Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật đề tài số 1 – đề tài nghiên cứu về vụ tranh chấp ranh giới giữa hai hộ gia đình ...

Tài liệu đề tài số 1 – đề tài nghiên cứu về vụ tranh chấp ranh giới giữa hai hộ gia đình trên địa bàn thành phố hà nội (nhóm dân sự 14 page)

.DOC
14
131
109

Mô tả:

MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………1 B. NỘI DUNG……………………………………………………………….1 I. Cơ sở lý luận………………………………………………………………1 1. Ranh giới …………………………………………………………………1 2. Tranh chấp ranh giới……………………………………………………...2 II. Vụ án thực tế……………………………………………………………...4 1. Tóm tắt vụ án……………………………………………………………...4 2. Cách giải quyết của Tòa án……………………………………………….6 3. Căn cứ pháp lý để Tòa án giải quyết vụ án……………………………….7 4. Bình luận cách giải quyết của Tòa án…………………………………….8 5. Quan điểm của nhóm về cách giải quyết vụ án………………………….10 C. KẾT LUẬN……………………………………………………………..12 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………….13 0 A. LỜI MỞ ĐẦU Bước sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với những quan hệ kinh tế xã hội khác, các quan hệ pháp luật đất đai cũng phát triển hết sức đa dạng và phức tạp. Dân số ngày một tăng, diện tích đất đai lại ngày càng bị thu hẹp, vấn đề tranh chấp đất đai nói chung và vấn đề tranh chấp về ranh giới nói riêng đã trở thành một trong những vấn đề bức bách và nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội. Để có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề này nhóm 1 xin được chọn đề tài số 1 – đề tài nghiên cứu về vụ tranh chấp ranh giới giữa hai hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1. Ranh giới Ranh giới là đường phân giới hạn giữa hai khu vực, hai địa hạt gần nhau1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề chính là đường phân giới hạn giữa các bất động sản nằm liền kề nhau. Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện “ranh giới giữa các bất động sản có tác dụng phân lập các bất động sản này với các bất động sản khác nhằm xác định quyền của một chủ sở hữu đối với bất động sản đó”. Dưới góc độ quan hệ Nhà nước và các chủ sở hữu bất động sản thì ranh giới là một căn cứ pháp lý để các chủ thể đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc quản lý của mình; dưới góc độ của quan hệ dân sự giữa các chủ thể thì nó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến giá trị của bất động sản đó. Theo quy định tại Điều 265, Điều 266 BLDS thì ranh giới giữa các bất động sản bao gồm: cột mốc, hàng rào, tường ngăn, kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Ngoài ra ranh giới còn được xác định theo tập quán. 1 Viện ngôn ngữ, Từ điển tiếng việt – NXB KHXH – Trung tâm từ điển học – tr792 1 Cơ sở để xác định ranh giới giữa các bất động sản liền kề là thỏa thuận của các chủ sở hữu của những bất động sản liền kề đó hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, tại các địa phương có tập quán về vấn đề này thì có thể xác định ranh giới của các bất động sản liền kề theo tập quán đó. Trong trường hợp những đường phân định đã tồn tại trên thực tiễn đồng thời thỏa mãn hai điều kiện là không có tranh chấp gì và đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên thì đây cũng là căn cứ để xác định ranh giới. Với vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, khi xác định được ranh giới giữa các bất động sản liền kề thì chủ sở hữu các bất động sản này phải có nghĩa vụ tôn trọng và duy trì ranh giới, không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách đó. 2. Tranh chấp ranh giới Theo thuật ngữ pháp lý, thì tranh chấp đất đai ‘‘là việc giữa hai cá nhân hoặc giữa cá nhân với tổ chức, hoặc giữa tổ chức với tổ chức có mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng nhà đất. Một trong hai bên hoặc cả hai có đơn yêu cầu cơ quan hành chính thụ lí giải quyết”. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền vầ nghĩa vụ cua người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai có thể chia thành ba loại lớn, đó là tranh chấp mà trong đó cần xác định ai là chủ sở hữu hợp pháp đất đang tranh chấp, tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tranh chấp về đòi lại đất, đòi lại tài sản do người khác đang sử dụng. Tranh chấp về ranh giới đất là tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng đất không liên quan đến các giao dịch về đất. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. Những trường hợp tranh chấp này xảy ra thường do ranh giới đất giữa 2 những người sử dụng đất liền kề không rõ ràng, đất này thường sang nhượng nhiều lần, bàn giao không rõ ràng…. Ngoài ra, việc tranh chấp ranh giới xảy ra nhiều khi do lỗi của các cơ quan nhà nước, đó là khi cấp đất, cơ quan cấp đất có ghi diện tích, nhưng không đo đạc cụ thể khi giao đất chỉ căn cứ vào giấy cấp đất và đơn kê khai diện tích của đương sự. Sau này khi đương sự đo lại thấy diện tích đất ít hơn so với quyết định cấp đất cũng như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phần diện tích chồng lên nhau. Do đó cũng gây nên tranh chấp giữa các hộ liền kề nhau. Khi giải quyết tranh chấp, các cơ quan có thẩm quyền phải xác định phần đất tranh chấp đó là thuộc quyền sử dụng của ai. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp ranh giới nói riêng sẽ được giải quyết qua các thủ tục sau: Thủ tục hòa giải, thủ tục hành chính và thủ tục tố tụng. Thủ tục hòa giải: Điều 135 Luật Đất đai năm 2003 quy định nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở. Khi các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải. Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được đơn. Trường hợp không hòa giải được tại Ủy ban nhân dân cấp xã, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Thủ tục hành chính: Theo Điều 136 Luật đất đai năm 2003, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính gồm có: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3 Thủ tục tố tụng tại Tòa án: Theo khoản 7 Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, tranh chấp quyền sử dụng đất là một trong những loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Trường hợp lựa chọn thủ tục tố tụng tại Tòa án để giải quyết tranh chấp đất đai luôn chịu sự ràng buộc bởi những quy định pháp luật được ghi nhận tại Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự. Vì thế không phải mọi trường hợp tranh chấp đất đai, Tòa án đều thụ lý đơn khởi kiện và mở phiên tòa sơ thẩm để giải quyết yêu cầu khởi kiện của đương sự. Chỉ những tranh chấp đất đai đáp ứng đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự mới được Tòa án xem xét và giải quyết. Đối với các tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. II. Vụ án thực tế 1. Tóm tắt vụ án Vụ án tranh chấp ranh giới giữa: Nguyên đơn: 1. Ông Nguyễn Quốc Hoành sinh năm 1943; 2. Bà Lưu Thị Vân sinh năm 1945 (là vợ của ông Hoành); Đều trú tại nhà số 204K phố Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Bị đơn: 1. Ông Trần Văn Thái sinh năm 1950; 2. Bà Nguyễn Thị Đoan Nghiêm sinh năm 1950; Đều trú tại nhà số 206 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Nội dung vụ án Gia đình ông Nguyễn Quốc Hoành, bà Lưu Thị Vân hiện đang ở tại nhà số 204K phố Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, thuộc thửa đất số 21 tờ bản đồ sơ 24 lập năm 1991. Nguồn gốc của thửa đất này là của bà 4 Nguyễn Thị Nguyện bán cho ông Hoành, bà Vân từ năm 1972, khi đó trên đất có một căn nhà nhỏ có diện tích khoảng 3m 2, hai bên có lập hợp đồng nhưng không cố chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chưa sang tên trước bạ. Thửa đất này có một phần đất giáp gianh với nhà đất của cụ Trần Văn Sỹ (là bố đẻ của ông Trần Văn Thái - bị đơn trong vụ án). Năm 1978 vợ chồng ông Hoành xây dựng nhà và xây tường sát móng cũ của nhà cụ Sỹ. Theo nguyên đơn là vợ chồng ông Hoành thì năm 1989 cụ Sỹ phá nhà cũ xây nhà mới và do xây tường nhà 10cm nên có nhờ vợ chồng ông bà áp thêm 10cm vào tường nhà của ông, bà cho vững chắc. Tháng 7 năm 1993 gia đình ông được Sở Nhà đất Hà Nội thông báo xác nhận việc đăng ký kê khai nhà đất tại số 204K phố Đội Cấn với diện tích đang sử dụng là 127,35m2 trên có ngôi nhà 1 tầng có diện tích là 40m 2 nhưng từ năm 1992 ông đã kê khai diện tích đất đang sử dụng là 129m 2. Năm 2006 ông làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 204K thì ông Trần Văn Thái ở tại nhà số 206 phố Đội Cấn (liền kề nhà ông) không đồng ý vì cho rằng diện tích đất 3,375m2 là khe hở giữa hai nhà là tài sản thừa kế của cụ Sỹ để lại thuộc quyền sử dụng của ông Thái. Theo bị đơn là vợ chồng ông Trần Văn Thái, bà Nguyễn Thị Đoan Nghiêm thì khi vợ chồng ông Hoành xây nhà đã cố tình xây cột trụ sát vào tường nhà của gia đình ông mặc dù bố ông không đồng ý. Sau đó, ông Hoành tiếp tục xây hàng rào bằng gạch xỉ lên phần đất phía sau giáp gianh của hai nhà nhưng lại lấn sang đất của gia đình ông. Khoảng năm 1985 bố ông cho ông khoảng 58m2 đất giáp gianh với đất của vợ chồng ông Hoành. Năm 1989 ông xây dựng nhà mới, do hàng rào nhà ông Hoành vẹo sang đất nhà ông và ông muốn xây nhà vuông vắn nên đã xây nhà cách hàng rào nhà ông Hoành 40cm (phía sau là 20cm) và tạo ra khe hở giữa hai nhà, ông 5 Hoành luôn tìm cách chiếm phần đất là khe hở giữa hai nhà, nhà ông mang số 206 phố Đội Cấn. Quá trình giải quyết tranh chấp giữa hai bên tại UBND phường Đội Cấn, Công ty TNHH một thành viên Địa chính Hà Nội đã đo vẽ hiện trạng sử dụng đất của ông Hoành là 129,6m2. Vợ chồng ông Hoành khởi kiện yêu cầu xác định diện tích 3,375m 2 trong diện tích 129,6m2 thửa số 21 tờ bản đồ số 24 năm 1991 thuộc quyền sử dụng của vợ chồng ông. Vợ chồng ông Thái không đồng ý với yêu cầu của vợ chồng ông Hoành và cho rằng phần đất tranh chấp nêu trên là di sản thừa kế của cụ Sỹ và thuộc quyền sử dụng của vợ chồng ông. 2. Cách giải quyết của tòa Tại bản án dân sự sơ thẩm số 03/2011/DSST ngày 19-01-2011, TAND quận Ba Đình, thành phố Hà Nội với nhận định như sau: Quá trình giải quyết tranh chấp tại Toà án không đương sự nào đưa ra được chứng cứ để chứng minh địa giới đất ở của mình là từ mộc giới đến đâu? Nguyên đơn không có chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Tòa quyết định: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Quốc Hoành về việc xác định địa giới sử dụng 3,375m2 đất trong diện tích 129m2 đất tại nhà số 204K Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. Giữ nguyên mốc giới hiện tại giữa hai bên gia đình. Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và tuyên quyền kháng cáo. 3. Căn cứ pháp lý để tòa giải quyết vụ án Luật dân sự 2005 +) Điều 265 Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản +) Điều 266 Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 +) Khoản 7 Điều 25 quy định những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: “Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai” +) Điều 79 về nghĩa vụ chứng minh: Khoản 1 “ Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp”. Khoản 2: “Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh” +) Điều 159 Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự Luật Đất Đai 2003 (sửa đổi bổ sung 2009) +) Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất +) Điều 136 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai Nghị Định 84/2007 Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH - ngày 27/2/2009 quy định về án phí và lệ phí tòa án Thông tư 09/2007 của Bộ TNMT Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. 4. Bình luận cách giải quyết của Tòa án Tại bản án dân sự sơ thẩm số 03/2011/DSST ngày 19-01-2011, Tòa án ra quyết định: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Quốc 7 Hoành về việc xác định địa giới sử dụng 3,375m 2 đất trong diện tích 129m2 đất tại nhà số 204K Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. Giữ nguyên mốc giới hiện tại giữa hai bên gia đình. Thứ nhất, Tòa án quyết định không chấp nhâ ̣n yêu cầu của nguyên đơn là ông Nguyễn Quốc Hoành là quyết định đúng, bởi: Các bằng chứng mà nguyên đơn đã đưa ra để chứng minh được phần diê ̣n tích 3,375m 2 thuô ̣c quyền sử dụng của nguyên đơn theo yêu cầu khởi kiê ̣n là không có căn cứ pháp luâ ̣t. Theo ông Hoành (nguyên đơn) trình bày: Năm 1978 vợ chồng ông xây dựng nhà và xây tường sát móng cũ của nhà cụ Sỹ (người để lại thừa kế cho bị đơn). Năm 1989 cụ Sỹ phá nhà cũ xây nhà mới và do xây tường nhà 10cm nên có nhờ vợ chồng ông bà áp thêm 10cm vào tường nhà của ông, bà cho vững chắc. Nhưng viê ̣c cụ Sỹ có làm như theo nguyên đơn trình bày hay không là không có căn cứ pháp lý, không có nhân chứng và văn bản để chứng minh và bị đơn cũng đã phủ nhâ ̣n luâ ̣n điểm này. Từ năm 1992 ông Hoành đã kê khai diện tích đất đang sử dụng là 129m 2 tuy nhiên bản vẽ của Sở Nhà đất Hà Nội tại thời điểm năm 1993 cũng xác định diê ̣n tích đất thuô ̣c quyền sử dụng của ông Hoành là 127,35m 2. Tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 84/2007 có quy định: “Trường hợp số liệu đo đạc thực tế theo đúng quy phạm kỹ thuật về đo đạc địa chính mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích đã ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì Giấy chứng nhận được cấp theo số liệu diện tích đo đạc thực tế…”. Căn cứ theo quy định này thì diện tích đất của gia đình ông H từ thời điểm năm 1993 sẽ được xác định là 127,35m 2. Do vâ ̣y, căn cứ mà nguyên đơn đưa ra không được Tòa án chấp nhâ ̣n là hoàn toàn xác đáng. Ở bằng chứng thứ 2, bản vẽ của Công ty TNHH một thành viên Địa chính Hà Nội đo vẽ hiện trạng sử dụng đất của ông Hoành là 129,6m 2 (bao gồm phần diê ̣n tích đất 3,375 m2 đang tranh chấp) là bản vẽ chưa có hiê ̣u lực 8 pháp luâ ̣t. Bởi, theo quy định tại Thông tư số 09/2007 của Bô ̣ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai thì bản đo vẽ chỉ có hiê ̣u lực để được cấp sổ đỏ khi các chủ sử dụng các thửa đất liền kề không có ý kiến gì về bản vẽ hoă ̣c có ý kiến nhưng đã được Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết. Nhưng thực tế vụ án, khi nguyên đơn làm thủ tục đo vẽ để được cấp sổ đỏ thì bị đơn và là chủ sử dụng thửa đất liền kề ông Trần Văn Thái và bà Nguyễn Thị Đoan Nghiêm phản đối và viê ̣c hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã chưa có kết quả. Vì thế, Tòa án không chấp nhâ ̣n bản vẽ là chứng cứ để chứng minh là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luâ ̣t. Thứ hai, Tòa án không không chấp nhâ ̣n phần phản tố của bị đơn là ông Trần Văn Thái và bà Nguyễn Thị Đoan Nghiêm đòi quyền sử dụng phần diê ̣n tích đất 3,375 m2 đang tranh chấp. Bởi, chứng cứ bị đơn đưa ra là không có căn cứ pháp luâ ̣t. Theo như lời ông Thái (bị đơn) thì năm 1958 ông được bố cho khoảng 58m2 đất giáp gianh với đất của vợ chồng ông Hoành. Như vậy diện tích đất mà ông Thái được bố cho cũng mới chỉ xác định trong “khoảng” mà chưa có số đo chính xác và cũng không nêu rõ ranh giới đất như thế nào. Ông Thái trình bày: Năm 1989 ông xây dựng nhà mới, do hàng rào nhà ông Hoành vẹo sang đất nhà ông và ông muốn xây nhà vuông vắn nên đã xây nhà cách hàng rào nhà ông Hoành 40cm (phía sau là 20cm) và tạo ra khe hở giữa hai nhà. Luận điểm này là không có căn cứ pháp luâ ̣t, không có nhân chứng và văn bản để chứng minh. Thêm vào đó việc ông Thái cho rằng 3,375 m2 là khe hở giữa 2 nhà là di sản thừa kế của cụ Sỹ là thuộc quyền sự dụng của vợ chồng ông là không có căn cứ. Nên viê ̣c tòa án không chấp nhâ ̣n luâ ̣n điểm này để làm chứng cứ là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. 9 Điều 79 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 quy định về nghĩa vụ chứng minh: Khoản 1 “ Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp”. Khoản 2: “Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh”. Trong trường hợp này cả 2 bên đều không chứng minh được phần diê ̣n tích đất 3,375 m2 đang tranh chấp thuộc quyền sở hữu của mình nên tòa đã không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Quốc Hoành về việc xác định địa giới sử dụng 3,375m 2 đất trong diện tích 129m2 đất tại nhà số 204K Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội và quyết định giữ nguyên mốc giới hiện tại giữa hai bên gia đình. 5. Quan điểm của nhóm về cách giải quyết vụ án Nhóm đồng ý với cách giải quyết của Tòa án: “Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Quốc Hoành về việc xác định địa giới sử dụng 3,375m2 đất trong diện tích 129m2 đất tại nhà số 204K Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội”. Vì cách giải quyết này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật như đã phân tích ở phần trên. Tuy nhiên với quyết định “Giữ nguyên mốc giới hiện tại giữa hai bên gia đình” nhóm xin được có một số ý kiến như sau: Tranh chấp đất đai, cụ thể là tranh chấp ranh giới xét về bản chất thì cũng là một dạng tranh chấp dân sự và đối với các tranh chấp dân sự thì nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận tự nguyện (không trái pháp luật) được đặt lên hàng đầu. Việc Tòa án giữ nguyên mốc giới hiện tại giữa hai bên gia đình cũng là tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận của của các đương sự, cho phép các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc xác định ranh giới. Theo như quy định của pháp luật khi xảy tranh chấp dân sự thì các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau, trong trường hợp không thỏa thuận thống nhất ý kiến được thì có thể nhờ tới sự phán quyết của Tòa án. Tuy nhiên chúng ta 10 cần phải nhìn nhận một thực tế là một vụ án tranh chấp đất đai đã khiếu kiện đến tòa để giải quyết thì có nghĩa là nó đã qua các bước hòa giải, qua quá trình giải quyết ở quận, huyện, thị xã… Việc Tòa án quyết định giữ nguyên mốc giới hiê ̣n tại giữa hai gia đình là không thể hiê ̣n được chức năng giải quyết tranh chấp của mình và thực hiê ̣n quyền lực Nhà nước và cũng chưa thỏa mãn được yêu cầu đòi hỏi khách quan. Mốc giới hiê ̣n tại đang tồn tại giữa hai gia đình là nguyên nhân xảy ra tranh chấp. Hơn nữa, khi Tòa án ra quyết định đã bỏ ngỏ phần diê ̣n tích đất đang tranh chấp là khe ngăn cách giữa hai nhà (3,375m2 đất). Vì thế, khả năng xảy ra xung đô ̣t hoă ̣c xảy ra tranh chấp khác giữa hai nhà là điều có thể xảy ra. Và điều này dẫn chức năng giải quyết tranh chấp của Tòa án đã không được thực hiê ̣n triê ̣t để. Tại Điều 265 BLDS có quy định “Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…” Theo như quy định này thì trong trường hợp này nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa có thể đưa ra khuyến nghị cho hai bên tranh chấp xác định mốc giới mới là đường chạy qua giữa khe, chia đôi quyền sử dụng phần đất đang tranh chấp. Cách giải quyết này có thể giúp các bên kết thúc được tranh chấp và nhanh chóng tiến hành hoàn thiện, bổ sung các giấy tờ gắn với việc sử dụng đất để được đảm bảo quyền lợi của mình cũng như thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. C. KẾT LUẬN Các quy định hiện hành về ranh giới và giải quyết tranh chấp ranh giới mặc dù đã khá chi tiết và đầy đủ nhưng vẫn còn nhiều bất cập và trên thực tế việc giải quyết các tranh chấp về đất đai, đặc biệt các tranh chấp về ranh giới là rất khó khăn. Các bên đương sự khi ra tòa đều không đưa ra được những căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Từ thực tế này đòi hỏi pháp luật cần phải có quy định cụ thể và phù hợp với thực tế hơn, ngoài 11 ra các chủ thể cũng cần phải có ý thức hơn trong việc tôn trọng cách ranh giới để có thể bảo vệ được quyền lợi của mình và không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thế khác. D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Luật Dân sự 2005 2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 3. Luật Đất Đai 2003 sửa đổi bổ sung 2009 4. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 5. Nghị Định 84/2007 Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai 6. Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH - ngày 27/2/2009 quy định về án phí và lệ phí tòa án 7. Thông tư 09/2007 của Bộ TNMT Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính 8. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam – tập 1 – Trường ĐH Luật Hà Nội – NXB CAND 2012 9. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề và vấn đề tranh chấp ranh giới – TS Trần Thị Huệ - NXB Tư pháp – 2010 12 10. Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/2001 - Quy chế pháp lý về ranh giới giữa các bất động sản liền kề - TS Phạm Công Lạc 11. Tạp chí nghiên cứu lập pháp - Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất – TS Trần Anh Tuấn – Giảng viên khoa Dân sự - Đại học Luật Hà Nội 12. Một số trang web - google.com.vn - thongtinphapluatdansu.edu.vn - moj.gov.vn 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan