Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu De van_thd

.DOCX
5
775
74

Mô tả:

SỞ GD- ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Môn thi : Ngữ Văn 12 Phần I: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa. Không phân biệt người tốt và kẻ xấu khi đưa ngang lưỡi hái vào mạng sống của ai đó. Nhất là khi thần chết đồng hành cùng những “sát thủ” trên đường phố. Thần chết trao lưỡi hái cho những trai tráng đi xe máy hung hăng đánh võng lạng lách vượt ẩu trên đường phố. Những kẻ hoặc không biết luật hoặc không thèm biết đến luật giao thông. Những kẻ đầu óc trống rỗng không còn gì để tự tin và tự hào ngoài việc “Khủng bố” người đi đường bằng những cú vượt phải tạt qua sát sạt trên đầu xe người đi đường khác, gây ớn lạnh sống lưng và lấy nỗi khủng khiếp của kẻ khác lam khoái cảm… Rõ ràng, ngoài những hạn chế khách quan thì ý thức còn hết sức non kém của một số người dân Việt Nam khi tham gia giao thông đang là nguyên nhân quan trọng cướp đi sinh mạng của nhiều người. Tiếc thay đó hầu hết lại là những trai tráng. Theo thống kê của UNICEFT năm 2004, hầu hết các ca tử vong ở tuổi 15-19 đều là người đi xe máy! Đó là sự tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nước. Đó là lực lượng lẽ ra phải bắt đầu gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình, làm ra của cải và phồn vinh cho gia đình và xã hội. Nếu chúng ta muốn có hạnh phúc và gặt hái được nhiều qua hội nhập, nếu chúng ta tự hào rằng người Việt Nam mến khách, thì mỗi người hãy tự điều chỉnh mình, trược hết là tự cứu mình và cứu người, đem sự an toàn ra đãi mình và đãi khách bằng sự cẩn trọng khi tham gia giao thông. Chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “ Những lưỡi hái tử thần” không còn nghênh ngang trên đường phố! ( Những “ Sát thủ” vô tư trên đường phố, Võ Thị Hảo, nguồn Vietnamnet.vn) Câu 1: (0,5 điểm) Hãy ghi lại câu văn chủ đề của đoạn trích? Câu 2: (0,25 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản là phương thức nào? Câu 3: (0,25 điểm) Theo tác giả, nguyên nhân quan trọng cướp đi sinh mạng của nhiều người khi tham gia giao thông là gì? Câu 4: (0,5 điểm) Theo anh( chị), học sinh nói riêng và giới trẻ hiện nay nói chung cần có những hành động thiết thực nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? (Viết đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 8 Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la Và sao không là phù sa rót mỡ mầu cho hoa Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư (Khát vọng, Phạm Minh Tuấn) Câu 5: (0,25 điểm) Xác định thể thơ của bài thơ? Câu 6: (0,25 điểm) Nội dung chính của bài thơ? Câu 7: (0,5 điểm) Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ? Tác dụng của chúng? Câu 8: (0,5 điểm) Từ những lời thơ trên, anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về lối sống của tuổi trẻ học đường ngày nay? ( trình bày ngắn gọn trong khoảng 5-7 dòng) Phần II: Làm văn (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Chụp ảnh “ Tự sướng” là cách mà nhiều bạn trẻ sử dụng để thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi của mình. Tuy nhiên một số người bị nghiện quá mức đã gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc. Bằng một bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 600 chữ) anh ( chị) hãy trình bày suy nghĩ về thói quen này của giới trẻ. Câu 2: (4 điểm) Phân tích vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. --------------Hết------------(Giám thị không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN Phần I: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) Câu văn khái quát chủ đề của đoạn trích: “Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là1 kẻ mù lòa” Câu 2: (0,25 điểm) Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận Câu 3: (0,25 điểm) Nguyên nhân: “Do ý thức còn hết sức non kém của một số người dân Việt Nam khi tham gia giao thông đang là nguyên nhân quan trọng cướp đi sinh mạng của nhiều người” Câu 4: (0,5 điểm) Câu hỏi mở, thí sinh tự đề xuất những hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Câu 5: (0,25 điểm) Thể thơ tự do Câu 6: (0,25 điểm) Nội dung chính của bài thơ: Khát vọng, ước mơ cao đẹp của con người thể hiện một lối sống có trách nhiệm, ý nghĩa. Câu 7: (0,5 điểm) Biện pháp tu từ: Điệp ngữ: Hãy sống như, và sao không là, sao không là Tác dụng: Tạo âm hưởng du dương,, nhẹ nhàng, bay bổng cho bài thơ và nhấn mạnh về ý, biểu đạt cảm xúc của tác giả. Câu 8: (0,5 điểm) Học sinh phát biểu theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo các ý sau: - Bức thông điệp từ bài thơ: Nhắn nhủ mọi người phải sống có ý nghĩa, có trách nhiệm có ích , có mơ ước, hoài bão … - Bình luận về nối sống của tuổi trẻ học đường ngày nay - Biểu hiện: Tích cực, tiêu cực Phần II: Làm văn (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0,5 điểm): Bàn luận về một hiện tượng trong giới trẻ hiện nay – Trào lưu chụp ảnh “tự sương” 3. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, hình thành bài văn hoàn chỉnh (1 điểm) a) Mở bài - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Chụp ảnh “tự sướng” là cách nhiều bạn trẻ sử dụng để thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi của mình. Tuy nhiên một số người bị nghiện quá mức đã gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc. b) Thân bài - Giải thích: + Chụp ảnh “tự sướng” dùng để chỉ thói quen tự chụp ảnh và cập nhật trạng thái đăng tải lên các trang mạng xã hội nhằm thu hút sự chú ý của mọi người + Những người nghiện chụp ảnh “tự sướng” thường bỏ ra hàng giờ để chụp được những bức ảnh sao cho hoàn hảo nhất’ không có bất cứ một sai sót nào + Hiện nay nhiều người đăng tải, chia sẻ hình ảnh, thông tin trên các trang mạng xã hội…hi vọng sẽ nhận được những lời tán dương ngợi khen từ bạn bè - Chứng minh tính đúng đắn ( hoặc sai lầm, hoặc vừa đúng vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối, hoặc vừa đồng tinh vừa phản đối) đối với ý kiến lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. - Đưa dẫn chứng để chứng minh - Bình luận: + Cần sử dụng phương tiện công nghệ hiện đại cho phù hợp + Không lên phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ hiện đại để làm mất đi giá trị cuộc sống thực +Cần biết cân bằng giữa đời sống thực và cuộc sống ảo, lựa chọn ứng xử phù hợp trên các trang mạng xã hội c) Kết bài: Trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc sống thực, sống trọn vẹn với cuộc sống thực, có như vậy cuộc sống con người mới không trôi đi một cách vô nghĩa 4. Sáng tạo (0,5điểm) Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, thể hiện được quan điểm và thái độ riêng 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Câu 2: (4 điểm) 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm) 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến 3. Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp, hình thành bài văn hoàn chỉnh (2điểm) a) Mở bài: - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời - Giới thiệu khái quát hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp đậm chất bi tráng, lãng mạn hào hoa b) Thân bài:  Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến - Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến thể hiện ở sự hào hùng, mãnh liệt, ý chí chiến đấu quên mình, tâm hồn hào hoa láng mạn…giữa bao hi sinh gian khổ , buồn đau mà hùng tráng, mất mát hi sinh mà vẫn lạc quan.  Người lính Tây Tiến phải chiến đấu, đối mặt với gian khổ hi sinh  Giữa cuộc chiến tranh tàn khốc, người lính Tây Tiến ngời sáng vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt, tâm hồn lãng mạn, hào hoa  Vẻ đẹp bi tráng là vẻ đẹp chủ đạo và là điểm khác biệt giữa hình tượng người lính trong Tây Tiến so với hình tượng người lính trong các tác phẩm của thơ ca thời kỳ chống Pháp c) Kết bài: Nhận đinh tổng quát về đặc trưng của hình tượng nghệ thuật: Chất lãng mạn và chất anh hùng trong hình tượng người lính không thể tách rời mà luôn hòa nhập để tạo nên vẻ đẹp vừa lý tưởng vừa hiện thực Nhận định tổng quát về đóng góp của Quang Dũng trong cách biểu hiện hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp 4. Sáng tạo (0,5 điểm): Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, văn viết nhiều cảm xúc, khả năng cảm thụ văn học tốt 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Giáo viên: Dương Thị Hồng Thắm Hết -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
đề thi 2017...
17
4649
88