Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Đề thi lớp 9 đề thi học sinh giỏi ngữ văn 9 có đáp án số 15...

Tài liệu đề thi học sinh giỏi ngữ văn 9 có đáp án số 15

.DOC
4
141
113

Mô tả:

Trêng THCS Yªn T©m §Ò thi m«n Ng÷ V¨n Thêi gian lµm bµi: 150’ Hä vµ tªn ngêi ra ®Ò TrÇn ThÞ lan ®Ò thi Câu 1 (3 điểm): Cho đoạn văn sau: ... “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đến đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.” (Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam, Ngữ văn 7, tập I) a. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn. b. Tác dụng của biện pháp tu từ ấy? c. Viết một đoạn văn ngắn từ 10 đến 15 câu nói lên cảm nghĩ của em về món quà đặc biệt này của quê hương. Câu 2 (5 điểm) : Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: ... “ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa! ” (Bếp lửa – Bằng Việt , Ngữ văn 9, tập I) Câu 3 (12 điểm) Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp qua đọan trích: “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều) dưới ngòi bút thần diệu của Nguyễn Du. ----------Hết---------- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM A.YÊU CẦU CHUNG: -Bài thi kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh nhằm chọn được đội tuyển học sinh giỏi cấp Huyện lớp 9. -Thang diểm 20, chiết dến 0,5. Điểm bài thi là điểm tổng các câu đề. -Khuyến khích, trân trọng những bài viết sáng tạo, có hồn văn, có cảm xúc thật sự. B.YÊU CẦU CỤ THỂ: Câu 1: (3 điểm) *Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh xác định được biện pháp tu từ trong đoạn văn, chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ ấy. - Biết viết một đoạn văn hoàn chỉnh nêu lên suy nghĩ của mình về món quà giản dị, đặc biệt của quê hương: cốm *Yêu cầu về kiến thức: a. Học sinh chỉ ra được biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: So sánh b. Chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh ở đây là: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho đoạn văn, tăng giá trị của món quà giản dị mà đầy ý nghĩa của quê hương: Cốm c. Học sinh biết viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh trình bày được những cảm nhận sâu sắc nhất của mình về món quà giản dị, đặc biệt, mang hương vị quê hương, của dân tộc ta. Trong đoạn văn, học sinh bộc lộ được những tình cảm của mình : tự hào, yêu quý, trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc... * Biểu điểm: Các ý a, b, c mỗi ý cho 1 điểm. Câu 2: (5 điểm) * Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh biết làm một bài văn kiểu cảm nhận một đoạn trích trong một tác phẩm văn học. Bài viết phải trong sáng, diễn đạt trôi chảy, hành văn mạch lạc, thể hiện được khả năng cảm thụ và thẩm thấu giá trị văn chương. - Phát hiện được vẻ đẹp của đoạn trích qua giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. - Bài viết phải có bố cục rõ ràng, hợp lý. * Yêu cầu về kiến thức: Bài làm phải đạt được các yêu cầu sau đây: - Giới thiệu được tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa. - Sau những câu thơ nói về hình ảnh Bếp lửa, khơi nguồn cho dòng hồi tuởng là những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà gắn liền bếp lửa, khổ thơ trên là suy ngẫm về bà và cuộc đời bà. + Cảm nhận được hình ảnh của bà luôn gắn liền với hình ảnh Bếp lửa, ngọn lửa, gắn liền với sự tảo tần, sự hy sinh chăm lo cho mọi người... Ngọn lửa ấy đã nâng bước cháu đi trên chặng đường dài ...người cháu yêu bà, hiểu bà vì thế mà hiểu thêm dân tộc mình, nhân dân mình: “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi...Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui...” + Cảm nhận được bếp lửa chính là biểu thị của tình bà, sự chăm chút của bà, bếp lửă gắn với những gian khó của cuộc đời bà. Chính vì thế mà tác giả đã cảm nhận được bếp lửa bình dị mà thân thuộc, kỳ diệu, thiêng liêng: Ôi kỳ lạ và thiêng liêng- bếp lửa! + Cảm nhận được bài thơ với giọng thơ hồi tưởng, cảm xúc, ngôn từ mộc mạc, giản dị, sử dụng từ ngữ hiệu quả, các biện pháp tu từ... nhà thơ đã thể hiện tình cảm bà cháu hết sức chân thành mà cảm động... *Biểu điểm: - Đạt tối đa các yêu cầu trên: cho 5 điểm - Đạt 2/ 3 số ý nội dung, kỹ năng tương đối tốt: cho 4 điểm. - Đạt 1/2 số ý nội dung, kỹ năng chưa tốt: Cho 3 điểm - Đạt 1/3 số ý nội dung, chưa đúng kiểu bài cảm nhận: Cho 2 điểm - Viết sơ sài, kỹ năng yếu: cho 1 điểm ( Các mức điểm còn lại giáo viên tự chiết cho linh hoạt) Câu 3: (12 điểm) *Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh biết viết một bài văn nghị luận kết hợp các yếu tố để làm rõ nội dung của đoạn thơ : Bức tranh thiên nhiên mùa xuân qua bút pháp nghệ thuật tài tình của tác giả. - Bố cục rõ ràng, hợp lý, hành văn trong sáng, diễn đạt tốt. *Yêu cầu về kiến thức: Học sinh làm rõ các yêu cầu sau: - Bằng nghệ thuật miêu tả sắc sảo, điêu luyện kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng, tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp, đầy sức sống và qua đó nói lên được tâm trạng nhân vật. - Thời gian, không gian được nói đến trong đoạn thơ rất điển hình: Tiết thanh minh, tháng 3, tháng cuối cùng của mùa xuân, cảnh vật đẹp và trong sáng. Bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân thể hiện rõ nhất trong 2 câu thơ: Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điẻm một vài bông hoa Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết... Cảnh vật có hồn chứ không tĩnh tại. - Trong ngày thanh minh, tác giả đã chú ý miêu tả hai hoạt động cùng diễn ra một lúc: Lễ tảo mộ ( đi viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ người thân), Hội đạp thanh (đi chơi xuân ở chốn đồng quê)... Bằng việc sử dụng những từ ngữ mang tính chất đặc tả, các từ ghép, tính từ, danh từ, động từ, cách nói ẩn dụ... gợi lên hình ảnh từng đoàn người đi chơi xuân nhộn nhịp như chim én, chim oanh ríu rít. Trong lễ hội mùa xuân tấp nập ấy, nổi bật nhất là những nam thanh, nữ tú... Qua cuộc du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả ngợi ca một truyền thống văn hoá lễ hội xa xưa... - Kết thúc buổi lễ hội là cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về, cảnh vẫn đẹp, vẫn mang cái thanh dịu của mùa xuân: Nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang... mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: Mặt trời từ từ ngả bóng về Tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Cảnh nhộn nhịp của lễ hội không còn nữa, cảnh mờ đi và nhạt dần, lặng dần.... Cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà linh cảm về điều sắp xẩy ra đã xuất hiện... Kết luận: Dưới ngòi bút thần diệu của Nguyễn Du, bức tranh thiên nhiên mùa xuân hiện lên tuyệt đẹp, đầy sức sống, thể hiện được tâm trạng nhân vật và dự cảm về điều sắp xảy ra. * Biểu điểm: -Bài làm dạt tối đa các yêu cầu trên : 12 điểm - Bài làm đạt 2/3 số ý về nội dung, kỹ năng được, còn mắc lỗi nhỏ: 10 điểm - Bài làm đạt ½ số ý nội dung, có kỹ năng làm bài, bố cục hoàn chỉnh, diễn đạt tương đối tốt cho 8 điểm - Bài làm đạt 1/2 số ý về nội dung, kỹ năng chưa đáp ứng được yêu cầu của một bài nghị luận, văn viết còn khô khan: Cho 6 điểm Đạt 1/3 số ý về nội dung, kỹ năng còn non: Cho 4 điểm - Bài viết sơ sài, kỹ năng yếu : Cho 2 điểm (Các mức điểm còn lại giáo viên tự chiết cho linh hoạt) --------------Hết----------
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan