Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Đề thi lớp 2 De kiem tra tieng viet cuoi nam lop 2 theo tt22...

Tài liệu De kiem tra tieng viet cuoi nam lop 2 theo tt22

.DOCX
2
1789
116

Mô tả:

Đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 2 (đọc hiểu và kiến thức luyện từ và câu) theo TT22/2016/TT-BGDĐT gồm có 4 mức độ theo chuẩn KTKN
TRƯỜNG T.H TÌNH THƯƠNG Họ và tên:………………….. Lớp: 2… Thứ……….ngày…….tháng ….. năm 2017 KIỂM TRA CUỐI NĂM NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Tiếng Việt (Đọc) Điểm Lời nhận xét của cô giáo ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................ ................................................................................................................ Đọc thành tiếng: ........ Đọc hiểu+KTTV:........ 1. Kiểm tra đọc thành tiếng 2. Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Quyển sổ liên lạc Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay. Bố làm gì cũng khéo, viết chữ thì đẹp. Chẳng hiểu sao, Trung không có được hoa tay như thế. Tháng nào, trong sổ liên lạc, cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà. Một hôm, bố lấy trong tủ ra một quyển sổ mỏng đã ngả màu, đưa cho Trung. Trung ngạc nhiên: đó là quyển sổ liên lạc của bố ngày bố còn là một cậu học trò lớp hai. Trang sổ nào cũng ghi lời thầy khen bố Trung chăm ngoan, học giỏi. Nhưng cuối lời phê, thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc, cần luyện viết nhiều hơn. Trung băn khoăn: - Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê? Bố bảo: - Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều, chữ mới được như vậy. - Thế bố có được thầy khen không? Giọng bố buồn hẳn: - Không. Năm bố học lớp ba, thầy đi bộ đội rồi hi sinh. Nguyễn Minh 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau: a. Trong sổ liên lạc cô giáo nhắc Trung điều gì? A. Phải cố gắng hơn. B. Phải tập viết thêm ở nhà C. Phải giữ vở cẩn thận D. Phải làm thêm bài tập b. Vì sao cô giáo phải nhắc nhở Trung? A. Vì Trung ít viết bài B. Vì Trung chưa chăm học C. Vì Trung viết chữ xấu D. Vì Trung không làm bài tập. c. Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ của bố cho Trung xem để làm gì? A. Để Trung biết bố lúc nhỏ bố rất chăm chỉ học tập nên bố học rất giỏi. B. Để Trung biết lúc nhỏ bố học môn nào cũng giỏi và luôn được các thầy cô giáo khen. C. Để Trung biết lúc nhỏ bố không cần tập viết nhiều mà chữ viết của bố vẫn rất đẹp. D. Để Trung biết lúc nhỏ bố cũng viết chữ xấu nhưng nhờ nghe lời thầy, bố tập viết nhiều nên chữ mới đẹp. d. Theo em hiểu, bố Trung muốn khuyên Trung điều gì khi đưa quyển sổ liên lạc cũ cho Trung xem? A. Khuyên Trung giữ gìn quyển sổ liên lạc cẩn thận như bố. B. Khuyên Trung giữ gìn sách vở cẩn thận như bố đã giữ gìn quyển sổ liên lạc. B. Khuyên Trung nghe lời cô giáo, tập viết nhiều như bố ngày nhỏ, chữ Trung cũng sẽ đẹp. D. Khuyên Trung tập viết chữ đẹp để không bị thầy cô giáo chê. 2. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. Đúng ghi Đ, sai ghi S A. Bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố vì thầy đi bộ đội rồi hi sinh. B. Bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố vì bố đã nghe lời thầy, luyện viết chữ đẹp nhưng không còn được gặp thầy nữa. C. Bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố vì bố bị thầy chê chữ viết xấu. D. Bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố vì bố viết chữ đẹp mà không được thầy khen. 3. Thầy cô thường nhận xét em như thế nào? Em cần làm gì để thầy cô vui lòng? ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ..................................................................................................................................................... 4. Xếp các từ cho dưới đây thành từng cặp từ trái nghĩa: đẹp, giỏi, khen, vui, nhiều, xấu, chê, ít, dốt, buồn ............................................................. ............................................................. ............................................................. ............................................................. ............................................................. 5. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: Cô giáo nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà. ................................................................................................................. 6. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho câu hỏi sau: Câu: "Bố làm gì cũng khéo." thuộc mẫu câu nào? A. Ai – thế nào? B. Ai – là gì? C. Ai – làm gì?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan