Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Đề thi lớp 11 đề thi học kì môn lịch sử lớp 11...

Tài liệu đề thi học kì môn lịch sử lớp 11

.PDF
4
377
73

Mô tả:

SỞ GD & ĐT LÂM ĐỒNG THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017 TRƯỜNG THPT LỘC PHÁT MÔN LỊCH SỬ 11 Thời gian làm bài: 45 Phút (Đề gồm 2 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(5 ĐIỂM) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất Câu 1: Hội Quốc liên ra đời nhằm mục đích A Bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới B Duy trì một trật tự thế giới mới C Giải quyết tranh chấp quốc tế D Khống chế sự lũng đoạn của các công ti xuyên quốc gia Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 A Tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923 B Người dân không đủ tiền mua hàng hóa. C Các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất. D Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, cung vượt cầu Câu 3: Chính quyền được thành lập ở Nga sau cách mạng tháng Hai là A Chính quyền của giai cấp tư sản B Nền chuyên chính của giai cấp vô sản C Nền chuyên chính của quý tộc và phong kiến D Chính phủ tư sản lâm thời và chính quyền xô viết song song tồn tại Câu 4: Hitle làm thủ tướng thiết lập nền chuyên chính độc tài vào A Ngày 30/2/1933 B Ngày 30/1/1933 C Ngày 30/3/1933 D Ngày 30/4/1933 Câu 5: Nước Nga Xô Viết bước vào thời kì xây dựng đất nước A Năm 1921 B Năm 1917 C Năm 1920 D Năm 1919 Câu 6: Năm 1938 tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng 28% đứng đầu Châu Âu về sản lượng A Sắt, thép B Thép, điện C Sắt, điện D Thép, nhôm Câu 7: Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng mang tính chất A Cách mạng dân chủ B Cách mạng xã hội chủ nghĩa C Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới D Cách mạng tư sản Câu 8: Việt Nam đang tiến hành công cuộc cải cahs mở cửa có tiếp thu và học hỏi yếu tố nào trong chính sách kinh tế mới của Liên Xô? A Thực hiện chính sách trưng thu lương thực thừa. B Tư nhân, tư bản nước ngoài được đầu tư, nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt C Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần D Thực hiện chế độ thu thuế lương thực Câu 9: Sau khi nền cầm quyền Hitle đã thiết lập nền chuyên chính độc tài công khai với chính sách đối nội là A Trung lập B Hòa bình C Hiếu chiến xâm lược D Phản động Câu 10: Chính sách mới của Ru dơ ven có tác dụng với nền kinh tế Mĩ là A Khôi phục được sản xuất B Xoa dịu mâu thuẫn xã hội C Duy trì chế độ dân chủ tư sản D Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp Câu 11: Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc vào A Năm 1929 B Năm 1931 C Năm 1932 D Năm 1933 Câu 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã họp ở Vec xai (Pháp) nhằm A Bàn cách phát triển kinh tế Châu Âu B Bàn cách đối phó chống lại Liên Xô C Kí kết một loạt các hòa ước và hiệp ước để phân chia quyền lợi D Bàn cách hợp tác về quân sự Câu 13: Để vượt qua khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương A Thực hiện dân chủ, mở cửa, ứng dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật B Thực hiện chính sách kinh tế mới C Thực hiện chế độ chuyên chế độc tài phát xít giống như nước Đức D Quân phiệt bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài Câu 14: Người thực hiện chính sách kinh tế mới và đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là A Lênin B Ru dơ ven C Ai xen hao D Tru man Câu 15: Cách mạng tháng Hai - 1917 đã A Giải quyết được mâu thuẫn giữa giai câp tư sản và vô sản B Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng C Đưa nước Nga ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất D Giải quyết được vấn đề ruộng đất và dân tộc Câu 16: Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 là A Tổng khởi nghĩa giành chính quyền B Khởi nghĩa từng phần C Chuyển từ bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang D Biểu tình thị uy Câu 17: Chính sách kinh tế mới của …… khởi xướng được Đảng Bôn – sê – vích thực hiện vào tháng 3 năm 1921 A Truman B Ai xenhao C Lênin D Ru dơ ven Câu 18: Chính sách đối ngoại của Ru dơ ven trong quan hệ với khu vực Mĩ latinh là A Chính sách láng giềng thân thiện B Can thiệp bằng vũ trang C Sử dụng đồng tiền đôla, buộc các nước khác phụ thuộc vào mình. D Gây chiến tranh xâm lược Câu 19: Để duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, các nước thắng trận đã thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên gọi là A Hội Quốc liên B Hội liên hiệp quốc tế mới C Hội tư bản D Tổ chức Liên hợp quốc Câu 20: Cách mạng tháng 10 Nga là cuộc cách mạng A Xã hội chủ nghĩa B Xã hội dân chủ C Xã hội cộng sản D Xã hội tư bản B. TỰ LUẬN(5 ĐIỂM) Câu 1: Hãy cho biết cuộc cách mạng tháng Hai thành công có ý nghĩa gì ? ( 1 điểm) Câu 2: Phân tích quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật? (3 điểm) Câu 3: Phân tích sự phân hóa trong thế giới tư bản sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ( 1điểm) -------------------------------HẾT-----------------------------BÀI LÀM Đáp án SỞ GD & ĐT LÂM ĐỒNG THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017 TRƯỜNG THPT LỘC PHÁT MÔN LỊCH SỬ 11 Thời gian làm bài: 45 Phút (Đề gồm 2 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM A. TRẮC NGHIỆM Đề 101 Đáp án : 1. C 2. B 3. B 4. D 5. B 6. B 7. C 8. C 9. B 10. D 11. A 12. D 13. C 14. D 15. D 16. A 17. C 18. A 19. A 20. A Đề 102 Đáp án : 1. A 2. D 3. C 4. A 5. B 6. C 7. C 8. C 9. A 10. B 11. D 12. D 13. D 14. A 15. B 16. B 17. A 18. C 19. D 20. B Đề 103 Đáp án : 1. D 2. B 3. D 4. D 5. A 6. B 7. A 8. A 9. C 10. A 11. D 12. A 13. D 14. C 15. C 16. B 17. B 18. C 19. C 20. B Đề 104 Đáp án : 1. B 2. D 3. D 4. B 5. A 6. B 7. C 8. C 9. D 10. A 11. D 12. C 13. D 14. B 15. B 16. C 17. C 18. A 19. A 20. A B. TỰ LUẬN Câu 1: Hãy cho biết cuộc cách mạng tháng Hai thành công có ý nghĩa gì ? ( 1 điểm) Lật đổ chế độ Nga Hoàng.(0.5) Là tiền đề cho cuộc cách mạng tháng 10-1917(0.5) Câu 2: Phân tích quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật? (3 điểm) - Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết những khó khăn trong nước, giới cầm quyền Nhật chủ trương quân Phiệt hoá bộ máy nhà nước gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài. (1.0) - Quá trình quân phiệt ở Nhật kéo dài trong suốt thập kỉ 30.(0.5) - Tăng cường chạy đua vũ trang, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Trung Quốc.(0.5) - Năm 1933 Nhật xâm chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc đã nhen lên lò lửa chiến tranh.(1.0) Câu 3: Phân tích sự phân hóa trong thế giới tư bản sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 (1 điểm) + Các nước Mĩ, Anh, Pháp vốn là các nước “đế quốc già” đã tiến hành cải cách kinh tế, xã hội để vượt qua khủng hoảng.(0.5) + Đức, Italia, Nhật Bản là các nước “đế quốc trẻ”, bại trận hoặc không được hưởng lợi từ chiến tranh thế giới thứ nhất đã tìm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới- phát xít hóa bộ máy chính quyền – chuẩn bị gây chiếm tranh chia lại thế giới.(0.5)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan