Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật đề 9 bình luận về hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn asean dưới cá...

Tài liệu đề 9 bình luận về hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn asean dưới các góc độ những vấn đề lí luận, pháp lý các sáng kiến, biện pháp, chư

.DOCX
6
116
54

Mô tả:

MỤC LỤC I.Những vấn đề lý luận và pháp lý.........................................................................1 1. Những vấn đề lý luận.......................................................................................1 2. Cơ sở pháp lý..................................................................................................1 II.Các sáng kiến, biện pháp, chương trình và liên kết đã được triển khai........2 1. Sáng kiến đã được triển khai.............................................................................2 2. Các biện pháp được triển khai..........................................................................2 3. Các chương trình và liên kết.............................................................................3 III. Vai trò của họat động hợp tác này tới việc xây dựng thành công cộng đồng AEC vào năm 2015..................................................................................................3 Mở đầu: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập cùng với Cộng đồng chính trị - an ninh và Cộng đồng văn hóa – xã hội, là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. Hiện nay các quốc gia Đông Nam Á đang trong quá trình phấn đấu thực hiện việc xây dựng thành công một cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Trong bài viết này em sẽ đi tìm hiểu về vấn đề hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn của ASEAN. I. Những vấn đề lý luận và pháp lý 1. Những vấn đề lý luận Kế thừa các mục tiêu đã đạt được khi hoàn thành AFTA vào năm 2010, AEC đã bổ sung các nội dung tiếp tục phải được hoàn thành vào năm 2015 để đạt được mục tiêu trở thành “một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất”, đó là “tự do di chuyển lao động có tay nghề và tạo điều kiện tự do dịch chuyển hơn các dòng vốn”. Có thể thấy, bất kỳ một nền kinh tế nào, các yếu tố về vốn luôn được quan tâm hàng đầu. Các nền kinh tế trong ASEAN lại không đồng đều về quy mô và khả năng về vốn, điều này buộc ASEAN phải có một chính sách chung về vốn, với mục đích tạo ra khả năng di chuyển dòng vốn một cách lưu động để từ đó tăng khả năng vốn của nền kinh tế ASEAN nói chung. Các nước ASEAN vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do đó thiếu đi tính đa dạng trong cách thức tạo dòng vốn, thu hút nguồn vốn và khiến các nền kinh tế trong ASEAN trong tiến trình phát triển, hội nhập luôn gặp phải một rào cản đó là nguồn vốn đầu tư. Tự do hóa dòng vốn được thực hiện thông qua tăng cường hội nhập và phát triển thị trường vốn của khu vực và cho phép di chuyển các khoản vốn lớn và có ý nghĩa kinh tế quan trọng. Thông qua việc tự do di chuyển các yếu tố của sản xuất trong đó có “vốn”, ASEAN sẽ là một khu vực sản xuất thống nhất đối với các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa và dịch vụ. Từ đó sẽ tăng khả năng cạnh tranh với các nước và khu vực khác, thúc đẩy kinh tế các nước thành viên phát triển hơn, đồng thời là một yếu tố cần thiết để thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng thành công một cộng đồng kinh tế ASEAN. 2. Những vấn đề pháp lý Tự do di chuyển dòng vốn là một trong năm yếu tố cốt lõi nhằm xây dựng một cơ sở sản xuất thống nhất nằm trong nội dung liên kết của AEC. Những nội dung này đều được thể hiện trong các văn bản pháp lý của ASEAN, cụ thể:: ……………………………………. - Vấn đề hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn lần đầu tiên được đề cập trong Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2020 (1997), theo đó trong tuyên bố đã đề cập đế việc “Sẽ tạo ra một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển thông thoáng, vốn được lưu chuyển thông thoáng hơn, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và phân hóa kinh tế - xã hội giảm bớt”. - Tiếp đó là Tuyên bố hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II 2003) đã khẳng định rằng “Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ biến ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất...”, theo đó một trong những yếu tố cốt lõi của một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất đó là tự do dòng vốn. …………………………………………………………………. - Đến Hiến chương ASEAN (2007), tại Mục 5 Điều 1 tiếp tục khẳng định một trong những mục tiêu kinh tế quan trọng hàng đầu của ASEAN đó là “Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất...”, “vốn được di chuyển tự do hơn”. Có thể thấy vấn đề hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn đã được ghi nhận ở trong văn bản pháp lý cao nhất của tổ chức, do đó nó sẽ phải được đảm bảo thực hiện bởi các nước thành viên ASEAN. - Để thực hiện tất cả các mục tiêu đã đề ra trong tuyên bố về xây dựng AEC, bản Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC và Lộ trình chiến lược AEC (2007) đã cụ thể hóa các nội dung nêu trên tại Hiến chương ASEAN nhằm đẩy nhanh tiến độ hội nhập trong khu vực vào năm 2015, thay vì năm 2020 như trước đây. II.Các sáng kiến, biện pháp, chương trình và liên kết đã được triển khai 2.1 Sáng kiến đã được triển khai Để thực hiện việc tăng cường hội nhập phát triển thị trường vốn khu vực và cho phép dòng vốn được di chuyển rộng đã có nhiều sáng kiến được đưa ra trong đó phải kể đến sáng kiến phát triển thị trường trái phiếu châu Á. Sáng kiến Phát triển thị trường trái phiếu Châu Á được khởi xướng từ năm 2003 với mục tiêu: phát triển có hiệu quả và sâu rộng các thị trường trái phiếu trong khu vực; và tăng cường hợp tác qua biên giới giữa các thị trường. Việc thực hiện sáng kiến này sẽ giúp cho các nước thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam tạo dựng được một thị trường chung về phát hành trái phiếu khu vực, góp phần nâng cao sự hợp tác và liên kết bền vững về tài chính tiền tệ giữa các nước thành viên ASEAN. Ví dụ như nếu Singapore hay Thái Lan có nhiều vốn hơn Việt Nam, khi đó Việt Nam có thể phát hành trái phiếu ra thị trường ASEAN, các nhà đầu tư Singapore và Thái Lan có thể mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam. Như thế, việc sử dụng dòng vốn sẽ có thể được dễ dàng và hợp lý hơn. Ngoài ra, để phù hợp với tình hình phát triển mới trên thị trường trái phiếu khu vực, Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 đã nhất trí với đề xuất sáng kiến nghiên cứu lộ trình ABMI mới. Cho đến năm 2013, các nước trong khu vực tiếp tục cam kết thực hiện những nỗ lực của mình nhằm phát triển sâu rộng và có hiệu quả các thị trường trái phiếu nội địa. 2.2 Các biện pháp được triển khai Bản kế hoạch tổng thể xây dựng AEC đã cụ thể hóa các biện pháp như sau: - Điều 31 Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC quy định rằng để tăng cường hội nhập và phát triển thị trường vốn ASEAN cần áp dụng các biện pháp sau  Thực hiện hài hòa các tiêu chuẩn về thị trường vốn trong ASEAN, các quy tắc về chứng khoán nợ và các quy tắc về phân phối trong khu vực.  Tạo điều kiện để các bên thừa nhận các thoả thuận hoặc công nhận các hiệp định về trình độ và giáo dục và kinh nghiệm của các chuyên gia thị trường.  Thực hiện linh hoạt hơn nữa các thuật ngữ và các yêu cầu pháp luật điều chỉnh về phát hành chứng khoán.  Tăng cường khấu trừ thuế (nếu có thể), để thúc đẩy sự mở rộng các cơ sở của các nhà đầu tư trong việc phát hành nợ ASEAN;  Tạo điều kiện thuận lợi, nỗ lực phát triển thị trường theo định hướng thiết lập các mối liên kết thị trường ngoại hối và nợ, bao gồm cả qua biên giới hoạt động huy động vốn. - Điều 32 Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC quy định cho phép dòng vốn được di chuyển rộng cần áp dụng các biện pháp  Hủy bỏ hoặc nới lỏng hạn chế (nếu thích hợp và có thể) để tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng thanh toán và chuyển tiền cho các giao dịch tài khoản hiện hành;  Hủy bỏ hoặc nới lỏng các hạn chế về luồng vốn (nếu thích hợp và có thể), để hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài và các sáng kiến để thúc đẩy phát triển thị trường vốn 2.3 Các chương trình, liên kết Thị trường vốn khu vực ASEAN đang được ưu tiên phát triển với việc đưa ra Khung Chiến lược Trung hạn (MTSF) nhằm xác định các lĩnh vực trọng tâm cần giải quyết để tiến tới hội nhập các thị trường vốn ASEAN vào năm 2015. Hội nghị các Bộ trưởng Bộ tài chính ASEAN được tổ chức hàng năm để thảo luận đánh giá các vấn đề tài chính trong khu vực trong đó có phát triển thị trường vốn khu vực đồng thời đưa ra các chính sách, biện pháp cụ thể. Các chương trình mang tính thực tiễn cao được đưa ra như phát hành trái phiếu CSHT xuyên biên giới, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên, triển khai chương trình tăng cường năng lực cho các nước thành viên để từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển thị trường theo những tiêu chí trong Bộ thang bảng chấm điểm đã có. Nước chủ trì Singapore xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ phát triển thị trường vốn, mức độ mở cửa cũng như thanh khoản của thị trường. III. Vai trò của họat động hợp tác này tới việc xây dựng thành công cộng đồng AEC vào năm 2015. Trong nội dung liên kết của AEC về xây dựng thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất thì tự do dịch chuyển dòng vốn là một trong những yếu tố cốt lõi. Hoạt động hợp tác giữa các nước thành viên trong tự do dịch chuyển dòng vốn sẽ góp phần không nhỏ trong việc xây dựng thành công AEC vào năm 2015. Hoạt động này được đẩy mạnh triển khai, nỗ lực thực hiện trong các nước thành viên. Tức là đã thực hiện xong một phần trong mục tiêu thành lập của AEC. Cùng với với sự thành công của các mục tiêu khác sẽ góp phần đẩy nhanh và đáp ứng kịp tiến độ xây dựng thành công AEC vào năm 2015. Giả giả nếu hoạt động này thực hiện không thành công, giữa các nước thành viên không có thiện chí hợp tác thì khả năng để xây dựng thành công AEC là rất khó hoặc cần có thời gian lâu dài. AEC chậm hoàn thành sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các trụ cột còn lại. Mà trước mắt là một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất sẽ rất xa vời, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của cộng đồng dân cư của từng nước thành viên khi những mặt tích cực của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất không được thể hiện. Kết luận: Năm 2015 – năm xây dựng thành công Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC theo kế hoạch đang đến gần. Tuy nhiên, trước những chuyển biến mới của nền kinh tế thế giới với sự xuất hiện của ngày càng nhiều những trở ngại khách quan thì thời điểm AEC thành công có thể sẽ lùi lại một khoảng thời gian ngắn nhưng nhất định Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC sẽ thành công và đạt được mục tiêu của mình. Đó chính là hình thành nên một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, kinh tế phát triển tương đối đồng đều, đói nghèo chênh lệch được giảm bớt. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa pháp luật quốc tế - Trung tâm luật châu Á -Thái Bình Dương, Tập bài giảng pháp luật cộng đồng ASEAN, Hà Nội, 2011. 2. Hiến chương ASEAN 3. Kế hoạch tổng thể xây đựng AEC (AEC Blueprint). 4. Hội nghị Thống đốc và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN: Hướng tới một ASEAN năng động, bền vững và tăng trưởng đồng đều Nguồn: http://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=37290 5. Phương Dung.Xây dựng lộ trình phát triển thị trường trái phiếu châu Á ASEAN+3 - TTXVN Tại.http://dvt.vn/201112051001547p0c85/xay-dung-lo-trinh-phat-trienthi-truong-trai-phieu-chau-a.htm 6. TTXVN - Hội nghị các Bộ trưởng tài Chính ASEAN lần thứ 16 Tại http//www.vietnamplus.vn/Home/Hoi-nghi-cac-Bo.../133534.vnplus
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan