Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đề thi học kì môn văn lớp 11

.PDF
3
150
53

Mô tả:

TRƯỜNG THPT LỘC PHÁT SỞ GD & ĐT LÂM ĐỒNG 2017 TRƯỜNG THPT LỘC PHÁT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2016 MÔN THI: NGỮ VĂN 11 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ CHÍNH THỨC PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi : "… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại. ...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...” (Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015) Câu 1.( 0,5 điểm) Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. Câu 2. (0,75 điểm) Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Câu 3. (1.0 điểm) Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? Câu 4. (0.75 điểm) Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn bản trên. II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về tâm sự của 4 cô giáo trường mẫu giáo An Hiệp, huyện Tuy An, Phú Yên cứu 13 học sinh mẫu giáo khỏi lũ dữ vào ngày 13/12/2016: “Thà cô chết chứ không để trò chết”. (Tuổi trẻ, ngày 15/12/2016) Câu 2. (5.0 điểm) "Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. (Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 11,Tập 1, NXB Giáo dục, năm 2014) Từ đoạn trích trên, anh (chị) hãy trình bày cảm nhận về vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. ……….……………..HẾT………………………….. TRƯỜNG THPT LỘC PHÁT ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM TỔ NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN 11 – NĂM HỌC: 2016 - 2017 PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Câu 1.( 0,5) Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay. Câu 2. (0,75) Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận so sánh. Câu 3. (1,0) Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí  Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet.  Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha. Câu 4: ( 0,75) Phong cách ngôn ngữ báo chí. II LÀM VĂN 1 Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về tâm 2.0 sự của 4 cô giáo trường mẫu giáo An Hiệp, huyện Tuy An, Phú Yên cứu 13 học sinh mẫu giáo khỏi lũ dữ vào ngày 13/12/2016: “Thà cô chết chứ không để trò chết”. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận. d. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. - Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận Học sinh trình bày quan điểm riêng của mình. Câu trả lời cần chặt chẽ, hợp lí, có sức thuyết phục. Có thể nêu một số ý sau: 0,25 - Xác định đúng vấn đề của đoạn văn: hành động của các cô giáo trường mẫu giáo An Hiệp, huyện Tuy An, Phú Yên cứu 13 học sinh mẫu giáo khỏi lũ giữ vào ngày 0,5 13/12/2016: “Thà cô chết chứ không để trò chết”. - Nhận định, đánh giá: + Về hành động, việc làm của các cô giáo: thể hiện sự yêu thương học sinh, lòng 1,25 dũng cảm… + Thái độ bản thân: khâm phục, kính trọng… 2 Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù 5.0 của Nguyễn Tuân. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật Huấn Cao. 0.50 - Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao * Huấn Cao mang cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; có khí phách của một trang anh 2.25 hùng nghĩa liệt; sáng ngời vẻ đẹp trong sáng của người có thiên lương,… * Vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng ở Huấn Cao kết tinh trong cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Ở đó, cái đẹp, cái thiện 1.00 và nhân cách cao cả của con người đã chiến thắng, tỏa sáng. * Qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt ; cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời. Đồng thời, nhà văn cũng thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc. 0.25 * Nhận xét chung về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân. 0.50 - Nhận định chung về nhân vật; giá trị nội dung của tác phẩm và những đóng góp của Nguyễn Tuân trong nền văn học dân tộc. 0.50 d. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10.00 điể m
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan