Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu De hsg su 8 (12 13)

.PDF
4
314
92

Mô tả:

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: LỊCH SỬ 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 04 câu và 01 trang Câu 1. (3,0 điểm) Chứng minh rằng: Trong hoàn cảnh Châu Á thế kỷ XIX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây và phát triển thành nước đế quốc hùng mạnh duy nhất ở châu Á? Câu 2. (3,0 điểm) Hãy trình bày hiểu biết của mình về những tiến bộ của khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX? Theo em những tiến bộ khoa học - kĩ thuật đó đã tác động như thế nào đến cuộc sống, môi trường, tương lai của nhân loại? Em hiểu như thế nào về câu nói của nhà khoa học A. Nô -ben: “Tôi hy vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát mi nh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu ”. Câu 3 (2,0 điểm) Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? Vì sao chiếu Cần Vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng? Câu 4: (2,0 điểm) Tại sao trong hai lần xâm lược Bắc Kì (1873 và 188 2) thực dân Pháp đều chọn Hải Phòng làm điểm mở đầu? Nhân dân Hải Phòng đ ã có những đóng góp gì trong phong trào đấu tranh chống Pháp xâm lược? ………………. HẾT ……………… * Lưu ý : - Giám thị coi thi không giả i thích gì thêm. - Thí sinh không được sử dụng tài l iệu. 1 UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012 - 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ 8 -----------Câu Câu 1 (3,0đ) Câu 2 (3,0đ) Đáp án - Từ giữa thế kỷ XIX, cùng với quá trình tiến lên chủ nghĩa đế quốc của tư bản Âu-Mĩ, một loạt các nước châu Á bị biến thành thuộc địa. Nhật Bản cũng không tránh khỏi nguy cơ bị xâm lược và biến thành thuộc địa của tư bản phương Tây - Trước nguy cơ bị xâm lược và cuộc khủng hoảng ở trong nước, từ năm 1868 Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một cuộc cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục và quân sự nhằm bảo vệ độc lập và phát triển đất nước. + Về chính trị, xã hội: Thành lập chính phủ mới, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền t hiết lập chế độ quân chủ lập hiến, xóa bỏ chế độ nông nô + Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành nhiều cải cách như: thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây d ựng cơ sở hạ tầng… + Về văn hóa - giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, đưa nội dung khoa học - kỹ thuật vào chương trình giảng dạy, cử thanh niên ưu tú đi du học ở phương Tây + Về quân sự: Hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí… => Như vậy, đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã có bước phát triển vượt bậc về công thương nghiệp theo hướng tư bản chủ nghĩa. Cuộc Duy tân Minh Trị đã mở đường cho việc biế n Nhật Bản phong kiến thà nh một nước tư bản giàu mạnh , sau đó chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa. * Sự phát triển của khoa học- kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX. Bước vào thế kỉ XX, trên đà tiến của cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật: - Trong lĩnh vực vật lí, sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh đã mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lí về không gian và thời gian. C ó thể nói các phát minh lớn về vật lí học của thế kỉ XX, từ năng lượng nguyên tử đến lade, bán dẫn … đều có liên quan đế n lí thuyết này. - Những phát minh trong các lĩnh vực Hoá học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất (Hải dương học, Khí tượng học) đều đạt được những thành tựu to lớn . - Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX đã được đưa vào sử dụng như điện tín, điện thoại, ra đa, hàng không với phim có tiếng nói và phim màu… Điểm 0,5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.25đ 0.25đ 0.5đ 0.25đ 0.5đ 0.25đ 0.5đ 2 Câu 3 (2,0đ) Câu 4 (2,0đ) * Tác động của những thành tựu - Sự phát triển của khoa học-kĩ thuật đã mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người , chứng tỏ khả năng to lớn của con người, tạo cơ sở để nhân loại tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, phát minh phục vụ yêu cầu cuộc sống ngày càng cao hơn - Nhưng mặt khác chính những thành tựu khoa học cũng được sử dụng để phục vụ chiến tranh, đã đang gây ra những thảm hoạ cho nhân loại qua 2 cuộc chiến tranh thế giới. Việc sử dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật một cách thiếu ý thức tích cực cũng gây ra những biến đổi về khí hậu, sinh thái, ô nhiễm môi trường…mà ngà y nay con người đang phải đối mặt * Câu nói của nhà khoa học A.Nô-ben chính là thông điệp hãy sử dụng những thành tựu khoa học theo phương diện, mục đích tích cực làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn… a. Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển: - Sau thất bại của cuộc phản công của phe chủ chiến tại kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra căn cứ Tân Sở ( Quảng Trị ) - Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra chiếu cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó một phong trào yêu nước chống Pháp đã diễn ra sôi nổi trong cả nước - phong trào Cần Vương. - Phong trào phát triển qua 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1 (1885-1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước, nhất là ở Trung Kì, Bắc Kì. + Giai đoạn 2 (1888-1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê. b. Chiếu Cần Vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng vì đó là lời kêu gọi tâm huyết của một ông vua t rẻ có tinh thần yêu nước, mong muốn giành độc lập dân tộc, t rong khi đa số quan lại triều đình Huế nhu nhược cam tâm làm tay sai cho giặc. Chiếu Cần Vương phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và truyền thống yêu nước của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ …. * Thực dân Pháp chọn Hải Phòng làm điểm mở đầu vì: - Hải Phòng là một vùng đất có v ị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ con đường thông thương từ ngoài biển Đông vào vùng đồng bằng Bắc Bộ - Là cửa biển khá sâu và rộng, lại là cảng biển gần nhất nối liền với Hà Nội trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn và lâu đời của cả nước. Vì vậy rất thuận tiện cho tàu chiến Pháp khi kéo quân ra Bắc Kì 1.0đ 0.5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 1,0đ 0.5đ 3 * Đóng góp của nhân dân Hải Phòng : - Ngay từ đầu nhân dân hải Phòng đã anh dũng đứng lên chống Pháp bằng mọi hình thức như tập kích các toán quân tuần tiễu của địch, chặn đánh các tàu giặ c trên sông, phá các kho hàng của chúng .Ở Cát Bà, nhân dân đã đánh trả quyết liệt những trận đổ bộ của giặc lên đảo - Sau chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi được phát ra, nhân dân Hải Phòng hưởng ứng rất đông đảo. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Đốc Tít ở vùng Thuỷ Nguyên (Hải Phòng). Các thủ lĩnh nghĩa quân khác như Đốc Trinh , Lãnh Tư, Cử Bình ( An Lão) đã phối hợp chiến đấu cùng nghĩa quân Đốc Tít, gây cho địch nhiều thiệt hại. - Trong những năm cuối thế kỉ XIX còn phải kể đến phong trào Mạc Thiên binh (1897) đã gây cho quân Pháp nhiều khó khăn, lúng túng…. - Các phong trào đấu tranh của nhân dân Hải Phòng đã góp phần làm chậm quá trình bình định của xâm lược Pháp cuối thế kỉ XIX, tô thắm thêm trang sử vàng truyền thống yêu nước bất khuất của quê hương … 0.5đ 0.5đ 0.25đ 0.25đ -------------------- Hết -------------------- 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan