Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu De hsg van 6 (12 13)

.PDF
4
651
134

Mô tả:

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 02 câu và 01 trang Câu 1. (3,0 điểm) Cho đoạn văn: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!” (Vũ Tú Nam) Phân tích giá trị nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên dưới hình thức một bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi. Câu 2. (7,0 điểm) Dưới vỏ một cành bàng Còn một vài lá đỏ Một mầm non nho nhỏ Còn nằm ép lặng im Mầm non mắt lim dim Cố nhìn qua kẽ lá Thấy... Dựa vào ý đoạn thơ trên (lược trích trong bài Mầm non, Võ Quảng), hãy viết một bài văn tả lại khung cảnh mùa xuân qua “đôi mắt” của mầm non. ------------------- HẾT------------------* Lưu ý: - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012 - 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 6 -----------A. YÊU CẦU CHUNG Do yêu cầu của kỳ thi và đặc thù của môn thi, giám khảo cần: 1- Vận dụng “Hướng dẫn chấm” phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng...); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách. 2- Đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. 3- “Hướng dẫn chấm” chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể . 4- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan. B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1 (3,0 điểm): a. Yêu cầu về kĩ năng: - Xây dựng được một bài văn ngắn (không quá một trang giấy thi). - Hiểu và thể hiện tốt phương pháp làm một bài văn phân tích những giá trị về mặt nghệ thuật trong một đoạn văn mà đề đã cho trước. - Hành văn mạch lạc, trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Đảm bảo các ý cơ b ản sau: * Với tài năng quan sát, năng lực liên tưởng nhạy cảm, phóng khoáng và mẫn cảm với ngôn ngữ, Vũ Tú Nam đã t ạo ra một loạt những hình ảnh so sánh, nhân hoá giàu sức gợi hình, gợi tả biểu hiện thật sống “ngày hội mùa xuân” * Phân tích các giá trị nghệ thuật : - Bằng phép so sánh, vẻ đẹp của cây gạo, của hoa gạo được hiển hiện thật tráng lệ với một loạt hình tượng thơ mộng: tháp đèn khổng lồ, ngọn lửa hồng tươi, ánh nến trong xanh. - Phép nhân hóa: trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau. Từ sắc màu rực rỡ của hoa gạo đã g ọi đến chim chóc với những hoạt động rộn ràng, náo nhiệt. (Khuyến khích điểm nếu học sinh chỉ ra và có phân tích một số nghệ thuật khác như liệt kê, từ tượng thanh, từ láy,... ) * Trên cơ sở phát hiện các giá trị nghệ thuật, Hs cảm nhận được: - Cây gạo càng rực rỡ hơn trong ánh nắng vàng tươi. Phép so sánh, liên tưởng làm tôn sắc màu quyến rũ của cây gạo trong mùa hoa. - Hoạt động của loài chim làm vang lên một không khí vui tươi với những thanh âm rộn rã. Âm thanh ấy, sắc màu ấy, hoạt động ấy mang rõ nét đ ặc trưng của ngày hội mùa xuân. - Phải có một tấm lòng tha thiết với cây gạo quê hương mới có thể nhận ra được vẻ đẹp thầm lặng trong dáng vẻ im lìm, hiền lành của cây gạo đã quá ư quen thuộc như thế. c. Biểu điểm cụ thể: - Điểm 3: đảm bảo tốt các yêu cầu về kĩ năng và ki ến thức. Bài viết phân tích, cảm nhận đầy đủ, sâu sắc và tinh tế. Trình bày sạch sẽ, không sai chính tả. - Điểm 2,5: đảm bảo khá tốt các yêu cầu về kĩ năng và ki ến thức. Biết phân tích, đưa dẫn chứng tuy nhiên chưa phát hiện và khai thác hết các tín hiệu nghệ thuật. - Điểm 2: đưa ra được các yếu tố nghệ thuật song cách đánh giá, phân tích tác dụng của chúng thì chưa sắc. Đôi chỗ còn mắc các lỗi: logic, diễn đạt, chính tả. - Điểm 1: không đảm bảo các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng. Mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê một số biện pháp nghệ thuật, chưa phân tích làm rõ. - Điểm 0: lạc đề hoặc không làm. Câu 2 (7,0 điểm): a. Yêu cầu về kĩ năng: - Hiểu và thể hiện tốt phương pháp làm một bài văn miêu tả có sự kết hợp yếu tố biểu cảm, tự sự. - Thể hiện được năng lực quan sát, tưởng tượng, sử dụng tốt các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ,... vào trong bài viết. - Bố cục bài viết chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc; cảm xúc chân thành, trong sáng. Trình tự miêu tả hợp lí. Có nhiều hình ảnh so sánh và nhận xét độc đáo, sâu sắc. - Trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: - Đề yêu cầu Hs dựa vào ý đoạn thơ trên (lược trích trong bài Mầm non, Võ Quảng), hãy viết một bài văn tả lại khung cảnh mùa xuân qua “đôi mắt” của mầm non. Tức là Hs phải: 1. Nhập vai vào mầm non để miêu tả (có kết hợp kể và bộc lộ cảm xúc) vì vậy từ ngữ xưng phải là tôi, mình,... (ngôi thứ nhất số ít). 2. Nắm bắt tốt hoàn cảnh để hướng tầm quan sát, liên tưởng. Ở đây có thể tưởng tượng mầm non vừa mới nhú khỏi mặt đất một chút xíu, lặng im nấp dưới một vài lá bàng đỏ (cũng có th ể suy luận là dường như vừa tỉnh giấc). Từ tư thế đó quyết định hướng quan sát để rồi chi phối trình tự miêu tả: có thể từ gần đến xa, từ dưới mặt đất lên trên không trung (theo hướng không gian). Sự thay đổi nhanh - chậm, đậm - nhạt, im ắng - sôi động,... của các yếu tố ngoại cảnh (nắng, gió, cỏ cây, chim chóc,...) - Bên cạnh đó vì là mầm non (còn nhỏ, trẻ con) hơn nữa lại vừa mới nhú lên vì thế ngôn ngữ miêu tả cũng cần thể hiện rõ sự ngây thơ, trong sáng của lứa tuổi. Những so sánh, liên tưởng ngoài việc phải đảm bảo những yêu cầu trên thì phải có những sáng tạo độc đáo riêng để tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn của bài viết. 3. Thể hiện những cảm xúc khi được chiêm ngưỡng, ngắm nhìn cảnh vật trên mặt đất, bầu trời. Có thể bộc lộ sự so sánh tâm trạng, cảm xúc khi còn cuộn tròn trong hạt, nằm dưới lòng đ ất với trạng thái cảm xúc bây giờ. 4. Có thể xây dựng thêm các tình huống (kết hợp tự sự) như trò chuyện với nhân vật khác để qua đó cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống cũng như ước vọng: muốn lớn thật nhanh, muốn được cống hiến cho đời, .... c. Biểu điểm cụ thể: - Điểm 7: Đáp ứng xuất sắc các yêu cầu trên. Bài miêu tả hay, đặc sắc; kết hợp có hiệu quả với yếu tố tự sự và biểu cảm. Sử dụng được những hình ảnh so sánh, liên tưởng,... cùng những suy ngẫm độc đáo, thú vị nhưng cũng hết sức hồn nhiên, trong sáng. Diễn đạt mạch lạc, tự nhiên. Bài viết sạch đẹp, không mắc các lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu của điểm 7 song còn hạn chế ở bố cục, cách trình bài và lỗi văn phạm. - Điểm 5-4: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Bố cục bài văn chặt chẽ, lời văn miêu tả có sáng tạo, sử dụng được nhiều hình ảnh so sánh, tưởng tượng độc đáo, thú vị. Bộc lộ cảm xúc tốt. Trình bày khá sạch đẹp. Mắc 2-3 lỗi diễn đạt hoặc chính tả. - Điểm 3: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên. Song sức viết chưa tốt, miêu tả còn hời hợt, cảm xúc sáo mòn. Còn mắc nhiều lỗi về văn phạm và lỗi chính tả. Điểm 2: Đơn thuần là tả cảnh mùa xuân mà chưa gắn với chủ thể và hoàn cảnh của thể thể như đề yêu cầu (chưa hiểu đề); chưa đáp ứng được các yêu cầu trên . - Điểm 1: Lạc sang kiểu bài văn tự sự hoặc một dạng bài khác mà không phải là miêu tả. Trình bày quá cẩu thả, sai quá nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0: Không làm bài. -------------------- HẾT --------------------
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan