Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu De thi thu tuyeninh vao lop 10(1)

.DOC
4
97
58

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT TÂN YÊN ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 LẦN 2 Năm học: 2015-2016 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi: “Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...” (SGK Ngữ Văn 9 - Tập 1) a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì? c. Câu “Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.” thì từ “ Chả nhẽ” là thành phần gì trong câu? Nêu rõ tên thành phần đó? d. Chép lại những câu văn là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật? Câu 2: (3 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ), trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: Ý chí là con đường về đích sớm nhất. Câu 3: (5 điểm) Cảm nhận về lời tâm tình của người cha với con trong đoạn thơ sau: Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Y Phương - Nói với con) Họ và tên học sinh................................................ Số báo danh:.................. HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 Môn Ngữ văn Câu 1: (1đ) a. b. c. d. Câu 2: (3đ) - Đoạn văn được trích từ văn bản “Làng” của tác giả Kim Lân. - “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật ông Hai. - “Điều nhục nhã” được nói đến là làng Chợ Dầu theo giặc. Chả nhẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu. - Những lời độc thoại nội tâm + Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. + Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. + Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy! - Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng của ông Hai: băn khoăn, day dứt nhưng vẫn tin tưởng vào lòng trung thành của người dân làng Chợ Dầu với cách mạng. - Yêu cầu về kỹ năng: - Xác định đúng kiểu bài: Nghị luận xã hội – về một tư tưởng . - Bài viết đảm bảo bố cục ba phần. - Bài viết không sai lỗi diễn đạt, chính tả. - Lời văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng. - Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận. *Thân bài: - Giải thích: + Ý chí: ý thức, tinh thần tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt bằng được mục đích. + Đích: chỗ, điểm cần đạt đến, hướng tới. +Ý chí là con đường về đích sớm nhất: Ý chí có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cuộc đời con người. Khi con người tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ để đạt những mục tiêu trong cuộc sống thì đó là con đường nhanh nhất đưa ta đến với những thành công. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0.25 0,25 0,5 - Vì sao ý chí lại là con đường về đích sớm nhất? + Ý chí giúp con người vững vàng, vượt khó khăn, chinh phục mọi thử thách để đi đến những thành công trong mọi mặt của đời sống: học tập, lao động, khoa học, v.v… (D/C: những tấm gương trong lịch sử và thực tế cuộc sống + Câu nói trên đúc kết một bài học về sự thành công mang tính thực tiễn, có ý nghĩa tiếp thêm niềm tin cho con người trước những thử thách, khó khăn của cuộc sống. (D/c…) + Thiếu ý chí, không đủ quyết tâm để thực hiện những mục đích của mình là biểu hiện của thái độ sống nhu nhược, thiếu bản lĩnh. +Ý chí phải hướng tới những mục tiêu đúng đắn, cao đẹp. - Bài học nhận thức và hành động: + Ý chí là phẩm chất quan trọng, rất cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống. Đối với học sinh, ý chí là yếu tố quan trọng giúp bản thân thành công trong học tập và rèn luyện. + Để rèn luyện ý chí, mỗi người cần xác định cho mình lí tưởng sống cao đẹp với những mục tiêu phấn đấu hướng tới một cuộc sống ý nghĩa *Kết bài: Khẳng định lại thực trạng của vấn đề, đưa ra lời khuyên. Câu 3: (5đ) * Yêu cầu về kỹ năng - Xác định đúng kiểu bài: Nghị luận về đoạn thơ. - Bài viết đảm bảo bố cục ba phần. - Bài viết không sai lỗi diễn đạt, chính tả. - Lời văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng. * Yêu cầu về kiến thức - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a) Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm; vị trí đoan trích, khái quát nội dung và nghệ thuật đoạn thơ. b) Thân bài - Những đức tính cao đẹp của người đồng mình: có chí khí mạnh mẽ; sống thủy chung tình nghĩa; phóng khoáng, đầy nghị lực; giàu lòng tự trọng; yêu quê hương và giàu khát vọng xây dựng quê hương. (học sinh kết hợp phân tích các giá trị nghệ thuật để làm nổi bật những đức tính cao đẹp 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 1,25 - Mong ước của người cha: con lớn lên cần kế tục, phát huy 1,25 truyền thống của quê hương, tự tin vững bước trên đường đời, sống cao đẹp, không cúi đầu trước khó khăn, không nhỏ bé tầm thường….(kết hợp phân tích từ ngữ, điệp ngữ, giọng điệu để chỉ ra được lời dặn dò vừa tha thiết vừa sâu lắng) - Từ đức tính cao đẹp của người đồng mình học sinh trình bày 1,0 suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày hôm nay: + Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. + Có lòng tự hào, tự tôn dân tộc. + Biết yêu quê hương làng bản,… c) Kết bài 0,5 - Khảng định giá trị ND-NT đoạn thơ * Lưu ý khi chấm bài - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm. - Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong Hướng dẫn chấm nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan