Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Đề kiểm tra 1 tiết sử 12...

Tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết sử 12

.PDF
65
834
82

Mô tả:

Kiểm tra 1 tiết môn sử 12 Thời gian: 45 phút Câu 1(3đ): Quân và dân miền nam đã chiến đâu và giành được những thắng lợi như thế nào trong chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” của Mĩ từ 1961- 1965 Câu 2(3đ): Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược “ chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và “ Việt Nam hoá chiến tranh”(1969-1973) của Mỹ ở Việt Nam Câu 3(2đ): Tại sao nói thắng lợi của nhân dân Hà Nội, Hải Phòng… trong việc đánh bại cuộc tập kích bằng máy bay b52 của Mĩ trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, là trận “ Điện Biên Phủ Trên Không”? Câu 4(2đ): Trình bày nội dung, ý nghĩa của đại hội toàn quốc lần thứ 3 của đảng cộng sản việt nam (9/1960)? ………….Hết……….. Sở GD & ĐT Hòa Bình KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THPT Quyết Thắng Môn : lịch sử 12 Thời gian làm bài 45 phút Câu 1 (3 điểm) Trình bày hoàn cảnh, nội dung và hệ quả của hội nghị Ianta (2/1945)? Tại sao nói trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai là trật tự ”hai cực Ianta” ? Câu 2 (3 điểm) Nêu và so sánh quá trình phát triễn của cách mạng Lào và Căm Pu Chia từ 1945 đến 1975 Câu 3 (4 điểm) Nguồn gốc và đặc điểm của cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỷ XX? Tại sao nói cách mạng khoa học – công nghệ vừ có mặt tích cực, lại vừa có mặt hạn chế ? 1 V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM Câu Kiến thức cần đạt Câu 1 Trình bày hoàn cảnh, nội dung và hệ quả của hội nghị Ianta (3đ) (2/1945)? Tại sao nói trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế Điểm giới thứ hai là trật tự ”hai cực Ianta” ? - Hoàn cảnh: 1.25đ + Đầu 1945 chiến tranh bước vào giai đoạn kết thức, nội bộ phe 0.25 đồng minh nảy sinh nhiều mâu thuẫn + Việc kết thúc chiến tranh 0.25 + Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh 0.25 + Phân chie thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận 0.25 + Từ ngày 4 đến 11-2-1945Hội nghị được triệu tập tại Ianta..... 0.25 - Nội dung: 0.75đ + Tiêu diệt tận gốc CN phát xít Đức và quân phiệt Nhật.... 0.25 + Thành lập Liên hợp quốc....... 0.25 + Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước và phân chia 0.25 phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á - Hệ quả : 0.5đ + Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những 0.5 thoả thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới thường gọi là trật tự hai cực Ianta - Giải thích : 0.5đ + được xác lập tại hội nghị Ianta, do hai cường quốc đứng đầu hai hệ thống xã hội , phân chia 2 vùng ảnh hưởng và phạm vi chiếm đóng giữa hai cường quốc là Liên Xô và Mỹ Câu 2 Nêu và so sánh quá trình phát triễn của cách mạng Lào và Căm ( 3đ) Pu Chia từ 1945 đến 1975 2 0.5 - Quá trình phát triễn của cách mạng Lào : 1đ + 1945-1954 Lào cùng Việt Nam và Căm Pu Chia kháng chiến 0.25 chống Pháp quay lại xâm lược lần thứ 2 + Đông Xuân 1953-1954 Lào phối hợp với Việt Nam mở các 0.25 chiến dịch lớn , đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ buộc Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ...... + Từ 1954-1975 Lào lần lượt đánh bại các chiến lược chiến 0.25 tranh của Mỹ , buộc Mỹ phải ký hiệp định Viêngchăn 21-21973..... +Cùng với thắng lợi của Việt Nam, từ tháng 5 đến tháng 12- 0.25 1975 quân và dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước, 2-12-1975 nước CHĐCN Lào thành lập. - Quá trình phát triễn của cách mạng Căm Pu Chia : 1đ + 1945-1954 Kháng chiến chống Pháp, 11-1953 Pháp trao trả 0.25 độc lập nhưng vẫn chiếm đóng , sau hiệp định Giơnevơ1954 mới rút quân + 1954-1970 Hoà bình trung lập không tham gia bất kỳ khối 0.25 liên minh quân sự nào + 3-1970 Mỹ lật đổ chính quyền Xihanuk từ đây nhân dân Căm 0.25 Pu Chia cùng với Lào và Việt Nam tiến hành kháng chiến chống Mỹ + Cùng với thắng lợi của Việt Nam ngày 17-4-1975 thủ đô 0.25 PnômPênh được giải phóng cuộc kháng chiến của nhân dân CămPuChia kết thúc thắng lợi - So sánh : 1đ + Lào đã tuyên bố độc lập 12-10-1945 rồi mới tiến hành kháng chiến chống Pháp xâm lược lân thứ 2, ( 3-1946), còn Căm Pu Chia chưa kịp tuyên bố độc lập thì Pháp đã quay lại xâm lược 3 0.25 +Trong kháng chiến chống Pháp CămPuChia được trao trả độc 0.25 lập sớm hơn Lào (11-1954), + Đảng nhân dân cách mạng CămPuChia thành lập sớm (1951) 0.25 Lào (1955) + Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Lào kéo dài hơn (1954-1975 0.25 CămPuChia(1970-1975) Câu3 Nguồn gốc và đặc điểm của cách mạng khoa học – công nghệ (4đ) nửa sau thế kỷ XX? Tại sao nói cách mạng khoa học – công nghệ vừ có mặt tích cực, lại vừa có mặt hạn chế - Nguồn gốc:1đ + Nhu cầu lao động và sinh hoạt của con người.... 0.5 + Sự bùng nổ dân số và vơi cạn tài nguyên thiên nhiên... 0.5 - Đặc điểm: 1đ + Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, Khoa học đi 1.0 trước mở đường cho kỷ thuật, kỷ thuật mở đường cho sản xuất, khoa học trở thành nguồn gốc chính của mọi tiến bộ kỷ thuật và công nghệ - Tác động tích cực: 1đ +Đưa loài người sang nền văn minh mới , văn minh hậu công 0.5 nghiệp. Tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của cải vật chất dồi dao, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của con người...... + Những thay đổi lớn về dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, 0.5 những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp , hình thành xu thế toàn cầu hoá - Tác động tiêu cực: 1đ + Sự cạn kiệt tài nguyên, ô nhiểm môi trường và các loại dịch 4 0.5 bệnh.... + Tai nạ lao động, tai nạn giao thông, vũ khí giết người tinh vi và hiện đại.... VI. TRẢ BÀI, NHẬN XÉT: 5 0.5 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ - Lớp 12 Thời gian: 45 phút. Câu 1 (3 điểm) Trình bày sự ra đời và sự phát triển của tổ chức ASEAN?. Câu 2 (4 điểm) Phân tích thời cơ trong cách mạng tháng Tám? Tại sao nói thời cơ trong cách mạng tháng Tám là ”thời cơ ngàn năm có một”? Câu 3 ( 3 điểm) Âm mưu của thực dân Pháp trong cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc? Trình bày ngắn gọn diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947? V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM Câu 1 (3 điểm) - Sự ra đời : (1,5 đ) Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.Hơn nữa, những tổ chức hợp tác có tính khu vực trên thế giỡiuất hiện ngày càng nhiều, sự thành công của khối thị trường chung châu Âu đã cổ cổ vũ các nước ĐNA liên kết lại với nhau. Ngày 8  8  1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước là In-đô-nêxi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po. - Sự phát triển(1.5 đ) Sau việc kí kết hiệp ước Bali(1976), và "vấn đề Cam-pu-chia" được giải quyết, tình hình Đông Nam Á đã được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng các thành viên của Hiệp hội. Tổ chức ASEAN không ngừng mở rộng các nước thành viên. Lần lượt các nước đã gia nhập ASEAN : Năm 1984: Brunây;Việt Nam vào năm 1995, Lào và Mi-an-ma - năm 1997, Cam-pu-chia - năm 1999. Với 10 nước thành viên, ASEAN trở thành một tổ chức khu vực ngày càng có uy tín với những hợp tác kinh tế (AFTA, 1992) và hợp tác an ninh (Diễn đàn khu vực ARF, 1994). ......... Câu 2 (4 điểm) * Thời cơ trong cách mạng tháng Tám(2 đ) + Khách quan: - Đầu tháng 8/1945 quân Đồng minh tấn công mạnh mẽ vào các vị trí của quân Nhật ở châu Á- Thái Bình Dương. - 9/8/1945 Liên Xô mở màn chiến dịch tiêu diệt đội quân quan đông của Nhật ở đông bắc TQ. - 15/8/1945 Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Nhạt ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang lo sợ, điều khiện khách quan cho cuộc khởi nghĩa đã đến. + Chủ quan: - Đảng đã chuẩn bị chu đáo, nhân dân sẵn sàng nổi dậy khi có lệnh khởi nghĩa. - 13/8/1945 TW Đảng và Tổng bộ Việt minh thành lập UBKN toàn quốc, ban bố quân lệnh số1, phát lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. - 14-15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào tán thành chủ trương TKN ... - 16-17/8/1945 Đại hội quốc dân Tân Trào tán thành chủ trương TKN, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra UBDTGP VN do HCM làm chủ tịch. * Thời cơ ngàn năm có một(2 đ) - Điều kiện khách quan, chủ quan thuận lợi hơn lúc nào hết. - Thời cơ ngàn năm có một chỉ tồn tại trong thời gian từ sau khi quân phiệt Nhật đầu hàngquân đồng minh đến trước khi quân đồng minh kéo vào nước tagiải giáp vũ khí quân đội Nhật. - Khi thời cơ đến, Đ và MT VM đã kịp thời phát lện tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân đồng minh vào đông dương giải giáp vũ khí quân đội Nhật khiến TKN diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu. Câu 3 (3 điểm) * Âm mưu của Pháp: ĐỀ KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ - Lớp 12 Thời gian: 45 phút. I. MỤC TIÊU - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử thế giới hiện đại (1945 – đến nay). Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau. - Thực yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết *Kiến thức : Trình bày được mục đích, nguyên tắc hoạt động của LHQ. Thành tựu của Liên Xô giai đoạn 1950 – nửa đầu những năm 70, hiểu được ý nghĩa của những thành tựu đó. Phân tích được mặt tích cực, hạn chế của toàn cầu hoá. * Về kĩ năng : Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá sự kiện. * Về tư tưởng, thái độ, tình cảm: kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử… II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức : Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Mục đích, nguyên 1. Sự hình tắc hoạt động của thành trật tự thế giới mới sau LHQ. CTTG II(1945 – 1949) Số câu 2. Liên Xô và các nước Đông Âu(1945–1991). Liên bang Nga (1991 – 2000) Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 2 điểm= 20% Thành tựu của LX giai đoạn 1950 nửa đầu những năm 70/XX) Ý nghĩa những thành tựu của LX (1950 – nửa đầu những năm 70/XX) Số câu: 1/2 Số câu: 1/2 3. Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá. Số câu Tổng số câu Tổng số điểm Số câu: 1.5 Số điểm: 4.5 Số câu: 0.5 Số điểm: 2.5 Số câu: 1 5 điểm= 50 % Phân tích được mặt tích cực, hạn chế của toàn cầu hoá. Số câu: 1 Số câu: 1 3điểm =30 % Số câu: 1.0 Số câu: 3 Số điểm: 3.0 Số điểm: 10 IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Câu 1 (2 điểm) Trình bày mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc. Câu 2 (5 điểm) Liên xô đã đạt những thành tựu gì trong giai đoạn từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của TK XX? Ý nghĩa của những thành tựu đó? Câu 3 ( 2 điểm) Tại sao nói toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển? V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM Câu 1 (2 điểm) * Mục đích(0.5 đ): Duy trì hoà bình và an ninh thế giới; đấu tranh để thúc đẩy , phát triển các mối quan hệ hữu nghị , hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và nguyên tắcdân tộc tự quyết. * Nguyên tắc hoạt động(1.5 đ): - Chủ quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. - Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng con đường hoà bình.. - Chung sống hoà bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Câu 2 (5 điểm) - Thành tựu (2.5 đ) * Kinh tế: + Công nghiệp: LX trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới ( Sau Mĩ), đi đầu thế giới nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp vũ trụ, nghiệp điện hạt nhân. + Nông nghiệp: Trung bình hàng năm tăng 16% dù còn gặp nhiều khó khăn. * KHKT đạt nhiều tiến bộ vượt bậc + Năm 1957, LX là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo. + Năm 1961, LX đã phóng tàu vũ trụ đưa con người bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người * Văn hoá – xã hội có nhiều biến đổi + ¾ dân số có trình độ đại học và trung học. Xã hội luôn ổn định về chính trị + Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số lao động trong cả nước.... * Quân sự: Đầu những năm 70/XX, LX đã đạt được thế cân bằngchiến lược quân sự nói chungvà tiềm lực hạt nhân nói riêng so với các nước phương tây. * Chính trị: ổn định * Đối ngoại: Liên xô trở thành chỗ dựa của phong trào đấu tranh cách mạng vì hoà bình thế giới. - Ý nghĩa: (2.5 đ) + Củng cố và tăng cường sức mạnh cho nhà nước Xô Viết, thể hiện tính ưu việt của CĐ XHCN trên mọi lĩnh vực. + Nâng cao uy tín và vị trí của LX trên trường quốc tế, làm cho LX trở thành nước XHCN lớn nhất và là chỗ dựa cho PTCM. + Đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ và các nước đồng minh. Câu 3 (3 điểm) * Thời cơ: Đây là cơ hội thuận lợi cho các nước đang phát triển vươn lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội hoá lực lượng sản xuất, học hỏi kinh nghiệm quản lí, khai thác các nguồn đầu tư, tiếp thu những thành tựu công nghệ hiện đại của các nước phát triển và gia tăng sự hội nhập, hợp tác, tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế. * Thách thức: - Quốc gia nào không thích ứng, không nắm bắt được cơ hội sẽ tụt hậu. - Trước xu thế hội nhập, mỗi quốc gia phải nhận thức đầy đủ và tìm kiếm con đường, bước đi phù hợp để phát huy thế mạnh, hạn chế những rủi ro, sai lầm đáng tiếc. - Sựu cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới, các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, gây thiệt hại đối với các nước đang phát triển. - Chú trọng, quan tâm đến việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, hoà nhập nhưng không hoà tan, xây dựng văn hoá kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. MÔN THI : LỊCH SỬ LỚP : 12 THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 ‘ Câu 1: (3điểm) Sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức và vai trò của LHQ Câu 2: (3điểm) Trình bày sự chuyển biến về kinh tế xã hội ở việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của TD Pháp Câu 3 : (4điểm) Phân tích sự lãnh đạo của Đảng trong việc chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa và diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Hết ĐÁP ÁN LSTG Câu 1 a. Sự thành lập - Hội nghị quốc tế với có đại diện 50 quốc gia tại Xan Phranxixcô họp từ 25 – 4 đến 26 – 6 – 1945 đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hiệp quốc (UN). Ngày 24.10.1945, Hiến chương có hiệu lực. b. Mục đích - Duy trì hoà bình, an ninh thế giới - Phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế giữa các nước trên thế giới. c. Nguyên tắc - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước - Không can thiệp vào nội bộ của bất kỳ nước nào. - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình. - Chung sống hoà bình và nhất trí giữa năm nước : Liên Xô, Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc. d. Cơ cấu tổ chức - Hiến chương quy định tổ chức của Liên hiệp quốc gồm 6 cơ quan chính : Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế-xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án quốc tế và Ban thư ký. e. Vai trò - LHQ trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì, an ninh thế giới. - Giải quyết các tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo … Tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của LHQ. LSVN Câu 2 3 điểm 0.5 0.5 1.25 0.25 0.5 3 điểm a) Về kinh tế : Nền kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới ; kỹ thuật và nhân lực được đầu tư. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, lạc hậu, nghèo, lệ thuộc vào kinh tế Pháp. b) Về xã hội : Các giai cấp và xã hội ở Việt Nam có sự chuyển biến. + Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa ; một bộ phận không nhỏ tiểu, trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ, chống thực dân Pháp và tay sai. + Giai cấp nông dân, bị đế quốc và phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. + Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc có 0.5 0.5 0.25 0.25 tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai. + Giai cấp tư sản số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc dân chủ. + Giai cấp công nhân ngày càng phát triển,/ bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân,/ có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. Những mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và tay sai của chúng. Câu 3 0.25 0.25 0.75 0.25 4 điểm - Thời cơ: + Ngày 9/8/1945, Liên Xô tiêu diệt quân Quan Đông của Nhật. + Ngày 15/8/1945 , Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật Đông Dương hoang mang, chính phủ Trần Trọng Kim lo sợ ; điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến. - Nhận biết đây là thời cơ –Phát động Tổng khởi nghĩa : + Chưa có lúc nào như lúc này, cách mạng nước ta hội tụ được những điều kiện thuận lợi như thế. + Thời cơ “ngàn năm có một” chỉ tồn tại trong thời gian chỉ từ sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào giải giáp quân Nhật (đầu tháng 9/1945). + Đảng phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh (Anh, Pháp, Tưởng) vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. Cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng thắng lợi và ít đổ máu. - Diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám: + Chiều 16/8/1945, một đơn vị quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng Thái Nguyên. + Ngày 18/8/1945: nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất trong cả nước. + Ở Hà Nội, ngày 19/8/1945: hàng vạn nhân dân đánh chiếm các cơ quan chính quyền địch, như Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính...tối 19/8: khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. + Ở Huế : ngày 23/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi. + Ở Sài Gòn : ngày 25/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi. * Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có tác dụng thúc đẩy các địa phương khởi nghĩa giành chính quyền. + Ở các nơi khác nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Địa phương giành chính quyền cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên(28/8/1945) * Như vậy, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thắng lợi trong cả nước chỉ trong vòng 14 ngày(14- 28/ 8/1945). + Ngày 30/8 : vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ. 0.5 0.5 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN ƠN KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 (Tháng 10 năm 2011 – Năm học 2011 - 2012) -----------Câu 1: (3 điểm) Nêu những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX? Câu 2: (3 điểm) Nêu và nhận xét quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1945 – 1950? Câu 3: (4 điểm) Nêu những thành tựu chủ yếu của nền kinh tế Mỹ trong hai thập kỉ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mỹ? Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, có nguyên nhân chung nào là quan trọng nhất để phát triển kinh tế? Nguyên nhân đó tác động đối với sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển như thế nào? -Hết- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 1 TIẾT - MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 Tháng 10 năm 2011 – Năm học 2011 - 2012 (Có 02 trang) Câu Nội dung 1 Nêu những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã (3đ) hội ở Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX?  Từ năm 1945 đến năm 1950  Hậu quả của chiến tranh rất nặng nề: khoảng 27 triệu người chết, gần 2000 thành phố bị phá hủy.  Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950) trước thời hạn 9 tháng.  Tới năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.  Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ. - Liên Xô từ năm 1950 đến năm đầu những năm 70  Trở thành một cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới sau Mĩ, đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng và chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực khoa học – kỹ thuật.  Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất (1957).  Năm 1961, phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.  Về đối ngoại : Thực hiện chính sách bảo vệ hoà bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. Điểm 0.5 0.5 0.25 0.25 0.5 0.25 0.5 0.25 2 Nêu và nhận xét quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của (3đ) nhân dân Ấn Độ trong những năm 1945 – 1950 diễn ra như thế nào? - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai cuộc đấu tranh giải phóng dân 0.5 tộc do Đảng Quốc đại lãnh đạo phát triển mạnh mẽ. 1,0 - Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng lại trao quyền tự trị theo “phương án Maobattơn”. Ngày 15- 8-1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập. - Không thỏa mãn quy chế tự trị, ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố 0.5 độc lập và thành lập Nhà nước Cộng hòa. Nhận xét: - Quá trình giành độc lập dân tộc diễn ra mạnh mẽ từ thấp đến cao từ 1,0 giành quyền tự trị, không thoả mãn quy chế tự trị tiếp tục đấu tranh để với hình thức cao hơn là giành độc lập hoàn toàn thành lập Nhà nước Cộng hoà 3 Nêu những thành tựu chủ yếu của nền kinh tế Mỹ trong hai thập (4đ) kỉ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mỹ? Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, có nguyên nhân chung nào là quan trọng nhất để phát triển kinh tế? Nguyên nhân đó tác động đối với sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển như thế nào? - Những thành tựu: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ : + Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (1948 – hơn 56%). + Nắm ¾ dự trữ vàng của thế giới. + Chiếm gần 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới. - Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. - Nguyên nhân phát triển: + Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào, trình độ kỹ thuật cao và nhiều khả năng sáng tạo. + Ở xa chiến trường, không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá. Mĩ yên ổn phát triển kinh tế, làm giàu, thu lợi từ buôn bán vũ khí và các phương tiện quân sự cho các nước tham chiến.  Áp dụng thành công những tiến bộ khoa học – kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và điều chỉnh hợp lý cơ cấu nền kinh tế... 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 - Nguyên nhân chung quan trọng nhất:  Áp dụng thành công những tiến bộ khoa học – kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và điều chỉnh hợp lý cơ cấu nền kinh tế... 0.5 - Tác động: các nước đang phát triển phải đẩy mạnh phát triển khoa học kĩ thuật và sử dụng thành quả của cách mạng khoa học kỹ thuật để thúc 1,0 đẩy sự phát triển nền kinh tế của đất nước mình -HẾT- KIỂM TRA 1 Tiết MÔN SỬ LỚP 12 THỜI GIAN : 45 PHÚT Câu 1 ( 4, 0 điểm ). Trình bày điều kiện bùng nổ, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào“Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam. Câu 2 ( 3,0 điểm ). Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau về các măt : hình thức, biện pháp và phạm vi, qui mô giữa hai chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” và “ Chiến tranh cục bộ”. Câu 3 ( 3,0 điểm ) Tóm tắt những thắng lợi của quân và dân ba nước Đông Dương thể hiện tình đoàn kết chống Mỹ từ 1969 đến 1972. . 1 ĐÁP ÁN CÂU NỘI DUNG Câu 1 a. Điều kiện lịch sử.( 1,0 đ ) - Trong những năm 1957-1959, Cách mạng miền Nam gặp nhiều khó (4đ) khăn: + 5/ 1957 ra luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật + 5/ 1959 ra Luật 10/59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ đảng viên, hàng chục vạn người yêu nước bị giết hại. Đòi hỏi phải có biện pháp mới để đưa cách mạng vượt qua khó khăn. - Hội nghị Trung ương Đảng 15 (họp 1/ 1959) quyết định nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ Diệm và xác định: Phương hướng cơ bản của cách mạng miềm Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang b. Diễn biến( 1,5) - Những cuộc nổi dậy đầu tiên diễn ra ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận ) 2-1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi )8-1959, sau lan khắp miền Nam tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre. - Ngày 17-1-1960, nhân dân các xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày ( Bến Tre ) nổi dậy và nhanh chóng lan ra toàn huyện Mỏ Cày và các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Thạnh Phú, … từ đó lan khắp tỉnh Bến Tre… - Quần chúng giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng, thành lập lực lượng vũ trang lập Ủy ban nhân dân tự quản, lập lực lượng vũ trang, chia ruộng đất cho dân cày nghèo.Phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung bộ c. Kết quả.( 0,5 đ ) - Cuối năm 1960, ta làm chủ 600 / 1298 xã ở Nam Bộ, 3.200 thôn ở Tây Nguyên, 904 thôn ở Trung Trung bộ. - Từ khí thế đó, ngày 20-12-1960 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời d ý nghĩa ( 1,0 đ ) - Giáng một đòn năng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. - Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng cách mạng sang thế tiến công. Câu 2 (3đ) a. Giống nhau ( 0,5 đ ) Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. b. Khác nhau ( 2,5 đ ) - Hình thức: + “ Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại của Mĩ ĐIỂM 0,5 0,5 0,5 0,5 0.5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 2 + “ Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn, trong đó người Mĩ giữ vai trò quan trọng - Biện pháp: + “ Chiến tranh đặc biệt” được thực hiện thông qua 2 kế hoạch Xtalay – Taylo và Giôn xơn – Mác Na-ma-ra, tiến hành dồn dân lập “ Ấp chiến lược” + “ Chiến tranh cục bộ” được thực hiện bằng những cuộc hành quân “ tìm diệt” và “ bình định” - Về qui mô, phạm vi: + “ Chiến tranh đặc biệt” chỉ diễn ra ở miền Nam + “ Chiến tranh cục bộ” lớn hơn, ác liệt hơn, không những diễn ra ở miền Nam mà còn mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 - Ngày 30/.04 – 30/.06./1970, quân dân Việt – Campuchia đập tan cuộc 1,0 Câu 3 ( 3,0 đ ) hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn Mỹ và quân Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến 17.000 địch, giải phóng 5 tỉnh đông bắc với 4,5 triệu dân. - Từ 12- .02 đến 23- .03.- 1971, quân dân Việt – Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mỹ và quân Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến 1,0 22.000 địch, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương. – Từ 30/3 – cuối tháng 6 - 1972: Ta bất ngờ mở cuộc tiến công chiến lược, đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tấn công chủ yếu, 1,0 rồi phát triển rộng khắp miền Nam, chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan