Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đề tài các vấn đề về quốc tịch

.PDF
70
109
116

Mô tả:

Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUỐC TỊCH .....................................................4 1.1.Sơ lược về quốc tịch ............................................................................................4 1.1.1. Sự ra đời và tồn tại của quốc tịch .....................................................................4 1.1.2. Quốc tịch .........................................................................................................5 1.2. Lý luận về luật quốc tịch.....................................................................................6 1.2.1. Luật quốc tịch ..................................................................................................6 1.2.2. Sự hình thành và phát triển của Luật quốc tịch Việt Nam.................................7 Chương 2. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUỐC TỊCH ..............................................10 2.1. Vấn đề xác lập quốc tịch .....................................................................................10 2.1.1. Hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ ......................................................................12 2.1.1.1. Hưởng quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống...............................................13 2.1.1.2. Hưởng quốc tịch theo nguyên tắc nơi sinh.....................................................15 2.1.2. Hưởng quốc tịch do nhập quốc tịch ..................................................................17 2.1.3. Hưởng quốc tịch do được trở lại quốc tịch .......................................................21 2.1.4. Hưởng quốc tịch theo điều ước quốc tế ............................................................24 2.1.5. Hưởng quốc tịch theo các căn cứ khác .............................................................25 2.2. Vấn đề chấm dứt quốc tịch..................................................................................27 2.2.1. Mất quốc tịch do xin thôi quốc tịch ..................................................................27 2.2.2. Mất quốc tịch do bị tước quốc tịch ...................................................................29 2.2.3. Đương nhiên mất quốc tịch ..............................................................................30 2.2.4. Mất quốc tịch theo điều ước quốc tế.................................................................31 Chương 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM 1998 VÀ SỰ PHÙ HỢP CỦA VIỆC RA ĐỜI LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM 2008 ............33 3.1. Thực trạng áp dụngLuật quốc tịch Việt Nam năm 2008...............................................33 3.1.1. Thực trạng về vấn đề áp dụng nguyên tắc một quốc tịch...........................................34 3.1.2. Thực trạng về vấn đề không quốc tịch.......................................................................35 3.1.2.1. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam ................36 3.1.2.2. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch....................36 3.1.2.3. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam ..37 3.1.2.4. Không quốc tịch do xin thôi quốc tịch cũ nhưng chưa được nhập quốc tịch mới...40 3.1.3. Thực trạng về vấn đề xin nhập, xin thôi quốc tịch Việt Nam.....................................41 3.1.4. Một số vấn đề khác....................................................................................................41 3.2. Sự phù hợp của việc ra đời Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 ..........................43 3.2.1. Sự phù hợp của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008................................... 44 3.2.1.1. Về nguyên tắc quốc tịch ....................................................................... 44 3.2.1.2. Việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam ................................................... 46 3.2.1.3. Vấn đề nhập quốc tịch Việt Nam đối với người không có quốc tịch đã cư trú ổn định tại Việt Nam.................................................................... 47 3.2.1.4. Về trình tự, thủ tục giải quyết các vấn đề về quốc tịch .......................... 48 3.2.1.5. Một số diểm mới khác .......................................................................... 49 3.2.1.6. Bố cục của Luật quốc tịch năm 2008..................................................... 52 3.2.2. Một số đề xuất để phù hợp hơn Luật quốc tịch Việt Nam trong thời đại mới ... 53 3.2.2.1. Về vấn đề xác lập quốc tịch .................................................................. 53 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 4 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương 3.2.2.1.1. Về vấn đề nhập quốc tịch Việt Nam ...........................................................................54 3.2.2.1.2. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam .................56 3.2.2.1.3. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch .....................56 3.2.2.1.4. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam...57 3.2.2.1.5. Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên.....................................................................58 3.2.2.2. Về vấn đề chấm dứt quốc tịch ............................................................... 59 3.2.2.2.1. Thôi quốc tịch Việt Nam.................................................................... 59 3.2.2.2.2. Tước quốc tịch Việt Nam................................................................... 60 3.2.2.3. Một số vấn đề khác............................................................................... 60 3.2.2.3.1. Về căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam................................. 60 3.2.2.3.2. Về việc quy định huỷ bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam ....... 61 KẾT LUẬN ...............................................................................................................64 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 5 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quốc tịch – quốc tịch vốn là một phạm trù mang tính chất chính trị- pháp lý, phạm trù này nó thể hiện ở mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước và công dân, đồng thời mối quan hệ pháp lý này nó sẽ bền vững theo cả mặt không gian lẫn thời gian. Quốc tịch chính là một cơ sở pháp lý, một căn cứ pháp lý duy nhất để xác định công dân của một nước, từ đó mà sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân mang quốc tịch đối với Nhà nước cấp quốc tịch và ngược lại, tức là nó cũng sẽ làm phát sinh quyền và trách nhiệm của Nhà nước cấp quốc tịch đối với công dân mang quốc tịch của Nhà nước mình. Hay đứng một phương diện rộng lớn hơn - phương diện của môi trường quốc tế, thì quốc tịch chính là cơ sở để giúp phân biệt công dân của một nước này với công dân của một nước khác. Quốc tịch đã thật sự là một vấn đề rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của công dân cũng như đối với tình hình chung của đất nước. Pháp luật về quốc tịch cũng sẽ là một trong những phương diện để thể hiện được một diện mạo chung của một đất nước, hay của một chế độ Nhà nước, như về cách thức tổ chức quản lý, sự lưu tâm của Nhà nước đối với công dân, những chính sách ưu đãi dành cho công dân của quốc gia mình,…chẳng hạn. Do đó, quốc tịch thật sự là một lĩnh vực đáng quan tâm của toàn xã hội. Ngày nay, xã hội đang bước vào một giai đoạn phát triển không ngừng với những thành tựu đáng kể, và với những sự vận hành không ngừng nghỉ đó của xã hội mà vô hình trung đã đặt ra những vấn đề phải hoàn thiện pháp luật, phải sửa đổi hay là bổ sung pháp luật để nhằm với mục đích là: kịp thời đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của xã hội cũng như là đảm bảo được tốt công việc quản lý của Nhà nước trong tình hình mới. Và pháp luật về quốc tịch cũng thế, khi đã đặt mình vào trong thế vận động không ngừng của xã hội thì việc hoàn thiện pháp luật về quốc tịch cũng là lẽ đương nhiên, và đây cũng chính là một trong những cách, những phương pháp để khoả lắp đi những điểm còn hạn chế, chưa phù hợp từ trong những quy định của pháp luật về quốc tịch. Điều này, nó có ý nghĩa đặc biệt đối với quốc gia vì vốn quốc tịch là một mối quan hệ chính trị - xã hội to lớn. Cũng xuất phát từ đấy, mà khi đứng dưới góc độ của một người nghiên cứu còn non nớt thì vấn đề “Các vấn đề về quốc tịch” đây sẽ chính là đề tài nằm trong chiều hướng tìm hiểu, nghiên cứu của người viết, hay nói một cách khác hơn, “Tính cấp thiết của đề tài” cũng là vậy. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích muốn hướng tới của người nghiên cứu đó chính là đi sâu vào tìm hiểu những nội dung liên quan đến chế định quốc tịch, để từ đây mà mỗi người chúng ta có thể có được một cách nhìn nhận sâu sát nhất và đúng đắn nhất về sức ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của quốc tịch đối với mỗi cá nhân, đối với mỗi Nhà nước, hay có thể nói chung là đối với toàn xã hội. Và “Mục đích nghiên cứu” ở đây chính là vậy. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Đi từ xa đến gần, đi từ tổng quát đến chi tiết kết hợp với các phương pháp phân tích như: tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích luật học. Có thể nói, tất cả những “thanh công cụ” dùng để phân tích vấn đề này nó sẽ được minh họa ở ngay trong từng phần của chương, từng đoạn của phần của bài viết. Song song đó, với cách diễn đạt văn theo kiểu quy nạp, SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 6 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương diễn dịch hay quy nạp kết hợp diễn dịch trong từng đoạn của bài cũng sẽ được lồng ghép vào một cách luân chuyển nhất, góp phần làm cho vấn đề được mở ra với một cách dễ tiếp cận nhất và dễ hiểu nhất. 4. Phạm vi nghiên cứu “Các vấn đề về quốc tịch” là một đề tài mang tính phổ quát khá cao, nên trong một chừng mực nào đó, người viết chỉ chọn ra nội dung lớn nhất liên quan đến chế định quốc tịch để làm tâm điểm cho công việc nghiên cứu. Chính vì điều này mà ta có thể thấy, hai vấn đề mà ta có thể xem như nổi bậc nhất, tiêu biểu nhất liên quan đến chế định quốc tịch đó chính là: vấn đề xác lập quốc tịch (hay còn được gọi là vấn đề hưởng quốc tịch) và vấn đề chấm dứt quốc tịch (hay còn gọi là vấn đề mất quốc tịch). Và công việc đi tìm hiểu những góc độ, những khía cạnh xoay quanh hai nội dung này sẽ là hướng đi chủ yếu nhất của toàn bài. Thế nhưng, với hướng đi này thì công việc tìm hiểu sẽ được kết hợp từ hai góc độ của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 và Luật quốc tịch Việt Nam mới được sửa đổi năm 2008. Có lẽ, khi đang đứng dưới một vai trò của một người nghiên cứu còn thiếu nhiều kinh nghiệm, thậm chí là tầm hiểu biết còn khá hạn hẹp nên tất yếu sẽ có một vấn đề phát sinh đó chính là: người viết không thể tìm được mọi góc độ, mọi ngõ ngách của vấn đề, hay nói một cách khác đó là một trong những thiếu sót hay thậm chí là vẫn tồn tại những sai sót từ trong quá trình tìm hiểu của người viết. Xuất phát từ đây mà, người viết rất mong có sự sẽ chia kinh nghiệm và đóng góp ý kiến của giảng viên hướng dẫn và của Hội đồng phản biện, để mong mỏi qua sự sẽ chia đó mà người viết có thể học hỏi thêm và có thể đúc kết thêm được những kiến thức mới, những kinh nghiệm mới. Đó sẽ là bước chuẩn bị khá quan trọng và quý giá cho cá nhân người viết khi bước vào một môi trường mới, một môi trường của xã hội trong những ngày sắp tới. 5. Kết cấu của đề tài Bài viết được chia thành ba chương, mỗi chương sẽ bao hàm những nội dung cơ bản như sau: + Chương 1: Lý luận chung về quốc tịch. Trong chương này chủ yếu sẽ trình bày những nội dung mang tính chất lý luận, tức là sẽ trình bày một cách khái quát nên một cách hiểu về quốc tịch, rồi sau đó là vấn đề cụ thể quốc tịch thành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Một khi đã cụ thể hóa lên rồi thì sẽ điểm qua một quá trình hình thành và phát triển của Luật quốc tịch Việt Nam từ những buổi đầu cho đến ngày nay. + Chương 2: Các vấn đề cơ bản về quốc tịch. Trong chương này sẽ đi vào nội dung chính của toàn vấn đề nghiên cứu, tức là hai vấn đề về các hình thức xác lập quốc tịch và các hình thức chấm dứt quốc tịch từ ngay trong các quy phạm pháp luật. Và quy phạm pháp luật được nói ở đây là đồng thời hai văn bản pháp lý, đó là: Luật quốc tịch năm 1998 (có hiệu lực hiện hành) và Luật quốc tịch năm 2008 (chưa có hiệu lực). Từ hai văn bản pháp lý này mà khi đối chiếu với nhau ta sẽ tìm ra được những cách hiểu xác thực về hưởng và mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam. Đó là hướng đi chính của người viết. + Chương 3: Thực trạng áp dụng Luật quốc tịch năm 1998 và sự phù hợp của việc ra đời Luật quốc tịch năm 2008. Trong chương này sẽ đi từ thực tế áp dụng Luật quốc tịch năm 1998, để từ đó khi đất nước đặt mình vào trong sự vận động của thế giới thì sự sửa đổi, bổ sung Luật quốc tịch Việt Nam sao cho phù SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 7 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương hợp với thời đại mới_ Luật quốc tịch năm 2008, rồi lồng vào trong đó là những ý kiến đề xuất của tác giả để góp phần cho sự phù hợp hơn của Luật quốc tịch Việt Nam. Nguyên nhân để đặt vấn đề là “Một số đề xuất để phù hợp hơn Luật quốc tịch Việt Nam trong thời đại mới” là vì, Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 hiện vẫn chưa có hiệu lực, nên trên thực tiễn Luật này vẫn chưa được thể hiện một cách chính thức được, và là một Luật mới được xây dựng nên cốt lõi là tạo nên một sự phù hợp cho những vấn đề từ thực tiễn phát sinh liên quan đến vấn đề quốc tịch. Chính vì đó mà một khi những chỗ còn hạn chế của Luật quốc tịch năm 1998 chưa được sửa đổi trong Luật quốc tịch năm 2008 thì ta chỉ có thể đóng góp ý kiến để tạo nên một sự phù hợp tương đối toàn diện của Luật quốc tịch Việt Nam mà thôi, là đề xuất đóng góp chứ không thể là phương hướng hoàn thiện pháp luật quốc tịch Việt Nam. Đó chính là những hướng đi chi tiết mà động tác nghiên cứu của người viết muốn hướng tới. SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 8 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUỐC TỊCH Vấn đề về quốc tịch dường như là một vấn đề không kém phần quan trọng trong đời sống thường nhật hàng ngày của nhân loại nói chung và của cộng đồng người Việt nói riêng. Dường như, vấn đề này nó đã được quan tâm và nói đến một cách xuyên suốt từ khá lâu trong cuộc sống, chính vì đã là khá lâu ấy mà có thể nói một cách khác hơn rằng: vấn đề về quốc tịch nó còn mang một nguồn gốc hình thành và phát triển cho đến cả ngày nay, một sức ảnh hưởng, một tầm quan trọng hay đó chính là những vai trò của quốc tịch, những đặc điểm của quốc tịch đối với cuộc sống hay lớn hơn là đối với lợi ích của một quốc gia. Có lẽ, theo chiều dài cho sự lớn dần lên của vấn đề thì dường như, thao tác đi tìm hiểu về các vấn đề lý luận mang tính chất chung nhất, khái quát nhất, nó sẽ và đã đóng vai trò như là một việc khởi đầu, đồng thời cũng là điểm xuất phát cho sự ra đời và tồn tại của luật quốc tịch để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong vấn đề về quốc tịch, đây sẽ là một công việc đầu tiên của người nghiên cứu. Thiết nghĩ rằng, công việc đầu tiên này nó cũng được xem như một hướng đi được mở ra cho cả vấn đề lớn được đặt ra - vấn đề về “Các vấn đề về quốc tịch”, thế nhưng song song đó, công việc này nó lại đòi hỏi một sự tư duy, tìm hiểu và xem xét của mọi người chúng ta. 1.1. Sơ lược về quốc tịch Chúng ta có thể suy xét rằng, hàm ẩn bên trong nội dung của vấn đề “Sơ lược về quốc tịch” là chúng ta sẽ đi đến những nội dung liên quan như: việc ra đời và tồn tại của quốc tịch, để từ đó có thể đưa ra một khái niệm quốc tịch mang tính khái quát nhất. Và bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể hình dung ra được sức ảnh hưởng của quốc tịch đối với cuộc sống của cộng đồng người và đối với cả Nhà nước. Với từng góc độ, từng khía cạnh của từng vấn đề như thế thì sẽ được lần lượt đưa vào làm những nội dung nghiên cứu chính yếu của người viết ngay sau đây. Và có thể nói thêm rằng, công việc tìm hiểu này có vẻ như là một thao tác đầu tiên và thật sự cần thiết để làm cơ sở, làm nền tảng và đồng thời cũng sẽ làm nên một sự chuẩn bị tốt nhất để đi đến xem xét cho một công việc mang tính tất yếu trong công việc quản lý chung của một Nhà nước- đó là việc cụ thể hoá các mối quan hệ về quốc tịch thành Luật quốc tịch. Chúng ta có thể thấy rằng, từ quốc tịch cho đến Luật quốc tịch, đây dường như là một chuổi logic thực sự cần thiết trong tiến trình nghiên cứu. 1.1.1. Sự ra đời và tồn tại của quốc tịch Khi nói về “Sự ra đời và tồn tại của quốc tịch” thì thiết nghĩ rằng, sự ra đời và tồn tại của quốc tịch nó được quyết định bởi sự ra đời và tồn tại của Nhà nước, cũng như sự ra đời và tồn tại của quốc tịch nó đã phản ánh được sự ra đời và tồn tại của Nhà nước. Ta có thể nói một quá trình để quốc tịch được xuất hiện như sau: đầu tiên đó chính là quá trình vận động của xã hội, chính do sự vận động của xã hội mà nó đã để lại kết quả sau đó là đã dẫn đến sự xuất hiện của chính quyền Nhà nước. Từ khi chính quyền Nhà nước được thiết lập rồi thì khi đó giai cấp thống trị mới ban hành pháp luật về quốc tịch của Nhà nước mình để nhằm điều chỉnh mối quan hệ xã hội giữa Nhà nước và công dân sống trên lãnh thổ của nước mình. Có lẽ cũng vì một điều vốn dĩ rất quan trọng đó là: công dân chính là một trong những yếu tố cấu thành nên một Nhà nước, công dân có một địa vị rất quan trọng trong một thể chế Nhà nước. Khi một chính quyền Nhà nước mới được thiết lập thì điều đầu tiên và đáng lưu ý nhất đối với mỗi Nhà nước đó chính là chú tâm đến những quyền lợi của công dân mình, đến SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 9 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương những quyền lợi của những cá nhân đang sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia mình, để có thể thu hút được sự quan tâm của công dân đối với Nhà nước. Xuất phát từ những quan điểm này mà cũng đã giúp ta lý giải ra được vì sao Nhà nước phải quy định những vấn đề liên quan đến quốc tịch. Ta có thể nói thêm rằng, khi một Nhà nước có quy định về quốc tịch thì khi đó Nhà nước ấy mới tạo được một mối quan hệ mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý giữa Nhà nước và công dân (mà ta còn gọi đó là một mối quan hệ pháp lý – chính trị) để từ đó làm nên một Nhà nước thật sự có chủ quyền. Như vậy, ta có thể khẳng định lại một lần nữa rằng: khi một chính quyền Nhà nước được thành lập thì vấn đề về “quốc tịch” cũng sẽ được hình thành. Khi mà quốc tịch đã được đề cập đến rồi thì khi đó, một mối quan hệ pháp lý - chính trị mang tính chất ổn định và bền vững cả về mặt không gian lẫn thời gian giữa Nhà nước và các cá nhân đang sinh sống trên lãnh thổ của Nhà nước đó cũng được nói đến một cách xuyên suốt và được các cấp chính quyền của Nhà nước đó quan tâm trong công tác quản lý Nhà nước của mình. Đó chính là sự ra đời của quốc tịch. Có lẽ vì, quốc tịch được ra đời khi mà Nhà nước được thành lập thì sự tồn tại của quốc tịch cũng vẫn phụ thuộc vào Nhà nước, tức là khi mà Nhà nước tồn tại thì quốc tịch cũng sẽ tồn tại, khi Nhà nước mất đi thì quốc tịch cũng sẽ mất đi, hay ta có thể nói một các khác rằng: khi không có Nhà nước thì cũng sẽ không có quốc tịch và ngược lại, không có quốc tịch nào xuất hiện và tồn tại nếu không có Nhà nước, chỉ có sự ra đời của Nhà nước mới làm xuất hiện quốc tịch. Đó chính là sự tồn tại của quốc tịch. Từ những yếu tố trên, ta có thể hội tụ lại để nhận ra một điều: quốc tịch có mối quan hệ khắng khít và không tách rời với Nhà nước. Và tất cả những điều ở đây được vung vén lại, gói gém lại tạo thành một điểm dừng mang tính chất tương đối cho vấn đề “Sự ra đời và tồn tại của quốc tịch”. 1.1.2. Quốc tịch Như đã nêu, quốc tịch vốn đã có mối quan hệ khắng khít và không tách rời với Nhà nước. Do đó, việc một cá nhân mang quốc tịch của một nước thì điều đó nó có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với riêng bản thân cá nhân đó mà còn đối với Nhà nước mà cá nhân đó mang quốc tịch. Như ta vừa nói ở trên, một trong những yếu tố cấu thành nên một quốc gia là dân cư, trong đó công dân là một bộ phận chiếm đa số và có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật nước sở tại dành cho họ. Ngược lại, các quốc gia phải có trách nhiệm đối với công dân của nước mình. Nội dung mối quan hệ này thể hiện sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên và được ghi nhận trong pháp luật của mỗi nước. Mối quan hệ này được định nghĩa bằng khái niệm “quốc tịch”. Trước đây, trong khoa học pháp lý nói chung và trong luật quốc tịch của các nước nói riêng thì có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quốc tịch. Nhưng nhìn chung, tất cả đều thừa nhận quan điểm cho rằng: Quốc tịch là một quan hệ pháp lý – chính trị giữa một bên là Nhà nước có chủ quyền và một bên là công dân mang quốc tịch. Trên thực tế cho thấy, mỗi quốc gia sẽ có một cách hiểu khác nhau về quốc tịch và dù có những cách hiểu khác nhau về quốc tịch của từng quốc gia nhưng tựu trung lại thì, về cơ bản một khái niệm quốc tịch sẽ có ba yếu tố để cấu thành, cụ thể là các yếu tố: Nhà nước cấp quốc tịch, cá nhân nhận quốc tịch và mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và cá nhân đó. Điều này có nghĩa là, chủ thể cấp quốc tịch chỉ có thể và bắt buộc phải là Nhà nước, tuyệt nhiên chỉ có Nhà nước mới có quyền cấp quốc tịch, và đây chính là thẩm quyền tuyệt đối của các quốc gia nói chung và Việt Nam ta nói riêng. SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 10 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương Song song đó, quốc tịch cũng không được cấp bởi những “quốc gia” không có chủ quyền quan hệ quốc tế. Cũng như tại các Bang của Mỹ, Nga,… chẳng hạn, thì cá nhân chỉ có một quốc tịch đó là quốc tịch của Liên bang mà thôi. Còn riêng đối với cá nhân nhận quốc tịch, khi muốn nhận quốc tịch của một quốc gia nào đó thì cá nhân đó phải đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật của quốc gia cấp quốc tịch quy định, và khi mang quốc tịch của một quốc gia rồi thì cá nhân đó mặc nhiên có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật quốc gia mà mình mang quốc tịch1. Từ những vấn đề trên chúng ta có thể khái niệm một cách chung nhất về quốc tịch như sau: “Quốc tịch là mối quan hệ mang tính chính trị - pháp lý, ổn định lâu dài và ràng buộc giữa một cá nhân và một Nhà nước nhất định trên cơ sở những quy định của pháp luật của Nhà nước nào đó”2. Hay theo riêng quy định của pháp luật về quốc tịch của Việt Nam thì quốc tịch được hiểu như sau: “ Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam”. Khi một khái niệm về quốc tịch được dừng lại ở đây, và rồi khi mà ta mở rộng sự tiếp cận của mình sang một vấn đề liên quan khác, một khía cạnh khác thì đòi hỏi vấn đề mới này sẽ là điểm kết nối mang tính chất bổ trợ cho vấn đề mà ta vừa trình bày ở trên. Có lẽ, vấn đề khác được nói ở đây nó không dừng lại ở một góc độ của “quốc tịch” thôi mà đó chính là vấn đề về “Luật quốc tịch”. Chúng ta sẽ từ từ đi đến sự tiếp cận gần hơn của vấn đề “Các vấn đề về quốc tịch”, và sự tiếp cận này sẽ được chuyển tải ở từng vấn đề cơ bản khác nhau. 1.2. Lý luận về Luật quốc tịch Nhìn nhận một cách thấu đáo rằng: những vấn đề vừa được đúc kết ở trên sẽ là một bước chuẩn bị khá chu đáo cho việc đi đến tìm hiểu về những vấn đề “Lý luận về Luật quốc tịch”, ở ngay nội dung này chúng ta sẽ chia ra làm hai phạm trù chủ yếu để phân tích như sau: đầu tiên chúng ta sẽ đi tìm một khái niệm cơ bản về Luật quốc tịch, rồi tiếp đó là tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của Luật quốc tịch Việt Nam. Có lẽ, với hướng đi này thì dường như điều đó sẽ vô tình tạo ra được một mắt xích quan trọng cho những bước nghiên cứu xa và sâu hơn của chúng ta ở những phần sau. 1.2.1. Luật quốc tịch Theo những lý luận về quốc tịch được nêu ở mục phần bên trên thì có một điều để chắc chắn rằng, cơ sở duy nhất cho sự ra đời và tồn tại của quốc tịch chính là sự ra đời và tồn tại của Nhà nước. Thiết nghĩ, trong mỗi một hình thức Nhà nước khác nhau thì về bản chất và nội dung của quốc tịch cũng sẽ khác nhau. Do đó, quốc tịch luôn gắn liền với sự phát triển địa vị pháp lý của người dân, phạm vi các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, sự bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội … Xét về mặt lịch sử thì quốc tịch là một khái niệm mới ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến lên Chủ nghĩa tư bản. Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, chủ nô là người có đầy đủ các quyền do Nhà nước ban hành, trong đó có được quyền được sở hữu và bóc lột nô lệ. Lúc bấy giờ thì người nô lệ được xem là một “công cụ biết nói” và thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Rõ ràng, quan hệ giữa họ với Nhà nước là hoàn toàn bất bình đẳng, họ không có một chút quyền gì trong xã hội thậm chí là không được có những quyền cơ bản nhất của con người. 1 2 Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Tập bài giảng Tư pháp quốc tế Khoa luật Trường Đại học Cần Thơ năm 2002. Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Tập bài giảng Tư pháp quốc tế Khoa luật Trường Đại học Cần Thơ năm 2002. SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 11 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương Khi đến chế độ phong kiến thì địa vị pháp lý của con người được cải thiện hơn. Tuy không còn thuộc quyền sở hữu của giai cấp phong kiến nhưng họ vẫn bị trói chặt vào ruộng đất của lãnh chúa và địa vị phong kiến. Lúc bấy giờ họ đã có được một số quyền cá nhân nhưng có quyền chính trị nào. Do đó, quan hệ giữa người dân và Nhà nước lúc bấy giờ vẫn mang tính bất bình đẳng, điều này được thể hiện ở chỗ, người dân chỉ có nghĩa vụ với Nhà nước – nghĩa vụ phục tùng tuyệt đối, còn Nhà nước thì không có nghĩa vụ gì với người dân cả. Cũng từ đây mà khái niệm về “quốc tịch” cũng như là khái niệm về “quyền công dân” vẫn chưa xuất hiện. Người dân không có quyền về quốc tịch của mình. Đến chế độ Tư bản chủ nghĩa đặc biệt là trong giai đầu, giai cấp tư sản đã đưa ra những quan điểm, tư tưởng tiến bộ về các quyền tự do dân chủ, trong đó có khái niệm “quốc tịch” để lôi cuốn các tầng lớp nhân dân lao động ủng hộ nhằm đứng lên lật đổ chế độ phong kiến. Kể từ thời điểm này, chế định quốc tịch ra đời với ý nghĩa là cơ sở hình thành địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ) cho công dân. Do đó, pháp luật về quốc tịch cũng được hình thành và phát triển với những chế định pháp lý quan trọng nhằm giải quyết các vấn đề về quốc tịch. Tuy nhiên, sau khi cuộc cách mạnh tư sản thành công, giai cấp tư sản đã phản bội lợi ích của nhân dân lao động, không đề cập đến lợi ích của nhân dân lao động nữa và lúc bấy giờ quốc tịch chỉ mang tính hình thức. Đến chế độ Xã hội chủ nghĩa, quốc tịch đã được thể hiện đúng bản chất của nó và mang nội dung hoàn toàn mới. Nhân dân lao động thật sự trở thành những người chủ trong các lĩnh vực đời sống xã hội. quan hệ giữa Nhà nước và công dân đã thể hiện được sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Công dân có được những quyền nhất định bên cạnh những nghĩa vụ đối với Nhà nước và ngược lại, Nhà nước cũng có trách nhiệm đối với công dân của mình. Tất cả những quyền và nghĩa vụ đó được biểu hiện trong pháp luật của Nhà nước mà đặc biệt và chủ yếu là trong luật quốc tịch3. Như vậy, luật quốc tịch được định nghĩa như sau: “Luật quốc tịch là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong vấn đề quốc tịch,bao gồm các vấn đề liên quan đến việc xác lập và chấm dứt quốc tịch của cá nhân.” Dưới góc độ này thì Luật quốc tịch chính là một phương diện pháp lý để xác định mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân. Do đó, nếu muốn xác định một cá nhân có quốc tịch của một quốc gia nào hay không thì điều quan trọng căn bản nhất là chúng ta phải căn cứ vào các quy định của pháp luật mà quốc gia đó quy định cụ thể, và luật quốc tịch là một điều cơ bản đó4. 1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Luật quốc tịch Việt Nam Xuôi theo chiều dài mà những gì ta đã nghiên cứu được, thì khi đã nói rằng cơ sở duy nhất cho sự ra đời và tồn tại của quốc tịch chính là sự ra đời và tồn tại của Nhà nước. Thì cũng sẽ tất yếu thôi, một khi một quốc gia chưa thật sự có được chủ quyền độc lập thì về mặt pháp lý công dân của nước đó chưa thật sự được gọi là công dân của quốc gia đó. Quay về với lịch sử của Việt Nam ta cũng vậy, vào những ngày tháng trước ngày Việt Nam giành được độc lập – ngày 02/9/1945, thì dù không muốn nhưng ta phải chấp nhận để nhìn nhận một điều rằng Việt Nam của ta khi đó chưa phải là một quốc gia có chủ quyền độc lập, thế nên người dân Việt Nam về mặt pháp lý cũng chưa được gọi là công dân Việt Nam tại thời điểm ấy. Nhưng kể từ sau ngày độc lập 02/9/1945, với sự ra đời của một Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, nước ta mới 3 4 Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Tập bài giảng Tư pháp quốc tế Khoa luật Trường Đại học Cần Thơ năm 2002. Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Tập bài giảng Tư pháp quốc tế Khoa luật Trường Đại học Cần Thơ năm 2002. SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 12 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương thực sự trở thành một quốc gia độc lập và có chủ quyền. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định về quốc tịch Việt Nam, văn bản đó chính là Sắc lệnh số 53/SL ngày 20/10/1945. Và đây chính là một móc xích quan trọng cho chế định quốc tịch của Việt Nam. Sắc lệnh đã khẳng định quyền thiêng liêng của công dân là quyền có quốc tịch và đảm bảo cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam không rơi vào tình trạng không quốc tịch. Sau đó, Nhà nước ta tiếp tục ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề quốc tịch như: Sắc lệnh số 73/SL ngay 07/12/1945 quy định về nhập quốc tịch Việt Nam, Sắc lệnh số 51/SL ngày 14/12/1959 về việc bãi bỏ Điều 5 và Điều 6 của Sắc lệnh số 53/SL quy định quốc tịch của người phụ nữ kết hôn. Rồi đến Nghị quyết số 1043/NQTVQH ngày 08/12/1971 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc giao cho Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) thẩm quyền xét xử và quyết định những trường hợp nhập hoặc xin thôi quốc tịch Việt Nam… Một móc lớn đánh dấu những cố gắng của Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền có quốc tịch của công dân là tại kỳ họp thứ ba của Quốc hội khóa VIII ngày 28/6/1988 đã thông qua Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988. Có thể nói đây là một thành tựu quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành trong công tác lập pháp của Nhà nước ta. Luật quốc tịch năm 1988 đã thừa nhận áp dụng kết hợp hai nguyên tắc “Nguyên tắc huyết thống” và “Nguyên tắc nơi sinh” để xác lập quốc tịch cho trẻ em. Đặc biệt cần nhấn mạnh rằng, cũng như Sắc lệnh số 53/SL ngày 20/10/1945, Luật quốc tịch năm 1988 ra đời trước khi có Công ước về quyền trẻ em và đã trịnh trọng khẳng định nguyên tắc quyền có quốc tịch của trẻ em, mà sau này vào năm 1990 đã được ghi nhận trong Công ước về quyền trẻ em. Đồng thời, Nhà nước cũng đã ban hành hàng loạt những quy định và tạo lập một hệ thống thiết chế nhằm bảo đảm quyền có quốc tịch của công dân cũng như của trẻ em. Sau gần mười năm thực hiện những quy định từ trong Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988, thì thực tế cho thấy, Luật quốc tịch năm 1988 thực sự đã đóng góp một vai trò quan trọng là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền có quốc tịch cho con người, đồng thời cũng đã xác định và hình thành ý thức cho mọi công dân mang quốc tịch Việt Nam về niềm vinh dự được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân, góp phần to lớn trong việc giáo dục và đào tạo lớp công dân trẻ tiếp tục gánh vác nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do điều kiện đất nước ta đã có nhiều thay đổi, tình hình quốc tế cũng xuất hiện những yếu tố khách quan mới, kể cả trong lĩnh vực quốc tịch của con người cũng có những yêu cầu mới được đặt ra. Do đó, tại kỳ họp thứ ba của Quốc hội khóa X ngày 20/5/1998 đã thông qua Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998. Luật quốc tịch này lại tiếp tục khẳng định đường lối trước sau như một của Nhà nước ta là đảm bảo quyền có quốc tịch của công dân cũng như là đảm bảo cho trẻ em từ khi mới sinh ra có quyền được có quốc tịch. Luật đã khẳng định quyền nhân thân thiêng liêng của con người nói chung và của trẻ em nói riêng là có quốc tịch, theo đó xác định quyền và lợi ích của công dân mang quốc tịch Việt Nam cũng như là những bổn phận, trách nhiệm của công dân mang quốc tịch Việt Nam đối với Nhà nước Việt Nam. Và hiện nay, Việt Nam đang trong một giai đoạn mới, một tình hình mới với những thách thức mới khi đứng trước ngưỡng cửa hội nhập quốc tế và nhất là khi đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO thì những vấn đề về quốc tịch cũng được đặt mình vào trong một bối cảnh mới. Cũng xuất phát từ những nhu cầu của thực tế phát sinh mà Luật quốc tịch Việt Nam mới được sửa đổi năm 2008 (chưa có hiệu lực pháp lý) cũng đã thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước đối với lính vực quốc tịch. SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 13 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương Luật quốc tịch năm 2008 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 13/11/2008 và đã được Chủ tịch nước ký lệnh Công bố ngày 28/11/2008. Luật gồm 6 Chương, với 44 Điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009. Và kể từ ngày 01/7/2009 này trở đi thì tất cả các mối quan hệ xã hội phát sinh liên quan đến vấn đề quốc tịch sẽ được điều chỉnh bởi Luật quốc tịch mới – Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008. Có thể thấy, từ Sắc lệnh số 53/SL cho đến Luật quốc tịch năm 1988, rồi Luật quốc tịch năm 1998 và một ngày không xa tới là sự xuất hiện chính thức của Luật quốc tịch năm 2008. Tất cả các văn bản pháp quy này đã thể hiện được một sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước ta về vấn đề quốc tịch từ rất lâu rồi, đó là một chuỗi dài cho sự tồn tại và phát triển của pháp luật về quốc tịch của Việt Nam. Dừng lại ở đây, để giờ ta có thể nhìn nhận lại một lần nữa, khẳng định lại một lần nữa rằng: chế định về quốc tịch nó thật sự cần thiết và rất quan trọng trong cuộc sống xung quanh của chúng ta, nó ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến đời sống của công dân cũng như đối với chức năng quản lý của Nhà nước. Quốc tịch nó đã hàm mang một ý nghĩa, một giá trị lịch sử hết sức sâu sắc đối với mỗi Nhà nước trong cộng đồng quốc tế, hay là sâu sắc đối với cá thế trong đời sống quốc tế. Từ những luận điểm cho đến những căn cứ cụ thể mà ta đã tìm hiểu được ngay từ đầu, dường như điều đó đã chứng minh được phần nào về tính chất quan trọng của quốc tịch. Và ta có thể chú ý thêm một điều: khi đã nói là một phần nào thì chắc chắn một điều là vấn đề đó chưa thật sự đầy đủ, chính vì không đầy đủ ở đây thế nên những phần tìm hiểu kế tiếp sau nó sẽ là những điểm bổ sung cho vấn đề chưa đầy đủ mà ta vừa mới nói. Đó là từng “vấn đề khác” mắc nối vào nhau làm nên một sự hoàn thiện. SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 14 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương CHƯƠNG 2 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUỐC TỊCH Như đã nói, việc một cá nhân mang quốc tịch của một nước vốn có một ý nghĩa hết sức quan trọng, nó quan trọng không chỉ đối với bản thân cá nhân đó mà còn là đối với chính Nhà nước mà cá nhân đó mang quốc tịch. Thế nhưng, để có thể cho rằng và xác định được rằng mối quan hệ về quốc tịch giữa Nhà nước với công dân là đặc biệt đến quan trọng như vậy, thì dường như vấn đề xác lập quốc tịch (hưởng quốc tịch) sẽ được đặt ra ngay lập tức. Và thiết nghĩ rằng, một khi đã đặt ra vấn đề về xác lập quốc tịch thì bên cạnh đó, cũng vẫn phải có những quy định liên quan đến việc chấm dứt quốc tịch (mất quốc tịch). Có lẽ, điều đó cũng vẫn được gọi là tất yếu thôi, bởi vì đó cứ như là một sự qua lại rất bình thường vậy, có được và có mất, được và mất luôn đan xen vào nhau, tức là một khi đã có những quy định về xác lập hay hưởng quốc tịch thì, cũng vẫn phải có những quy định về các vấn đề về chấm dứt hay mất quốc tịch kèm theo, để từ đó ta mới có thể dung hòa được các mối quan hệ xã hội phát sinh liên quan đến vấn đề quốc tịch trong xã hội khi đứng dưới góc độ quản lý của Nhà nước. Với hai khía cạnh lớn là việc xác lập quốc tịch và chấm dứt quốc tịch, thì đây chính là hai phạm trù tiêu biểu nhất được đem ra làm nội dung tâm điểm đến chính yếu trong toàn phần nghiên cứu. Khi tìm hiểu dưới góc độ của Luật học về hai vấn đề lớn này thì, bên trong những quy định của pháp luật đã chứa đựng với những nội dung như về điều kiện, về thể thức hay là các trường hợp để được nhập quốc tịch Việt Nam hay thậm chí là để được thôi quốc tịch Việt Nam chẳng hạn, v.v.. Có thể nói rằng, đây cũng chính là những hướng nhìn nhận cụ thể cho từng vấn đề liên quan đến hưởng và mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam về quốc tịch mà người viết muốn hướng tới. 2.1. Vấn đề xác lập quốc tịch Xác lập quốc tịch hay còn gọi một cách khác là vấn đề hưởng quốc tịch của một cá nhân. Vấn đề này được xem là vấn đề khá nóng và cần thiết để xem xét ở mọi góc độ, mọi góc nhìn của sự việc. Những nghĩ, vấn đề xác lập quốc tịch cho một cá nhân nào đó sẽ được thực hiện một cách dễ dàng, không khó khăn gì cả. Thế nhưng nó không chỉ đơn thuần là vậy, tức là, cái đơn thuần ở đây được nhắc đến như một điều còn ẩn ý, cụ thể là không phải ai muốn xác lập được quốc tịch cho mình của một quốc gia nào đó thì đều được và dễ dàng cả, mà việc một cá nhân có quốc tịch của một quốc gia nhất định hay không là tuỳ thuộc vào những quy định về chế độ hưởng quốc tịch trong Luật quốc tịch quốc gia đó. Ở đây, ta có thể thấy được có sự xuất hiện của hai chủ thể, đó là cá nhân được hưởng quốc tịch và quốc gia cho cá nhân đó hưởng quốc tịch. Và việc hưởng quốc tịch chính là nhịp cầu nối, là cơ sở để xác định mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân hưởng quốc tịch với quốc gia cho hưởng quốc tịch. Thật vậy, theo Luật pháp quốc tế hiện đại thì quốc tịch cũng được nhấn mạnh là mối quan hệ pháp lý hai chiều được xác lập giữa cá nhân với một quốc gia nhất định, và nội dung của mối quan hệ pháp lý hai chiều đó chính là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó với quốc gia mà họ là công dân. Nói một cách rành mạch hơn, cụ thể hơn là, mối quan hệ quốc tịch được thiết lập giữa cá nhân với một quốc gia được thể hiện qua các đặc điểm như: Đối với từng cá nhân thì đây là mối quan hệ pháp luật tồn tại một cách bền vững mang tính ổn định và ràng buộc người đó với Nhà nước mà họ SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 15 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương là công dân về quyền và nghĩa vụ mang tính hai chiều5. Quốc tịch vừa mang tính quốc tế vừa là đối tượng điều chỉnh của luật trong nước, đặc thù này của mối quan hệ quốc tịch xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa quyền con người và quyền công dân của một cá nhân khi tồn tại trong đời sống xã hội. Thông thường, khi một người sinh ra thì đã có một quốc tịch. Do đó mà, đa số các cá nhân sinh ra thì đều có một quốc tịch tự nhiên. Cứ tưởng chừng, điều này đã khá đầy đủ và toàn diện trong cuộc sống xung quanh của chúng ta, thế nhưng, một khi đã gọi là xã hội thì nó vốn dĩ là rộng lớn và bao la, ta không thể dự liệu hết được những gì xảy ra bên trong nó, do đó mà không có gì là tuyệt đối cả, chỉ có một điều tuyệt đối là bao giờ cũng tương đối. Thế nên, ngay trong vấn đề liên quan đến quốc tịch cũng không ngoại lệ, tức là đâu đó vẫn có những cá nhân trên thực tế lại không có quốc tịch của một quốc gia nào cả. Điều này cũng có thể lý giải bằng một nguyên nhân là do các nước có những cách xác lập quốc tịch không giống nhau, chính vì sự khác nhau đó mà khi hoà mình sống trong môi trường quốc tế thì sẽ dẫn đến tình trạng không có quốc tịch của một số cá nhân. Cụ thể như, có một số nước như ở các nước Mỹ La tinh,… thì áp dụng nguyên tắc nơi sinh để xác lập quốc tịch, tức là sinh ra ở đâu thì có quốc tịch của nước đó, nhưng ngược lại, cũng có một số nước như Áo, Na Uy,… thì áp dụng nguyên tắc huyết thống để xác lập quốc tịch, nghĩa là quốc tịch của con phải là quốc tịch của cha mẹ dù sinh ra ở bất cứ quốc gia nào nên cuối cùng sẽ và đã dẫn đến hậu quả là xuất hiện hiện tượng một người không có quốc tịch hoặc có hai quốc tịch. Trong mối quan hệ pháp luật về quốc tịch thì quốc gia là chủ thể duy nhất của luật quốc tế có quyền cấp quốc tịch cho cá nhân theo các nguyên tắc và quy định của nước đó. Và việc quy định trình tự, thủ tục, cách thức xác lập và mất quốc tịch thuộc về mỗi quốc gia, song các quy định đó cần phù hợp với nguyên tắc của luật quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Trên bình diện pháp luật quốc gia và quốc tế, theo truyền thống thì mỗi một cá nhân được xác lập quốc tịch theo pháp luật của nước mình thì hầu hết các nước thường thừa nhận những hình thức xác lập quốc tịch như: xác lập quốc tịch theo sự sinh đẻ, theo sự gia nhập, theo sự lựa chọn, hay là theo sự phục hồi. Cũng tương tự như thế, theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam hiện hành (Luật quốc tịch năm 1998), một cá nhân có thể được hưởng quốc tịch Việt Nam dựa trên các căn cứ sau: do sinh ra theo quy định tại điều 16, 17, 18 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998; do được nhập quốc tịch Việt Nam; do được trở lại quốc tịch Việt Nam; do theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; hoặc theo các căn cứ quy định tại các điều 19, 28, 30 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 19986. Có thể thấy được một điều rằng, khi đã chấp nhận cho công việc tìm hiểu, nghiên cứu của vấn đề về xác lập quốc tịch, thì rõ ràng những căn cứ vừa nêu ở trên thật sự là một đối tượng nghiên cứu chính thống của ta, và quá trình tìm hiểu lần lượt theo chuỗi từng căn cứ một sẽ là một hướng đi mà người viết sẽ hướng tới. Thêm vào đó, khi hiện tại, Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 vẫn còn hiệu lực nhưng không một 5 Quyền và nghĩa vụ mang tính hai chiều ở đây được hiểu với hai góc độ, tức là: Cái thứ nhất, khi mà cá nhân mang quốc tịch có được những quyền lợi mà Nhà nước cấp quốc tịch cho phép mình được hưởng thì chắc hẳn một điều là cá nhân đó cũng phải có những nghĩa vụ cơ bản đối với Nhà nước đó. Cái thứ hai, khi cá nhân mang quốc tịch có những quyền và nghĩa vụ với Nhà nước cấp quốc tịch thì Nhà nước cấp quốc tịch cũng phải có những quyền và trách nhiệm đối với cá nhân mà mình đã cấp quốc tịch. 6 Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Tập bài giảng Tư pháp quốc tế Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ năm 2002. SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 16 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương lâu sau thì luật này sẽ dần được thay thế bằng Luật quốc tịch năm 2008. Mặc dù Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 chưa có hiệu lực nhưng Luật này đã có nhiều điểm mới bổ sung khá tiến bộ hơn và phù hợp hơn với đời sống hiện thực của Việt Nam. Do đó mà, công việc nghiên cứu của người viết sẽ bao quát luôn cả những điểm mới sửa đổi và bổ sung trong Luật quốc tịch mới - Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008, để từ đó mà chúng ta sẽ biết rõ hơn về sự vận hành của xã hội Việt Nam trước thềm hội nhập quốc tế. 2.1.1. Hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ Trẻ em là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc7… Dù còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em rất cần thiết được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý sau khi ra đời. Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản đó mà Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã quy định: “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền có họ tên, có quyền có quốc tịch và trong chừng mực có thể có quyền biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc sau khi ra đời” (khoản 1 Điều 7 của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em). Các quốc gia thành viên phải: “Cam kết tôn trọng quyền của trẻ em được giữ gìn bản sắc của mình, kể cả quốc tịch, họ tên và các quan hệ gia đình được pháp luật thừa nhận mà không có sự can thiệp phi pháp” (khoản 1 Điều 8 của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em). Vốn là những công dân trẻ tuổi- trẻ em luôn được pháp luật bảo vệ một cách đặc biệt. Do đó, không riêng gì các nước, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của chúng ta cũng thế, quyền trẻ em được cả hệ thống pháp lý bảo vệ; trước hết là quyền có quốc tịch của trẻ em được đặt trong một khuôn khổ và phạm vi của các mối quan hệ trực tiếp với chế định quyền và nghĩa vụ của công dân, như là một phạm trù quyền con người được chính thức khẳng định trong đạo luật cơ bản của Nhà nước ta- Hiến pháp 1992. Thật vậy, Hiến pháp 1992 đã thừa nhận trẻ em là công dân đặc biệt được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục8...Quyền có quốc tịch vừa là nhu cầu, vừa là quyền nhân thân thiêng liêng của mỗi trẻ em. Đó là điều mà không ai có thể chói cãi được. Và một khi đã nói đến hình thức hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ- một hình thức được áp dụng khá phổ biến nhất thì cá nhân sẽ mang quốc tịch của một quốc gia được xác định một cách mặc nhiên ngay từ khi công dân đó mới sinh ra. Có nghĩa là công dân mang quốc tịch không phụ thuộc vào ý chí của bản thân công dân đó mà phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật quốc tịch của các nước lại không thống nhất với nhau về hình thức hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ. Ví dụ như là ở các nước: Phần Lan, Na Uy, Tây Ban Nha,…thì xác định quốc tịch của đứa trẻ sinh ra theo huyết thống, tức là mang quốc tịch của cha, mẹ. Còn như với các nước như: Chi Lê, Braxin, Colombia,…thì quy định cho đứa trẻ hưởng quốc tịch theo nguyên tắc nơi sinh, tức là sinh ra ở nước nào thì sẽ có quốc tịch của nước đó). Tuy nhiên, cũng có những nước kết hợp hài hoà giữa hai hình thức trên, có nghĩa là vừa cho hưởng quốc tịch theo nguyên tắc nơi sinh và vừa cho hưởng quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống, ví dụ như ở Mỹ, Ba Lan, Ấn Độ,…, việc quy định như vậy là nhằm để hạn chế và tránh tình trạng không có quốc tịch của cá nhân9. Còn riêng ở Việt Nam ta thì cũng giống như Mỹ, Ba Lan, hay Ấn Độ, tức là pháp luật quốc tịch của Việt Nam quy định rất chặc 7 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991. Điều 65 Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 9 Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Tập bài giảng Tư pháp quốc tế Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ năm 2002. 8 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 17 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương chẽ và cụ thể trên cơ sở kết hợp cả hai nguyên tắc huyết thống và nơi sinh. Rõ ràng, câu chuyện khác đầu tiên ở đây đã vô tình hoạch định ra được hai câu chuyện nhỏ khác nhau lồng vào trong nó, đó là việc hưởng quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc nơi sinh. Và chính hai nguyên tắc này sẽ là hai góc độ để nhìn nhận, để xem xét cho vấn đề lớn một cách chi tiết và rành mạch hơn, có lẽ nó sẽ là điểm xuất phát cho công việc và thời gian tư duy của chúng ta. 2.1.1.1. Hưởng quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống Việc xác định quốc tịch cho trẻ em là một vấn đề rất quan trọng và mỗi khi nói đến quốc tịch của trẻ em tức là đề cập đến quan hệ giữa Nhà nước với trẻ em từ góc độ trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Vì còn nhỏ tuổi, non nớt về thể chất và tinh thần, hơn ai hết, trẻ em cần được sự bảo vệ, hỗ trợ, giúp đỡ từ phía Nhà nước. Từ góc độ bảo vệ quyền trẻ em, pháp luật Việt Nam đã quy định việc xác lập quốc tịch cho trẻ em theo nguyên tắc huyết thống thành hai loại để nhằm bảo vệ quyền lợi cho mọi trẻ em, tránh trường hợp phân biệt đối xử, đó là: nguyên tắc huyết thống tuyệt đối và nguyên tắc huyết thống tương đối. Chính tại điểm này mà đã khẳng định một điều, Luật quốc tịch Việt Nam đã phản ánh quan điểm tiến bộ của thế giới trong giải quyết vấn đề có quốc tịch của trẻ em được quy định trong Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc, đồng thời đưa ra quy định chặt chẽ, giải quyết một số vấn đề liên quan đến việc xác lập quốc tịch của trẻ em theo tinh thần: Bất luận trong hoàn cảnh nào trẻ em cũng phải có quyền có quốc tịch10. Thứ nhất, theo nguyên tắc huyết thống tuyệt đối Công việc đầu tiên của người nghiên cứu là cần phải làm rõ được vấn đề “huyết thống tuyệt đối” trong quan hệ quốc tịch. Dường như, chúng ta sẽ làm một thao tác phân tích câu chữ như sau: đầu tiên, “huyết thống” ở đây được ngầm hiểu với một ý nghĩa chính là quốc tịch của cha và mẹ đứa trẻ, còn “tuyệt đối” ở đây chính là không có sự khác biệt về quốc tịch của thân sinh đứa bé. Tức là, có thể tựu trung lại huyết thống tuyệt đối chính là quốc tịch của cha và mẹ đứa bé đều cùng là của một quốc gia nhất định, mà quốc gia được nói đến ở đây chỉ dừng lại là quốc gia nằm trong phạm vi nghiên cứu của chúng ta - quốc gia Việt Nam. Như vậy, khi cả cha và mẹ của đứa trẻ đều có quốc tịch Việt Nam thì đứa trẻ được sinh ra sẽ có quốc tịch Việt Nam như là cha và mẹ của nó. Điều này đã được cụ thể hoá tại Điều 16 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998: “Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam”. Có lẽ cũng sẽ hợp lý thôi khi cả cha và mẹ của đứa trẻ cùng mang quốc tịch Việt Nam thì hiển nhiên một điều, đứa trẻ được sinh ra cũng sẽ mang quốc tịch Việt Nam cho dù là được sinh ra ở đâu đi chăng nữa, dù là trong nước hay là ngoài nước, miễn sao khi cả cha và mẹ của đứa trẻ cùng mang quốc tịch Việt Nam. Đó là nguyên tắc huyết thống tuyệt đối. Có lẽ, điều này đã góp phần khẳng định nên pháp luật quốc tịch Việt Nam luôn hướng tới tinh thần: “Bất luận trong hoàn cảnh nào trẻ em cũng phải có quyền có quốc tịch” như bên trên ta vừa nhắc đến. Dường như, không ai có thể chói cãi được điều đó cả. Thật vậy, ngay đến khi Luật quốc tịch Việt Nam được sửa đổi năm 2008, vốn được ra đời trong tình hình mới của đất nước nhưng mà tư tưởng tốt đẹp này vẫn được lưu giữ và kế thừa một cách tuyệt đối, cụ thể tại Điều 15 của Luật quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân: “Trẻ em sinh ra trong hoặc 10 PTS. Nguyễn Thanh Trì-Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (Bộ tư pháp), Luật quốc tịch Việt Nam và bảo vệ quyền trẻ em- NXB Chính trị quốc gia- Hà Nội năm 2000. SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 18 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam”. Rõ ràng, quy định này không có khác gì so với Điều 16 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998, nên việc phân tích nó cũng sẽ tương tự như thế. Thứ hai, theo nguyên tắc huyết thống tương đối Dẫu rằng, khi đã có cơ sở pháp lý để chắc chắn rằng một đứa trẻ được sinh ra sẽ đương nhiên có quốc tịch của quốc gia mà cha mẹ nó là công dân. Thì điều này có thể dễ dàng nhận thấy được ở một góc độ, vấn đề trên nó được nói đến và đang nói đến trong trường hợp khi cả hai người cha và mẹ đều có mang quốc tịch và mang quốc tịch của cùng một quốc gia, chính vì lẽ đó mà dường như không một ai có thể thắc mắc về nguồn gốc quốc tịch của đứa bé. Thế nhưng, không phải ai trong xã hội rộng lớn này cũng đều có quốc tịch như vậy cả, mà tất yếu cũng sẽ phát sinh một số trường hợp có những cá nhân không có mang quốc tịch của bất kỳ một quốc gia nào, những người này được gọi chung là người không có quốc tịch. Do đó, cũng từ đây mà đã làm phát sinh một số vấn đề mới từ việc xác lập quốc tịch cho trẻ em như: quốc tịch của đứa trẻ khi đứa trẻ được sinh ra mà chỉ có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không có quốc tịch, hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai. Có lẽ lúc này đây, tại quy định ở Điều 16 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam đã không thể bao trùm lên được tình huống này nữa. Thế nên, các nhà làm luật đã đưa ra một khả năng mà sau đó pháp luật đã quy định, đó là tại khoản 1 Điều 17 của Luật quốc tịch năm 1998 quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, cụ thể như sau: “Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không có quốc tịch, hoặc có mẹ là công dân Việt Nam, còn cha không rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam”. Theo quy định tại điều khoản này, thì có lẽ quốc tịch của đứa trẻ chỉ phụ thuộc vào một trong hai người cha hoặc mẹ mà thôi, tức là chỉ cần một trong hai người có mang quốc tịch Việt Nam và người còn lại dù không có quốc tịch hay thậm chí là cha không rõ là ai khi có mẹ mang quốc tịch Việt Nam thì đứa trẻ được sinh ra cũng sẽ đương nhiên được xác lập là có quốc tịch Việt Nam. Vấn đề này cũng có điểm tương đồng như tại Điều 16 của Luật quốc tịch năm 1998, và điểm tương đồng ở đây chính là việc xác lập quốc tịch trong trường hợp này cũng hoàn toàn không phụ thuộc vào nơi sinh của đứa trẻ, tức là dù được sinh ra ở đâu đi chăng nữa, dù là ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam thì đứa trẻ cũng đều có quốc tịch Việt Nam. Rõ ràng, ngay trong quy định này đã phát hoạ lên thêm một trường hợp đương nhiên có quốc tịch Việt Nam của đứa trẻ, quốc tịch của đứa trẻ trong tình huống này dường như không phụ thuộc vào ý chí của cha và mẹ hay là một nhân tố nào khác. Đó là giá trị nhân đạo nói riêng của tinh thần pháp luật Việt Nam. Nếu giá trị nhân đạo ấy được khẳng định và thừa nhận từ lâu thì cho đến ngày nay, khi bước sang tình hình mới của đất nước với nhiều chiều hướng thay đổi khi đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, Luật quốc tịch mới năm 2008 cũng vẫn tiếp tục kế thừa một cách tuyệt đối, cụ thể tại Điều 1611 của Luật cũng quy định tương tự như Điều 17 Luật quốc tịch năm 1998. 11 Khoản 1 Điều 16 của Luật quốc tịch năm 2008 quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam: “Trẻ em khi sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người không có quốc tịch, hoặc có mẹ là công dân Việt Nam, còn cha không rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam”. SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 19 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương Bên cạnh đó, “Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con” (Khoản 2 Điều 17 Luật quốc tịch 1998). Từ quy định này đã cho chúng ta thấy được một điều, khi đứa trẻ có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài thì đứa trẻ đó vẫn có thể mang quốc tịch Việt Nam nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh cho con có sự đồng ý cho đứa trẻ được mang quốc tịch Việt Nam bằng văn bản của cha và mẹ. Ngay chỗ này, chúng ta đã thấy được điểm khác biệt giữa khoản 1 và 2 của Điều 17 Luật quốc tịch năm 1998, nếu tại khoản 1 quy định việc xác lập quốc tịch cho trẻ em hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí của cha và mẹ, thì đến đây, tại khoản 2 đã thật sự chuyển việc không phụ thuộc sang phụ thuộc, tức là việc xác lập quốc tịch cho trẻ lúc này đã phải phụ thuộc tuyệt đối vào sự thoả thuận của cha và mẹ trẻ. Quy định nhằm thể hiện nguyên tắc tôn trọng ý chí, nguyện vọng tự do thoả thuận chọn quốc tịch Việt Nam cho con của cha mẹ đứa trẻ là những người có quốc tịch khác nhau, tránh những xung đột không cần thiết của các hệ thống luật quốc gia về quốc tịch khi xác lập quốc tịch cho trẻ em mới sinh ra. Trong trường hợp này, quốc tịch của trẻ em sinh ra được pháp luật xác định dựa trên nguyên tắc huyết thống, nguyên tắc nơi sinh và nguyên tắc “tự do thoả thuận chọn quốc tịch Việt Nam cho con của cho mẹ đứa trẻ”12. Thiết nghĩ, một điều luật nào được ban hành ra thì cũng có một giá trị nhất định tại thời điểm ban hành. Thế nhưng, khi trôi dài theo năm tháng, những quy định đó nó còn được xem là phù hợp với xu thế hiện tại nữa hay không thì dường như đây sẽ là một vấn đề khác nữa. 2.1.1.2. Hưởng quốc tịch theo nguyên tắc nơi sinh Việt Nam không phải là một quốc gia áp dụng một cách tuyệt đối và duy nhất chỉ một nguyên tắc nhất định, mà có sự mềm dẻo, uyển chuyển kết hợp giữa hai nguyên tắc huyết thống và nơi sinh, thế nhưng dù có mềm dẻo đến đâu, uyển chuyển đến đâu thì nó cũng phải nằm trong một khuôn khổ mà tinh thần pháp luật Việt Nam cho phép. Trong một chừng mực nào đó, Việt Nam thừa nhận nguyên tắc nơi sinh nhằm để đảm bảo cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ mình đều có quốc tịch Việt Nam, thế nhưng chỉ trong những trường hợp cụ thể mà thôi, tức là khi rơi vào trường hợp đứa trẻ được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng cả cha và mẹ của đứa trẻ đó đều là người có quốc tịch nước ngoài. Để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, tránh và hạn chế những trường hợp trẻ em không có quốc tịch, đồng thời bảo đảm nguyên tắc của Công ước “trẻ em từ khi sinh ra có quyền có quốc tịch”. Chính vì lẽ đó mà Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 đã quy định việc xác định quốc tịch cho trẻ em dựa trên cơ sở kết hợp nguyên tắc nơi sinh và quan hệ gắn bó với Việt Nam của cha mẹ trẻ. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 18 của luật quy định: “Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có cha có mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, thì có quốc tịch Việt Nam.” Hoặc khi “Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam.” Dường như cả hai điều khoản cùng có một điểm chung là cùng đưa ra vấn đề nơi thường trú tại Việt Nam của đương sự, nhưng đương sự ở đây ta chỉ có thể hiểu là cha và mẹ của đứa trẻ đều là những người không có quốc tịch, hoặc có mẹ là người không quốc tịch nhưng còn cha là người không rõ là ai. Nếu khi đứa trẻ được 12 PTS. Nguyễn Thanh Trì-Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (Bộ tư pháp), Luật quốc tịch Việt Nam và bảo vệ quyền trẻ em- NXB Chính trị quốc gia- Hà Nội năm 2000. SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 20 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương sinh ra từ những người này tại Việt Nam thì sẽ có quốc tịch Việt Nam theo nguyên tắc nơi sinh nhưng mà những người được nói đến đều nhất thiết phải có nơi thường trú tại Việt Nam, đó là điều kiện cần để thiết lập quốc tịch cho đứa trẻ trong trường hợp này. Có thể nói rằng, chỉ có nơi tạm trú thôi thì việc xác lập quốc tịch cho đứa trẻ sẽ không thể thực hiện được nếu theo quy định tại Điều 18 này. Cho đến khi Luật quốc tịch năm 2008, thì việc quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không có quốc tịch (Điều 17 của Luật quốc tịch năm 200813) cũng không có gì khác so với Điều 18 Luật quốc tịch năm 1998. Luôn luôn hướng tới và luôn luôn nhằm để bảo vệ cho trẻ em được có quyền có quốc tịch, nên cũng khá đầy đủ khi tại Điều 19 của Luật quốc tịch năm 1998 đã quy định cơ sở xác định quốc tịch của: “Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam” (khoản 1 Điều 18 của Luật quốc tịch năm 2008 cũng quy định tương tự như vậy). Thiết nghĩ, do thực tế của cuộc sống hết sức đa dạng và phức tạp, nên khoản 2 Điều 19 đã quy định tiếp, cụ thể với nội dung như sau: Trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam đã có quốc tịch Việt Nam theo như quy định ở khoản 1 Điều 19. Trong trường hợp trẻ em đó chưa đủ mười lăm tuổi, mà tìm thấy cha hoặc mẹ có quốc tịch nước ngoài, người giám hộ có quốc tịch nước ngoài, thì trẻ em đó không còn quốc tịch Việt Nam, tức là trẻ em đó sẽ có quốc tịch nước ngoài theo quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đỡ đầu. Và để tôn trọng nguyện vọng, ý chí, tình cảm và sự lựa chọn của trẻ em khi đã đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi thì nhất thiết phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đó khi thay đổi quốc tịch, ta có thể dẫn ra chi tiết khoản 2 Điều 19 như sau: “Trong trường hợp người nói tại khoản 1 Điều này chưa đủ mười lăm tuổi mà tìm thấy cha mẹ đều có quốc tịch nước ngoài, cha hoặc mẹ có quốc tịch nước ngoài, người giám hộ có quốc tịch nước ngoài,thì người đó không còn quốc tịch Việt Nam; đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó”. Tuy nhiên, nếu một quốc gia chỉ áp dụng một trong hai nguyên tắc nêu trên thì sẽ xảy ra tình trạng rất nhiều đứa trẻ sinh ra sẽ không có quốc tịch của một quốc gia nào cả. Cụ thể, đối với nguyên tắc thứ nhất, đứa trẻ sẽ không có quốc tịch khi cha và mẹ của đứa trẻ không có quốc tịch, hoặc khi không xác định được cha mẹ của đứa trẻ là ai. Ví dụ như, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và được tìm thấy trên lãnh thổ của quốc gia áp dụng nguyên tắc huyết thống. Do đó, nếu không xác định được quốc tịch của cha mẹ thì sẽ không thể xác định được quốc tịch của đứa trẻ. Đối với nguyên tắc thứ hai, đứa trẻ cũng có thể không có quốc tịch khi cha mẹ của đứa trẻ là công dân của quốc gia áp dụng nguyên tắc nơi sinh mà đứa trẻ lại được sinh ra trên lãnh thổ của quốc gia áp dụng nguyên tắc huyết thống. Bởi vì lúc này, quốc gia của cha mẹ đứa trẻ không chấp nhận quốc tịch của đứa trẻ với lý do theo pháp luật của quốc gia này thì đứa trẻ phải được xác định là có quốc tịch của quốc gia nơi được sinh ra. Nhưng ngược lại, quốc gia nơi đứa trẻ được sinh ra lại áp dụng nguyên tắc huyết thống và cho rằng đứa trẻ 13 Điều 17 của Luật quốc tịch năm 2008 quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch “1.Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, thì có quốc tịch Việt Nam. 2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại vn, còn cha không rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam.” SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 21 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương phải có quốc tịch của nước mà cha mẹ đứa trẻ là công dân nên không chấp nhận đứa trẻ có quốc tịch của quốc gia mình. Để khắc phục tình trạng nêu trên, nhằm đảm bảo cho trẻ em được sinh ra đều có quốc tịch, nên có rất nhiều quốc gia áp dụng đồng thời cả hai nguyên tắc huyết thống và nơi sinh để xác định quốc tịch cho trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ của mình, trong đó có Việt Nam. Trong đó, nguyên tắc huyết thống là nguyên tắc ưu tiên, có nghĩa là khi nào không thể xác định quốc tịch cho đứa trẻ bằng nguyên tắc huyết thống thì chúng ta mới vận dụng nguyên tắc nơi sinh để xác định. Do vậy, nguyên tắc huyết thống vẫn được xem là một cơ sở chính yếu nhằm đảm bảo về mặt pháp lý quyền có quốc tịch của trẻ em. Thế nhưng, việc áp dụng nguyên tắc nơi sinh để xác lập quốc tịch cho trẻ em cũng không kém phần quan trọng, việc này một mặt nó đã góp phần “làm giàu” cho tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nhà nước ta, và một mặt nó hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, đó là hạn chế tình trạng không có quốc tịch của trẻ em. Như vậy, khi chốt lại vấn đề thì chúng ta có thể nhận định rằng: pháp luật Việt Nam gần như đã giải quyết một cách trọn vẹn và đầy đủ các trường hợp có thể xảy ra khi cha của đứa trẻ không có quốc tịch Việt Nam trên cơ sở kết hợp giữa hai nguyên tắc, đó là nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc nơi sinh. 2.1.2. Hưởng quốc tịch do nhập quốc tịch Một thao tác mang tính chất khởi đầu khi tìm hiểu về một vấn đề nào đó, thì người ta thường phải nắm qua một cách sơ lượt nhất về nội dung cơ bản của vấn đề ta sẽ nói được hiểu như thế nào. Và thật vậy, hưởng quốc tịch theo sự gia nhập là một việc mà một cá nhân xin đăng nhập quốc tịch của Nhà nước nào đó, và việc xin nhập quốc tịch này nó được quyết định và phụ thuộc khá lớn vào cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đó, tức là việc chấp nhận cho hay không cho cá nhân được nhập quốc tịch của quốc gia mình là phụ thuộc vào ý chí của chính Nhà nước ấy, và còn phải tuân theo một trình tự thủ tục nhất định được pháp luật của Nhà nước đó quy định. Đối với hình thức hưởng quốc tịch Việt Nam do được nhập quốc tịch Việt Nam, thì trường hợp này, hình thức này nó được áp dụng cho những công dân nước ngoài và người không có quốc tịch muốn gia nhập quốc tịch Việt Nam. Muốn được hưởng quốc tịch Việt Nam theo cách thức này thì những cá nhân xin nhập quốc tịch này phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản được do Nhà nước Việt Nam đặt ra, cụ thể tại Điều 20 của Luật quốc tịch năm 1998 quy định công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau: Thứ nhất, “Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Căn cứ vào những quy định trong luật, mà chủ yếu là trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 ta có thể giải thích điều này như sau: Đầu tiên, theo như quy định tại Điều 17 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì năng lực hành vi được hiểu: “Năng lực hành vi hân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Tức là khi một cá nhân nào đó có nguyện vọng và muốn xin gia nhập vào quốc tịch Việt Nam, thì việc đó phải do chính bản thân của người đó gửi đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, và cũng với chính những hành vi của mình để thực hiện những quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam sau khi đã được nhập quốc tịch Việt Nam. Tiếp đến, về vấn đề năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Liên quan đến Điều này thì sẽ được giải thích dựa trên cơ sở của Điều 19, Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 như sau: người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tức là người phải đủ mười tám tuổi trở lên, không bị Toà SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 22 Đề tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hay là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và không phải là người đang chấp hành hình phạt. Thứ hai,“Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam”. Quy định này hoàn toàn hợp lý và phù hợp đối với mọi lúc, mọi thời kỳ. Có thể nói tính hợp lý ở đây được thể hiện ở chỗ, nếu cá nhân muốn nhập quốc tịch của Nhà nước Việt Nam thì sẽ nhất thiết và quan trọng là cá nhân đó phải tuyệt đối tôn trọng Hiến pháp, pháp luật và những truyền thống, phong tục tập quán của Nhà nước Việt Nam, cá nhân muốn trở thành công dân của Việt Nam thì ắt hẳn thái độ của cá nhân đó phải như thế. Đứng từ góc độ của Nhà nước, khi một cá nhân muốn nhập quốc tịch của Việt Nam nhưng thái độ lại không tôn trọng Hiến pháp, pháp luật cũng như những truyền thống tốt đẹp của Nhà nước Việt Nam thì đương nhiên và không một chút do dự khi Việt Nam cũng không cho phép cá nhân đó trở thành công dân của Việt Nam. Có thể nói thêm rằng, công việc xem xét xem một cá nhân muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam có tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam hay không, có tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam hay không, thì động tác xem xét này sẽ không dừng lại ở ngay tại thời điểm đệ đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, mà nhất thiết phải xem xét thái độ của người đó ngay trong khoảng thời gian trước khi có đơn xin nhập quốc tịch, và có thể dự liệu trước được những khả năng có thể xảy ra. Do việc chấp nhận cho phép một người nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam thì đó là một công việc rất quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt, nên việc xem xét cẩn thận về việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và tôn trọng những truyền thống, phong tục, tập quán Việt Nam của cá nhân xin nhập quốc tịch cũng rất quan trọng và đặc biệt như thế, nhằm tránh những trường hợp người đó gây phương hại đến Nhà nước Việt Nam. Đó là điều thật sự quan trọng. Thứ ba, “Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam”. Có lẽ, đây cũng là một quy định rất hợp lý. Điều kiện về ngôn ngữ cũng là một điều kiện cần để xác lập quốc tịch cho một cá nhân nào đó có nguyện vọng muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Như vậy, để giải thích cho vấn đề làm thế nào để biết được khả năng biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam của cá nhân xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, cụ thể tại điểm 2 Thông tư liên tịch số 09/1998 ngày 31/12/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tư pháp hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam quy định đương sự phải có một trong các loại giấy tờ như: bằng Tốt nghiệp của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp hoặc Trung học phổ thông của Việt Nam, bằng Tốt nghiệp khoa tiếng Việt tại một trường Đại học ở nước ngoài, chứng chỉ trình độ tiếng Việt do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cấp. Có thể thấy một điều, muốn có giấy chứng nhận thì trường này phải tiến hành tổ chức các kỳ thi kiểm tra. Nhưng thực tế cho thấy thì rất nhiều trong số những chủ thể có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam lại là những chủ thể có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó, sống chủ yếu ở vùng núi, vùng biên giới giáp ranh, không có đủ điều kiện kinh tế để đến trường thi lấy chứng chỉ tiếng Việt. Phần lớn trong số họ đã có thời gian sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam, họ cũng đã biết được tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng sống của Việt Nam nên giờ đây, ta có thể nhìn nhận lại một điều: điều kiện này có vẻ như cũng chưa được áp dụng một cách khả thi, rộng rãi và hiệu quả trên thực tiễn. SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 23
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan