Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu De hsg van 7 (12 13)

.PDF
4
181
84

Mô tả:

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 02 câu và 01 trang Câu 1. (3,5 điểm) Về ý nghĩa của tình yêu thương. (Bài viết không quá hai trang giấy thi) Câu 2. (6,5 điểm) Cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn thi sĩ trong hai bài thơ “Bài ca Côn Sơn” (trích Côn Sơn ca, Nguyễn Trãi) và “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu, Hồ Chí Minh). ------------------- HẾT------------------* Lưu ý: - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012 - 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 7 -----------A. YÊU CẦU CHUNG Do yêu cầu của kỳ thi và đặc thù của môn thi, giám khảo cần: 1- Vận dụng “Hướng dẫn chấm” phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng...); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách. 2- Đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. 3- “Hướng dẫn chấm” chỉ nêu những ý chính và các thang đi ểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể . 4- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan. B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Yêu cầu cần đạt Câu 1 (3,5đ) * Hình thức và kỹ năng: - Đây là dạng đề mở nên Hs có thể tự do lựa chọn kiểu văn bản thích hợp với khả năng; tự do trình bày những suy nghĩ, quan điểm, nhận thức của mình về hai đoạn văn trên, đặc biệt khuyến khích Hs có những nhận thức bằng thực tế cuộc sống trải nghiệm của bản thân. - Dù tự do lựa chọn kiểu văn bản phù hợp để trình bày song bài viết vẫn cần phải đảm bảo các yêu cầu về bố cục: rõ ràng, hợp lí; diễn đạt trôi chảy, đúng văn phạm, không sai lỗi chính tả. * Nội dung: Dù trình bày dưới hình thức nào, HS cũng cần đạt được một số ý cơ bản sau: 1 - Tình yêu thương là tình c ảm tốt đẹp nhất của con người. - Theo nghĩa hẹp là tình cảm gia đình, thầy cô, bạn bè,..; theo nghĩa rộng là tình yêu đồng bào, quê hương, đất nước. 2 - Những biểu hiện của tình yêu thương: - Sự quan tâm, che chở, đùm bọc,.. - Sự dạy dỗ, bảo ban,... - Ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với gia đình, quê hương, đất nước,... 3 - Ý nghĩa to lớn của tình yêu thương (ý chính): - Con người không thể sống mà không có tình yêu thương - Tình yêu thương, lòng nhân ái tạo nên môi trường sống tốt đẹp cho mỗi người trong gia đình, ngoài xã h ội,... (Hs đưa dẫn chứng, lập luận làm sáng tỏ). 4 - Nêu trách nhiệm của bản thân: Trong bài viết, Hs cần so sánh, liên hệ với thực tế (đặc biệt là liên hệ ý nghĩa c ủa tình yêu thương v ới truyền thống nhân đạo của dân tộc) để bài viết thêm sâu sắc và Thang điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1,5đ 0,5đ có sức thuyết phục. * Biểu điểm: - Điểm 3.5: Hiểu yêu cầu của dạng đề. Có vốn kiến thức. Văn viết mạch lạc, thể hiện những suy nghĩ cá nhân sâu sắc; dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu. Trình bày sạch đẹp. Không mắc các lỗi về chính tả, văn phạm. - Điểm 3: Đảm bảo các yêu cầu chính của mục 3,5 điểm song dẫn chứng chưa thật sâu sắc hoặc một đôi chỗ còn thiếu logic với lời dẫn dắt. - Điểm 2: Cơ bản hiểu đề song việc thể hiện những suy nghĩ cá nhân thiếu chiều sâu. Hành văn chưa tốt, dẫn chứng thiếu hoặc chưa thật thuyết phục. Trình bày chưa đẹp, còn mắc một vài lỗi về chính tả. - Điểm 1: Hiểu chưa thật đúng vấn đề. Lan man sang vấn đề khác, kiến thức thực tế còn hạn chế, bàn luận mở rộng vấn đề chưa có. Trình bày cẩu thả, mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Không làm bài. Câu 2 * Hình thức và kĩ năng: (6,5đ) - Biết làm bài nghị luận văn học: Thông qua việc hiểu, cảm nhận cùng các thao tác phân tích, đánh giá, so sánh khi làm bài, Hs làm rõ được: Cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn thi sĩ trong hai bài thơ “Bài ca Côn Sơn” (trích Côn Sơn ca, Nguyễn Trãi) và “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu, Hồ Chí Minh). - Kết cấu bài làm chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. * Nội dung: Có thể tiếp cận nhiều hướng song cần đạt được một số nội dung sau: 1- Mở bài: - Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ qua “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. 2- Thân bài: a. Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh: - Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi ta như l ạc vào Côn Sơn một nơi thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát, cảnh đẹp như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình; ta như đư ợc thưởng thức âm thanh trầm bổng du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm, bất tận ngày đêm không ngớt. Ta như được ngồi trên chiếu thảm rêu phơi trên đá, êm đềm, dịu mát. Dưới bạt ngàn rừng thông, rừng trúc, ta tìm nơi mát mẻ ta nằm chơi, ngâm thơ nhàn nhã … Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kì thú, nên thơ. Cảnh sắc thiên nhiên là suối, đá, thông, trúc nhưng lại thấy gần gũi và thân thương. Nó là tiếng đàn muôn điệu, là nơi con người gần gũi, giao hoà, là nơi con người thả hồn mình cùng những vần thơ. - Bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh đưa người đọc đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp tươi, thơ mộng. Ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống. Nó cũng làm cho tâm h ồn con người thư thái. Cảnh không lạnh lẽo, vắng vẻ nữa. Cảnh núi rừng ở đây không có đá, rêu, thông trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng mênh mang từ sông nước đến trời mây. Cảnh đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc mà thật thơ mộng, quyến rũ hồn người. Nhưng nổi bật trong cảnh đêm xuân thơ mộng ấy là cảnh con người - những người chiến sĩ đang toạ đàm quân sự. Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong “Bài ca Côn Sơn” mà là làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân, vì nước mà tiêu biểu là Bác Hồ. Chính vì vậy người đọc 1,0đ 0.5đ 4,5đ không thể quên được hình ảnh ánh trăng ngân đầy thuyền, một hình ảnh đầy chất lãng mạn càng làm cho cảnh và con người đẹp hơn. b. Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tượng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn của các nhà thơ ở hai bài thơ này: - Nguyễn Trãi trong bài “Bài ca Côn Sơn” đã chủ động đến với thiên nhiên hoà mình vào thiên nhiên và yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách, bản lĩnh kiên cư ờng, phong thái ung dung, tự tại. Người đọc trân trọng tâm hồn thanh cao, trong sạch, ngay thẳng, kiên cường qua cách xưng hô, giọng điệu, hành động và những hình ảnh thiên nhiên. - Tâm hồn của nhà thơ, nhà chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài “Rằm tháng giêng”: Cảm mến trước tâm hồn nhạy cảm yêu cảnh thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ, yêu v ẻ đẹp đầy chất quyến rũ của đêm trăng sông nước nơi chiến khu. Với tình yêu ấy, nhà thơ đã thổi hồn vào cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc, làm cho nó hiện lên thật gần gũi, s ống động, thân thương. Đó cũng chính là lòng yêu quê hương, đ ất nước tha thiết, nó thể hiện chất nghệ sĩ của tâm hồn Hồ Chí Minh. Nhưng cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ v ới thú lâm tuyền như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng lo lắng việc quân sự, sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác thể hiện sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và người chiến sĩ. Ánh trăng ngân đầy thuyền như ngân lên tình yêu quê hương, đ ất nước của vị lãnh tụ vĩ đ ại Hồ Chí Minh. 3 - Kết bài: - Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ. * Biểu điểm cụ thể: * Điểm 6,5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Thể hiện sự cảm thụ văn chương tốt. Cách viết giàu cảm xúc. Diễn đạt mạch lạc, chữ viết sạch đẹp, trình bày sáng sủa, không mắc lỗi chính tả. * Điểm 5 - 6: Đảm bảo các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức. Song cách cách viết thiếu sắc sảo hoặc chưa thật cảm xúc. Còn sai lỗi chính tả * Điểm 3 - 4: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức. Cách viết chưa cảm xúc. Còn lệ thuộc nhiều sách tham khảo. Trình bày và chữ viết chưa sạch đẹp, còn sai nhiều chính tả. * Điểm 1-2: Bài viết nghèo nàn, kĩ năng viết văn còn yếu, không đảm bảo về bố cục. * Điểm 0: Bài làm lạc đề -------------------- HẾT -------------------- 0,5đ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan