: ......................... 54 2.3.5. Các cơ sở lý thuyết hỗ trợ tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước.55 2.3.6. Sử dụng công nghệ thông tin để chuẩn đoán thất thoát nước trên mạng lưới cấp nước............................................................................. 63 2.4. Cơ sở pháp lý chống thất thoát nước: ................................................... 68 2.4.1. Các văn bản liên quan do chính phủ và cấp bộ ban hành ........... 68 2.4.2. Các văn bản do UBND Thành phố Hà Nội ban hành. ................ 70 2.4.3. Các tiêu chuẩn quy phạm áp dụng. ............................................ 74 2.5. Cơ sở thực tiễn quản lý chống thất thoát nước của một số thành phố trong nước và nước ngoài: .............................................................................. 75 2.5.1. Kinh nghiệm trong nước:........................................................... 75 2.5.2. Kinh nghiệm nước ngoài: .......................................................... 76 CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ........... 78 3.1. Đề xuất phân vùng tách mạng để kiểm soát mạng lưới cấp nước: ........ 78 3.1.1. Mục đích và phương pháp của việc phân vùng tách mạng: ........ 78 3.1.2. Lựa chọn phương án chia vùng tách mạng: ............................... 80 3.1.3. Xác định ranh giới chia vùng tách mạng.................................... 81 3.2. Các giải pháp giảm thất thoát thực hiện sau khi phân vùng tách mạng. 85 3.2.1. Lắp đặt đồng hồ tổng, van khóa tại các khu vực và đánh giá thất thoát từng khu vực. ............................................................................. 85 3.2.2. Lắp đặt đồng hồ tổng trên các tuyến ống và đánh giá thất thoát các tuyến ống trong khu vực. .............................................................. 86 3.2.3. Kiểm tra, đánh giá thất thoát các đồng hồ tiêu thụ trong khu vực.88 3.2.4. Xây dựng kế hoạch sửa chữa, thay thế các tuyến ống có tỷ lệ thất thoát cao và thay thế đồng hồ tiêu thụ. ................................................ 88 3.3. Giải pháp giảm áp lực đầu nguồn kết hợp với việc tăng áp lực cuối nguồn bằng công nghệ bơm tăng áp trong đường ống INLINE. ...................... 90 3.4. Ứng dụng công nghệ SCADA: ............................................................. 93 3.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chống thất thoát thất thu nước sạch. .......................................................................... 99 3.6. Đầu tư trang bị các công cụ, dụng cụ dò tìm phát hiện rò rỉ ............... 101 3.6.1. Các thiết bị nghe âm thanh trực tiếp (cây tai nghe-listening stick)101 3.6.2. Thiết bị khuếch đại âm thanh rò rỉ và ghi phân tích tiếng ồn. .. 101 3.6.3. Đồng hồ đo nước siêu âm: ....................................................... 104 3.6.5. Đồng hồ mẹ bồng con: ............................................................ 104 3.6.6. AMR – Công nghệ tự động đọc đồng hồ. ................................ 105 KẾT LUẬN............................................................................................. 106 KIẾN NGHỊ. ........................................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BTC BYT BXD BTNMT CNTT CSDL CTN DMA GIS IWA QCVN SCADA TCVN TNHH UBND Tên đầy đủ Bộ tài chính Bộ y tế Bộ xây dựng Bộ tài nguyên môi trường Công nghệ thông tin Cơ sở dữ liệu Cấp thoát nước District Metered Areas - Phân chia khu vực cấp nước Geographic Information Systems-Hệ thống thông tin địa lý GIS International Water Association – Hiệp hội nước quốc tế Quy chuẩn Việt Nam Supervisory Control And Data Acquisition- hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu Tiêu chuẩn Việt Nam Trách nhiệm hữu hạn Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng biểu Bảng 1.1 Bảng 1.2 Bảng 1.3 Bảng 1.4 Bảng 1.5 Tên bảng biểu Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn quận Tổng hợp khối lượng tuyến ống truyền tải cấp I quận Thanh Xuân Tổng hợp khối lượng các tuyến ống phân phối quận Thanh Xuân Tổng hợp khối lượng các tuyến ống dịch vụ cấp III quận Thanh Xuân Tổng hợp các trạm bơm tăng áp quận Thanh Xuân Biểu đồ 1.6 Biểu đồ tỷ lệ % thất thoát quận Thanh Xuân Biểu đồ 1.7 Tỷ lệ thất thoát trên ống truyền tải quận Thanh Xuân Bảng 1.8 Bảng 1.9 Bảng 1.10 Bảng tổng hợp sự cố vỡ tuyến ống nước trên địa bàn quận Thanh Xuân Hà Nội Bảng tổng hợp số lượng đồng hồ tạm tính nước sạch khu vực quận Thanh Xuân tháng 10/2017 Bảng tổng hợp tỷ lệ % thất thoát, thất thu theo khu vực DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Hình 1.1 Bản đồ tổng thể quận Thanh Xuân Hình 1.2 Nút giao thông 4 tầng Khuất Duy Tiến Hình 1.3 Sông Tô Lịch, kênh thoát nước thải quận Thanh Xuân Hình 1.4 Nhà Máy nước sạch Sông Đà Hình 1.5 Tuyến ống nước sạch Sông Đà trên đại lộ Thăng Long Hình 1.6 Trạm bơm tăng áp trên đường ống D800 Khuất Duy Tiến Hình 1.7 Sơ đồ tổng thể mạng lưới cấp nước quận Thanh Xuân Hình 1.8 Sơ đồ mạng lưới tuyến ống truyền tải cấp I quận Thanh Xuân Hình 1.9 Tuyến ống bị rò rỉ tại mối nối Hình 1.10 Tuyến ống cấp nước bị vỡ do đơn vị thi công công trình điện Hình 1.11 Đồng hồ bị cắt cánh quạt để sử dụng nước trái phép Hình 2.1 Sơ đồ phân vùng mạng lưới Hình 2.2 Sơ đồ phân chia khu vực Hình 2.3 Phân vùng mạng lưới các kiểu khu vực Hình 2.4 Sơ đồ bố trí đồng hồ điển hình cho DMA Hình 2.5 Biểu đồ theo dõi lượng nước rò rỉ Hình 2.6 Biểu đồ theo dõi lượng nước rò rỉ khi được xử lý Hình 3.1 Sơ đồ đề xuất phân chia DMA quận Thanh Xuân Tên hình Hình 3.2 Mặt bằng lắp đặt đồng hồ tổng và van tách mạng Hình 3.3 Sơ đồ thiết kế trạm bơm tăng áp inline Hình 3.4 Hình ảnh lắp đặt bơm tăng áp cuối nguồn tại phố Nguyễn Xiển Hình 3.5 Đồng hồ đo lưu lượng tổng Hình 3.6 Căn cứ để xác định trách nhiệm về nước thất thoát. Hình 3.7 Mô hình giải pháp tích hợp GIS – SCADA - WaterGEMS Hình 3.8 Thiết bị tai nghe điện từ Hình 3.9 Thiết bị khuếch đại âm thanh rò rỉ Hình 3.10 Thiết bị ghi phân tích tiếng ồn Hình 3.11 Hình ảnh mô phỏng nguyên lý hoạt động của thiết bị tiền định vị - tương quan âm Hình 3.12 Đồng hồ đo nước siêu âm Hình 3.13 Đồng hồ đo nước mẹ bồng con 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Nước sạch là một phần không thể thiếu đối với đời sống con người và giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và sinh hoạt của xã hội. Các nguồn nước ngày càng ô nhiễm trầm trọng nên vấn đề quản lý và vận hành mạng lưới cấp nước sạch sao cho hiệu quả, giảm thất thoát nước đang là vấn đề cấp bách của nhiều đô thị tại Việt Nam. Công tác chống thất thoát nước sạch là công việc quan trọng và thường xuyên liên tục của các công ty cấp nước. Công tác này không giới hạn năm nào là kết thúc mà từng giai đoạn, từng năm phải lập kế hoạch triển khai với những mục tiêu cụ thể nhằm giảm tối đa tỉ lệthất thoát đến giới hạn có thể chấp nhận được và duy trì tại giới hạn đó. Nhu cầu sử dụng nước sạch sinh hoạt tại các đô thị và các vùng nông thôn ngày một lớn, lưu lượng nước ngầm giảm sút, nguồn nước mặt ngày càng ô nhiễm. Việc chống thất thoát nước thành công sẽ mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực quản lý điều hành của đơn vị cấp nước. Giảm được thất thoát tiết kiệm được chi phí khai thác và sản xuất nước, đồng thời có thêm lượng nước để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và tăng doanh thu. Tỷ lệ thất thoát nước sạch trên mạng lưới cấp nước ở các tỉnh thành phố rất cao, đặc biệt có những nơi có tỷ lệ thất thoát lên tới 4045%. Việc hạ thấp tỷ lệ này thực sự là một mục tiêu quan trọng và cũng là thách thức đối với ngành cấp thoát nước của Việt Nam. Với việc giảm thiểu 1% tỷ lệ thất thoát sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được hàng triệu mét khối nước sạch và hàng ngàn tỷ đồng một năm. Từ đó sẽ có hàng ngàn hộ dân được sử dụng nguồn nước sạch đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe từ việc giảm tỷ lệ thất thoát trên. 2 Vì vậy đề tài luận văn “ Đề xuất giải pháp chống thất thoát nước trên mạng lưới cấp nước quận Thanh Xuân – TP Hà Nội” là rất cần thiết nhằm giảm tỉ lệ thất thoát nước sạch cho hệ thống cấp nước quận Thanh Xuân nói riêng và các đô thị Việt Nam nói chung. * Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng hệ thống cấp nước quận Thanh Xuân, tìm ra nguyên nhân gây thất thoát nước. - Đề xuất một số giải pháp thích hợp áp dụng thực tiễn cho việc giảm thiểu thất thoát trên hệ thống cấp nước tại địa bàn quận Thanh Xuân Thành phố Hà Nội. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp giảm thiểu thất thoát nước Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống cấp nước quận Thanh Xuân Hà Nội. * Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin tài liệu; Phương pháp thống kê; Phương pháp khảo sát điều tra thực tế; Phương pháp so sánh. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài + Ý nghĩa khoa học của đề tài Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần bổ sung, kiểm nghiệm tính hiệu quả về các giải pháp chống thất thoát nước đã và đang được áp dụng trong ngành cung cấp nước sạch trên thế giới cũng như tại Việt Nam. + Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Góp phần làm giảm tỷ lệ thất thoát nước sạch, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm các chi phí đầu tư lĩnh vực cấp nước. 3 Tiết kiệm được nguồn nước, đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh nguồn nước. Góp phần mở rộng số lượng người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, giảm thiểu các chi phí y tế, đảm bảo an sinh xã hội. * Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận nội dung chính của Luận văn gồm ba chương: - Chương I. Hiện trạng thất thoát nước trên mạng lưới cấp nước quận Thanh Xuân Thành phố Hà Nội. - Chương II. Cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất giải pháp chống thất thoát nước trên mạng lưới cấp nướcquận Thanh Xuân Thành Phố Hà Nội. - Chương III. Đề xuất giải pháp chống thất thoát nước trên địa bàn quận Thanh Xuân Thành Phố Hà Nội. 4 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I. HIỆN TRẠNG THẤT THOÁT NƯỚC TRÊN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC QUẬN THANH XUÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 1.1. Giới thiệu về quận Thanh Xuân Thành phố Hà Nội. 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên [23] Quận Thanh Xuân là 1 trong các quận trung tâm của thành phố Hà Nội, nằm chếch về trục phía Tây Nam của Thành phố Hà Nội. Địa giới hành chính của quận như sau: - Phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy - Phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm và quận Hà Đông - Phía Nam giáp quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì - Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng Hình 1.1 Bản đồ tổng thể quận Thanh Xuân [23] Quận Thanh Xuân có diện tích tự nhiên 9,13 km2 và dân số: 117.863 nhân khẩu, gồm có 11 Phường: Hạ Đình, Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Kim Giang, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình. 5 Địa hình của quận Thanh Xuân tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 6 - 7mét so với mực nước biển, phía Bắc độ cao tuyệt đối khoảng 6 6,6 m. Khu vực phía Nam độ cao thấp hơn, khoảng 5,7 - 6,2 m, một số khu vực ao hồ, đầm trũng có độ cao khoảng 4,0 - 4,5 m. Điều kiện địa hình quận Thanh Xuân tương đối thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đô thị. Trên địa bàn quận Thanh Xuân có quốc lộ số 6 chạy qua, bắt đầu từ Ngã Tư Sở qua Thanh Xuân đến quận Hà Đông và đi các tỉnh miền Tây Bắc như Hòa Bình, đi Phú Thọ theo Quốc lộ 21... Trên địa bàn quận có 5 tuyến đường giao thông chính đi qua như: đường Giải phóng, đường Nguyễn Trãi, đường vành đai 3, đường Trường Chinh, đường Láng Hạ - Thanh Xuân. Ngoài ra trên địa bàn quận còn có một mạng lưới giao thông nội bộ nối liền giữa các trục giao thông chính và các phường trong toàn quận với các quận, huyện giáp ranh. Vị trí này rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh doanh - thương mại - dịch vụ. Quận Thanh Xuân có 2 con sông thoát nước chính của Thành phố Hà Nội là sông Tô Lịch và sông Lừ Sét. Bên cạnh đó còn có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu nước cục bộ và gĩữ vai trò điều hòa như Đầm Hồng, hồ Dẻ Quạt, hồ Rùa và dự án công viên hồ Điều Hòa Nhân Chính đang được triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thành phố Hà Nội. Khí hậu quận Thanh Xuân có chung chế độ khí hậu của Thành phố Hà Nội thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6oC, độ ẩm 79%, lượng mưa 1.600 mm, một năm có hai mùa rõ rệt. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội. Theo báo cáo tổng kết năm 2016 kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục tăng trưởng, trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng ước đạt 6 35.299 tỷ đồng (tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2015); giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt 25.474 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ năm 2015). Quận đã cấp mới, cấp đổi 1.756 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công tác quản lý thị trường, kiểm tra việc niêm yết giá và thu phí, nhằm bình ổn giá cả được tăng cường, đã kiểm tra, xử lý 344 vụ vi phạm, phạt tiền trên 4,07 tỷ đồng, giá trị hàng hoá tịch thu, tiêu hủy trị giá 4,99 tỷ đồng. Đặc biệt, thu ngân sách của quận đạt kết quả cao, tính đến 30/11, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận đạt 5.816 tỷ đồng, ước cả năm 2016 đạt 6.015,6 tỷ đồng (vượt kế hoạch 77,4%) dự toán Thành phố Hà Nội giao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ, trong đó chủ yếu là các dịch vụ cao cấp gia tăng nhanh. Các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn có xu hướng chuyển hướng sang sản xuất những sản phẩm không ô nhiễm môi trường, khai thác nhiều chất xám; hoặc phải đổi mới công nghệ để giảm ô nhiễm. Bảng 1.1: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn quận [23] Đơn vị tính : % Chỉ tiêu 1- Cơ cấu GTSX trên địa bàn Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 100 100 100 - Công nghiệp 45,1 38,1 29,8 - Xây dựng 27,0 26,2 27,3 - Dịch vụ 27,9 35,7 42,9 100,0 100,0 100,0 -Công nghiệp 43,0 39,0 32,6 -Xây dựng 27,6 28,4 29,3 - Dịch vụ 29,3 32,6 38,1 2- Cơ cấu khu vực Quận quản lý 7 1.1.3. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư, nâng cấp, trên địa bàn đã hình thành các khu công nghiệp, trung tâm thương mại hiện đại. Một số khu đô thị mới hình thành giúp thay đổi bộ mặt của quận theo hướng hiện đại hóa. Thanh Xuân hiện đang là địa chỉ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận. Tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng luôn được giữ vững. Trong lĩnh vực xã hội có nhiều chuyển biến, nhiều chỉ tiêu xã hội đạt cao và về trước kế hoạch như: chất lượng giáo dục được nâng cao; mức hưởng thụ về các dịch vụ y tế tăng cao, tỷ lệ các hộ dân được sử dụng nước sạch tăng nhanh. a) Giao thông. Quận Thanh xuân là một trong những quận có hệ thống mạng lưới giao thông trong điểm của Thanh phố Hà Nội, trên địa bàn quận có tới hai tuyến đường vành đai 2, vành đai 3 chạy qua. Mạng lưới giao thông chính được chia ra bởi 5 tuyến đường như: đường Giải phóng, đường Nguyễn Trãi, đường Vành đai 3 trên cao, đường Trường Chinh, đường Láng Hạ - Thanh Xuân, đường Lê Văn Lương, Tố Hữu. Ngoài ra trên địa bàn quận còn có một mạng lưới giao thông nối liền giữa các trục giao thông chính, giữa các phường trong toàn quận và các quận, huyện giáp gianh. Trong những năm qua, hệ thống đường giao thông của quận Thanh Xuân đã được đầu tư nâng cấp mạnh, các tuyến đường giao thông chính đều được trải thảm bê tông nhựa atphan, các tuyến đường nhỏ trong khu dân cư của tất cả các phường cũng đã được trải bằng bê tông xi măng hoặc cấp phối. 8 Hình 1.2 Nút giao thông 4 tầng Khuất Duy Tiến b)Thoát nước mưa. So với các khu vực khác trong thành phố, địa bàn quận Thanh Xuân có cao độ nền hiện trạng tương đối cao: cao độ cao nhất khoảng 7-7,2 m, cao độ thấp nhất khoảng 6-6,2 m. Cao độ trung bình khoảng 6,5-6,7 m. Quận Thanh Xuân có hệ thống tiêu thoát nước được phân bố đều trên địa bàn các phường. Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh trong những năm gần đây nên khi xuất hiện những trận mưa lớn và tập trung, đồng thời hệ thống tiêu thoát nước chưa được đầu tư đồng bộ nên vẫn còn nhiều điểm ngập úng cục bộ, đây là vấn đề cần phải đầu tư nhằm khắc phục hạn chế này trong giai đoạn tới. Trên địa bàn quận có 2 con sông thoát nước chính của Thành phố chảy qua từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây là sông Tô Lịch và sông Lừ. Bên cạnh đó còn có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu nước cục bộ và giữ vai trò điều hòa như Đầm Hồng, hồ Dẻ Quạt, hồ Rùa và dự án công viên hồ điều hòa Nhân Chính. c) Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường. Quận Thanh Xuân hiện nay chưa có hệ thống thoát nước bẩn riêng, nước thải chủ yếu trong các khu nhà ở rồi thoát vào hệ thống thoát nước chung của khu vực và xả trực tiếp ra hệ thống sông mương, hồ ao không qua xử lý. 9 Một số cơ sở công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước khi xả ra, còn lại phần lớn các cơ quan, xí nghiệp xả nước thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước của thành phố.Các khu vực dân cư làng xóm chưa có hệ thống thoát nước bẩn.Việc thu gom rác do Công ty Môi trường đô thị Hà Nội thực hiện thông qua Xí nghiệp Môi trường. Hình 1.3 Sông Tô Lịch kênh thoát nước thải quận Thanh Xuân d) Cấp nước. Hiện nay 100% dân cư trên địa bàn quận Thanh Xuân được sử dụng nước sạch do Công ty Cổ phần VIWACO cung cấp bằng nguồn nước sạch Sông Đà (trừ một phần nhỏ khu vực quân chủng phòng quân không quân khu vực phương Khương Mai còn sử dụng nước sạch của Nhà máy nước quân chủng phòng không không quân). Hệ thống ống truyền dẫn được bố trí trên các tuyến đường chính thành phố. Tuy nhiên, công tác cấp nước quận Thanh Xuân còn nhiều bất cập, cung không đáp ứng đủ cầu, hệ thống mạng lưới cấp nước không thích ứng kịp với tốc độ đô thị hóa của trong những năm gần đây. Vào các mùa hè tình trạng thiếu nước vẫn xảy ra thường xuyên, đồng thời toàn bộ quận Thanh Xuân vẫn chỉ có một nguồn nước sạch độc đạo là Nhà máy nước sạch Sông
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan