Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đề thi hsg tp pleiku 2013 2014

.DOC
3
1535
110

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO 9 TP PLEIKU KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP Năm học : 2013-2014 MÔN THI : HOÁ HỌC Thời gian : 150 phút( không kể thời gian phát đề ) Bài 1( 2điểm) a) Từ 7 lọ hóa chất , em có thể điều chế những chất khí nào ? Axit sunfuric; natri hidroxit; amoni nitrat; canxi cacbonat ; natri sunfit; sắt sunfua và kim loại kẽm. b) Viết công thức và tên gọi 2 muối dùng trong nông nghiệp ( phân đạm và phân lân) . Hãy giải thích tại sao người ta không trộn tro bếp với phân đạm để bón ruộng? Bài 2: ( 2điểm) Cho 18.5g hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200ml dd HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 2.24 lít khí NO duy nhất (đktc), dd Z còn lại 1.46g kim loại. a) Viết PTHH b) Tính nồng độ mol của dd HNO3 đã dùng. c) Tính khối lượng muối trong dung dịch Z. Bài 3: ( 2điểm) Hỗn hợp X gồm K và Al, có khối lượng là 10,5g. Hoà tan X trong nước thì hỗn hợp X tan hết cho ra dung dịch A. a) Thêm từ từ 1 lượng dung dịch HCl 1M vào dd A. Ban đầu không có kết tủa.Đến khi thể tích dd HCl 1M thêm vào là 100ml thì dd A bắt đầu cho kết tủa. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b) Một hỗn hợp Y cũng gồm K và Al. Trộn 10,5g hỗn hợp X trên với 9,3g hỗn hợp Y được hỗn hợp Z. Hỗn hợp Z tan hết trong nước cho ra dd B. Thêm dd HCl vào dd B thì ngay giọt đầu tiên dd HCl thêm vào đã có kết tủa. Tính khối lượng K và Al trong hỗn hợp Y. Bài 4: ( 2điểm) Hỗn hợp A gồm MgCO3,CaCO3 và Al2O3, trong đó khối lượng của Al2O3 bằng 1/10 khối lượng của các muối cacbonat. Nung hỗn hợp A ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn B có khối lượng bằng 56,8% khối lượng hỗn hợp A. a) Tính % khối lượng mỗi chất trong A. b) Hoà tan chất rắn thu được sau khi nung 11,22 gam A bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 1M. Hỏi cần bao nhiêu ml dung dịch HCl ? Bài 5: ( 2điểm) Một hỗn hợp C gồm Al và kim loại M ( hóa trị II) tan hoàn toàn trong H2SO4 cho dung dịch A và khí SO2 , khí này bị hấp thụ hết trong dung dịch NaOH dư tạo ra 50,4 gam muối. Khi thêm một lượng kim loại M bằng hai lần lượng kim loại M có sẵn trong hỗn hợp C (giữ nguyên lượng Al), thì khối lượng muối thu được sau phản ứng với H2SO4 tăng 32g, nhưng nếu giữ nguyên lượng M, giảm 1/2 lượng Al có trong C thì thu được 5.6 lít khí (đktc) a) Tìm kim loại M b) Tính thành phần phần trăm các kim loại trong hỗn hợp C c) Tính số mol H2SO4 đã dùng ban đầu, biết rằng khi cho dung dịch A tác dụng với 700 ml dung dịch NaOH 2M thì lượng kết tủa bắt đầu không đổi. --------------Hết-------------- PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ PLEIKU ----------------ĐỀ CHÍNH THỨC
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan