Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dạy học thể loại truyện cổ tích theo hướng công nghệ trong trường thpt...

Tài liệu Dạy học thể loại truyện cổ tích theo hướng công nghệ trong trường thpt

.PDF
99
22
124

Mô tả:

Header Page 1 of Khãa 75. luËn tèt nghiÖp TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN ********* NGUYỄN THỊ THU TRANG DẠY THỂ LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ TRONG TRƯỜNG THPT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn HÀ NỘI - 2009 NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 1 of 75. -1 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 2 of Khãa 75. luËn tèt nghiÖp TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN ********* NGUYỄN THỊ THU TRANG DẠY HỌC THỂ LOẠITRUYỆN CỔ TÍCH THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ TRONG TRƯỜNG THPT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. ĐỖ HUY QUANG HÀ NỘI - 2009 NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 2 of 75. -2 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 3 of Khãa 75. luËn tèt nghiÖp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Dạy học thể loại truyện cổ tích theo hướng công nghệ trong trường THPT”, tác giả đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Phương Pháp dạy học Ngữ Văn và PGS. TS Đỗ Huy Quang - người hướng dẫn trực tiếp. Tác giả khoá luận xin được bày tỏ sự biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến các thầy cô. Do năng lực của người nghiên cứu có hạn nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2009 Tác giả khoá luận Nguyễn Thị Thu Trang NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 3 of 75. -3 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 4 of Khãa 75. luËn tèt nghiÖp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong khoá luận là trung thực. Khoá luận này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2009 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thu Trang NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 4 of 75. -4 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 5 of Khãa 75. luËn tèt nghiÖp MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 8 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 9 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 11 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 11 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 11 6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 12 7. Đóng góp của khóa luận ........................................................................... 12 6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 12 8. Bố cục khóa luận ...................................................................................... 13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ .................................................................................. 14 1.1. Lý luận về việc dạy và học nói chung .................................................... 14 1.1.1. Quan niệm về dạy và học.................................................................... 14 1.1.2. Quan niệm về quá trình dạy học ......................................................... 14 1.1.3. Quan niệm về phương pháp ................................................................ 16 1.2. Dạy học theo hướng công nghệ ............................................................. 18 1.2.1. Quan niệm về dạy học theo hướng công nghệ..................................... 18 1.2.2. Những cơ sở của việc dạy học theo hướng công nghệ ........................ 18 1.2.3. Dạy học văn theo hướng công nghệ ở Trung tâm Công nghệ Giảng Võ ... 22 1.3. Yêu cầu của dạy Ngữ văn theo chương trình SGK đổi mới ................... 24 1.3.1. Đổi mới SGK Ngữ văn ....................................................................... 24 1.3.2. Phương pháp đọc – hiểu văn bản theo thể loại .................................... 25 CHƯƠNG 2: DẠY HỌC THỂ LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ TRONG TRƯỜNG THPT .................................................... 31 2.1. Thể loại, kiểu văn bản và phương pháp đọc – hiểu theo thể loại ................ 31 2.1.1. Thể loại và kiểu văn bản ..................................................................... 31 2.1.2. Thể loại truyện cổ tích ........................................................................ 33 NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 5 of 75. -5 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 6 of Khãa 75. luËn tèt nghiÖp 2.2. Đặc điểm thể loại truyện cổ tích ............................................................ 41 2.2.1. Đặc điểm chung của truyện cổ tích ..................................................... 41 2.2.2. Đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích thần kỳ ..................................... 51 2.3. Dạy đọc – hiểu thể loại truyện cổ tích theo hướng công nghệ ................ 62 2.3.1. Chương trình SGK Ngữ văn ............................................................... 62 2.3.2. Cấu trúc, đơn vị bài học trong SGK Ngữ văn ..................................... 64 2.3.3. Đọc – hiểu văn bản nghệ thuật ............................................................ 64 2.3.4. Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo thể loại .................................. 70 CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG CNTT ĐỂ DẠY HỌC THỂ LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT ....................................................... 79 3.1. Công nghệ thông tin và vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học văn..... 79 3.1.1. Công nghệ thông tin ........................................................................... 79 3.1.2. Vai trò của công nghệ thông tin .......................................................... 79 3.2. Phần mềm Power point hỗ trợ việc dạy học văn .................................... 80 3.3. Xây dựng bài giảng điện tử trong môn văn ............................................ 81 3.3.1. Khái niệm bài giảng điện tử ( giáo án điện tử) .................................... 81 3.3.2. Những điều kiện cần thiết để thiết kế bài giảng điện tử....................... 81 3.3.3. Xây dựng quy trình dạy học thể loại truyện cổ tích có ứng dụng CNTT, qua việc thể nghiệm thiết kế bài giảng “Tấm Cám” (SGK Ngữ văn 10, tập 1, trang 65) ....................................................................................................... 82 KẾT LUẬN.................................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 95 NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 6 of 75. -6 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 7 of Khãa 75. luËn tèt nghiÖp DANH MỤC VIẾT TẮT SGK: Sách giáo khoa. CNTT: Công nghệ thông tin. THPT: Trung học phổ thông. THCS: Trung học cơ sở. NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 7 of 75. -7 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 8 of Khãa 75. luËn tèt nghiÖp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, khi tất cả các quốc gia đều hòa vào không khí toàn cầu hóa, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Nhà trường THPT là nơi có trọng trách giáo dục trực tiếp thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước luôn khỏe về thể chất và trong sáng về tâm hồn, kiên định lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Đáp ứng yêu cầu đó, nền giáo dục Việt Nam đã tiến hành nhiều đợt thay sách giáo khoa nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Trên thực tế, đợt thay sách SGK năm 2005 đã có nhiều đổi mới về nội dung kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học cho các môn học nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng. Dạy học hiện nay là dạy học tích cực mà trọng tâm của bài học là việc tìm hướng hoạt động học tập cho học sinh. Học sinh là chủ thể của hoạt động học. Nghĩa là học sinh tự đi tìm tri thức rồi chuyển tri thức thành kĩ năng, kĩ xảo cho mình. Đó chính là quá trình tự học của học sinh. Trong dạy học Ngữ văn hiện nay, nội dung chương trình SGK được phân chia theo thể loại. Hoạt động học tập của học sinh phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí (quy trình) để học sinh tự đọc – hiểu văn bản, tự tìm hiểu chiếm lĩnh văn bản theo thể loại. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xây dựng quy trình học tập cho học sinh để hoạt động dạy học theo chương trình đổi mới đạt hiệu quả cao. Trong thời đại ngày nay công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Thành tựu của nó được ứng dụng hiệu quả trong nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Việc đưa công nghệ thông tin vào giáo dục nói chung và dạy môn văn nói riêng là nhiệm vụ cấp bách. Điều này đảm bảo tính chất hai mặt của môn Ngữ NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 8 of 75. -8 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 9 of Khãa 75. luËn tèt nghiÖp văn ( vừa là bộ môn khoa học vừa là nghệ thuật ngôn từ), đồng thời, thể hiện đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: “ công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ học Ngữ văn có thể làm cho “giờ văn trở thành một giờ hấp dẫn, sôi nổi, một giờ hứng thú với học sinh để sau đó học sinh say mê suy nghĩ thêm và tìm tòi hiểu biết thêm”. ( Phạm Văn Đồng). Hiện nay, có rất nhiều cuốn thiết kế giáo án Ngữ văn của nhiều tác giả. Song lại chưa có sự thống nhất trong cấu trúc thiết kế và tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong giờ học. Phương pháp giảng dạy theo hướng công nghệ trong giờ Ngữ văn là phương pháp nhằm xây dựng quy trình dạy đọc – hiểu văn bản văn theo thể loại, có thể xác định một mô hình thiết kế mang tính khoa học và thực tiễn.. Đưa công nghệ thông tin vào dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, cùng với việc xây dựng quy trình học tập cho học sinh sẽ tạo điều kiện để học sinh hứng thú trong học tập. Đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Dạy học thể loại truyện cổ tích theo hướng công nghệ trong trường THPT”, sẽ tìm hiểu đặc trưng thể loại truyện cổ tích, xây dựng quy trình đọc – hiểu truyện cổ tích và thiết kế bài giảng “Tấm Cám” (SGK Ngữ văn 10, tập 1, trang 65) theo hướng công nghệ dạy học hiện đại với hai phần việc: phần học sinh làm việc ở nhà với văn bản và phần làm việc trên lớp. Chúng tôi hi vọng sẽ mang đến cho người đọc cách nhìn cụ thể và phong phú về thể loại truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích thần kỳ “Tấm Cám” nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 9 of 75. -9 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 10 ofKhãa 75. luËn tèt nghiÖp Trong mấy chục năm qua dạy học theo hướng công nghệ đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm: Hồ Ngọc Đại (1994), “Công nghệ giáo dục”, tập 1, 2, Nxb Giáo dục. Hồ Ngọc Đại, Phạm Toàn (1994), “ Công nghệ giáo dục và công nghệ dạy tiểu học”, bộ GD-ĐT, Vụ Giáo viên. Phan Trọng Luận (2001), “Phương pháp dạy học văn”, tập 1,2 Nxb Giáo dục. Phan Trọng Ngọ ( 2005), “ Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường”, Nxb ĐHSP. Z. IA- RE X (chủ biên) (1983), “ Phương pháp luận dạy văn học”, Nxb Giáo dục. Viên Quốc Chấn (2001), “ Luận về cải cách giáo dục”, Nxb Giáo dục. “ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn 10,11” (2006), Nxb Giáo dục. Dạy học theo hướng công nghệ xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào đầu thế kỉ XX. Với ưu điểm nổi bật, phương pháp dạy học này nhanh chóng phát triển sang các nước phương Tây và đem lại hiệu quả cao. Tại Việt Nam, dạy học theo hướng công nghệ được triển khai từ những năm 80 do GS .TS Hồ Ngọc Đại thử nghiệm và tiến hành tại Trung tâm Công nghệ Giảng Võ. Đề tài này đã đem đến một quan niệm mới mẻ về dạy học mang tính quy trình hóa: thầy tổ chức thiết kế, trò thực thi hoạt động. Tuy nhiên, cách làm của Trung tâm Công nghệ giáo dục còn hạn chế vì chỉ dừng lại ở quy trình hóa dạy học. Mặt khác, để triển khai theo dạy học tích cực đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuốn thiết kế bài giảng Ngữ văn được lưu hành. Nhưng trong các cuốn sách thiết kế ấy, bố cục và hình thức thiết kế, đặc biệt là về thể loại chưa có sự thống nhất. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được quy trình dạy học, không những phù hợp với mọi thể loại văn bản, mọi đối tượng học sinh mà còn thực hiện mục tiêu giáo dục trong thời NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 10 of 75. - 10 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 11 ofKhãa 75. luËn tèt nghiÖp đại mới. Với đề tài này, chúng tôi kết hợp quy trình dạy học với sự hỗ trợ của CNTT để dạy thể loại truyện cổ tích nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học. Vấn đề phương pháp dạy thể loại truyện cổ tích trong nhà trường đã có rất nhiều nhà giáo dục quan tâm. Đặc biệt, chúng ta có thể kể đến TS. Nguyễn Xuân Lạc, ông đưa ra ý kiến: “Dạy học truyện cổ tích là phải đưa người học đến với “thế giới cổ tích” của truyện, rung cảm thích thú với cái thế giới ấy; trên cơ sở đó cảm nhận vẻ đẹp phôncơlo và hiểu sâu sắc ý nghĩa của tác phẩm. Tất cả do người giáo viên tổ chức hướng dẫn để học sinh tiếp cận và chiếm lĩnh tốt tác phẩm”.[6; 354]. 3. Mục đích nghiên cứu Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong dạy học văn theo hướng quy trình hóa nhưng vẫn thể hiện bản chất nghệ thuật đặc thù của văn. Góp phần xây dựng quy trình dạy học các văn bản văn học theo thể loại có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công nghệ dạy học. Xác định đặc trưng thể loại và kiểu văn bản để xây dựng quy trình dạy học theo thể loại và kiểu văn bản đó. Dạy học Ngữ văn theo hướng công nghệ. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Phương pháp dạy học môn Ngữ văn và cụ thể phương pháp dạy học thể loại truyện cổ tích có ứng dụng công nghệ thông tin, làm hiệu quả dạy học Ngữ văn ngày càng được nâng cao. * Phạm vi nghiên cứu NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 11 of 75. - 11 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 12 ofKhãa 75. luËn tèt nghiÖp Dạy học thể loại truyện cổ tích theo hướng công nghệ và thể nghiệm thiết kế bài soạn truyện cổ tích “Tấm Cám”( SGK Ngữ văn 10, tập 1, trang 65) có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp lí luận và thực tiễn về công nghệ dạy học. Phương pháp khảo sát thống kê. Phương pháp thể nghiệm và đề xuất những giả thuyết. 7. Đóng góp của khóa luận * Về lý luận: Khóa luận góp phần tìm hiểu một phương pháp dạy học mới có khai thác và sử dụng tiện ích của công nghệ thông tin. Tuy vậy, chúng ta chỉ đề cao phương pháp dạy học có sử dụng công nghệ thông tin chứ không tuyệt đối hóa nó. Qua đây, chúng tôi xây dựng quy trình giúp giáo viên tránh phải mày mò như cách dạy truyền thống. * Về thực tiễn Hiện nay ở các trường phổ thông việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học vẫn mang tính chất tự phát. Vì thế, công nghệ thông tin thường chỉ là phương tiện trình chiếu thay cho bảng đen phấn trắng chứ chưa trở thành công cụ dạy học. Khóa luận này góp phần đổi mới phương pháp dạy học văn ở nhà trường phổ thông với hy vọng đem lại cái nhìn mới mẻ, hứng thú hơn cho học sinh. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp lí luận và thực tiễn về công nghệ dạy học. Phương pháp khảo sát thống kê. Phương pháp thể nghiệm và đề xuất những giả thuyết. NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 12 of 75. - 12 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 13 ofKhãa 75. luËn tèt nghiÖp 8. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu (6 trang) và phần kết luận chung (1 trang) thì luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của dạy học theo hướng công nghệ (gồm 17 trang). Chương 2: Dạy học thể loại truyện cổ tích theo hướng công nghệ trong nhà trường THPT ( gồm 48 trang). Chương 3: Sử dụng công nghệ thông tin để dạy thể loại truyện cổ tích trong nhà trường THPT (gồm 16 trang). Sau phần “kết luận” chung còn có phần “tài liệu tham khảo” (2 trang) và phần “danh mục viết tắt” (1 trang). NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 13 of 75. - 13 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 14 ofKhãa 75. luËn tèt nghiÖp CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ 1.1. Lý luận về việc dạy và học nói chung 1.1.1. Quan niệm về dạy và học * Quan niệm về dạy: Dạy học không đơn thuần là cung cấp thông tin mà dạy học nhằm hướng dẫn người học cách tìm ra kiến thức, cách hệ thống hoá kiến thức, cách xử lí và phát triển kiến thức. Dạy học không chỉ lập thành quy trình vì quy trình chỉ là những thao tác để thực hiện các hoạt động dạy học. Dạy học phải xây dựng được những cách thức, những công việc cụ thể, phù hợp với đặc trưng thể loại văn bản, phù hợp với đối tượng học sinh. * Quan niệm về học: Học không chỉ là tiếp thu tri thức mà phải thực hiện bốn nhiệm vụ do Liên Hợp Quốc đề ra: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình. Do đó, học không giới hạn trong một khoảng thời gian mà phải học thường xuyên, học cả đời, học mọi lúc, mọi nơi. 1.1.2. Quan niệm về quá trình dạy học 1.1.2.1. Khái niệm về quá trình dạy học Dưới sự hướng dẫn của thày, trò tự giác, tích cực và tự lực nắm vững tri thức khoa học, hình thành kĩ năng, kĩ xảo cần thiết phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức cần thiết của con người mới. 1.1.2.2. Bản chất của quá trình dạy học * Cơ sở xác định bản chất quá trình dạy học Thứ nhất, xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa quá trình nhận thức và quá trình dạy học. Trong quá trình tồn tại và phát triển, loài người NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 14 of 75. - 14 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 15 ofKhãa 75. luËn tèt nghiÖp không ngừng nhận thức thế giới quan. Từ đó, họ tích lũy hệ thống kinh nghiệm và hệ thống tri thức để tạo nền văn hóa nhân loại. Tất cả được truyền đạt lại cho thế hệ sau một cách có chọn lọc được gọi là dạy học. Vậy, trong xã hội, hoạt động nhận thức của loài người diễn ra trước hoạt động dạy học. Hai hoạt động này luôn song song tồn tại. Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học: Quá trình dạy học gồm hai nhân tố trung tâm là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Hoạt động này thống nhất với nhau, phản ánh tính chất hai mặt của quá trình dạy học, tạo nên sự tác động qua lại giữa hai nhân tố. Sự tác động đó chịu ảnh hưởng chung của cả hệ thống trong cấu trúc quá trình dạy học, trong đó giáo viên là chủ thể, học sinh là khách thể. Nếu tách riêng hoạt động học ra thì học sinh cũng có mối quan hệ biện chứng với tài liệu học tập tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh tồn tại như một hệ thống con nằm trong hệ thống lớn là dạy và học. * Bản chất của quá trình dạy học Quá trình dạy học về bản chất là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh, là quá trình sư phạm tồn tại như một hệ thống bao gồm các thành tố cấu trúc đặc thù. Quá trình dạy học trang bị cho người học hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Như vậy, bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên đem lại hiệu quả cao trong dạy học và đạt mục tiêu giáo dục. 1.1.2.3. Cấu trúc của quá trình dạy học Quá trình dạy học là một hệ thống gồm các nhân tố: mục đích dạy học; nội dung dạy học; phương pháp và phương tiện; kết quả dạy học; thầy với NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 15 of 75. - 15 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 16 ofKhãa 75. luËn tèt nghiÖp hoạt động dạy và trò với hoạt động học. Tất cả các nhân tố trên vận động trong môi trường kinh tế xã hội và khoa học công nghệ. Trong đó nhân tố mục đích là nhân tố cơ bản xuyên suốt quá trình dạy học. Hai nhân tố trung tâm là thầy với hoạt động dạy và trò với hoạt động học, thống nhất biện chứng tạo nên tính hai mặt quá trình dạy học. 1.1.3. Quan niệm về phương pháp Phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “ Methotes” ( từ điển triết học) nghĩa là cách thức, con đường, phương tiện để giải quyết những nhiệm vụ nhất định. Heghen định nghĩa (trích “Bút kí triết học” của Lê-nin): phương pháp chẳng qua là ý thức về hình thức vận động bên trong của bản thân nội dung. 1.1.3.1. Quan niệm về phương pháp dạy học Hiện nay tồn tại nhiều quan niệm về phương pháp dạy học: * Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thày trò trong sự phối hợp thống nhất. Dưới sự chỉ đạo của thày nhằm làm trò tích cực, tự giác, tự lực đạt mục đích dạy học. * Phương pháp dạy học là con đường, cách thức, phương tiện để chuyển tri thức và năng lực của nhân loại thành năng lực và tri thức của mỗi người học. * Phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên và hành động nhận thức và thực hành có tổ chức của học sinh nhằm đảm bảo cho học sinh lĩnh hội được những nội dung tri thức. 1.1.3.2. Hệ thống các phương pháp dạy học * Những phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở nhà trường THPT Đổi mới phương pháp dạy học cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của hệ thống phương pháp dạy học quen thuộc, đồng thời cần học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 16 of 75. - 16 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 17 ofKhãa 75. luËn tèt nghiÖp dạy và học ở nước ta để nền giáo dục từng bước tiến lên vững chắc Theo hướng nói trên, nên quan tâm phát triển một số phương pháp sau đây: - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề. - Phương pháp dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ - Phương pháp dạy và học theo dự án * Các phương pháp trong dạy học văn: - Phương pháp đọc-hiểu văn bản - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề - Phương pháp giảng bình … Những phương pháp dạy học trên đây đều có ưu - nhược điểm riêng. Tuỳ vào trình độ sư phạm và khả năng vận dụng của người giáo viên để có thể tìm ra phương pháp dạy học phù hợp nhất định dẫn đến sự thành công của quá trình dạy học. Ngày nay, cuộc cách mạng về thông tin đã và đang mở ra những chân trời khám phá mới cho loài người. Dưới tác động của CNTT, quá trình kĩ thuật hoá hoạt động giáo dục trong nhà trường đã diễn ra trên mấy chục năm qua và đạt được những kết quả đáng lưu ý tại nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, thực nghiệm của Trung tâm Giáo dục Giảng Võ đã đem lại những thành tựu ban đầu: quá trình dạy học trong nhà trường đa dạng hơn, việc tổ chức lớp học cũng đa dạng hơn. Công nghệ dạy học tạo nội lực cá nhân, tư duy độc lập của học sinh có cơ hội phát triển tránh lối học thụ động của dạy học truyền thống. Tuy nhiên, quy trình dạy học của Trung tâm mới chỉ nhằm chuyển tri thức bên ngoài vào đầu học sinh. Do vậy, về một phương diện nào đó còn hạn chế, rơi vào dạy học tái tạo. NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 17 of 75. - 17 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 18 ofKhãa 75. luËn tèt nghiÖp Dựa trên thành tựu của Trung tâm thực nghiệm Giảng Võ, với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng sẽ đi tiếp những bước đi của Trung tâm nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động dạy học văn nói chung và thể loại truyện cổ tích nói riêng ở trường THPT. 1.2. Dạy học theo hướng công nghệ 1.2.1. Quan niệm về dạy học theo hướng công nghệ * Dạy học theo hướng công nghệ là dạy học có kĩ thuật, dạy học theo quy trình khác xa với kiểu dạy học theo kinh nghiệm vốn chỉ phù hợp với từng người. Nếu thực hiện đầy đủ mọi công đoạn, thao tác như trong quy trình, có sự chuyển giao kĩ thuật, chuyển giao quy trình đến mọi giáo viên, học sinh thì giờ văn sẽ đạt hiệu quả cao. * Dạy học theo hướng công nghệ là kiểu dạy học kiểm soát chặt chẽ quá trình tạo ra sản phẩm, là kiểu dạy học tích hợp giữa dạy và học, tích hợp lí thuyết và thực hành, vừa cung cấp cho học sinh tri thức vừa phát triển năng lực cho học sinh. 1.2.2. Những cơ sở của việc dạy học theo hướng công nghệ 1.2.2.1. Cơ sở xã hội, khoa học, giáo dục của dạy học theo hướng công nghệ * Cơ sở xã hội Bước vào thế kỉ XX, thế giới đã qua hai chặng đường đầu tư: đầu tư vào máy móc, quy trình công nghệ và đầu tư vào nguồn nhân lực. Nền sản xuất phát triển sang hướng tự động hóa, sản phẩm xã hội không ngừng tăng. Đặc biệt từ cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI, nền sản xuất chuyển sang nền kinh tế tri thức, mọi sản phẩm đều chứa đựng hàm lượng tri thức cao. * Cơ sở khoa học Cuộc cách mạng về thông tin đã và đang mở ra chân trời khám phá mới cho loài người. Thế kỉ XXI là thế kỉ của khoa học công nghệ, của siêu tốc NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 18 of 75. - 18 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 19 ofKhãa 75. luËn tèt nghiÖp thông tin, của nhân bản vô tính,…Những thành tựu kì diệu của nó đã tác động trực tiếp tới tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Vì giáo dục cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. * Cơ sở giáo dục Trong mọi thời kì, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề “đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Do đó, giáo dục luôn được coi “là quốc sách hàng đầu”. Đổi mới phương pháp dậy học theo hướng công nghệ là một cách dạy học mới có thể từ bỏ kiểu dạy học kinh nghiệm chuyển sang kiểu dạy học có kĩ thuật, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình tạo ra sản phẩm. 1.2.2.2. Cơ sở lý luận của việc dạy học theo hướng công nghệ * Lý thuyết hành vi Lý thuyết hành vi xuất hiện ở Mỹ vào đầu thế kỉ XX, do Oatxơn (1913) khởi xướng. Ông cho rằng: “ Con người không phải do thượng đế sinh ra mà con người tự sinh ra mình”. Oatxơn phát biểu lý thuyết hành vi của mình từ lý thuyết về “phản xạ có điều kiện” của Paplôp (1849 - 1938) - nhà bác học người Nga. “Khi con người có kích thích sẽ phản ứng. Công thức của nó là: kích thích S thì phản ứng P. Muốn tạo ra sản phẩm P nào đó của con người thì phải tìm kích thích S tương ứng tác động vào con người”. Sau này Skiner (1904 - 1990) - Nhà hành vi hàng đầu của Mỹ, trực tiếp kế thừa và phát triển “lý thuyết hành vi” của Oatxơn và chuyển vào dạy học. Trong giáo dục từ đó cố gắng đi tìm các kích thích S, Skiner dựa trên kết quả thí nghiệm của Paplôp “phản xạ có điều kiện” con chó tiết nước bọt. Nội dung thí nghiệm: loài chó có đặc điểm tiết nước bọt mỗi khi có thức ăn. Paplôp dựa vào đó làm thí nghiệm khi cho thức ăn vào đồng thời bật đèn sáng ( hoặc giật chuông reo) con chó lập tức tiết nước bọt. Thí nghiệm này được ông tiến hành NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 19 of 75. - 19 - K31A – Ng÷ v¨n Header Page 20 ofKhãa 75. luËn tèt nghiÖp lặp lại rất nhiều lần để con chó quen dần đến một mức độ dù không có thức ăn ( chỉ có đèn sáng hoặc chuông reo) chó vẫn tiết nước bọt. Dựa trên sự phân tích thí nghiệm của Paplôp, Skiner cho thí nghiệm này còn hai điều hạn chế: Con chó thụ động làm theo thói quen và kết quả thí nghiệm không bền. Skiner thí nghiệm khác: Chim chọn hạt Nội dung thí nghiệm: Skiner rải trên nền chuồng chim các hạt có màu sắc khác nhau: xanh, đỏ, tím, vàng… trong đó chỉ có màu vàng là thức ăn. Đặc điểm của chim là mổ hạt lia lịa: nếu ăn được thì nuốt, không ăn được thì nó văng đi. Dựa vào đặc điểm đó, để quan sát chim mổ hạt như thế nào. Thời gian đầu chim mổ các hạt lia lịa, chỉ đến hạt màu vàng chim mới nuốt, các hạt khác nó văng đi. Vài lần sau, chim chỉ chọn mổ hạt màu vàng mà không mổ các hạt khác. Vậy Skiner đã vận dụng một phương pháp trong giáo dục: thử và sai, sai thì làm lại cho đến khi đúng. Thí nghiệm thứ hai của Skiner: Chim đi theo hình số 8 Nội dung thí nghiệm: Dựa trên đặc điểm của chim (hai chân chụm lại để nhảy) để đo các bước nhảy và đặt hạt ăn theo hình số 8. Lúc đầu con chim nhảy linh tinh nhặt hạt. Dần dần, nó thấy phía trước có các hạt ăn được, nó cứ nhảy thêm bước nữa, cứ thế con chim hoàn toàn có thể nhảy theo hình số 8 để nhặt hạt. Skiner cho rằng: nếu chia nhỏ hình số 8 thành nhiều bước, để chim tự làm việc trong thời gian quy định, người làm thí nghiệm sẽ điều kiển được con chim theo ý mình. Từ đó, trong giáo dục có kiểu dạy học theo chương trình gọi là dạy học chương trình hóa. Người học theo chương trình sẽ đạt hiệu quả như mong muốn. Quy trình dạy học là quy trình chuyển tri thức vào mỗi người học. Người học làm lại công việc các nhà khoa học đã làm. Do đó, người học cũng NguyÔn ThÞ Thu Trang Footer Page 20 of 75. - 20 - K31A – Ng÷ v¨n
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất