Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ đề án bảo vệ môi trường chi tiết nhà máy sản xuất bột mì tiến hưng – bắc ninh”....

Tài liệu đề án bảo vệ môi trường chi tiết nhà máy sản xuất bột mì tiến hưng – bắc ninh”.

.DOC
54
417
141

Mô tả:

Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT BN Bắc Ninh BTNMT Bộ tài nguyên môi trường CTR Chất thải rắn CTNH Chất thải nguy hại ĐTPT Đầu tư và phát triển GPĐT Giấy phép đầu tư KCN Khu công nghiệp NĐ-CP Nghị định – Chính phủ PCCC Phòng cháy chữa cháy QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định TMDV Thương mại và dịch vụ TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân xã WHO Tổ chức y tế thế giới COD Nhu cầu oxi hóa học BOD Nhu cầu oxi sinh học TSS Chất rắn lơ lửng T-N Tổng nitơ T-P Tổng phốt pho DM ĐTV Dầu mỡ, động thực vật DANH MỤC BẢNG/BIỂU Mã số bảng Bảng 1. Tên bảng Danh sách các cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện lập bản đề án Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng Trang 11 1 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh Bảng 1.1. Các hạng mục xây dựng của dự án 18 Bảng 1.2. Danh mục máy móc, thiết bị của dự án 22 Bảng 1.3. Nhu cầu nguyên, phụ liệu sử dụng cho nhà máy 30 Bảng 2.1. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải của cơ sở 33 Bảng 2.2. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải 35 Bảng 2.3: Nồng độ bụi tạo ra từ quá trình sản xuất (mg/m3) 38 Bảng 2.4. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất 39 Bảng 2.5. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí khu vực xung quanh 40 Bảng 2.6. Tổng hợp lượng CTNH phát sinh tại nhà máy 41 Bảng 4.1. Kế hoạch quản lý chất thải 46 Bảng 4.2. Kế hoạch quản lý các vấn đề môi trường không liên quan đến chất thải 49 Bảng 4.3. Kế hoạch ứng phó sự cố 50 Bảng 4.4. Kế hoạch quan trắc môi trường 51 DANH MỤC HÌNH Mã số hình Tên hình Trang Hình 1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ 20 Hình 2.1 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 34 Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý hoạt động bể tự hoại 3 ngăn 35 Hình 4.1 Sơ đồ điểm quan trắc lấy mẫu 53 Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng 2 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh MỞ ĐẦU 1. Việc thành lập và tình trạng hiện tại của dự án Công ty cổ phần Tiến Hưng (tiền thân là công ty TNHH Tiến Hưng) được thành lập từ năm 2002 theo giấy chứng nhận đầu tư số 15/GPĐT-KCN-BN do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 04 tháng 5 năm 2002 với tên dự án là “Nhà máy sản xuất bao bì Tiến Hưng – Bắc Ninh” và với mục tiêu là sản xuất, kinh doanh sản phẩm bao bì các loại. Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng 3 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh Nhà máy được thực hiện tại KCN Tiên Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trên diện tích đất thuê là 30.000 m2 của Công ty ĐTPT hạ tầng Viglacera theo hợp đồng thuê đất số 02 ngày 11 tháng 03 năm 2002. (Tuy nhiên, diện tích sử dụng cho dự án sản xuất bột mì khoảng 20.000 m 2. Phần diện tích còn lại cho Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam thuê làm xưởng sản xuất mì ăn liền.) Do ngành nghề kinh doanh hoạt động không hiệu quả, sau nhiều lần thay đổi giấy chứng nhận đầu tư, công ty đã chuyển đổi nhiều loại hình kinh doanh sản xuất (Sản xuất bao bì, sản xuất bột mì, nước giải khát, chế biến suất ăn,…). Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ kéo theo nhiều ngành công nghiệp phát triển. Một trong các các ngành đó là ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm ăn liền như bánh mì, bột mì làm bánh, các sản phẩm mì ăn liền,… Do đó nhu cầu về bột mì càng ngày càng lớn hơn. Trước thực tế đó, công ty đã tìm cho mình một hướng đi mới với một loại hình sản xuất kinh doanh ổn định, đó là xây dựng “Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh”. Cơ sở đã được Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư số 19/GPĐT-KCN-BN, ngày 20 tháng 5 năm 2002 với mục tiêu là sản xuất bột mì cao cấp và sản phẩm phụ của bột mì. Công ty đã lắp đặt dây chuyền sản xuất có công suất thiết kế là 150 tấn sản phẩm/ngày. Nhu cầu về sản phẩm bột mì trên thị trường ngày càng tăng nên để đáp ứng được nhu cầu đó cũng như là yêu cầu về chiến lược phát triển, công ty đã không ngừng mở rộng dự án. Sau nhiều lần nâng công suất và đầu tư thêm dây chuyền thiết bị mới, đến nay công suất sản xuất của nhà máy đã tăng từ 150 tấn sản phẩm/ngày lên 500 tấn sản phẩm/ngày và có 4 dây chuyền sản xuất. Nhận thức được yêu cầu về bảo vệ môi trường, ngay từ khi thành lập, công ty đã lập Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và đã được Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại Quyết định số 26/QĐ-MTg ngày 19/5/2005. Trong suốt quá trình phát triển, công ty đã rất chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau 2 lần nâng công suất từ 150 tấn/ngày lên 250 tấn/ngày (năm 2008) và lên 350 tấn/ngày (năm 2009), công ty cũng đã lập các bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung để trình Ủy ban nhân dân huyện Tiên Du và đã nhận được Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung số 616/UBND-GXN ngày 04 tháng 11 năm 2008 và sô 37/UBND-GXN ngày 13 tháng 5 năm 2009. Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng 4 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh Việc xây dựng, phát triển của công ty phù hợp với các loại hình sản xuất của KCN, phù hợp với quy hoạch phát triển về kinh tế - xã hội và các vấn đề liên quan khác. Tuy nhiên lần mở rộng, nâng công suất sản xuất của nhà máy (năm 2011), công ty đã chưa thực hiện các thủ tục về môi trường. Do vậy, nhận thức được yêu cầu về tính pháp lý cũng như để đảm bảo phát triển bền vững, công ty quyết định lập hồ sơ xin cấp giấy phép về môi trường cho dự án mở rộng nhà máy (đầu tư thêm dây chuyền có công suất 150tấn/ngày). Căn cứ vào tình trạng hiện tại của công ty, căn cứ theo thông tư hướng dẫn số 01/2012/TT-BTNMT quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản, công ty thuộc trường hợp phải lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết và được quy định theo mục d, khoản 1, điều 3 của thông tư số 01/2012/TT-BTNMT. 2. Căn cứ để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết 2.1. Căn cứ pháp lý Đề án bảo vệ môi trường cho nhà máy được thực hiện dựa trên những cơ sở pháp lý sau: - Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2005 ban hành ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006; - Luật Đất đai số 13/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua năm 2003; - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4; - Luật thuế Bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010. - Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10 do Quốc hội ban hành ngày 21/06/1998. - Luật Hóa chất số 06/2007/QH 12 do Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007; Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng 5 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh - Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2001 quy định về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy. - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 do Chính phủ ban hành – Quy định về quản lý chất thải rắn. - Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. - Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính Phủ - Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21/05/2009 của Bộ xây dựng quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ –CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và KCN. - Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/09/2007 của Bộ tài chính – Bộ Tài nguyên và môi trường sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/03/2012 của Bộ tài nguyên và môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản. - Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và môi trường về quản lý chất thải nguy hại. - Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành 08 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. - Thông tư số 47/2011/TT-BNTMT ngày 28/12/ 2011 của Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành 01 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng 6 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh - Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Quyết định số 16/2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 2.2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam a) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí: - QCVN 05:2009/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - QCVN 06:2009/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - QCVN 19:2009/BTNMT ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với các chất vô cơ. - QCVN 20:2009/BTNMT ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. - Tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế - Tiêu chuẩn chất lượng không khí khu vực sản xuất. b) Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn: - QCVN 26-2010/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - Tiêu chuẩn Việt Nam 3985-1999/BKHCNMT ban hành kèm theo Quyết định 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002: Âm học - Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc. c) Các tiêu chuẩn liên quan đến rung động: Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng 7 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh - QCVN 27-2010/BTNMT ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung động. d) Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước: - QCVN 02:2009/BYT ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 9 năm 2009 của Bộ Y tế - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. - QCVN 08:2008/BTNMT ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và môi trường - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 09:2009/BTNMT ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 14:2008/BTNMT ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và môi trường - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - QCVN 40:2011/BTNMT ban hành theo Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và môi trường - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. 2.3. Các căn cứ thông tin a) Tài liệu của dự án: - Thuyết minh dự án: “Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng” của Công ty cổ phần Tiến Hưng. - Bản vẽ thiết kế nhà xưởng sản xuất với các hạng mục đi kèm. - Kết quả quan trắc, phân tích hiện trạng môi trường do Công ty cổ phần Tiến Hưng thuê đơn vị chuyên môn thực hiện. b) Các tài liệu kỹ thuật: - Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2010; - Số liệu khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội khu vực dự án. - Lê Xuân Hồng. Cơ sở đánh giá tác động môi trường, Nxb Thống kê, 2006. 3. Tổ chức lập đề án bảo vệ môi trường Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng 8 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh 3.1. Tổ chức thực hiện: Theo quy định, chủ đầu tư phải lập Bản đề án bảo vệ môi trường và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên do Công ty cổ phần Tiến Hưng không đủ cán bộ chuyên môn và cơ sở kỹ thuật cần thiết để lập bản đề án cho dự án, do vậy công ty đã ký kết hợp đồng về việc tư vấn lập bản đề án chi tiết cho nhà máy này. Thực thi luật Bảo vệ môi trường năm 2005, các quy định theo nghị định 29/2011/NĐ-CP và thông tư số 01/2012/TT-BTNMT, chủ đầu tư đã phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện lập Bản đề án bảo vệ môi trường chi tiết cho nhà máy. Nội dung bản đề án được thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư số 01/2012/TT-BTNMT, gồm các bước như sau: 1. Tóm tắt dự án và tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường; 2. Mô tả các nguồn chất thải, các vấn đề môi trường không liên quan đến chất thải và biện pháp quản lý; 3. Kế hoạch xây dựng, vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải; 4. Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường; 5. Tham vấn ý kiến cộng đồng; 6. Đưa ra các kiến nghị với các cấp, các ngành và cam kết nhằm đưa Dự án hoạt động một cách bền vững và công tác bảo vệ môi trường đạt hiệu quả tốt. a) Cơ quan chủ trì lập bản đề án chi tiết: Chủ cơ sở : CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN HƯNG. Người đại diện: Ông Hoàng Hữu Kim Giám Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị. Điện thoại : 02413.714031 Fax: 02413.714032. Địa chỉ: Số 03, đường TS 3, KCN Tiên Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Cơ quan chủ trì lập đề án có trách nhiệm: - Cung cấp tài liệu gốc về Dự án; - Giới thiệu chung về Dự án gồm: Địa điểm thực hiện, nội dung và quy mô, tình trạng hoạt động của nhà máy,… để cơ quan tư vấn lập kế hoạch điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, phục vụ cho việc lập bản đề án. Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng 9 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh b) Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ XANH VIỆT Người đại diện Trụ sở Chi nhánh Bắc Ninh Điện thoại Email Website : : : : : : Ông Đào Văn Quý Chức vụ: Giám Đốc. 31 Thi Sách, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đường Nguyễn Công Hãng, TX. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. 04.2246.3668; 02412.476.555. [email protected]. www.xanhviet.vn c) Các bước thực hiện: Sau khi ký hợp đồng, Công ty TNHH Môi trường & Công nghệ Xanh Việt đã phối hợp với Công ty cổ phần Tiến Hưng triển khai các công việc sau:  Thành lập tổ chuyên gia khảo sát, lấy mẫu và phân tích đánh giá hiện trạng môi trường: - Trên cơ sở các kết quả phân tích, tổ chuyên gia tư vấn nghiên cứu đánh giá các tác động ảnh hưởng đến môi trường.  Thành lập tổ chuyên gia nghiên cứu và phân tích các tác động của dự án, nhiệm vụ cụ thể: - Nghiên cứu qui mô, qui trình công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sử dụng của dự án. - Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của dự án. - Phân tích, mô tả, đánh giá và tổng hợp các chất thải đặc thù và các tác động không liên quan đến chất thải của cơ sở. - Từ các tác động liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải, các chuyên gia xây dựng biện pháp giảm thiểu và tính toán các công trình xử lý môi trường cần thiết cho cơ sở. - Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho cơ sở. - Xin ý kiến cộng đồng. - Lập báo cáo tổng hợp. - Trình các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt đề án. 3.2. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập bản đề án Danh sách các cán bộ trực tiếp tham gia lập bản đề án cho nhà máy bao gồm: Bảng 1. Danh sách các cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện lập bản đề án Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng 10 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh Số TT Họ và tên Học hàm, học vị, chức vụ I. Công ty cổ phần Tiến Hưng 1. Ông Hoàng Hữu Kim Giám Chủ tịch hội đồng quản trị 2. Ông Nguyễn Trần Phương Trưởng phòng hành chính nhân sự II. Công ty TNHH môi trường & công nghệ Xanh Việt 1. 2. 3. 4. 5. 6. 8. 9. 10. KS. Đào Văn Quý Giám đốc Th.s. Nguyễn Thị Vân Chuyên gia phân tích KS. Vũ Quang Nguyên Cán bộ công nghệ môi trường Th.s. Mai Thị Nhâm Cán bộ công nghệ môi trường CN. Mai Thị Kim Anh Cán bộ khoa học môi trường CN. Đinh Thị Vân Cán bộ khoa học môi trường CN. Nguyễn T. Thùy Linh Cán bộ khoa học môi trường CN. Hoàng Thị Tuyến Cán bộ phân tích, lấy mẫu CN. Bùi Thị Thường Cán bộ phân tích, lấy mẫu Và các thành viên khác của Công ty TNHH Môi trường & Công nghệ Xanh Việt. CHƯƠNG I. THÔNG TIN VỀ VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ QUA CỦA DỰ ÁN 1.1. Tên dự án Dự án: “Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh” 1.2. Thông tin về chủ dự án 1.2.1. Chủ dự án: Công ty cổ phần Tiến Hưng. 1.2.2. Địa chỉ liên hệ: Đường TS-3, Khu công nghiệp Tiên Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 1.2.3. Người đứng đầu chủ dự án: Ông Hoàng Hữu Kim Giám. Quốc tịch: Việt Nam Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị. 1.2.4. Phương tiện liên lạc với chủ Dự án Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng 11 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh Điện thoại: (0241) 714 031 Fax: (0241) 714 032 1.3. Vị trí địa lý của cơ sở 1.3.1. Vị trí địa lý: Công ty Cổ phần Tiến Hưng được thực hiện tại đường TS-3, Khu công nghiệp Tiên Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Diện tích thực hiện dự án được thuê từ của Công ty ĐTPT hạ tầng Viglacera với tổng diện tích 30.000 m2 và tổng số vốn đầu tư cho toàn bộ nhà máy là 250.000.000.000 VNĐ (Theo giấy chứng nhận đầu tư sô 19/GCNĐC7/21/2 ngày 16 tháng 8 năm 2010). Vị trí tiếp giáp của Công ty như sau: + Phía Bắc: Tiếp giáp với đường nội bộ của Khu công nghiệp; + Phía Đông: Tiếp giáp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam; + Phía Tây: Giáp với khu đất quy hoạch dãn dân của thôn Núi Bất; + Phía Nam: Tiếp giáp với Công ty cổ phần Kỹ nghệ Vissan Việt Nam. 1.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực dự án a) Địa hình Toàn bộ Khu công nghiệp Tiên Sơn có địa hình tương đối bằng phẳng, chỗ thấp nhất có độ cao 2,1 m, chỗ cao nhất có độ cao 5,1 m. Căn cứ vào tổng mức úng lụt năm 1971 là năm tỉnh Bắc Ninh có trận lụt lớn nhất, mức nước tại khu vực này chỉ lên tới 6,2 m. Chính vì vậy, cao độ san nền của cả khu vực Khu công nghiệp Tiên Sơn được tính toán là 6,2 m. Các chỉ tiêu san nền cụ thể như sau: - Cốt san nền toàn khu vực: 6,2 hướng từ Tây sang Đông - Cao độ thiết kế trung bình đắt nền đối với từng lô đất là 6,2 m với độ dốc thiết kế chung >4%, hướng dốc từ phía từng lô ra phía có đường ôtô là nơi có cống, mương thu nước mặt. - Đất đắp được đầm chặt tường lớn đạt K = 0,95 - Đất đắp nền cho Khu công nghiệp được lấy từ đồi (mâm xôi) thuộc thôn Vĩnh Phúc, xã Phật Tích, huyện Tiên Du và cát từ Sông Đuống cách Khu công nghiệp khoảng 12km. Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng 12 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh b) Địa chất * Đặc điểm thổ nhưỡng Đặc điểm thổ nhưỡng tại khu vực là đồng bằng, không phức tạp. Khu đất của dự án trước kia là những ruộng lúa nước 2 vụ có hàm lượng dinh dưỡng từ trung bình đến khá, ở các chân ruộng có hiện tượng bạc mầu do quá trình canh tác độc canh cây lúa và chế độ nước chưa đảm bảo tưới tiêu. * Địa chất công trình Theo kết quả khảo sát địa chất công trình của Công ty Khảo sát Xây dựng - Bộ Xây dựng lập tháng 4 năm 2004 thì địa chất công trình theo thứ tự từ trên xuống dưới được tóm tắt như sau: - Lớp 1 (lớp đất lấp): đất lấp, đất ruộng, xuất hiện ở cả 3 lỗ khoan. Cát màu xám vàng, sét màu xám ghi, tình trạng thái dẻo mềm. Chiều sâu lấp dao động từ - 1,9m đến -3,8m. - Lớp 2: sét dẻo thấp, trạng thái dẻo cứng - nửa cứng: lớp này xuất hiện ở lỗ khoan K32, chiều sâu lớp từ -2 m đến – 4,7m. - Lớp 3: Sét dẻo thấp, trạng thái dẻo mềm - dẻo cháy: lớp này xuất hiện ở tất cả các lỗ khoan K35 và K40. - Lớp 4: Bùn sét, mầu xám đen, lẫn vật chất hữu cơ: lớp này xuất hiện ở tất cả các lỗ khoan - Lớp 5: Sét dẻo thấp, trạng thái dẻo cứng - cứng: lớp này xuất hiện ở tất cả các lỗ khoan. - Lớp 6: Sét dẻo thấp, trạng thái dẻo mềm: lớp này xuất hiện ở tất cả các lỗ khoan. - Lớp 7: Cát hạt nhỏ, trung, trạng thái chặt vừa, chặt: lớp này xuất hiện ở tất cả các lỗ khoan. Dự án của Công ty cổ phần Tiến Hưng không có các công trình cũng như thiết bị có tải trọng lớn, vì vậy với địa chất công trình của địa điểm xây dựng, không cần các giải pháp đặc biệt để gia công nền móng. * Địa chất thuỷ văn Tại khu vực Khu công nghiệp Tiên Sơn có mực nước ngầm thay đổi từ -0,8 m đến -1,7m. Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy nước dưới đất và đất không có tính Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng 13 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh ăn mòn xâm thực đối với bê tông và bê tông cốt thép. Theo nghiên cứu trước kia của Bộ Công nghiệp (nay là bộ Công thương) thì trữ lượng nước dưới đất khu vực Khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh khoảng 30.000m3/ngày đêm. c) Khí hậu Khu vực Khu công nghiệp nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc bộ, mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, gió chủ đạo theo hướng Đông Nam. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió chủ đạo theo hướng Đông Bắc. Đặc trương các yếu tố khí tượng chủ yếu như sau: * Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong không khí gần mặt đất và nguồn nước. Nhiệt độ không khí càng cao thì tác động của các yếu tố càng mạnh hay nói cách khác là tốc độ gió lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong môi trường càng lớn. - Nhiệt độ không khí trung bình năm: 23,5-24,30C - Nhiệt độ trung bình lớn nhất: 28,6-30,00C - Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 15,2-17,20C * Độ ẩm Độ ẩm không khí càng lớn tạo điều kiện vi sinh vật từ mặt đất phát tán vào không khí nhanh chóng, lan truyền trong không khí và chuyển hoá các chất ô nhiễm không khí gây ô nhiễm môi trường. Độ ẩm không khí trung bình năm đo được tại Trạm khí tượng thuỷ văn Bắc Ninh là 84% trong năm 2006. Nhìn chung độ ẩm không khí hàng năm ở khu vực dự án tương đối lớn, xấp xỉ 84%. Diễn biến độ ẩm phụ thuộc vào yếu tố mưa nên trong một năm thường có 2 thời kỳ, một thời kỳ độ ẩm cao và một thời kỳ độ ẩm thấp. Thời kỳ độ ẩm cao là vào thời kỳ mưa phùn từ tháng 1 đến tháng 4, thời kỳ độ ẩm cao thứ 2 đúng vào thời kỳ mưa nhiều từ tháng 7 đến tháng 9 cả 2 thời kỳ đều có độ ẩm trung bình hàng tháng khoảng 85%. Thời kỳ độ ẩm thấp từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau (thời kỳ chịu ảnh hưởng của các khối không khí cực đới lục địa hoạt động mạnh) độ ẩm trung bình dưới 80% và trung bình thấp nhất nhỏ hơn 20%. * Lượng mưa Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng 14 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất lỏng. Lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm càng giảm. Vì vậy, mức độ ô nhiễm vào mùa mưa giảm hơn mùa khô. Lượng mưa trên khu vực được phân bố làm 2 mùa:  Mùa mưa: kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10  Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa khô có những tháng hầu như không mưa (tháng 2/1999 và tháng 1/2002), lượng mưa trong những tháng này chỉ khoảng 1,7 và 1,9 mm. Lượng mưa trung bình đo được tại Trạm khí tượng thuỷ văn Bắc Ninh năm 2006 như sau: Lượng mưa thấp nhất: 5,7 mm vào tháng 10 Lượng mưa cao nhất: 428,8 mm vào tháng 8 Cả năm lượng mưa đạt: 1.639,4 mm Lượng mưa trung bình: 186,8 mm * Tốc độ gió và hướng gió Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền chất ô nhiễm trong không khí. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm lan toả càng xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại, tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao trùm xuống mặt đất tại chân các nguồn thải làm cho nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí xung quanh khu vực nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất. Hướng gió thay đổi làm cho mức độ ô nhiễm và khu vực bị ô nhiễm cũng biến đổi theo. Tại khu vực Bắc Ninh, trong năm có 2 mùa chính. Mùa đông có gió hướng Bắc và Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa hè có gió hướng Nam và Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Tại khu vực dự án chịu ảnh hưởng của bão tương tự như vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hàng năm xảy ra 8 – 10 trận bão với tốc độ gió từ 20 – 30 m/s kèm theo mưa lớn và kéo dài. - W0 : 95 daN/m2 - Tốc độ gió trung bình trong năm: 2,5 m/s - Tốc độ gió cực đại trong năm: 34 m/s * Cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá - lịch sử Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng 15 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh Khu đất để xây dựng Khu công nghiệp nói chung và Công ty cổ phầnTiến Hưng nói riêng trước đây là khu đất trồng lúa và hoa mầu. Nhìn chung khu vực dự án không có các công trình di tích văn hoá - lịch sử quan trọng hoặc đã được xếp hạng. 1.3.3. Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án Nước thải phát sinh từ quá hoạt động của dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước từ khu vực nhà ăn ca, không phát sinh nước thải sản xuất. Hiện Công ty đã có biên bản đấu nối nước thải của Nhà máy vào nguồn tiếp nhận là hệ thống thu gom nước thải của Khu công nghiệp Tiên Sơn. Nguồn nước thải này tiếp tục được thu gom và xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Tiên Sơn với công suất 2.000m3/ngày đêm trước khi xả thải ra môi trường. 1.4. Các hạng mục xây dựng của cơ sở Theo lộ trình đầu tư của cơ sở, nhà máy tiến hành lắp đặt 04 dây chuyền sản xuất bột mì. Do vậy việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án đã được triển khai xây dựng các hạng mục ngay từ ban đầu, trong đó vị trị các dây chuyền được thiết kế, bố trí và từng giai đoạn đã được lắp đặt phù hợp với nhu cầu sản phẩm của dự án, cụ thể: a) Các hạng mục về kết cấu hạ tầng - Đường giao thông: Toàn bộ hệ thống đường giao thông của nhà máy đã được xây dựng và bê tông hóa, bề rộng tối thiểu của tuyến đường giao thông nội bộ trong khu vực nhà máy là 8 m. - Hệ thống cấp điện: KCN Tiên Sơn được cấp điện từ lưới điện quốc gia qua trạm biến áp 110/22KV với công suất 2x40 MVA và hệ thống truyền tải điện dọc theo các lô đất để đảm bảo cấp điện đầy đủ và ổn định đến hàng rào cho mọi Nhà đầu tư trong Khu công nghiệp. Do vậy nhà máy đã lập hồ sơ xin cấp điện từ một vị trí gần dự án. Nhà máy đã xây dựng một trạm biến áp có công suất 3.000 KVA với 2 máy biến áp trên diện tích xây dựng khoảng 60m2. Hệ thống cấp điện đã xây dựng hoàn thiện, ổn định, đảm bảo tiêu chuẩn cho toàn bộ nhà máy. - Hệ thống cấp nước: Nguồn nước cấp cho công ty được lấy từ nguồn nước sạch của Khu công nghiệp Tiên Sơn, đảm bảo các tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt. Nước cấp cho công ty được đưa từ điểm đấu nối với nguồn nước cấp của KCN, từ vị trí này, nước sẽ được đưa đến bể chứa nước cấp của công ty có dung tích 400 m 3. Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng 16 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh Từ bể chứa nước này, nhà máy đã xây dựng một hệ thống mạng lưới cấp nước đến trên toàn bộ nhà máy như khu vực nhà ăn, khu vực sản xuất, khu vực văn phòng,… - Hệ thống thoát nước mưa: Ngay từ khi xây dựng, nhà máy đã đầu tư một hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh. Hệ thống này bao gồm: Đường thu gom nước mưa xung quanh các nhà xưởng và các công trình xây dựng, đường thu gom nước mưa dọc khuôn viên dự án; Ngoài ra, trên các đường thu gom này, nhà máy cũng đã lắp đặt một hệ thống song chắn rác. Nước mưa sau khi được thu gom sẽ được thoát ra cống thu gom nước mưa chung của KCN qua 1 điểm đấu nối. - Hệ thống thoát nước thải: Hệ thống này được xây dựng riêng biệt so với hệ thống thoát nước mưa. Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý bằng bể tự hoại sẽ được thoát ra cống thoát nước thải của KCN qua một điểm đấu nối. b) Các hạng mục công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Toàn bộ các hạng mục công trình của nhà máy đã được xây dựng hoàn thiện. Diện tích, quy mô kết cấu các hạng mục chính của dự án được liệt kê tại bảng 1.1 dưới đây. Bảng 1.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Stt Tên hạng mục Diện tích (m2) Quy mô, kết cấu Nhóm các hạng mục phục vụ sản xuất 1 Nhà văn phòng làm việc 372 - Cao 4 tầng; - Xây bê tông cốt thép kiên cố. 2 Nhà xưởng sản xuất số 1 (dây chuyền 1) 323 - Cao 4 tầng 3 Nhà xưởng sản xuất số 2 (dây chuyền 2) 440 4 Nhà xưởng sản xuất số 3 (dây chuyền 3) 470 5 Nhà xưởng sản xuất số 4 (dây chuyền 4) 600 - Xây bê tông cốt thép kiên cố, mái tôn cuộn mạ màu. 6 Xưởng cơ điện 111 7 Nhà kho - Cao 1 tầng; - Xây bê tông cốt thép, mái lợp tôn 3.900 Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng - Xây bê tông cốt thép 17 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh kiên cố. 8 Cụm 4 silo 1.060 - 9 Cụm 6 silo 650 - 10 Tháp tiếp liệu 60 - 11 Nhà ăn ca 80 - Xây bê tông cốt thép kiên cố. 22 Khu vực xuất nhập hàng 600 - c) Các hạng mục về bảo vệ môi trường: - Hệ thống xử lý nước thải: Do nước thải của nhà máy chỉ phát sinh từ khu nhà vệ sinh nên hệ thống xử lý nước thải của nhà máy được xây dựng như sau: Toàn bộ lượng nước thải từ khu nhà vệ sinh được xử lý qua hệ thống bể tự hoại có tổng dung tích khoảng 22m3. - Khu lưu giữ chất thải nguy hại: Đã được xây dựng ở khu nhà tiếp liệu, có tổng diện tích khoảng 8m2, xây dựng kiên cố bằng gạch và bê tông cốt thép, nền cao ráo. - Khu lưu trữ chất thải rắn: Được xây dựng ở phía cuối dự án, xây bằng gạch, cao ráo, không thấm dột có diện tích khoảng 12m2. 1.5. Quy mô hoạt động của dự án Sản phẩm của nhà máy là bột mì dùng để cung cấp cho một số doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước như: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, Công ty TNHH Orion vina, Công ty Miwon, Công ty thực phẩm Nghĩa Mỹ, Công ty bánh kẹo Hữu Nghị, Công ty TNHH công nghệ thực phẩm Châu Á (micoem), Công ty CP bánh kẹo Biên Hòa (bibica),… và cung cấp cho nhiều đại lý rộng khắp các tỉnh từ biên giới Trung Quốc, Thụy Sỹ đến Đà Nẵng. * Tổng công suất thiết kế tại thời điểm hiện tại: 500 tấn sản phẩm/ngày. * Công suất thiết kế qua các giai đoạn đầu tư: Dây chuyền 1: Là dây chuyền đầu tư mới năm 2003 và đã đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 2005. Đây là dây chuyền máy móc thiết bị tự động hóa hiện đại có công suất thiết kế 150 tấn lúa/ngày. Hiện tại dây chuyền đang chạy hết công suất (3 ca x28 ngày/tháng). Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng 18 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh Dây chuyền 2: Được đầu tư lắp đặt từ tháng 11 năm 2008 với công suất thiết kế cho dây chuyền 2 là 100 tấn sản phẩm/ngày. Dây chuyền này chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 2009, hiện cũng đang hoạt động tối đa công suất. Dây chuyền 3: Được đầu tư vào giữa năm 2009 và đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2009 với công suất thiết kế 100 tấn sản phẩm/ngày. Dây chuyền 4: Đầu năm 2011, Nhà máy bổ sung thêm 01 dây chuyền với công liệuvào hoạt động giữa năm 2011 nâng suất thiết kế 150 tấn sản phẩm/ngàyLúa vànguyên đã đưa tổng công suất thiết kế của cả nhà lên 500 tấn sản phẩm/ngày. * Công suất sản xuất thực tế đến thời điểm hiện tại khoảng 450 tấn sản phẩm/ngày. Làm sạch lần 1 Chấtđáp thảiứng rắn:nhu Việc đầu tư mở rộng thêm dây chuyền sản xuất mới đã góp phần Đá, sỏi, rơm, cầu về sản phẩm để cung cấp cho các dự án sản xuất mì ăn liền trong nước, rạ…tạo thêm việc làm cho lao động địa phương và góp phần tăng ngân sách Nhà nước thông qua việc đóng thuế. Gia ẩm lần 1 Nướcsản xuất của cơ sở 1.6. Công nghệ a) Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Làm sạch lần 2 Hình 1.1. Sơ đồ quy trình Nước công nghệ Chất thải rắn Gia ẩm lần 2 Thùng chứa trung gian Sàng Nghiền thô Sàng Đóng bao Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng Sản phẩm (Bột + cám) Ồn, bụi Ồn, bụi Bụi 19 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án: Nhà máy sản xuất bột mì Tiến Hưng – Bắc Ninh b) Thuyết minh quy trình sản xuất: Nhà máy đã đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại với công nghệ sản xuất sạch. Dây chuyền máy móc thiết bị của dự án là dây chuyền đồng bộ khép kín. - Nhập nguyên liệu: Lúa mì nhập khẩu (đã được bóc vỏ trước khi nhập về) được chứa trong các container vận chuyển về nhà máy. Lúa được đổ xuống hầm chứa lúa. Từ hầm chứa, lúa được chuyển lên và chứa tại các silo thép bằng hệ thống gầu tải. - Làm sạch lần 1: Trước khi đưa qua công đoạn khác, lúa được đưa qua các công đoạn làm sạch bằng hệ thống sàng và bằng phương pháp trọng lực nhằm loại bỏ các tạp chất có lẫn trong quá trình thu hoạch, các tạp chất này gồm: kim loại, tạp chất nặng (đá, sỏi), tạp chất nhẹ (rơm, dạ), các loại ngũ cốc khác như lúa mạch, mạch nha, … Thông thường lượng tạp chất bị loại bỏ chiếm 0,02%. - Gia ẩm lần 1: Sau khi lúa được làm sạch lần 1 sẽ được đưa vào hệ thống kiểm soát độ ẩm và đưa sang công đoạn gia ẩm bằng nước sạch. Tùy vào từng loại nguyên liệu mà có độ ẩm khác nhau, trung bình khoảng 80 lít nước/1 tấn nguyên liệu. - Làm sạch lần 2: Lúa sau khi gia ẩm lần 1 sẽ được chuyển sang công đoạn làm sạch lần 2 để loại bỏ tiếp các loại tạp chất sót lại, thường công đoạn làm sạch lần 1 sẽ loại bỏ về cơ bản các tạp chất, do vậy lượng tạp chất bị loại khỏi giai đoạn 2 này chiếm khoảng 0,001%. - Gia ẩm lần 2: Với mục đích dự phòng trường hợp gia ẩm lần 1 chưa đủ độ ẩm cần thiết. - Thùng chứa trung gian: Nhằm điều chỉnh lượng nguyên liệu cấp cho công đoạn nghiền để phù hợp với công suất nghiền. - Nghiền thô: Lúa sạch từ bin chứa trung gian được đưa qua hệ thống nghiền thô trước khi chuyển sang công đoạn sàng. - Sàng: Nhằm tách riêng bột với cám. Thông thường quá trình sàng lần đầu sẽ có lượng bột và cám đều chiếm 1 – 2%. Sau đó lại chuyển sang quá trình nghiền và Chủ cơ sở: Công ty cổ phần Tiến Hưng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan