Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu De van_lt

.DOCX
3
129
107

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT LƯƠNG TÀI ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016- 2017 MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 120 phút, không kể giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì (...) Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì dến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một khách lạ; đi đường thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng đóng gót, tưởng thế là nho nhã,tưởng thế là tư văn; mà thực không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì chúng không có thể mà tự lập lập được. Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng, hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đẽ kêu chóng mặt...ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi” (Trích bài viết “Mạo hiểm” của Nguyễn Bá Học) Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên Câu 2 (0,5 điểm): Tác giả lên án lối sống nào? Câu 3 (1,0 điểm): Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến thanh niên việt Nam? Câu 4 (1,0 điểm): Khái niệm “tinh thần mạo hiểm” được hiểu như thế nào? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn khoảng 200 chữ về ý kiến được nêu ở phần đọc hiểu “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.” Câu 2 (5,0 điểm) “Thơ là mở ra được một cái gì mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó, vẫn như là bị phong kín” (Nguyễn Tuân – Thời và thơ Tú Xương – Văn học 12, tập một, sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, tr. 186). Bằng , trích đoạn Đất nước (Chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng,anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. HẾT ********************** HỌ VÀ TÊN:...............................................................................SBD:............................................. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT LƯƠNG TÀI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016- 2017 MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 120 phút, không kể giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Phần I Câu 1 2 3 4 II 1 2 Nội dung Phương thức nghị luận Tác giả lên án lối sống: Sống thừa, yếu đuối nhút nhát “làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì dến mình cả”... “Mạo hiểm” , biết xông pha, phải biết nhẫn nhục, vượt qua gian khổ khách quan và trở ngại tinh thần Tinh thần mạo hiểm không được hiểu theo nghĩa liều lĩnh, bất chấp mà là lối sống dấn thân, vì dân, vì nước, không biết cái khó là gì.. “Mạo hiểm” trong bài còn là sự mạnh mẽ, biết xông pha, biết nhẫn nhục Bài viết phải thể hiện trọn vẹn 1 hoặc nhiều ý bằng hình thức 01 đoạn văn, trôi chảy, cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt. Có thể có các ý sau: - Giải thích: ““đường” chỉ đích mà con người muốn đi, muốn đạt được (hoặc đường đời). “Sông”, “núi” là hình ảnh tượng trưng chỉ sự trở ngại to lớn của hoàn cảnh khách quan, còn “lòng người” ở đây chính là ý chí của con người. Qua câu nói ấy, nhà văn đã khẳng định sức mạnh ý chí của con người có thể vượt qua mọi trở ngại, khó khăn, thử thách để đạt đến thành công. - Mọi khó khăn gian khổ, trở ngại trên đường đời chỉ là những thử thách ý chí và nghị lực, không thể nào chặn đứng được quyết tâm của ta - Có ý chí vững chắc, có quyết tâm cao, con người có thể vượt qua được mọi khó khăn trở ngại để đi đến đích. Thiếu ý chí, thiếu quyết tâm thì cho dù đường đi thuận lợi cũng chẳng vượt qua được. - Phê phán, rút ra bài học nhận thức và hành động (....) Đây chỉ là những gợi ý, bài viết có thể có ý khác đáp án nhưng phải đáp ứng yêu cầu về hình thức và bám sát yêu cầu về nội dung Bài viết phải đúng đặc trưng văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Văn viết trôi chảy, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt 1.Giới thiệu và lí giải -Thơ ca phải có sức gợi mở vô cùng, chứa đựng những điều mới mẻ độc đáo. – Lí giải + Vì thơ là tiếng nói về thế giới tâm hồn đầy riêng tư, bí mật của con người. Cảm xúc trong thơ là cảm xúc riêng, nỗi niềm riêng, mà nếu nhà thơ không giãi bày thì mãi mãi là một vương quốc bí mật. Điểm 0,5 0,5 1,0 1,0 2,0 1,0 + Vì cuộc sống được thể hiện trong thơ là cuộc sống được phản chiếu qua thế giới cảm xúc của nhà thơ, in đậm một cách nhìn, một cách cảm mới mẻ, độc đáo. + Cảm xúc trong thơ bao giờ cũng tìm đến với một cách thể hiện tương ứng đầy sáng tạo, không lặp lại. 2. Làm sáng tỏ quan niệm của Nguyễn Tuân bằng trích đoạn Đất nước (Chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng): Thí sinh chứng minh sự mới mẻ, độc đáo trên các phương diện Nội dung và nghệ thuật: - Nội dung: Tư tưởng Đất nước của nhân dân được phát biểu thấm thía, cảm xúc và trải nghiệm: + Đất nước không xa xôi mà gần gũi với mỗi con người Việt Nam + Trên bình diện không gian địa lí, Nhân dân vô danh mà không vô nghĩa đã hóa thân vào hình sông dáng núi + Trên bình diện thời gian lịch sử, nhân dân đã dựng nước và giữ nước + Trên bình diện văn hóa, nhân dân là chủ nhân của những giá trị văn hóa - Nghệ thuật: + Thể thơ tự do + Sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian + Sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư 3. Mở rộng nâng cao: – Tiếng nói trong thơ dù riêng tư nhưng phải được nâng lên ở tầm phổ quát. – Sự độc đáo, mới mẻ không chỉ là yêu cầu của thơ ca mà còn là yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật nói chung. HẾT **************************************** 3,0 1,0
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
đề thi 2017...
17
4649
88