Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Đề thi lớp 9 Kiểm tra giữa học kỳ i môn ngữ văn 6,7,8,9 có đầy đủ ma trận đề, đáp án chi tiết...

Tài liệu Kiểm tra giữa học kỳ i môn ngữ văn 6,7,8,9 có đầy đủ ma trận đề, đáp án chi tiết đảm bảo các mức độ cần đạt x

.PDF
41
106
102

Mô tả:

KIỂM TRA GIỮA học kỳ i môn NGỮ văn 6,7,8,9 có đầy đủ MA TRẬN đề, đáp án CHI TIẾT đảm bảo các mức độ cần đạt x
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 6789, CÓ ĐẦY ĐỦ MA TRẬN ĐỀ, ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐẢM BẢO CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT II. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: Nội dung và ý nghĩa số văn bản và kiến thức đã học. 2. Kĩ năng: HS biết trình bày nội dung, ý nghĩa 1 số văn bản truyện, câu văn ít sai chính tả. 3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài, bày tỏ được tình cảm của mình trong khi làm bài. III. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu tham khảo, đề bài, đáp án, photo đề. - HS: Soạn bài ở nhà và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra. - Hình thức kiểm tra: Tự luận. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 2. Bài cũ: Không. 3. Bài mới: GTB V. MA TRẬN ĐỀ : Mức độ Vận Vận dụng Thông Nhận biết dụng Cộng hiểu cao NLĐG thấp I. Đọc- hiểu Ngữ liệu: văn bản tự sự. Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Một văn bản dài dưới 150 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình. Số câu Số điểm Tỉ lệ % II. Tạo lập văn bản Nêu phương thức biểu đạt chính/ phong cách ngôn ngữ/ văn bản trích/ thể loại. 1 0,5 5% - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của từ ngữ/ văn bản... 2 1,5 15% 1 - Trình bày suy nghĩ của bản thân về một chi tiết trong văn bản. 1 1,0 10% Viết 1 Kể lại một 4 3 30% Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu Số câu Số điểm Tỉ lệ % Tổng số câu Số điểm toàn bài Tỉ lệ % điểm toàn bài 1 0,5 5% 2 1,5 15% đoạn văn truyền nghị luận thuyết/ cổ theo yêu tích. cầu. 1 1 2,0 5 20% 50% 2 1 3,0 5 30% 50% 2 7 70% 6 10 100% Đề bài: I. Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: …“Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra đến giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân!”. Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp thanh gươm và lặn xuống. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.” … (Ngữ văn 6, tập 1) Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản là truyền thuyết hay cổ tích? Câu 2: (0,5 điểm) Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Câu 3: (1 điểm) Em hãy cho biết có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu từ và chỉ rõ các từ phức trong câu: “Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy.”. Câu 4: (1 điểm) Ngoài văn bản được trích trên, em hãy kể tên 2 truyền thuyết mà em biết có sự xuất hiện của nhân vật Lạc Long Quân (Long Quân, Đức Long Quân) hoặc Rùa Vàng (Rùa thần, Thần Kim Quy). 2 II. Tạo lập văn bản: Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) để giải thích tại sao Đức Long Quân chỉ cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần mà không tặng gươm. Câu 2: (5 điểm) Em hãy kể lại một truyện cổ tích mà em đã đọc (hoặc nghe kể) bằng lời văn của em (không kể các truyện trong sách giáo khoa Ngữ văn 6). HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu 1 2 3 Đọc hiểu 4 1. Nội dung - Trích từ văn bản: Sự tích Hồ Gươm. - Thể loại truyện: Truyền thuyết. Đoạn văn kể về sự việc: Đức Long Quân sai sứ giả lên đòi lại gươm thần/ hoặc Lê Lợi trả gươm cho Đức Long Quân. “Đứng/ ở/ mạn thuyền/, vua/ thấy/ lưỡi gươm thần/ đeo/ bên/ người/ tự nhiên/ động đậy.” - Có 16 tiếng - Có 11 từ - Các từ phức: mạn thuyền, lưỡi gươm thần, tự nhiên, động đậy. (Có thể chấp nhận phương án xác định từ: mạn/thuyền, lưỡi/ gươm/ thần). Học sinh tự nêu tên truyền thuyết (đảm bảo yêu cầu). Có thể nêu 1 số truyện sau: - Con Rồng cháu Tiên. - An Dương Vương xây thành Cổ Loa. - Mị Châu, Trọng Thủy. - Truyền thuyết Kinh Dương Vương. - Họ Hồng Bàng… (Kể tên đúng mỗi truyện cho 0,5 điểm) a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể viết đoạn văn nêu suy nghĩ theo hướng sau: - Là gươm thần nên phải trả cho thần => kì lạ và thiêng liêng hóa giá trị thanh gươm. - Gươm chỉ cần thiết khi có chiến tranh, lúc chiến tranh kết Điểm 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 1,0 0,25 0,25 1,0 3 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 6,7,8,9 CÓ ĐẦY ĐỦ MA TRẬN ĐỀ, ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐẢM BẢO CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Phần Tạo lập văn bản 2 thúc thì không cần nữa => ước mơ, khát vọng hòa bình của nhân dân ta. (HS có thể lí giải theo hướng khác nhưng phải hợp lí mới cho điểm, ví như: trừng trị kẻ thù phải dùng bạo lực, cai trị nhân dân phải dùng ân đức … d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu về truyện cổ tích mình sẽ kể, Thân bài kể lại truyện cổ tích bằng lời văn của mình; kết bài khái quát được nội dung ý nghĩa truyện kể. b. Xác định đúng vấn đề tự sự (một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích đã đọc). c. Triển khai vấn đề: Kể lại một truyện (ngoài sách giáo khoa) theo một trình tự hợp lí: - Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật (chuyện xảy ra ở đâu? Bao giờ? Có những nhân vật nào? - Kể lại toàn bộ diễn biến của câu chuyện theo cốt chuyện đã đã học. (Cần chọn từ, đặt câu, chọn chi tiết, và có thể sử dụng cả văn đối thoại để làm câu chuyện thêm phần sinh động). - Nêu phần kết của câu chuyện (Câu chuyện kết thúc ra sao? Có chiều hướng tốt hay xấu? gợi cho em cảm giác gì? Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?) d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. 0,25 0,25 0,25 0,25 4.0 0,25 0,25 ======================================. Tiết …: KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Ngày soạn: …/ …/ 2020 4 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 6,7,8,9 CÓ ĐẦY ĐỦ MA TRẬN ĐỀ, ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐẢM BẢO CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Ngày k.tra: / …/ 2020 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Nắm được những nội dung cơ bản đã học trong nửa đầu học kỳ I. II. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: Kiến thức cơ bản đã học. 2. Kĩ năng: Làm văn tự sự, câu văn ít sai chính tả. 3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài, bày tỏ được tình cảm của mình trong khi làm bài. III. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu tham khảo, đề bài, đáp án, photo đề. - HS: Soạn bài ở nhà và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra. - Hình thức kiểm tra: Tự luận. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 2. Bài cũ: Không. 3. Bài mới: GTB V. MA TRẬN ĐỀ : Mức độ Vận Thông Vận dụng dụng Nhận biết Cộng hiểu cao NLĐG thấp I. Đọc- hiểu Ngữ liệu: văn bản tự sự. Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Một văn bản dài dưới 150 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình. Số câu Số điểm Nêu phương thức biểu đạt chính/ phong cách ngôn ngữ/ văn bản trích/ thể loại. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của từ ngữ/ văn bản... - Trình bày suy nghĩ của bản thân về một chi tiết trong văn bản. 1 0,5 2 1,5 1 1,0 5 4 3 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 6,7,8,9 CÓ ĐẦY ĐỦ MA TRẬN ĐỀ, ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐẢM BẢO CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Tỉ lệ % II. Tạo lập văn bản Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu Số câu Số điểm Tỉ lệ % Tổng số câu Số điểm toàn bài Tỉ lệ % điểm toàn bài 5% 1 0,5 5% 15% 2 1,5 15% 10% Viết 1 Viết một đoạn văn bài văn tự nghị luận sự theo yêu cầu. 1 1 2,0 5 20% 50% 2 1 3,0 5 30% 50% 30% 2 7 70% 6 10 100% Đề bài: I. Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: …“Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Rồi mẹ tôi trở về”… (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2: (0,5 điểm) Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên. Câu 3: (1 điểm) Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn văn trên. Vì sao em xác định như vậy? Câu 4: (1 điểm) Theo em, khi được dế mẹ dẫn đi ở riêng, tại sao anh em Dế Mèn lại “nửa vui nửa lo”? II. Tạo lập văn bản: 6 Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) để giải thích tại sao trong cuộc sống không nên ỷ lại? (Ỷ lại: dựa dẫm vào công sức người khác một cách quá đáng.) Câu 2: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Em hãy kể về một người bạn tốt của mình. Đề 2: Em hãy kể về kỷ niệm ấu thơ làm em nhớ mãi. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Đọc hiểu Phần Tạo lập văn bản Câu Nội dung 1 Phương thức tự sự 2 Câu chủ đề: Tôi sống độc lập từ thuở bé. - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất. 3 - Vì (dấu hiệu): người kể xưng “tôi”. HS tự lí giải. Có thể theo hướng sau: - Vui: + Vì được sống độc lập, tự do thoải mái; + Vì thấy mình khôn lớn trưởng thành hơn... 4 - Lo: + Vì chưa biết sống độc lập sẽ như thế nào + Vì phải xa rời vòng tay cha mẹ… (Cho điểm nếu HS lí giải hợp lí) a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể viết đoạn văn nêu suy nghĩ theo hướng sau: - Sống ỷ lại là thói quen xấu. - Sống ỷ lại là cách sống dựa vào công sức, sự chăm lo của người khác, không biết tự làm nên bằng công sức của mình. 1. - Người sống ỷ lại sẽ khó trưởng thành, thiếu tích cực trong suy nghĩ và hành động. … (Đối với HS lớp 6, đây là câu hỏi khó nên GV cần linh hoạt khi chấm, có thể cho điểm động viên khuyến khích chứ không cứng nhắc rập khuôn theo đáp án)… d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. 7 Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 0,25 0,25 1,0 0,25 2 e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. 0,25 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. b. Xác định đúng vấn đề tự sự. c. Triển khai vấn đề: * Đề 1: HS kể về một người bạn, cần có sự lập ý rõ ràng: - Giới thiệu về bạn - Tả ngoại hình bạn - Tả tính cách bạn - Kể về kỉ niệm với bạn - Tình cảm của bản thân. * Đề 2: Kể về một kỷ niệm. - Giới thiệu kỷ niệm sâu sắc làm em nhớ mãi đến tận ngày nay. – Kỷ niệm đó diễn ra ở đâu? khung cảnh thế nào? – Những đối tượng nào gắn bó với kỷ niệm của em? – Kỷ niệm đó mang lại cho em suy nghĩ gì? – Kỷ niệm của em có phải là hồi ức đẹp không? - Em có suy nghĩ gì về những kỷ niệm đáng nhớ đó. d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. 0,25 0,25 4.0 0,25 0,25 ======================================. Tiết …: KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (đề 1) Ngày soạn: … Ngày dạy:….. I. Mục đích: 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 8 với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. Phần kiến thức căn bản trong nửa đầu học kỳ I. 8 2. Kĩ năng và năng lực: - Đọc - hiểu văn bản. - Tạo lập văn bản (viết đoạn nghị luận và viết bài văn tự sự). - Rèn luyện và phát huy năng lực cảm thụ văn học của HS. 3. Thái độ: - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. - Biết thông cảm với số phận người nông dân trong xã hội cũ. - Trân trọng những giá trị sống tốt đẹp. II. Hình thức: Tự luận. III. Ma trận. Mức độ Vận Thông Vận dụng Nhận biết Cộng dụng cao hiểu NLĐG thấp I. Đọc- hiểu Ngữ liệu: văn bản tự sự. Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Một văn bản dài khoảng 250 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình. Số câu Số điểm Tỉ lệ % II. Tạo lập văn bản Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu Số câu Số điểm Tỉ lệ % Tổng số câu Số điểm toàn bài - Nhận biết các từ ngữ, hình ảnh thể hiện chủ đề, phương thức biểu đạt. 2 1 10% - Hiểu và xác định đúng cách liên kết đoạn văn, ý nghĩa của chi tiết/ từ ngữ trong văn bản. 2 2 20% 1 1 1 1 9 3 3 30% Viết 1 Viết bài đoạn văn văn tự sự NLXH có yếu tố miêu tả và biểu cảm. 1 1 2,0 5 20% 50% 2 1 3 5 2 7 70% 5 10 Tỉ lệ % điểm toàn bài 10% 10% 30% 50% 100% Đề bài: I. Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: … “Hết năm ấy sang năm khác, vợ chồng đầu tắt mặt tối, không dám chơi không ngày nào. Thế mà vần cứ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Bao nhiêu công trình khó nhọc, bao nhiêu thuốc cam thuốc sài, nuôi từ hòn máu nuôi đi, mới được đứa con bảy tuổi. Bây giờ chỉ vì một suất tiền sưu, đã phải rứt ruột đem nó đi bán, lại đèo thêm hai gánh khoai và năm con chó nữa, cũng vẫn chưa đủ. Chồng vẫn bị đánh bị trói suốt ngày suốt đêm. Không biết trong lúc đau ốm, lại bị hành hạ như thế, anh ấy có thể sống được đến mai hay không? Và ngày mai chạy đâu cho ra hai đồng bảy bạc để chuộc chồng về? Nếu không lo đủ được số tiền ấy, số phận anh ấy sẽ ra sao? Vả lo được đủ tiền chuộc được chồng về đi nữa, cũng đã thiệt mất một đứa con rồi, sau này còn có ngày nào đem được nó về nhà nữa không? Từ chiều đến giờ nó ăn với ai, nó ngủ với ai?.... Thế rồi chị trở vào thềm, rũ rượi ngồi tựa cột hiên, nước mắt rơi xuống lã chã. Bóng trăng chênh chếch nhòm vào trong thềm. Bụi tre trước nhà, con cú sắp đi kiếm mồi, báo hiệu bằng những tiếng ghê sợ buồn rầu, có thể tưởng như ma quỷ, yêu quái. Mấy con cò ngủ giật mình thức giấc, phành phạch vỗ cánh, tự trong bóng tối bay ra. Các nhà láng giềng, gà gáy te te. Trống canh ngoài đình gắt gỏng điểm dịp ba tiếng.” … (Ngô Tất Tố, Tắt đèn, Chương XV, theo Sachhayonline.com). Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn. Câu 3: Tìm từ ngữ liên kết các đoạn văn và cho biết ý nghĩa của từ ngữ đó. Câu 4: Cho biết ý nghĩa (tác dụng) của việc sử dụng 5 câu hỏi ở phần cuối đoạn văn thứ nhất. II. Tạo lập văn bản: Câu 1: Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về số phận người nông dân trong xã hội cũ. Câu 2: Chọn một trong hai đề bài sau: 1. Kể về một kỷ niệm khiến em nhớ mãi. 2. Chứng kiến cảnh Lão Hạc sang kể cho ông giáo nghe chuyện bán chó (trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao). Em hãy ghi lại câu chuyện lúc đó. HƯỚNG DẪN CHẤM 10 Phần Đọc hiểu Phần Tạo lập văn bản Câu Nội dung 1 Phương thức: tự sự Yếu tố miêu tả: chị trở vào thềm, rũ rượi ngồi tựa cột hiên, nước mắt rơi xuống lã chã; Bóng trăng chênh chếch nhòm vào trong thềm; con cò ngủ giật mình thức giấc, phành 2 phạch vỗ cánh, nhà láng giềng, gà gáy te te. Trống canh ngoài đình gắt gỏng điểm dịp ba tiếng. (HS nêu được từ 2/3 cho 0,5đ; từ ½ cho 0,25đ; không cho điểm nếu HS tìm dưới ½ hoặc không nêu được, nêu sai.). - Từ ngữ liên kết: Thế rồi 3 - Ý nghĩa (quan hệ): liệt kê. Tác dụng: Diễn tả nỗi đau đớn, dằn vặt, lo lắng cho chồng, cho con của chị Dậu. 4 (GV căn cứ mức độ hợp lí của câu trả lời để cho điểm) a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau: - Người nông dân trong xã hội cũ phải sống cuộc đời vô cùng cơ cực, quanh năm lam lũ vất vả vẫn nghèo đói, túng thiếu. - Phải chịu sự áp bức bất công, hà khắc của bộ máy cầm quyền, chịu sưu cao thuế nặng; 1. - Người nông dân thấp cổ bé họng không những không được pháp luật, nhà nước bảo hộ mà còn bị đối xử bất công, tàn nhẫn, vô nhân đạo. (Có thể dẫn chứng từ các tác phẩm đã học) d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. (Trong khoảng 20 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm). a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. 11 Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 b. Xác định đúng vấn đề tự sự (kỷ niệm khiến em nhớ mãi/ lão Hạc kể cho ông giáo nghe chuyện bán chó). c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. Đề 1: – Giới thiệu kỷ niệm sâu sắc làm em nhớ mãi. – Thời gian, không gian diễn ra kỷ niệm. – Những chi tiết, diễn biến xung quanh kỷ niệm đó. – Kỷ niệm đó mang lại cho em suy nghĩ gì? – Kỷ niệm của em có phải là hồi ức đẹp không? – Những suy nghĩ hiện tại của em về kỷ niệm. Đề 2: Ngôi kể thứ nhất (tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ 3 ngoài lão Hạc với ông giáo (phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo). - Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể. - Kể: Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo: • Lão Hạc báo tin bán chó • Lão Hạc kể lại chuyện bán chó • Miêu tả: Nét mặt đau khổ của lão Hạc • Biểu cảm: Nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó và thái độ của ông giáo. • Lão Hạc: Chua chát kết thúc việc bán chó. - Miêu tả: Nét mặt của ông giáo khi nhận được tin => suy tư nghĩ ngợi và đau khổ với lão Hạc - Biểu cảm: • Nêu những suy nghĩ của bản thân với câu chuyện. • Nêu những suy nghĩ về các nhân vật ở trong đó (về ông giáo và lão Hạc) - Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình. d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ 12 0,25 4.0 0,25 0,25 nghĩa TV. ====================================================. Tiết ....: KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Ngày soạn: ... Ngày dạy:...... I. Mục đích: 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 8 với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. Phần kiến thức đã học trong nửa đầu học kỳ I. 2. Kĩ năng và năng lực: - Đọc - hiểu văn bản. - Tạo lập văn bản (viết đoạn nghị luận và viết bài văn tự sự). - Rèn luyện và phát huy năng lực cảm thụ văn học của HS. 3. Thái độ: - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. - Trân trọng những giá trị văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. - Trân trọng những giá trị sống tốt đẹp. II. Hình thức: Tự luận. III. Ma trận. Mức độ Vận Thông Vận dụng Nhận biết dụng Cộng cao hiểu NLĐG thấp I. Đọc- hiểu Ngữ liệu: văn bản tự sự. Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Một văn bản dài khoảng 250 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình. Số câu Số điểm - Nhận biết các từ ngữ, hình ảnh thể hiện chủ đề, phương thức biểu đạt... 2 1 - Hiểu và xác định đúng cách liên kết đoạn văn, ý nghĩa của chi tiết/ từ ngữ trong văn bản... 2 2 13 3 3 Tỉ lệ % II. Tạo lập văn bản Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu Số câu Số điểm Tỉ lệ % Tổng số câu Số điểm toàn bài Tỉ lệ % điểm toàn bài 10% 1 1 10% 20% 1 1 10% 30% Viết 1 Viết bài đoạn văn nghị luận NLXH văn học ngắn. 1 1 2,0 5 20% 50% 2 1 3 5 30% 50% 2 7 70% 5 10 100% Đề bài: I. Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: … “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.”. (Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích. Câu 3: Tìm các từ ngữ miêu tả về “cái chết dữ dội của” lão Hạc. Câu 4: Kể tên các đoạn trích/ tác phẩm văn học Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cùng giai đoạn sáng tác với truyện ngắn Lão Hạc (giai đoạn 1930 – 1945). II. Tạo lập văn bản: Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) lí giải nguyên nhân cái chết của Lão Hạc? 14 Câu 2: Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O’ hen – ry. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Đọc hiểu Câu 1 2 3 4 1. Phần Tạo lập văn bản Nội dung Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. (Mỗi phương thức cho 0,25 điểm) Miêu tả cái chết của lão Hạc và tâm tư của ông giáo. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc; Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên; Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Kể tên các văn bản, tác phẩm đã học: - Tôi đi học (Thanh Tịnh); - Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng); - Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn – Ngô Tất Tố). (Nêu đủ 3 VB/Tp cho 0,5 điểm; nêu 2 VB/TP cho 0,25 điểm; Nêu 1 VB/TP, khôn nêu hoặc nêu sai khôn cho điểm). a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau: - Tình cảnh nghèo khổ đói rách, túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. - Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, đồng tiền, mảnh vườn, đó là những vốn liếng cuối cùng lão để lại cho con. => Cái chết của Lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng tự trọng đáng kính của lão. d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. (Trong khoảng 10 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội 15 Điểm 1,0 1,0 0,5 0,5 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 2 dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm; HS trình bày theo hướng khác nhưng hợp lí vẫn cho điểm). a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn nghị luận. Có thể trình bày theo hướng sau: - Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. - Chiếc lá là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn xi và Xiu đều không phát hiện ra. - Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. - Chiếc lá được vẽ trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. - Cụ Bơ – men đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. - Chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. - Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người. d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. 0,25 0,25 4.0 0,25 0,25 ====================================================. Tiết ....: KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Ngày soạn: .../ .../ 2020 Ngày dạy: / /2020 I. Mục đích: 1. Kiến thức: 16 Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 9 với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. Phần kiến thức căn bản nửa đầu học kỳ I. 2. Kĩ năng và năng lực: - Đọc - hiểu văn bản. - Tạo lập văn bản (viết đoạn nghị luận và viết bài văn tự sự). - Rèn luyện và phát huy năng lực cảm thụ văn học của HS. 3. Thái độ: - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. - Biết thông cảm với số phận người nông dân trong xã hội cũ. - Trân trọng những giá trị sống tốt đẹp. II. Hình thức: Tự luận. III. Ma trận. Mức độ Vận Vận dụng Thông Nhận biết dụng Cộng cao hiểu NLĐG thấp I. Đọc- hiểu Ngữ liệu: văn bản tự sự. Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Một văn bản dài khoảng 250 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình. Số câu Số điểm Tỉ lệ % II. Tạo lập văn bản Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu - Nhận biết các từ ngữ, hình ảnh thể hiện đề, chủ phương thức biểu đạt. 2 1 10% - Hiểu và xác định đúng cách liên kết đoạn văn, ý nghĩa của chi tiết/ từ ngữ trong văn bản. 2 2 20% 3 3 30% Viết 1 Viết bài đoạn văn văn tự sự NLXH có yếu tố miêu tả và biểu cảm. 1 1 2,0 5 Số câu Số điểm 17 2 7 Tỉ lệ % Tổng số câu Số điểm toàn bài Tỉ lệ % điểm toàn bài 1 1 10% 1 1 10% 20% 2 3 30% 50% 1 5 50% 70% 5 10 100% Đề bài: I. Đọc hiểu văn bản: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Tết Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu. Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”. Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc. Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi. Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”. (Trần Hoàng Trúc, https://tuoitre.vn). Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản. Câu 3: Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp. Câu 4: Cho biết một thông điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên (viết trong khoảng 5 – 7 dòng). II. Tạo lập văn bản: Câu 1: Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về tình cảm gia đình. Câu 2: Tưởng tượng sau 20 năm nữa em có dịp về thăm trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường xúc động đó. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung cần đạt Điểm I.1 Phương thức: tự sự 0,5 I.2 Yếu tố miêu tả: tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà, hăm hở dọn 0,5 nhà, quà ngổn ngang, cây mai nguyên lá, mái nhà xanh rêu, quà năm cũ còn nguyên, vương bụi, bố mẹ rưng rưng. 18 I.3 I.4 II.1 II.2 (HS nêu được từ 2/3 cho 0,5đ; từ ½ cho 0,25đ; không cho điểm nếu HS tìm dưới ½ hoặc không nêu được, nêu sai.). - “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”. - “Năm nay có tết rồi!”. - Đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép. HS nêu được một thông điệp có ý nghĩa, ví dụ: - Là con cái, dù đi đâu thì tết cũng nên về sum họp cùng gia đình. - Tết không quan trọng ở vật chất đủ đầy, điều quan trọng là cả gia đình được sum họp đầm ấm. ... a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau: * Giới thiệu về tình cảm gia đình. * Giải thích: Tình cảm gia đình là gì? Tình cảm gia đình là mối liên hệ khăng khít, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau (ông bà - bố mẹ - con cái, anh - chị - em), được biểu hiện thông qua lời nói và hành động, cách ứng xử của từng thành viên. * Vai trò của tình cảm gia đình: + Đối với cá nhân: tạo động lực, lan tỏa yêu thương. + Đối với xã hội: tạo nên một xã hội vững mạnh, tràn đầy niềm vui, yêu thương. * Chúng ta cần làm gì để xây dựng tình cảm gia đình bền chặt? trong hành động và ứng xử. * Khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tình cảm gia đình. (Trong khoảng 20 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm). d. Sáng tạo: HS có cách viết độc đáo, linh hoạt. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. a. Đảm bảo thể thức của một bài văn tự sự b. Xác định đúng vấn đề tự sự c. Triển khai hợp lí nội dung bài viết: Có thể trình bày theo hướng 19 0,25 0,25 0,5 1,0 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 4,0 sau: – Giới thiệu tên trường xưa, tưởng tượng đến trường vì lí do nào? đi bằng phương tiện gì? – Miêu tả con đường đến trường: hãy so sánh con đường lúc đó và sau này. – Miêu tả sân trường? (so sánh xưa – nay), các cây xanh trong trường thay đổi thế nào ? ghế đá,… – Miêu tả các phòng lớp (phòng vi tính,dụng cụ…). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội..So sánh trước kia với hiện tại. – Tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa, nêu lên cảm xúc lúc đó của em. – Nói về gặp lại thầy cô, những ai còn vẫn đang còn dạy, những ai đã nghỉ hưu. Kể về kỉ niệm gắn bó với những thầy cô thân thiết nhất. – Gặp lại thầy cô chủ nhiệm lớp. Thầy cô đó đã thay đổi ra sao, miêu tả những thay đổi ngoại hình, khuôn mặt. – Thầy cô trò nhắc lại kỉ niệm lúc xưa cách đây 20 năm: + Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình các bạn cũ và công việc của họ hiện tại. + Tâm trạng của thầy cô giáo sau khi nghe câu chuyện em kể thế nào ? cảm xúc ra sao ? + Cảm xúc của em lúc đó thế nào ? (xúc động, buồn…) d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. 0,25 e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25 TV. * Bổ sung, rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ............................................................................................ ============================================ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan