Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu De thi thu tn van yen mo a, de 1

.DOC
4
215
124

Mô tả:

SỞ GD & ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT YÊN MÔ A Năm học 2013 - 2014 MÔN THI: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) PHẦN I: Đọc hiểu (4 điểm) – Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi CÔ GIÁO CỦA CON Con bỗng cảm nhận rằng Cô giáo là tất cả Nếu con là chiếc lá Cô giáo là gió thu Nếu con là giọt mưa Cô giáo là dòng nước Con – làn mây lướt nhẹ Cô giáo – trời bao la Nếu con là cành hoa Cô giáo là cây lớn Biển đời con cập bến Có cô giáo yêu thương. ( Nguyễn Thị Hoàn ) Câu 1: (1điểm) Chủ đề của bài thơ là gì? Câu 2: (1điểm) Khi thể hiện tình cảm của mình với cô giáo, tác giả bài viết xưng hô bằng “con” với mục đích gì? Câu 3:(1 điểm) Những phép tu từ nổi bật nào được sử dụng trong bài thơ ? A. Phép lặp cấu trúc B. Phép so sánh C. Phép điệp từ D. Phép ẩn dụ Câu 4:(1 điểm) Viết một đoạn văn ngắn phân tích hiệu quả nghệ thuật của những phép tu từ nổi bật trong bài thơ? PHẦN II: (5 điểm)- Làm văn ( Học sinh chỉ được chọn một trong hai câu sau) Câu 1: “ Người không có chí như thuyền không có lái, như ngựa không có cương chỉ trôi dạt lông bông không có định hướng”. ( Vương Dương Minh, Trích trong “Cổ học tinh hoa”) Em hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên? Câu 2: Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Sở dĩ bài thơ đi cùng năm tháng là bởi: a. Sóng đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời. b. Tình yêu mà Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay. Bằng việc cảm nhận bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, anh (chị) hãy bàn luận về những ý kiến trên. SỞ GD & ĐT NINH BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT YÊN MÔ A Năm học 2013 – 2014 MÔN THI: NGỮ VĂN Phần Phần 1 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Phần 2 Câu 3a Đáp án Điểm Đọc hiểu 4 điểm - Chủ đề: Nói về cô giáo, lời ngợi ca và lòng biết ơn sâu sắc về công lao 1điểm to lớn của “Cô giáo” với học sinh. - Tác giả bài thơ xưng hô “con” thể hiện sự trân trọng và tình yêu mến coi 1điểm cô giáo như mẹ hiền- người mẹ thứ 2 của mình. - Những phép tu từ nổi bật được sử dụng trong bài thơ là đáp án A và B. 1điểm Học sinh biết cách viết một đoạn văn diễn đạt trong sáng, đúng chính tả. Đặc biệt phải phân tích được hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ nổi bật là: Lặp cú pháp và so sánh. - Kết cấu lặp cú pháp giúp tăng tính nhạc cho ngôn ngữ thơ, để lại ấn 0,25đ tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. - Kết hợp với nghệ thuật so sánh, người viết đã khéo léo chỉ ví mình 0,25đ với những vật nhỏ nhoi như (chiếc lá, giọt mưa, mây nhẹ, còn cô giáo thì so sánh với tất cả những gì lớn lao nhất như ( gió thu, dòng nước,trời, cây lớn). →Với những biện pháp tu từ giúp tác giả bài thơ bày tỏ được những tình cảm sâu nặng và lòng tri ân với cô giáo của mình. Qua đó cũng 0,5đ giúp mỗi bạn đọc thầm yêu quý và nhớ ơn sâu sắc tới những người thày người cô của mình. Làm văn- HS chọn một trong hai câu 6.0đ a. Yêu cầu về kỹ năng - Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều kiểu khác nhau nhưng cần đáp ứng được một số yêu cầu sau. - Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu 0.5đ nói. - Thân bài: + Giải thích câu nói: Vương Dương Minh dùng hình ảnh so sánh ngụ ý 1,0đ khuyên con người ta cần có chí. . Hình ảnh thuyền không lái: trôi dạt vô định không có hướng cụ thể. . Hình ảnh ngựa không cương: không kiểm soát được. → Người không có chí cũng giống như vậy: Không có hướng đi cụ thể trong cuộc đời, không kiểm soát được hành động, cuộc đời của bản thân lúc nào cũng lông bông. ↔ Câu nói là một lời khuyên về cách sống của mỗi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Sống cần có chí hướng, có lý tưởng, có những mục tiêu phấn đấu để hoàn thiện mình và khẳng định bản thân. . Chứng minh: Học sinh có thể lấy hai dẫn chứng trong thế tương phản 0,5đ với nhau( người có chí hướng và không có chí hướng). + Bình luận: 2,0đ . Chí hướng là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên thành công của mỗi người . không có chí hướng đồng nghĩa với việc chúng ta chấp nhận “thụt lùi”, thua kém. . Không có mục đích sống, không có lý tưởng con người cũng giống như thuyền không lái, ngựa không cương trôi dạt không có định hướng. . Một số bạn trẻ hiện nay nhiều khát vọng, hoài bão, có ý chí để thực hiện nhưng lại không kiên định mục tiêu đến cùng. + Bác bỏ: Trong thực tế vẫn còn không ít các bạn trẻ có lối sống hưởng 1,0đ thụ, sống không chí hướng, không mục đích làm ảnh hưởng bản thân, gia đình, xã hôi.( Ví dụ chứng minh) + Rút ra bài học: Mỗi con người cần phải có lý tưởng sống, đề ra mục 0,5đ tiêu phương hướng cho tương lai… - Kết luận: Khái quát, khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của câu nói. Câu 3b 0,5đ ‫٭‬Định hướng các ý chính cần đạt 1. Giới thiệu về đặc điểm hồn thơ Xuân Quỳnh; nêu 2 ý kiến 1,0đ 2. Giải thích 2 ý kiến và sự thống nhất của 2 ý kiến - Ý kiến 1: Ở bài thơ, Xuân Quỳnh đã diễn tả được những cung bậc cảm xúc có tính truyền thống, có tính phổ biến, những quy luật tình cảm muôn đời của con người trong tình yêu - Ý kiến 2: Sự mới mẻ, hiện đại của cách cảm, trong quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh - 2 ý kiến bổ sung cho nhau giúp ta nhận ra sự độc đáo của bài thơ cũng như vẻ đẹp của tâm hồn Xuân Quỳnh 3. Cảm nhận bài thơ và bàn luận 2 ý kiến 3.1. “Sóng” thể hiện một tình yêu “có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”: Mượn hình tượng “sóng” trong tự nhiên, nhà thơ đã diễn tả được những cung bậc cảm xúc phổ biến, những quy luật tình cảm muôn đời của con người trong tình yêu: + Đó là những trạng thái cảm xúc đối lập mà thống nhất trong lòng người đang yêu: “dữ dội” – “dịu êm”, “ồn ào” - “lặng lẽ”. + Đó là khát vọng vươn tới cái cao cả, lớn lao trong tình yêu: “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể” + Con sóng bất biến trong dòng chảy thời gian cũng như tình yêu luôn là điều khao khát trong trái tim tuổi trẻ. 2,0đ + Những bí ẩn về cội nguồn của “sóng” cũng như bí ẩn của tình yêu + Tình yêu luôn song hành cùng nỗi nhớ + Muốn tình yêu bền vững, con người cần biết vượt qua những thách thức, giới hạn và biết hoà nhập, hiến dâng, hi sinh… 3.2. “Sóng” mang “tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay”. 2,0đ - Qua hình tượng “sóng”, ta cảm nhận được tư thế và tâm thế nhân vật trữ tình. Đó là người con gái chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo rực của lòng mình. Không còn sự thụ động, cam chịu, yên phận của người phụ nữ truyền thống, nhân vật nữ trong bài thơ rất táo bạo chủ động trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc: Nếu “sông không hiểu nổi mình” thì “sóng tìm ra tận bể”. Nghĩa là dứt khoát từ bỏ cái nhỏ bé, tầm thường để tìm đến với cái bao la khoáng đạt đủ sức bao dung và mang chứa. Cũng rất mãnh liệt và hiện đại là lới thú nhận chân thành: tình yêu đã phá vỡ mọi giới hạn không gian, thời gian, chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn người con gái thậm chí lặn sâu cả vào tiềm thức. Đó còn là một tình yêu được cảm nhận toàn diện với mọi cung bậc cảm xúc có khi đối lập nhưng vẫn thống nhất. - Khát vọng được dâng hiến hết mình cho tình yêu gắn liền với khát vọng được hưởng một tình yêu đích thực, trường tồn: “Làm sao được tan ra… Để ngàn năm còn vỗ” 4. Bàn luận chung 2 ý kiến tưởng trái chiều nhưng góp phần bổ sung cho nhau để làm nổi bật nét độc đáo của hồn thơ Xuân Quỳnh qua bài thơ “Sóng”. Mang trong mình vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của tình yêu khiến “Sóng” trở nên bất tử trong lòng độc giả bao thế hệ, trở thành lời “tự hát” của biết bao trái tim tha thiết yêu đương. 0,5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
đề thi 2017...
17
4649
88