Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Tuyển sinh lớp 10 Môn văn De thi van sat hach trung tam day tot nam 2016 2017...

Tài liệu De thi van sat hach trung tam day tot nam 2016 2017

.PDF
4
152
70

Mô tả:

TRUNG TÂM BDVH DAYTOT KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT - LẦN 3 Năm học: 2016 – 2017 Môn: Ngữ Văn Ngày thi: 07/05/2016 Thời gian làm bài: 120 phút PHẦN I (6,0 điểm) Cho đoạn thơ như sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…” (Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2014) 1. Cho biết tên tác phẩm, tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác? 2. Chỉ ra biện pháp tu từ và ý nghĩa của hình ảnh “tràng hoa” và “bảy mươi chín mùa xuân”? 3. Trong đoạn thơ trên xuất hiện hình ảnh mặt trời sóng đôi, em hãy chép chính xác hai câu thơ cũng có hình ảnh mặt trời sóng đôi ở một tác phẩm khác đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Nêu tên tác phẩm, tác giả? 4. Từ đoạn thơ trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ về lòng biết ơn của mỗi người trong xã hội hiện nay. Viết một đoạn văn T-P-H khoảng 15 câu bàn về vấn đề trên. PHẦN II (4,0 điểm) Cho đoạn văn sau: “Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện đang ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc ” 1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? 2. Các tác giả của tác phẩm trên vốn là những người rất có cảm tình với nhà Lê nhưng lại xây dựng chân thực và tuyệt đẹp hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung. Vì sao vậy? 3. Trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật trong đoạn trích trên bằng một đoạn văn ngắn khoảng 8-9 câu, trong đó có sử dụng câu cảm thán và thành phần biệt lập. (gạch dưới câu cảm thán và thành phần biệt lập) ---------------------------HẾT-------------------------Lưu ý: Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:........................................ Chữ ký Giám thị :......................................... Số báo danh:............................................... TRUNG TÂM BDVH DAYTOT.VN KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 3 Năm học: 2016 – 2017 Môn: Ngữ Văn Ngày thi: 07/05/2016 Thời gian làm bài: 120 phút ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CÂU NỘI DUNG ĐIỂM PHẦN I - “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương 0,5 điểm - Hoàn cảnh sáng tác: - bài thơ được sáng tác năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành. Viễn Phương ra thăm miền Bắc vào lăng viếng bác Hồ. 1 0,5 điểm - Bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” 2 -“tràng hoa”: Là hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Đó là tràng hoa của dòng người của lòng thương nhớ dâng lên Người những gì đẹp đẽ nhất với lòng thành kính, biết ơn vô hạn bởi cuộc đời họ đã được nở hoa dưới ánh sáng cách mạng của Người. - “Bảy mươi chín mùa xuân”: Là hình ảnh hoán dụ. Chỉ tuổi đời của Bác, con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm nên những mùa xuân cho đất nước, cho con người. 0,5 điểm 0,5 điểm 3 - “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi 0,5 điểm Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” - “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm 4 0,5 điểm - Nội dung: * Lòng biết ơn là gì?: Đó là sự ghi nhớ, tình cảm trân trọng công ơn của những người đã giúp đỡ ta; đổ mồ hôi, nước mắt và cả xương máu để 0,25 điểm đem lại những thành quả tốt đẹp mà chúng ta được hưởng ngày hôm nay. Sâu xa hơn nữa, nó được nâng lên thành lòng tri ân, nhớ ơn đến tổ tiên, cội nguồn của bản thân. * Biểu hiện của lòng biết ơn: + Biết ơn những thế hệ đi trước đã đổ mồ hôi xương máu cho đất nước hoà bình như ngày hôm nay. Nhân dân ta có truyền thống nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3; nhớ ơn những anh hùng liệt sĩ (ngày kỉ niệm 27/7) + Biết ơn ông bà tổ tiên: Trong gia đình mỗi nhà đều có bàn thờ gia tiên 1,5 điểm + Nhớ ơn bác Hồ người đã mang ánh sáng độc lập tự do cho dân tộc bằng việc phát động phong trào: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng lăng, đài tưởng niệm. +Biết ơn người nông dân đã một nắng hai sương làm nên hạt gạo: “Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” + Biết ơn những chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo, biên giới cho tổ quốc để giữ gìn cuộc sống bình yên cho mọi người. + Biết ơn thầy cô giáo (Hiến chương ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11); biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ,…  Lòng biết ơn đã trở thành truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và có những giá trị to lớn. Nó giúp con người biết giúp đỡ chia sẻ với nhau để sống trong tình thân ái của gia đình, xã hội. Đặc biệt, nó giúp mỗi con người nỗ lực không ngừng trong cuộc sống. * Tuy nhiên, còn có những biểu hiện tiêu cực: Đó là những kẻ vô ơn bội nghĩa, ăn cháo đá bát, lãng quên quá khứ, cội nguồn,…sống ích kỉ chỉ vì bản thân đáng lên án. * Liên hệ bản thân 0,25 điểm - Hình thức: + Đoạn văn viết khoảng 15 câu. + Phạm vi kiến thức: Lòng biết ơn trong xã hội ngày nay + Diễn đạt trong sáng, mạch lạc. + Trình bày theo kiểu lập luận tổng phân hợp PHẦN II 0,5 điểm 0,5 điểm 1 - Tác phẩm: “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” – Ngô Gia Văn Phái 2 - Ý thức tôn trọng sự thật lịch sử của các nhà viết sử phong kiến Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du,… - Trong thời đại ấy, bản thân hình ảnh người anh hùng Quang Trung đã có một sức cuốn hút, thuyết phục rất lớn khiến cho người ta không thể xuyên tạc, phủ nhận sự thật. - 3 0,5 điểm 1,0 điểm Các nhà văn đã có cái nhìn tiến bộ vượt qua những định kiến giai cấp, phản ánh trung thực về hình ảnh người anh hùng dân tộc bởi họ cũng là những người yêu nước, tự hào về chiến thắng của dân tộc. - Nội dung: 2,0 điểm + Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén đoán biết được tình hình thời cuộc (thể hiện trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An) + Khẳng định chủ quyền dân tộc “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy…nòi giống nước ta”. + Lên án hành động xâm lược phi nghĩa của giặc, trái đạo trời “từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải”. + Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc để khích lệ tướng sĩ dưới quyền. => Lời phủ dụ của Quang Trung như một lời hịch kích thích lòng yêu nước, truyền thống anh hùng của dân tộc. - Hình thức + Diễn đạt trong sáng, mạch lạc. + Độ dài đoạn văn khoảng 8-9 câu. + Câu cảm thán và thành phần biệt lập (gạch chân). 0,5 điểm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan