Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đề thi cóp trên 247

.DOC
24
907
55

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ - KỲ THI LÀO CAI Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 180 p Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Đối với những người làm thuê số 1 Việt Nam, công việc cũng giống như một trò chơi. Hay say mê trò chơi công việc cũng giống như cac game thủ đam mê với trò chơi Võ lâm truyền kỳ hiện nay. Điểm khác biệt duy nhất giữa những người làm thuế số 1 với các gảm thủ chính là họ biết làm chủ bản thân mình. Họ biết rằng mình đang làm gì, công việc của họ đang giúp gì cho bản thân và xã hội. Còn những game thủ, những người đang sa đà vào một trò giải trí không hơn không kém, thì lại thiếu một điểm tôi cho là rất quan trọng đó là thiếu tự chủ, thiếu khả năng làm chủ bản thân. Hiểu một cách nào đó thì chúng ta đều là những người làm thuê cho nhau. Điều quan trọng nhất là khả năng làm chủ bản thân. (Huỳnh Duy – Việt báo) Câu 1. Thao tác lập luân chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên? (0,25 điểm) Câu 2. Nội dung khái quát của văn bản trên? (0,5 điểm) Câu 3. Phần gạch chân trong câu sau là thành phần gì của câu? (0,25 điểm) Còn những game thủ, những người đang sa đà vào một trò giải trí không hơn không kém, thì lại thiếu một điểm tôi cho là rất quan trọng đó là thiếu sự tự chủ, thiếu khả năng làm chủ bản thân. A.Vị ngữ B.Trạng ngữ C.Phụ chú D.Chủ ngữ Câu 4. Viết 4 đến 5 câu trình bày về khả năng làm chủ bản thân của mình (0,25 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Ngày xưa má mẹ cũng hồng Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau Bây giờ tóc mẹ trắng phau Để cho mái tóc trên đầu anh đen Dẫu còn dốc nắng đường quen Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần ………………………………. Lời ru mẹ hát thủa nào Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh Nào là hoa bưởi hoa chanh Nào câu quan họ mái đình cây đa Xin đừng bắt chước câu ca Đi về dối mẹ để mà yêu nhau. (Trích Mẹ của anh – Xuân Quỳnh) TRƯỜNG THPT KIM THÀNH Phần I. Đọc hiểu (3,0 đ) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi (Từ câu 1 đến Câu 4): Văn học dân gian Việt Nam có nội dung phong phú, phản ánh cuộc sống, thể hiện lí tưởng xã hội và đạo đức của nhân dân lao động của dân tộc, được đánh giá như “sách giáo khoa về cuộc sống”. Nó cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên và xã hội, góp phần quan trọng vào sự hình thành nhân cách con người Việt Nam, bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp như: truyền thống yêu nước, tinh thần hướng thiện, trọng nhân nghĩa, giàu tình thương…Nó là một kho tàng chứa đựng các truyền thống nghệ thuật dân tộc, từ ngôn ngữ đến các hình thức thơ ca, các phương pháp xây dựng nhân vật, thể hiện đề tài, cốt truyện…. (Theo Ngữ văn 10 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục 2013) Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25đ) Câu 2: (Nêu nội dung chính của đoạn văn? (0,25đ) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi (từ Câu 5 đến Câu 8): (1) Có những vĩ nhân được nhân loại khắc tên Bởi những tấm bằng xứng danh trong lịch sử Và có những tấm bằng chứng nhận những việc làm tuy nhỏ Nhưng cố gắng hết mình, vẫn quý trọng biết bao! (2) Có được điều lớn lao Từ những gì nhỏ bé Đừng bao giờ chứng minh cuộc đời bằng những gì không thể Như những tấm bằng không bằng được chính ta. (Trích Tấm bằng – Hoàng Ngọc Quý, theo Văn học và Tuổi trẻ) Câu 5: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? (0,25 đ) Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong cả hai khổ thơ trên? (0,25đ) Câu 7: Ở khổ thơ (1), tác giat muốn bày tỏ điều gì? (0,5 đ) Câu 8: Là một học sinh sắp sửa bước vào kỳ thi THPT Quốc Gia, anh/chị suy nghĩ gì về lời nhắn gửi trong hai câu cuối của khổ thơ (2)? Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng (0,5 đ) Phần II. Làm văn (7,0 đ) Câu 1: (3,0 đ) Hạnh phúc trong tầm tay Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 2: (4,0 đ) Tình mẫu tử chính là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn của những người mẹ. Từ sự cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ (Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Văn bản 2 … “Những đêm trăng hiền từ Biển như cô gái nhỏ Thầm thì gửi tâm tư Quanh mạn thuyền sóng vỗ Cũng có khi vô cớ Biển ào ạt xô thuyền (Vì tình yêu muôn thuở Có bao giờ đứng yên?) Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu, về đâu Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau - rạn vỡ” ( Trích Thuyền và biển - Xuân Quỳnh) 1. Văn bản trên viết bằng thể thơ nào? (0.25) 2. Đọc đoạn thơ, anh/ chị liên tưởng đến tác phẩm nào đã được học? Hãy chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm đã học với đoạn thơ trên. (0.75đ) 3. Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau. Nêu ngắn gọn hiệu quả thẩm mĩ của biện pháp nghệ thuật ấy. (0.5đ) Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau- rạn vỡ Phần II: Làm văn Câu 1: Nghị luận xã hội (3 điểm) Viết bài luận trình bày suy nghĩ về phát biểu sau của nhà hoạt động nhân quyền Mĩ gốc Phi, người được nhận giải Nobel Hòa bình năm 1964: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt”. Câu 2: Nghị luận văn học (4 điểm) “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” (Vợ nhặt - Kim Lân) “Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt” (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) Trình bày cảm nhận của anh/chị về chi tiết “dòng nước mắt” trong những câu văn trên. TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN III HUỆ NĂM HỌC: 2014 - 2015 ---------Môn thi: Ngữ văn (Đề thi có 02 trang) Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) 1. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Trên những trang vở học sinh Trên bàn học trên cây xanh Trên đất cát và trên tuyết Tôi viết tên em …Trên sức khỏe được phục hồi Trên hiểm nguy đã tan biến Trên hi vọng chẳng vấn vương Tôi viết tên em Và bằng phép màu một tiếng Tôi bắt đầu lại cuộc đời Tôi sinh ra để biết em Để gọi tên em TỰ DO ( Tự do – Pôn Ê-luy-a - SGK Ngữ văn 12, cơ bản, tập 1,tr. 120) Câu 1. Cho biết đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào? (0,25 điểm) Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên (0,5 điểm) Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (0,25 điểm) Câu 4. Anh/chị hãy giải thích ngắn gọn mục đích của tác giả khi viết từ TỰ DO ở cuối bài thơ bằng chữ in hoa?(0,5 điểm) 2. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: “Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái “ (1)Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại…. …(2)Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy. …(3)Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.” (Dẫn theo http://vanhoagiaoduc.vn/tu-ruou-cua-nguoi-viet-va-tu-sach-cua-nguoi-do-thai19029.html) Câu 5. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm) Câu 6. Các ý trong đoạn trích trên được trình bày theo kiểu nào? (0,25 điểm) Câu 7. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của toàn bộ đoạn trích trên (0,5 điểm) Câu 8. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Đừng quên Cái Ác vỗ vai cái Thiện Cả hai cùng cười đi về tương lai (Đừng quên – Trần Nhật Minh) Dựa vào ý những câu thơ trên, viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa cái thiện và cái ác. Câu 2. (4,0 điểm) Về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (sách Ngữ văn 12) có ý kiến cho rằng: Đó là một truyện ngắn thấm đẫm chất hiện thực. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một tác phẩm giàu chất trữ tình. Từ cảm nhận của mình về tác phẩm, anh/chị hãy bình luận về các ý kiến trên Đáp án đề thi thử THPT lần 3 môn Văn - THPT chuyên Nguyễn Huệ năm 2015 Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1. Đoạn thơ trên thuộc thể thơ tự do - Điểm 0,25: Trả lời đúng câu hỏi - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 2. Hai biện pháp tu từ: điệp từ (trên, tôi, em); lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ Tôi viết tên em…) hoặc nhân hóa (gọi tự do là em)… - Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ theo cách trên - Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ theo cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 3. Đoạn thơ bộc lộ tình yêu Tự do tha thiết, mãnh liệt của tác giả - Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 4. Tác giả viết hoa từ TỰ DO ở cuối bài nhằm mục đích: - Thể hiện sự thiêng liêng, cao cả của hai tiếng TỰ DO - Nhấn mạnh đề tài của bài thơ, giải thích tình cảm gắn bó, khao khát, tôn thờ, … của tác giả dành trọn cho TỰ DO. TỰ DO là tất cả những gì ông mong mỏi, mơ ước mọi lúc, mọi nơi Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ. - Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên - Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả Câu 5. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí - Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 6. Các ý trong đoạn trích trên được trình bày theo kiểu quy nạp - Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 7. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. - Điểm 0,5: Ghi lại đúng câu văn trên - Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời Câu 8 . Nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. - Điểm 0,5: Nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt. - Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau: + Nêu 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt nhưng không phải là quan điểm riêng của bản thân mànhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho; + Nêu 02 giải pháp để phát triển “văn hóa đọc” của người Việt nhưng không hợp lí; + Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục; + Không có câu trả lời. II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yê cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đối với mối quan hệ giữa Thiện và Ác trong cuộc sống - Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm): - Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giải thích khái niệm Thiện , Ác. + Trong cuộc sống Thiện và Ác luôn tồn tại trong mỗi con người và ở xung quanh chúng ta. Chúng có mối quan hệ đối lập nhưng đôi khi lại thúc đẩy nhau phát triển. Đó là quy luật cuộc sống. + Cần có cái nhìn tỉnh táo để phát hiện ra Thiện và Ác từ đó mà có hành động thiết thực để đẩy lui cái Ác, phát huy cái Thiện trong xã hội cũng như ở chính mình. + Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, + Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề lựa chọn việc làm và thái độ/quan điểm/cách đánh giá về Thiện, Ác… - Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. - Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Câu 2. (4,0 điểm) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ p * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và n chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cả - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đ - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): Vợ chồng A Phủ vừa là một truyện ngắn thấm đẫm chất h - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm): - Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm + Phân tích để thấy Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn vừa có tính hiện thực, vừa là tác phẩm giàu chất tr ++ Chất hiện thực Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được các ý sa Tây Bắc trước cách mạng tháng 8, khi số phận những người dân nghèo nô lệ vô cùng khổ nhục (thông qua nh ngang nhiên lộng hành, áp bức, bóc lột, hành hạ người dân nghèo một cách tàn bạo; trong hoàn cảnh đó, ngư mãnh liệt của mình, bằng tình yêu thương những người cùng giai cấp, họ đã vượt thoát khỏi cuộc sống nô lệ, ++ Chất trữ tình: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được vẻ đẹp trữ tục tập quán đẹp ở vùng rẻo cao mỗi độ xuân về; khi miêu tả tâm trạng đầy sức sống của Mị trong đêm tình m đoạn Mị cởi trói cho A Phủ… + Đánh giá về sự hài hòa , đan quyện giữa chất hiện thực và chất trữ tình Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. - Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả Nguồn: Dethi.violet SỞ GD - ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2 ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA Môn: Ngữ văn (Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gia Câu 1:(3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống c đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng m đến 20 dola. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé và đặt mộ nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho a ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh qua đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.” (Quà tặng cuộc sống) a. Nội dung câu chuyện trên là gì?(0,5 điểm) b.Theo anh/chị hai nhân vật: em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao?.(0,5 điểm) c. Tại sao người thanh niên lại hủy điện hoa để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa?(0,5 điểm) d. Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì? (0,5 điểm) e. Đọc xong văn bản trên, anh/chị nghĩ đến câu tục ngữ hay ca dao nào? Hãy ghi lại câu tục ngữ hay ca Câu 2: (3,0 điểm) “Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nha Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên? Câu 3: (4,0 điểm) Phân tích nhân vật Mai (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) và chị Chiến (Những đứa con trong gia người con gái Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Đáp án đề thi thử THPTQG môn Văn - THPT Thuận T A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, trá cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với ch - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm thi phải đảm bảo không sai lệch với tổ - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm B. Hướng dẫn chấm cụ thể Câu 1 (3,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản. - Diễn đạt rõ ràng,không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: a. Nội dung câu chuyện: ngợi ca lòng hiếu thảo của cô bé mồ côi và bài học về cách ứng xử với các đấng sinh Điểm 0,5: Trả lời đúng phương án trên. Điểm 0,25: Trả lời đúng một phần phương án trên. Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. b. Trong câu chuyện trên, cả cô bé và anh thanh niên đều là những người con hiếu thảo. Vì cả hai người đều động cảm ơn của hai người lại bộc lệ theo hai cách khác nhau. Mẹ cô bé đã mất, cô vẫn muốn tự tay đặt bó h xôi nên muốn dùng dịch vụ gửi quà. Nhưng sau khi chứng kiến tình cảm của cô bé dành cho mẹ anh đã nhận Điểm 0,5: Trả lời đúng nội dung trên. Điểm 0,25: Trả lời đúng một phần nội dung trên. Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. c. Người thanh niên hủy điện hoa vì anh được đánh thức bởi hành động cảm động của cô bé. Vì anh hiểu ra rằ hiện cùng với tình cảm chân thành của mình dành cho mẹ. Và điều mẹ cần ở anh là thấy anh mạnh khỏe, an to Điểm 0,5: Trả lời đúng nội dung trên. Điểm 0,25: Trả lời đúng một phần nội dung trên. Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. d.Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là: cần yêu thương trân trọng đấng sinh thành, nhất là ng và tặng như thế nào mới là ý nghĩa là điều mà không phải ai cũng làm được. Điểm 0,5: Trả lời đúng nội dung trên. Điểm 0,25: Trả lời đúng một phần nội dung trên. Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. e. Thí sinh có thể dẫn ra một trong những câu ca dao, tục ngữ sau: (1,0 điểm) Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Chiều chiều ngó ngược, ngó xuôi Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương. Mẹ già đầu bạc như tơ Lưng đau con đỡ, mắt mờ con nuôi. Câu 2: 3,0 điểm a. Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây: * Giải thích ý kiến: (0,5 điêm) - Người nấu bếp, người quét rác, thầy giáo, kĩ sư: những nghề nghiệp khác nhau của con người trong xã hội. - Nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau: nghề nào cũng đáng được trân trọng, cũng cao quý. Ng góp sức mạnh cho sự phát triển của xã hội. * Bình luận ý kiến: (2,0 điểm) - Mỗi nghề nghiệp đều nảy sinh từ nhu cầu xã hội nên có đặc điểm, vị trí riêng không thể thay thế trong cuộc - Làm nghề gì, người lao động cũng cần nhiều thời gian và công sức, có thể là lao động cơ bắp, cũng có thể l động chân chính của mình để xây dựng xã hội. Do vậy, họ đáng được tôn vinh (dẫn chứng) - Phê phán quan niệm lệch lạc của một số người: coi trọng lao động trí óc, xem thường lao động chân tay, chạ * Bài học nhận thức và hành động: (0,5 điểm) - không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý và nghề thấp hèn. Cần có thái độ đúng đắn kh chọn nghề phù hợp với năng lực, với ước mơ, hoàn cảnh của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội. - Cần yêu nghề và tích cực trau dồi năng lực để cống hiến cho xã hội. Cách cho điểm: - Điểm 3 : Đáp ứng tất cả các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả diễn đạt. - Điểm 2 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 1: Đáp ứng được một phần yêu cầu về kiến thức, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài. Câu 3: 4,0 điểm a. Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây: * Giới thiệu chung về hai tác phẩm, nhân vật: (0,5 điểm) - Rừng xà nu: Nguyễn Trung Thành viết về những anh hùng ở làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống M mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Nhân vật Mai trong tác phẩm không được khắc họa nhiều chiến: tình yêu cách mạng, tình yêu gia đình và một bản lĩnh kiên cường, bất khuất. - Những đứa con trong gia đình: Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông côn phóng năm 1966. Có thể nói Nguyễn Thi là một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng họ anh dũng, kiên cường, trong gia đình họ đảm đang, nhân hậu. Nhân vật Chiến cũng vậy, ba má đều chết những vậy, Chiến còn tham gia du kích từ khi còn nhỏ, hăng hái tòng quân giết giặc. * Phân tích hai nhân vật: (3,0 điểm) - Nhân vật Mai: + Sớm giác ngộ cách mạng, tình yêu đối với cách mạng: cùng với Tnu che giấu cán bộ, giúp đỡ cán bộ... + Từ nhỏ đã là một cô bé thông minh, khéo léo: cùng với Tnu học chữ, lên rừng bảo vệ các chiến sĩ cách mạn + Lớn lên là một người mẹ yêu thương con, sẵn sàng hi sinh thân mình để che chở đứa con thơ. + Một người phụ nữ kiên cường, bản lĩnh, giàu tinh thần cách mạng: Sẵn sàng chịu đòn roi kẻ thù nhưng khô nhìn kẻ thù:bình tĩnh mà đầy sức mạnh... - Nhân vật chị Chiến: + Chiến sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước: ông nội, ba má đều chết trong chiến tranh. Do vậy dù tham gia cách mạng, mang quyết tâm trả nợ nước thù nhà. + Chị Chiến là người con gái lớn đảm đang, yêu thương em, biết vun vén lo toan cho gia đình. + Mang tình yêu đối với cách mạng, quyết tâm đi tòng quân để trả nợ nước, thù nhà. + Bản lĩnh kiên cường, dũng cảm, không lùi bước trước kẻ thù. * Nhận xét, đánh giá về hai nhân vật: (0,5 điểm) - Điểm giống nhau: + Cả hai nhân vật đều là những người con gái trẻ tuổi nhưng đã sớm giác ngộ cách mạng, mang một tình yêu kẻ thù. + Họ không chỉ là những chiến sĩ trẻ đầy bản lĩnh mà còn là người con gái của gia đình: biết yêu thương, vun + Hai nhân vật đều mang vẻ đẹp của người con gái ViệtNamnói chung: giỏi việc nước, đảm việc nhà. - Điểm khác nhau: + Mai là người con gái Tây Nguyên bản lĩnh rắn rỏi, nhưng do Mai chưa nhận thức được chân lí cách mạng nên bất lực ôm đứa con thơ chết dưới đòn roi của kẻ thù. + Chiến là người con gái Nam Bộ bộc trực, thẳng thắn, lớn lên trong giai đoạn chiến tranh ác liệt , nên nhận t quyết tâm đi bộ đội như một nhận thức tất yếu “nếu giặc còn thì tao mất”. Cách cho điểm: - Điểm 3 -4: Đáp ứng tất cả các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả diễn đạt. - Điểm 2 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 1: Đáp ứng được một phần yêu cầu về kiến thức, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦ Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 Trong lần nắng ửng: khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc. Trên giàn thiên lý. Bóng (Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử) xuân sang. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 đ) Câu 2. Tìm các từ láy được sử dung trong đoạn thơ (0,25 đ) Câu 3. Biện pháp tu tử được sử dụng ở đoạn thơ? Nêu ngắn gọn hiệu quả nghệ thuật (0,25đ) Câu 4. Nội dung bao trùm văn bản (0,5đ) Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 5 – 8 Ngày 24/8/2014. Thành ủy, HĐND, UBND, Thành phố Hà Nội tổ chức lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014. Các thủ khoa đều có thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc, nhiều người là những tấm dương vượt khó vươn lên, có công trình nghiên cứu khoa học để tài sáng kiến, giải pháp thiết thực hiệu quả trao giải thưởng trong nước và quốc tế. Tại buổi lễ, thành phố Hà Nội đã tuyên dương 132 thủ khoa xuất sắc gồm 97 thủ khoa là nữ, 37 thủ khoa là nam. Trong đó có 56 thủ khoa là Đảng viên, 29 thủ khoa khối ngành kỹ thuật, 23 thủ khoa khối ngành văn hóa xã hội, 47 thủ khoa khối ngành kinh tế, 17 thủ khoa khối ngành sư phạm, y dược, 16 thủ khoa khối lực lượng vũ trang. (Theo www. Báo mới.com) Câu 5. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25đ) Câu 6. Hãy đặt nhan đề cho văn bản trên (0,5 đ) Câu 7. Cách nêu các con số cụ thể trong văn bản có ý nghĩa như thế nào? (0,25đ) Câu 8. Đọc văn bản, anh/chị có suy nghĩ gì về phương hướng phấn đấu của bản thân trong hiện tại và tương lai? Hãy viết một đoạn văn từ 5 – 10 dòng để bày tỏ (0,5đ) Tuyensinh247 tổng hợp SỞ GD &ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: ...(1) văn bản ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp, cảm ơn sự có mặt của quý đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người… Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào của trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn… Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn. (2) Còn một từ nữa cũng thông dụng không kém các xứ sở văn minh là “xin lỗi”. Ở những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu có ai đó vô ý khẽ chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng cả khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay chờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đều xin lỗi. Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong những lúc người nói cảm thấy mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây di kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn là một cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ… Người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm ơn. …(3) Nếu toa thuốc cảm ơn có thể trị bệnh khiếm nhã, vô ơn, ích kỷ thì toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để cảm ơn và xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta. (Bài viết tham khảo) Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 2: Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm) Câu 3: Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác”? (0,5 điểm) Câu 4: Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi theo quan điểm riêng của mình. Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng. (0,25 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Anh ra khơi Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng Biển một bên và em một bên Biển ồn ào, em lại dịu êm Em vừa nói câu rồi mỉm cười lặng lẽ Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía Biến một bên và em một bên. Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc Thăm thẳm nước trôi nhưng anh không cô độc Biển một bên và em một bên…. 1981. (Trích Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa) Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm) Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: “Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía. Biển một bên và em một bên.” (0,5 điểm) Câu 7. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét về dòng thơ cuối cùng ở mỗi khổ. Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng (0,25 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) “ Việc tổ chức lễ hội cần dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý nguyện của cộng đồng, đồng thời, đề cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và tính nhân văn, loại bỏ các hủ tục không còn phù hợp với xã hội văn minh” Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (Khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên. Câu 2 (4,0 điểm) Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp riêng của hai hình tượng nhân vật Tnú (Rừng xà nuNguyễn Trung Thành) và Việt (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi). SỞ GD&ĐT TÂY NINH ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 (Lần I) TRƯỜNG THPT TÂY NINH MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. (“Hai đứa trẻ” – Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXB GD 2013) a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính? b. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì? c. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu của đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng của nó? Câu 2 (3.0 điểm) “Con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị đánh bại” (“Ông già và biển cả” – Ơ-nít Hê-minh-uê) Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên Câu 3 (5.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành (SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB GD) là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp thanh niên Việt Nam thời kì chống Mĩ”. Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ hình tượng nhân vật Tnú, anh/ chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2015 THPT Tây Ninh - lần 1 Câu Ý N 1 Đọc đoạn văn trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và thực hiện Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của HS, đòi hỏi HS phải huy động - Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số biểu đạt, nội dung chủ yếu của đoạn trích, giá trị nghệ thuật và tác dụng của nó t Yêu cầu cụ thể a. Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn là: tự sự, miêu tả b. Nội dung chính của đoạn văn là: tả khung cảnh thiên nhiên phố huyện lúc chiều t c. - Thủ pháp nghệ thuật: so sánh “phương tây đỏ rực như lửa cháy”; “những đám m - Tác dụng: so sánh nhằm làm nổi bật nét đặc trưng riêng biệt của khung cảnh thi 2 Suy nghĩ từ ý kiến: “Con người có thể bị huỷ diệt chớ không thể bị đánh bại Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của HS, đòi hỏi HS phải hu quan điểm riêng của mình để làm bài. - HS có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xá nghiêm túc; phù hợp với chuẩn mực xã hội và luật pháp quốc tế. Yêu cầu cụ thể 1. Nêu được vấn đề nghị luận 2.a - Giải thích ý kiến - “Con người có thể bị huỷ diệt” vì trong cuộc sống, để tồn tại, để khẳng định mìn đầu với khó khăn, thử thách; với cái ác, cái xấu,… con người có thể sẽ gặp nhiều - “Con người không thể bị đánh bại” chỉ khi con người có niềm tin vào bản thân, * Ý kiến trên đề cao vai trò của niềm tin, ý chí, nghị lực của con người trong cuộ b. Bàn luận
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
đề thi 2017...
17
4649
88