Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề cương ôn tập môn nguyên lý 2...

Tài liệu đề cương ôn tập môn nguyên lý 2

.DOCX
28
797
113

Mô tả:

Đề cương ôn tập môn nguyên lý 2 Câu 1: Sản xuất hàng hóa ra đời trong những điều kiện nào ? Ưu thế của sản xuất hàng hóa so với sản xuất tự cấp tự túc. Cho ví dụ minh họa. 1.Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa: - Điều kiện cần : Phân công lao động xã hội: + Là sự phân chia xã hội thành những ngành nghề khác nhau trong nền sản xuất XH. + Phân công lao động XH là cơ sở của trao đổi hàng hóa - Điều kiện đủ: Sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa => Trong điều kiện đó muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác, buộc phải thông qua sự trao đổi mua bán hàng hóa, tức là phải trao đổi dưới hình thái hàng hóa. 2.Ưu thế của sản xuất hàng hóa: - Thúc đẩy phân công lao động XH phát triển - Mở rông quy mô sản xuất trên cơ sở nhu cầu, nguồn lực xã hội - Tạo môi trường kinh tế năng động, cạnh tranh, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người. 3.Ví dụ minh họa Câu 2: Hàng hóa là gì? Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa. 1.Hàng hóa : + Sản phẩm của lao động + Có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người + Được trao đổi mua bán. -Hàng hóa có hai thuộc tính: + Giá trị sử dụng: là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người + Giá trị: Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó. 2.Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa: -Thống nhất: Cùng tồn tại trong một hàng hóa -Mâu thuẫn: + Với tư cách là giá trị sử dụng, các hàng hóa không đồng nhất về chất nhưng với tư cách giá trị, các hàng hóa đều là sản phẩm của lao động. + Quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị tách rời nhau cả về không gian và thời gian. Nếu giá trị của hàng hóa không được thực hiện sẽ dẫn đến khủng hoảng SX thừa. ví dụ cuộc khủng hoảng kinh tế thừa năm 1929 – 1933 bắt đầu từ Mỹ rồi lan nhanh sang các nước tư bản ð Câu 3: Những nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hóa? Ý nghĩa thực tiến của việc nghiên cứu những nhân tố này? 1.Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hóa: -Năng suất lao động: + Tỷ lệ nghịch với lượng giá trị hàng hóa + Năng suất lao động càng cao thì lượng giá trị kết tinh trong một đơn vị hàng hóa càng giảm xuống. -Cường độ lao động: + Là mức độ khẩn trương, căng thẳng của công việc + Cường độ lao động tăng thì số lượng sản phẩm tăng, tổng hao phí lao động tăng, làm tổng giá trị tăng, nhưng giá trị trên một đơn vị sản phẩm đó không đổi. + Lượng giá trị hàng hóa tỷ lệ thuận với cường độ lao động -Tính chất của lao động: + Lao động giản đơn: Là lao động không cần qua đào tạo, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ; là mao động mà bất kỳ ai có khả năng lao động bình thường cũng thực hiện được. + Lao động phức tạp: là lao động phải được huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạp tạo ra một lượng giá trị nhiều hơn so với lao động giản đơn. ð 2.Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu những nhân tố này: - Việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa nhằm xác định được giá cả của hàng hóa, từ đó tìm ra cách làm giảm giá trị SX - Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến nó để tìm ra cách làm giảm giá trị sản xuất như : tăng năng suất lao động, đầu tư KH-KT hiện đại, đầu tư giáo dục chất xám,… mà vẫn giữ nguyên hoặc làm tăng thêm giá trị để cạnh tranh trên thị trường. - Vì trong cùng một đơn vị thời gian lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn nên việc nghiên cứu giá trị hàng hóa đòi hỏi nhiều chất xám để nâng cao trình độ công nhân, tay nghề, áp dụng nhiều biện pháp tiên tiến, Câu 4: Trình bày tính chất hai mặt của lao động SX hàng hóa và MQH giữa tính chất hai mặt này với hai thuộc tính của HH 1.Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa -Lao động cụ thể: + Là lao động có ích dưới một hính thái nghề nghiệp chuyên môn nhất định + Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng, công cụ, phương pháp và kết quả riêng + Tạo ra giá trị sử dụng + Là một phạm trù vĩnh viễn -Lao động trừu tượng: + Là sự hao phí sức lực nói chung của con người, không phân biệt nghề cụ thể + Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa + Là một phạm trù lịch sử 2.Mối quan hệ giữa tính chất hai mặt này với hai thuộc tính của hàng hóa: -Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng là do lao động của người sản xuất ra hàng hóa có tính hai mặt; -Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định tính hai mặt của bản thân hàng hóa Câu 5: Trình bày nguồn gốc và bản chất của tiền? 1.Nguồn gốc ra đời: - Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: 1m vải (Giá trị tương đối) = 10kg thóc ( vật ngang giá ) - Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng: 1m vải (giá trị tương đối) = 10 kg thóc = 2 con gà = 0,3 chỉ vàng (Vật ngang giá mở rộng) - Hình thái giá trị chung 10kg thóc; 2 con gà; 0,3 chỉ vàng = 1m vải ( vật ngang giá chung chưa ổn định) - Hình thái tiền tệ 10kg thóc; 2 con gà; 1m vải = 0,1 chỉ vàng ( vật ngang giá chung được thống nhất ở vàng -> vàng trở thành tiền tệ) -Tại sao vàng có vai trò tiền tệ : + Vì vàng có nhữn thuộc tính tự nhiên đặc biệt thích hợp vơi vai trò tiền tệ: Thuần khiết( đồng nhất) Không bị ô xi hóa( dễ bảo quản) Dễ dát mỏng, dễ chia nhỏ Với thể tích, trọng lượng nhỏ nhưng có giá trị cao Khi tiền tệ ra đời, thế giới hàng hóa chia thành 2 cực ð Tiền………hàng hóa ( hàng hóa thông thường & hàng hóa đóng vai trò tiền tệ) 1.Bản chất của tiền: - Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt tách ra khỏi thế giới hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung cho các loại hàng hóa khác. Tiền tệ thể hiện lao động kết tinh trong hàng hóa và phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau. - Chú ý: + Hình thức của tiền: vàng thỏi, bạc nén, tiền giấy, tờ séc, công trái, cổ phiếu + Trong quá trình lưu thông tiền vàng tỏ ra không thuận tiện so với tiền giấy + Tiền giấy xuất hiện đánh dấu đỉnh cao văn minh loài người đạt được + Tiền giấy xuất hiện làm tiềm ẩn nguy cơ lạm phát Tiền giấy không có giá trị thực, nó là đại biểu, phù hiệu, ký hiệu cho giá trị một lượng vàng nhất định và được XH thừa nhận ð Câu 6: Cho VD để CM những tác động của QL giá trị trong nền KT hàng hóa. 1.Quy luật giá trị 1.1.ND & yêu cầu của quy luật - Là quy luật KT cơ bản của SXHH - SX & trao đổi HH phải dựa trên cơ sở hao phí lao động XH cần thiết 2.2.Tác động của quy luật Giá trị *Tự phát điều tiết và lưu thông HH thông qua sự biến động của giá cả thị trường - Điều tiết SX: + Nếu cug nhỏ hơn cầu thì giá cả lớn hơn giá trị => lợi nhuận sẽ cao => thu hút lao động XH, SX được mở rộng. + Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị => lợi nhuận sẽ giảm => dãn thải lao động, quy mô SX hẹp + Ví dụ: Từ đầu năm đến giữa năm 2016, giá thịt lợn hơi tăng mạnh, thời điểm đó giá bán cho thương lái là 56.000đ / kg. Do giá lúc đó tăng cao nên người chăn nuôi tăng đàn và nuôi nhiều. Vì vậy, nguồn cung thịt lợn hơi trong nước hiện nay đang vượt cầu khiến giá sụt giảm mạnh, với giá thịt lợn hơi ở mức 35.000đ -40.000đ/ kg ,người chăn nuối không có lãi, thậm chí lỗ, quy mô chăn nuôi sẽ bị thu hẹp. - Điều tiết lưu thông HH => Thị trường giá cả thấp => thị trường có giá cả cao Ví dụ: ở vùng biển, hải sản có nhiều nền giá cả thấp bởi cung lớn hơn cầu, ngược lại ở vùng lục địa, hải sản vô cùng khan hiếm, cung nhỏ hơn cầu đồng nghĩa với việc giá cả sẽ cao hơn. Sự biến động này có tác dụng thu hút luồng hàng từ biển ( nơi giá cả thấp) đến vùng lục địa( nơi giá cả cao). *Tự phát kích thích sự phát triển của lực lượng SXHH: - QL giá trị yêu cầu hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động XH => phải nâng cao NSLĐ => phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất => lực lượng SX XH phát triển; - Ví dụ; + công ty giấy vĩnh tiến áp dụng khoa học kỹ thuật vào sx không ngừng sáng tạo về mẫu mã sp. + Công ty sữa vinamilk chú trọng đầu tư áp dụng công nghệ hiện đại và SX, làm ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường. + Các thế hệ iphone của apple *Tự phát hình tuyển và phân hóa người sx thành người giàu và người nghèo -Tác động phân hóa của người sx: + Người nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động XH cần thiết thì có lợi nhuận, đến một giới hạn nhất định sẽ giàu có + người nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động XH cần thiết thì ko được bù đắp chi phí sx, bị phá sản. -VD: Sự phá sản của công ty nokia năm 2013 Câu 7: TB thước đo lượng giá trị của HH? Cho VD *Thước đo lượng giá trị của HH: - Đo bằng thời gian lao động XH cần thiết + Là thời gian cần thiết để sx HH trong điều kiện sx trung bình của XH (thông thường thời gian LĐXH cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt của người sx ra đại bộ phận HH trên thị trường). -Trình độ chuyên môn trung bình: + Trình độ trang thiết bị trung bình + Cường độ lao động trung bình Câu 8: Tiền tệ là gì? TB các chức năng cơ bản của tiền? 1.Tiền tệ: + Là một loại HH đặc biệt tách ra khỏi thế giới HH + Đóng vai trò làm vật ngang giá chung cho các loại HH khác + Thể hiện LĐXH kết tinh trong HH và phản ánh mối quan hệ giữa những người SX HH với nhau. 2.Các chức năng cơ bản của tiền: - Thước đo giá trị: + Giá trị là phạm trù trừu tượng + Tiền dùng để đo lường giá trị của HH -Phương tiện lưu thông: + Tiền làm môi giới cho việc trao đổi mua bán (H-T-H). + Quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát Là quy luật quy định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông ở mỗi thời kỳ nhất định Tiền thực hiện chức năng phương tiện lưu thông khi: M=P.Q/V Trong đó M là lượng tiền P là mức giá cả HH Q là khối lượng HH đem ra lưu thông V là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ -Phương tiện cất trữ: Tiền rút khỏi lưu thông và phải là tiền đủ giá trị + Tiền vàng hoặc tiền bạc + Vàng thỏi hoặc bạc nén + Đồ đạc bằng vàng hoặc bằng bạc -Phương tiện thanh toán: tiền dùng để trả nợ, đóng thuế ?Nợ xấu là nợ mà không có khả năng trả -> khủng hoảng tiền tệ ->khủng hoảng tài chính ->khủng hoảng KT -Tiền tệ thế giới: +Xuất hiện khi trao đổi HH vượt ra khỏi biên giới quốc gia + Là tiền đủ giá trị và tiền tín dụng quốc tế Câu 9: Mâu thuẫn cơ bản của nền SXHH là gì ? biểu hiện của mâu thuẫn này trong nền KT thị trường? 1.Mâu thuẫn: giữa lao động tư nhân với lao động XH 2.Biểu hiện: - SX của người SXHH nhỏ và nhu cầu của XH không ăn khớp với nhau. Hoặc SX ko đủ cung cấp cho XH hoặc vượt quá khả năng tiêu thụ của XH thì sẽ có 1 số HH ko bán được, tức là ko thực hiện được giá trị. Sở dĩ có tình hình đó là do sx dựa trên chế độ tư hữu làm cho người Sx không thể biế XH cần những gì và cần bao nhiêu. - Mức tiêu hao lao động cá biệt của người SX HH không phù hợp với mức tiêu hao lao động mà XH có thể chấp nhận được. Nếu tiêu hao quá mức, Xh không có khả năng thanh toán, tất nhiên HH sẽ ko bán được. =>> Mâu thuẫn giữa LĐ tư nhân và LĐ XH chứa đựng khả năng SX thừa và là mầm mống của mọi mâu thuẫn của KT HH trong tiến trình Phát triển của lịch sử Câu 10:Lượng tiền trong lưu thông có thể nhiều hơn mức cần thiết không? Điều đó được biểu hiện ra như thế nào đối với tiền giấy 1.Lượng tiền trong lưu thông có thể nhiều hơn mức cần thiết nhưng không được quá nhiều, người ta chấp nhận lạm phát ở mức độ vừa phải làm phát dưới 10%/năm.( lạm phát phi mã lạm phát 2 con số/năm, siêu lạm phát lạm phát 3 hoặc 4 con số trên năm) 2. Biểu hiện Khi lượng tiền giấy phát hành vượt quá số lượng vàng, bạc cần thiết trong lưu thông mà nó đại biểu hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa trên thị trườngthì dẫn đến lạm phát. Nó sẽ làm cho hiện tượng giá cả tăng lên nhanh chóng và đồng tiền trở nên bị mất giá. Ngược lại nếu lượng tiền giấy phát hành ra thấp hơn số lượng vàng hoặc bạc cần thiết cho lưu thông thì gọi là giảm phát. - Lạm phát vừa phải : lạm phát dưới 10% / năm - Lạm phát phi mã : lạm phát 2 con số một năm - Siêu lạm phát : lạm phát 3 hoặc 4 con số một năm => Lượng tiền trong lưu thông có thể nhiều hơn mức cần thiết, nhưng không được quá nhiều vì lạm phát có ba loại và lạm phát vừa phải dưới 10% là tốt. Câu 11: Phân biệt tiền với tư cách là tiền thông thường và tiền với tu cách là tư bản? Nếu công thức T-H-T’ mà T’ trao đổi HH ko tạo ra giá trị thặng dư -Trao đổi không ngang giá + Mua rẻ: số lượng giá trị người mua có thêm được là số lượng giá trị của người bán bị mất đi. + Bán đắt: số lượng giá trị người bán có thêm được là số lượng giá trị của người mua bị mất đi. + Vừa mua rẻ vừa bán đắt: do trao đổi ko ngang giá mang lại + Như vậy: trao đổi không ngang giá chỉ là sự phân phối lại thu nhập, tổng giá trị trước và sau trao đổi không hề tăng thêm. =>> tư bản ko thể xuất hiện từ lưu thông 2.Ngoài lĩnh vực lưu thông - Tiền được cất trữ trong két sắt -HH đi vào tiêu dùng cho sx thì giá trị được bảo toàn và dịch chuyển vào sp, cho cá nhân thì giá trị đầu mất đi. =>>TB ko thể xuất hiên bên ngoài lưu thông 3.Bí mật công thức chung của TB: Trong lưu thông nhà TB tìm được một thứ HH đặc biệt, nhà TB tiêu dùng HH đó ngoài lưu thông, trong quá trình đó nó tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của chính bản thân nó. 4.ĐK để tiền chuyển hóa thành TB -Tiền tệ phải chuyển hóa thành HH sức lao động -Tiền phải có 1 lượng đủ lớn đề có thể chuyển hóa thánh sức lao động và tư liệu sản xuất -Tiền phải vận động theo công thức T-H-T Câu 14: TS nói việc xuất hiện HH sức lao động là Đk để chuyển hóa tiền thành TB 1.HH sức lao động -Sức LĐ là toàn bộ những năng lực về thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể con người đang sống và được người đó đem ra vận động trong quá trình lao động -LĐ là sự vận dụng sức lao động vào quá trình SX 2.Hai điều kiện để xuất hiện HH sức lao động -Người LĐ được tự do về thân thể -Người LĐ ko có tư liệu sx hoặc có nhưng ko đủ để sx có hiệu quả, ít nhất là đủ sống 3.Hai thuộc tính của HH sức lao động -Giá trị của HH sức lao động + do lượng LĐXH cần thiết để SX và tái SX sức lao động quyết định + Giá trị tư liệu sinh hoạt để nuôi sống công nhân và gia đình họ + Giá trị HH sức lao động được đo lường một cách gián tiếp + Giá trị HH sức lao động được bao hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử -Giá trị sử dụng của HH sức lao động + Là công cụ của HH đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của người mua (Nhà TB) Giá trị sử dụng của HH sức LĐ => thể hiện ra khi tiêu dùng => tạo ra một HH nào đó + Giá trị sử dụng của HH sức lao động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị và giá trị thặng dư Câu 15: quá trình TB sinh ra giá trị thặng dư như thế nào? Vai trò của SLĐ trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư? -Trình bày ví dụ về sản xuất sợi của C.Mác (với 3 giả định).... -Quá trình TB sinh ra m để đạt mục đích : tăng cường độ bóc lột công nhân bao gồm tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, tăng NSLĐ, mở rộng sx,… -Vai trò của SLĐ trong quá trình sản xuất m: + Đáp ứng nhu cầu, mục đích của nhà tư bản + vạch rõ nguồn gốc của m: đó là slđ không công của người CN làm thuê tạo ra trong quá trình sx và bị nhà TB chiếm không + Vạch rõ bản chat cơ bản nhất của XHTB: qhe bóc lột của TB đối với lao động làm thuê + Vạch rõ các hình thức bh của giá trị thặng dư: lợi nhuận, lượi nhuận bình quân, lợi tức, địa tô,… + Vạch rõ nguồn gốc, bản chất của tích lũy TB,… ⤇Vạch rõ quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của CNTB. Câu 16 : Trình bày các phương thức sx m? ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu? 1. các phương thức sản xuất giá trị thặng dư - Sx giá trị thặng dư tuyệt đối + Là gtri thặng dư được tạo ra do kéo dài thời gian lđ vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động xã hội, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu khi thay đổi + Tăng cường độ lao động cũng được xếp vào phương pháp sản xuất m tuyệt đối - Sx giá trị thặng dư tương đối + là gtri thặng dư được tạo ra do rút ngắn thời gian lđ tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ. + Cơ sở của m tương đối là dựa trên tăng năng suất lao động trên toàn xã hội, đặc biệt là những ngành sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt. - Sx gtri thặng dư siêu ngạch + Là phần gtri thặng dư thu được do tăng năng suất cá biệt, làm cho gtri cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó. + Là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kinh tế, áp dụng côg nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động giảm giá trị của hàng hoá 2. Ýnghĩa thực tiễn - Nếu gạt bỏ mục đích và tính chất của CNTB thì vận dụng câc phương pháp sản xuất gtri thặng dư, nhất là phương pháp sản xuất gtri thặng dư tương đối và gtri thặng dư siêu ngạch trong các doanh nghiệp sẽ kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, sử dụng kỹ thuật - công nghệ mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất - Gợi mở cách thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với nước ta, cần tận dụng triệt để cáv nguồn, nhất là nguồn lao động trong sản xuất kinh doanh. Về cơ bản và lâu dài, giải pháp quan trọng cần phải coi trọng tăng sản xuất lao động xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước Câu 17: Bản chất của tư bản là gì? Cơ sở phân chia tư bản thành TB bất biến, TB khả biến, TB cố định và TB lưu động? Căn cứ và ý nghĩa của việc phân chia các loại TB trên? 1.Bản chất của tư bản: -TB là giá trị mang lại gtri thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê -TB không phải là vật, không phải là TLSX, phạm trù TB biểu hiện QHSX giữa nhà TB với lđộng làm thuê, bh QHSX giữa nhà TB và người lđộng làm thuê 2.Cơ sở phân chia TB bất biến, TB khả biến: căn cứ theo giá trị tư liệu sản xuất có thay đổi hay không -TB bất biến là bộ phận TB tồn tại dưới hình thức TLSX mà giá trị của nó không đổivề lượng trong quá trình sx + TB bất biến (c) :nhà xưởng, máy móc, thiết bị,nguyên vật liệu,… mà gtri của nó chuyển hoàn toàn sang sp mới VD: mét vải → cái áo +TB khả biến (v)là bộ phận TB tồn tại dưới hình thức SLĐ mà giá trị của nó tăng lên trong quá trình sx ⤇ Ý NGHĨA: sự phân chia TB thành TB bất biến và TB khả biến làm rõ nguồn gốc tạo ra m, đó là do TB khả biến (hay do SLĐ của người CN) tạo ra. -Cơ sở phân chia TB cố định và TB lưu động: phương thức chu chuyển giá trị của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất -TB cố định: là bộ phận TB tồn tại dưới hình thức nhà xưởng,thiết bị, máy móc,… tgia toàn bộ vào quá trình sx nhưng giá trị của nó chuyển dần sang sp mới tùy theo mức độ hao mòn. + Hao mòn hữu hình: thời gian, tự nhiên,.. + Hao mòn vô hình: Mua bán thiết bị di động → mất giá, KHCN pt,... -TB lưu động là bộ phận TB tồn tại dưới hình thức nguyên nhiên liệu và SLĐ khi tgia vào qtrinh sx thì gtri của nó chuyển hết 1 lần vào sp mới. ⤇ Ý NGHĨA: tìm biện pháp để đẩy mạnh tốc độ của TB và giảm tác động của TB hữu hình và vô hình. Câu 18: So sánh các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? Ý nghĩa của học thuyết giá trị thặng dư đối với kinh tế việt nam 1.So sánh các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư So sánh PP sản xuất giá trị thặng dư PP sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối tương đối 1.KN Là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thưc hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi 2.công thức 3.Biện pháp Là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thưc hiện bằng cách rút ngán thờ gian lao động tất yếu để kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng xuất lao động xã hội trong điều kiện ngày lao động không đổi M=m’.v M=m’/v -Tăng cường đô lao động, kéo - Tăng năng suất lao động dài ngày lao động - cải tiến máy móc -tuy nhiên lại vấp phải cuộc ĐT quyết liệt của công nhân -biện pháp khối lượng giá trị thặng dư tuyệt đối 2.Ý nghĩa của học thuyết giá trị thặng dư đối với nền kinh tế Việt Nam. - Giúp nước ta cải tiến sản xuất, tăng năng xuất lao động - Góp phần cũng cố cố nhà nước pháp quyền XHCN, lấy luật làm công cụ và cơ sở để điều chỉnh các hành vi nói chung - Từ việc bóc lột giá trị thặng dư của công nhân làm ra, nhà nước đưa ra những điều luật bảo vệ lợi ích cho người lao động Câu 19: Tư bản là gì? Trình bày các hình thức của Tư bản? - Khái niệm tư bản: Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của người công nhân. - Các hình thức tư bản: tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định, tư bản lưu động 1.Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thượng nhiệp : * Để quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa đạt hiệu quả trong chủ nghĩa tư bản, một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra làm nhiệm vụ bán hàng , đó là tư bản thương nghiệp. * Lợi nhuận thương nghiệp là hình thức biến tướng của giá trị thặng. 2.Tư bản cho vay và lợi tức cho vay: * Do sự phát triển của quan hệ hàng hóa -tiền tệ đến trình độ nào đó xuất hiện việc thừa hoặc thiếu tiền , tư bản cho vay ra đời góp phần huy động vốn để mở rộng sản xuất . * Lợi tức là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. 3.Tư bản tồn tại dưới hình thức vốn cổ phần , thị trường chứng khoán: * Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức vốn cổ phàn mang lại cho người chủ sở hữu nó khoản thu nhập của công ty , đó là lợi tức cổ phần - nguồn gôc từ giá trị thặng dư. Lợi tức cổ phần là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. * Thị trường chứng khoán : khi xuất hiện công ty cổ phần , phát hành cổ phiếu cần có thị trường chứng khoán để mua bán các loại chứng khoán. Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán có vai trò, tác dụng rất lớn đối với nền kinh tế . công ty cổ phần là hình thức huy động vốn một cách hiệu quả nhất ,thị trường chứng khoán như là "phong vũ biểu " của nền kinh tế. 4.Tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa : * Tư bản kinh doanh nông nghiệp. Đặc điểm của tư bản kinh doanh nông nghiệp là có ba giai cấp tham gia : chủ tư bản kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp , công nhân nông nghiệp và chủ đất. Nghiên cứu tư bản kinh doanh nông nghiệp ở đây là nghiên cứu bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng giá trị ruộng đât của chủ đât - nó đem lai cho chủ sở hữu nó phần thu nhập gọi là địa tô . * Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa ,nếu địa tô phong kíên phản ánh bóc lột trục tiếp của chủ đất với nông dân thì địa tô tư bản, chủ đât bóc lột gián tiếp. Chủ tư bản kinh doanh nông nghiệp bóc lột giá trị thặng dư rôi trích một phần giá trị thặng dư nộp cho chủ đất dưới dạng địa tô Vì vậy địa tô là hình thức biến tướng của m . * Địa tô tư bản chủ nghĩa có ba loại: + Địa tô chênh lệch ( chênh lệch I và chênh lệch II ) + Địa tô tuyệt đối + Địa tô độc quyền : loại địa tô phải nộp trên những loại ruộng đất có giá trị đặc biệt. Dù là loại địa tô nào thì nguồn gốc của nó vần là do công nhân trong lĩnh vực nông nghiệp tạo ra ( tạo m ) còn đất đai chỉ là điều kiện tạo giá trị thặng dư mà thôi. Kết luận : Thông qua nghiên cứu các hình thái tư bản điểm chung rút ra là, dù tư bản hoạt động trong lĩnh vực nào cũng mang lại phần lợi nhuận bình quân như nhau, nó có thể có những tên gọi khác nhau ( lợi nhuận, lợi tức, địa tô, ...) nhưng đều do giai cấp công nhân tạo ra, các nhà tư bản chiếm không và chia nhau. Câu 20: Tích lũy TBCN là gì? Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới qui mô tích lũy TBCN? 1.Tích lũy TBCN là gì? - Tích lũy TB là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành TB, hay là quá trình TB hóa giá trị thặng dư. - Thực chất của tích lũy TB là TB hóa gtri thặng dư. - Động cơ của tích lũy: Thu ngày càng nhiều gtri thằng dư và tồn tại trong cạnh tranh khốc liệt. →Kết luận: - Mục đích duy nhất của TB tích lũy là giá tri thặng dư - Quá trình tích lũy TB biến quyền sở hữu trong nền KT hàng hóa trở thành quyền chiếm hữu TBCN( hay chiếm đoạt TBCN) - Nhân tố ảnh hưởng đến qui mô tích lũy TBCN + Nếu M (khối lượng gtri thặng dư) không đổi thì qui mô tích lũy phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia M thành 2 quĩ: quĩ tích lũy và quĩ tiêu dùng + Tất cả các nhân tố làm tăng M đều làm tăng qui mô tích lũy. Các nhân tố: Trình độ bóc lột SLĐ: tăng cường độ lđộng, kéo dài ngày lđộng, bớt tiền công của người CN Trình độ năng suất lao động XH •Giá trị tư liệu sinh hoạt giảm •Giá trị SLĐ giảm •M tăng + Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa TB sd và TB tiêu dùng: •Sự phục vụ không công của máy móc như là lực lượng tự nhiên •TB sd là khối lượng gtri những tư liệu lao động mà toàn bộ qui mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm •TB tiêu dùng là phần giá trị những TLLĐ ấy được chuyển vào sp dưới dạng khấu hao . + Qui mô tư bản ứng trước: với trình độ bóc lột k đổi thì M do khối lượng TB khả biến quyết định. bộ phận của TB khả biến càng lớn → M càng lớn ⤇tạo đk tăng thêm qui mô tích lũy của TB •M = m’ x V •M tăng Câu 22: Tại sao nói , sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản ? Trongđiều kiện hiện nay , sản xuất giá trị thặng dư có đặc điểm gì mới ? Câu 23: Tại sao nói việc xuất hiện hàng hóa sức lao động(SLĐ) là điều kiện để chuyển hóa tiền thành tư bản Câu 24: Vì sao nói tư bản là một sự vận động ? Câu 25: Phân biệt sự khác nhau giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị thực tế của hàng hóa; giá trị thặng dư và lợi nhuận? Cho ví dụ minh họa? Câu 26: Cho ví dụ minh họa để làm rõ thời gian chu chuyển của tư bản có ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư của nhà tư bản? Ý nghĩa của việc rút ngắn thời gian chu chuyển của tư bản? Câu 27: Vai trò của ngành thương nghiệp trước CNTB? Lợi nhuận thương nghiệp do đâu mà có? Câu 28: Nguồn gốc, đặc điểm và bản chất của tư bản cho vay? Câu 29: Giá trị thặng dư được biến thái dưới nhưng hình thái cụ thể nào? Cơ sở hình thành của nó ? Câu 30: Địa tô tư bản chủ nghĩa là gì? So sánh địa tô phong kiến và địa tô tư bản chủ nghĩa? Câu 31: Cơ sở hình thành địa tô TBCN? Trình bày bản chất và các hình thức địa tô trong nền TBCN? Câu32: Tại sao nói chủ nghĩa tư bản độc quyền là giai đoạn phát triển hơn chủ nghĩa tư bản? Câu 33: Tổ chức độc quyền là gì? Các hình thức tổ chức độc quyền? Câu 34 : Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền?1) Tích tụ tập trung sản xuất và sự hình thành độc quyền: - Cạnh tranh thúc đẩy tích tụ tập trung tự bản dẫn đến tập trung sản xuất, sản xuất tập trung được biểu hiện là: + Số lượng công nhân trong các xí nghiệp quy mô lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lực lượng lao động xã hội, số lượng sản phẩm sản xuất ra trong các xí nghiệp qui mô lớn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩn xã hội. + Sản xuất tập trung vào một số xí nghiệp quy mô lớn thì chúng có khuynh hướng liên minh thỏa thuận với nhau, dẫn đến hình thành tổ chức độc quyền. * Vậy: Tổ chức độc quyền là liên minh các xí nghiệp qui mô lớn nắm trong tay hầu hết việc sản xuất và tiêu thụ một hoặc một số loại sản phẩm, chúng có thể quyết định được giá cả độc quyền nhằm thu được lợi nhuận độc quyền cao. - Quá trình hình thành của độc quyền diễn ra từ thấp đến cao, từ lưu thông đến sản xuất và tái sản xuất, cụ thể: + Cácten là hình thức độc quyền trong lưu thông ở trình độ thấp nó quyết định về mặt hàng và giá cả. + Xanhdica là hình thức độc quyền trong lưu thông ở trình độ cao hơn Cácten, nó quyết định về mặt hàng , giá cả và thị phần + Tơ rơt là hình thức độc quyền sản xuất, nó quyết định ngành hàng, qui mô đầu tư.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan