Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dạy học nhận dạng và thể hiện quy trình trong môn tin học lớp 10 trường thpt (20...

Tài liệu Dạy học nhận dạng và thể hiện quy trình trong môn tin học lớp 10 trường thpt (2018)

.PDF
66
71
81

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRẦN THỊ THÙY DUNG DẠY HỌC NHẬN DẠNG VÀ THỂ HIỆN QUY TRÌNH TRONG MÔN TIN HỌC LỚP 10 TRƯỜNG THPT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sư phạm Tin học HÀ NỘI, 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRẦN THỊ THÙY DUNG DẠY HỌC NHẬN DẠNG VÀ THỂ HIỆN QUY TRÌNH TRONG MÔN TIN HỌC LỚP 10 TRƯỜNG THPT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sư phạm Tin học Người hướng dẫn khoa học: TS. Lưu Thị Bích Hương HÀ NỘI, 2018 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Dạy học nhận dạng và thể hiện quy trình trong môn Tin học lớp 10 trường THPT”, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện của các thầy, cô giáo trong Viện Công nghệ thông tin trường ĐHSP Hà Nội 2, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn – TS. Lưu Thị Bích Hương. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới cô giáo Lưu Thị Bích Hương, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Viện CNTT trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập nghiên cứu. Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Toán – Tin của trường THPT Bình Xuyên, đặc biệt là cô hướng dẫn thực tập Nguyễn Khánh Tâm đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ và đóng góp ý kiến để em thực hiện khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thùy Dung LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: 1. Em xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của riêng em và được sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Lưu Thị Bích Hương. Các nội dung nghiên cứu, những số liệu kết quả được chính em thu thập trong thời gian thực tập tại trường THPT Bình Xuyên. 2. Các tham khảo dùng trong khóa luận đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố. 3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thùy Dung DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm UCLN Ước chung lớn nhất DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Kết quả điều tra thăm dò ý kiến GV ................................................... 14 Bảng 1.2. Kết quả điều tra thăm dò ý kiến HS ................................................... 15 Bảng 3.1. Các nhóm thực nghiệm và đối tượng ................................................. 40 Bảng 3.2. Kết quả trước thực nghiệm ................................................................. 41 Bảng 3.3. Kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm ................................................ 52 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp kết quả học tập của 2 lớp qua bài kiểm tra ................ 52 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Văn bản mẫu công việc ....................................................................... 26 Hình 2.2. Văn bản mẫu cảnh đẹp quê hương ...................................................... 26 Hình 2.3. Mẫu ví dụ về bảng ............................................................................... 30 Hình 2.4. Văn bản mẫu môi trường .................................................................... 30 Hình 2.5. Sơ đồ khối giải phương trình bậc 2 ..................................................... 32 Hình 2.6. Lợi ích máy tính. ................................................................................. 34 Hình 2.7. Văn bản mẫu đơn xin nhập học .......................................................... 35 Hình 2.8. Thời khóa biểu trình bày theo cách liệt kê .......................................... 36 Hình 2.9. Thời khóa biểu trình bày bằng bảng ................................................... 36 Hình 2.10. Sơ đồ khối tìm ước chung lớn nhất ................................................... 38 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................... 4 1.1. Quy trình ....................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 4 1.1.2. Nguồn gốc............................................................................................. 4 1.1.3. Đặc tính của quy trình .......................................................................... 5 1.2. Tổng quan về dạy học theo quy trình ......................................................... 5 1.2.1.Định nghĩa về dạy học theo quy trình ................................................... 5 1.2.2. Yêu cầu dạy học theo quy trình ............................................................ 5 1.2.3. Vai trò về dạy học theo quy trình ......................................................... 7 1.3. Các hoạt động dạy học theo quy trình ....................................................... 7 1.3.1. Nhận dạng và thể hiện .......................................................................... 8 1.3.2. Những hoạt động tin học phức hợp ...................................................... 9 1.3.3. Khái quát hóa ..................................................................................... 11 1.3.4. Hoạt động ngôn ngữ ........................................................................... 11 1.3.5. Vận dụng............................................................................................. 12 1.4. Thực trạng về dạy học theo quy trình trong môn Tin học lớp 10 ......... 13 1.4.1. Điều tra thăm dò ý kiến GV ................................................................ 13 1.4.2. Điều tra thăm dò ý kiến HS ................................................................ 15 1.4.3. Đánh giá chung về thực trạng dạy học theo quy trình trong môn Tin học lớp 10 ..................................................................................................... 17 CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG NHẬN DẠNG VÀ THỂ HIỆN QUY TRÌNH TRONG MÔN TIN HỌC LỚP 10 ................................................................... 19 2.1. Khái niệm, đặc điểm môn Tin học lớp 10 ................................................ 19 2.1.1. Khái niệm môn Tin học 10 ................................................................. 19 2.1.2. Đặc điểm............................................................................................. 19 2.2. Hoạt động dạy học nhận dạng và thể hiện quy trình trong Tin học 10 24 2.2.1. Hoạt động nhận dạng ......................................................................... 24 2.2.2. Hoạt động thể hiện ............................................................................. 29 2.3. Phân tích một số nội dung dạy học Tin học 10 theo hoạt động nhận dạng và thể hiện quy trình................................................................................ 33 2.3.1. Định dạng văn bản ............................................................................. 33 2.3.2. Tạo và làm việc với bảng ................................................................... 36 2.3.3.Bài toán và thuật toán ......................................................................... 37 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................... 40 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................... 40 3.2. Đối tượng thực nghiệm .............................................................................. 40 3.3. Tiến hành thực nghiệm .............................................................................. 41 3.3.1. Tiến hành giảng dạy trên lớp ............................................................. 41 3.3.2. Tổ chức thực nghiệm .......................................................................... 51 3.3.3. Kết quả thực nghiệm........................................................................... 51 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ....................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 55 PHỤ LỤC 1: BÀI KIỂM TRA 15’ .................................................................. 56 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thực tế dạy học cho thấy, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ và sự bùng nổ thông tin thì HS được tiếp nhận lượng tri thức rất phong phú, đa dạng từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau. Do đó mà các em có nhu cầu nhận thức khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy trong dạy học không thể cung cấp cho các em tất cả các tri thức mà các em mong muốn mà chỉ có thể chỉ ra cho các em con đường, cách thức để khám phá, chiếm lĩnh những tri thức ấy. Đó chính là dạy cho các em các phương pháp học, giúp các em phát triển năng lực sáng tạo, tính độc lập, tự chủ của bản thân. Để thực hiện điều này thì con đường đúng đắn và hiệu quả nhất là đổi mới phương pháp dạy học. Cùng với sự thay đổi về nội dung, cần có những đổi mới cả về tư duy và phương pháp dạy học. Trong đó, việc thay đổi phương pháp dạy học môn Tin là điều quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ ngày nay, đất nước đang dần chuyển sang thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 – kỷ nguyên của công nghệ thông tin. Nó ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực trong đời sống kể cả giáo dục. Môn Tin giúp hình thành, phát triển các năng lực của học sinh như: sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ, các hệ thống tự động hóa; khai thác các ứng dụng của công nghệ vào các môn học; chia sẻ kiến thức, giao tiếp và hợp tác với nhau. Chính vì vậy, môn Tin học đang ngày càng trở nên cần thiết. Nó có sự liên quan, gắn kết với các môn học khác. Do đặc thù môn Tin học là thực hành, thao tác nhiều, nên việc dạy cho học sinh nắm được, hiểu sâu về bản chất, nội dung của các thao tác, quy trình là điều vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp các em có hứng thú với môn Tin học, hiểu được ứng dụng của Tin học vào cuộc sống, và biết cách áp dụng vào thực tiễn xã hội. Từ đó nâng cao sự hiểu biết và chất lượng học tập của học sinh. Vì những lý do trên, em chọn đề tài nghiên cứu là: “Dạy học nhận dạng và thể hiện quy trình trong môn Tin học lớp 10 trường THPT” làm đề tài khóa luận của mình. 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu tổng quan về hoạt động dạy học nhận dạng và thể hiện quy trình. - Đưa ra một số hoạt động dạy học nhận dạng và thể hiện quy trình trong môn Tin học lớp 10. - Ứng dụng dạy học nhận dạng và thể hiện quy trình trong môn Tin học lớp 10 trường THPT Bình Xuyên nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của dạy học nhận dạng và thể hiện quy trình. Đồng thời đúc rút kinh nghiệm giảng dạy. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động nhận dạng và thể hiện quy trình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Hoạt động nhận dạng và thể hiện quy trình trong nội dung môn Tin học lớp 10 ở trường THPT Bình Xuyên. 4. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành triển khai khóa luận, em sử dụng một số phương pháp sau: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng, của Chính phủ, của ngành giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. - Nghiên cứu các tài liệu giáo dục học, tâm lý học, các tài liệu về phương pháp dạy học môn Tin học. - Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các tài liệu lý thuyết có liên quan, các bài giảng về phương pháp dạy học Tin học. 4.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Tham khảo ý kiến của các nhà khoa học về dạy học quy trình. 4.3. Phương pháp điều tra cơ bản Điều tra thực trạng dạy học quy trình. 2 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các giải pháp đề xuất. 5. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và hướng phát triển, tài liệu tham khảo; khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Hoạt động nhận dạng và thể hiện quy trình trong môn Tin học lớp 10 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Quy trình 1.1.1. Khái niệm Quy trình là trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện một hoạt động đã được quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị (quản lý và cai trị). Quy trình xuất hiện phổ biến trong quá trình tồn tại và phát triển của vạn vật, ví dụ như quy trình giăng tơ của loài nhện, làm tổ của chim hoặc săn mồi của hổ báo,… [10]. Quy trình là một trình tự có tổ chức các hoạt động để hoàn thành cái gì đó. Chẳng hạn: Dự án phần mềm. Trong trường hợp này, dự án là việc áp dụng tài nguyên vào quy trình đó. Tài nguyên là con người, công cụ và kĩ thuật mà bạn áp dụng khi tuân theo quy trình. Quy trình được đại diện bởi 3 yếu tố: Hiệu quả: mối quan hệ giữa việc dùng tài nguyên và kết quả được hoàn thành. Thời gian chu kì: “tốc độ” của quy trình, tức là thời gian cần để hoàn thành một quy trình. Và chất lượng: Chất lượng của quy trình được xác định bởi người dùng như đáp ứng yêu cầu, không có lỗi,… Một trong những vấn đề chính trong đào tạo khoa học máy tính là sinh viên có xu hướng làm việc cô lập. Điển hình, từng người được trao cho một vấn đề để giải quyết, một chương trình để viết mã, và từng người được cho điểm tương ứng theo thành tích cá nhân. Khi sinh viên đi làm, từng người sẽ tiếp tục làm bất kì cái gì có thể để làm cho việc làm của họ được thực hiện, giống như khi họ còn trong trường. Không có hiểu biết về làm việc tổ bằng việc tuân theo quy trình, nhiều dự án sẽ không chuyển giao được phần mềm cho khách hàng trong lịch biểu và có chất lượng. Nhiều dự án thường chậm và có chất lượng kém. 1.1.2. Nguồn gốc Quy trình có thể bắt nguồn từ một ý tưởng, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp hay thành tựu của một công trình khoa học [10]. 4 1.1.3. Đặc tính của quy trình - Đơn giản hóa đối tượng (nhiệm vụ) phức tạp. - Dễ tăng năng suất và chất lượng. - Tăng cường an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. - Dễ tổ chức các hoạt động. - Dễ kiểm tra, giám sát và đánh giá. - Giảm thiểu lãng phí của “Phương pháp thử và sai”, phòng ngừa các rủi ro [10]. 1.2. Tổng quan về dạy học theo quy trình 1.2.1.Định nghĩa về dạy học theo quy trình Quy trình là một phương pháp, một trình tự cụ thể, mang tính chất bắt buộc nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể trong hoạt động đa dạng của xã hội loài người. Nó xuất hiện phổ biến trong mọi mặt của cuộc sống. Chẳng hạn như quy trình phát triển một hệ thống thông tin, hay quy trình phát triển phần mềm,.. Mỗi cá nhân có kiến thức, kỹ năng khác nhau dẫn đến cách làm việc khác nhau. Làm việc theo quy trình giúp cho HS thực hiện công việc biết họ sẽ phải tiến hành những bước nào, làm ra sao và cần đạt được kết quả như thế nào? Điều này giúp hiệu quả học tập nhanh hơn và chính xác hơn. Đối với những quá trình làm công việc cần sự phối hợp nhóm (teamwork) thì quy trình giúp cho các thành viên phối hợp với nhau một cách ăn khớp và đúng trình tự mà không phải thắc mắc rằng việc này do ai làm? Làm như thế nào? Trong quá trình dạy học môn Tin cũng như tất cả các môn học ở trường THPT, việc hình thành hệ thống quy trình cho HS là điều quan trọng. Nó giúp HS dễ dàng nắm bắt và thực hiện được các thao tác, góp phần quan trọng cho việc tư duy và nhận thức của HS. 1.2.2. Yêu cầu dạy học theo quy trình Việc dạy học theo quy trình ở trường THPT phải làm cho HS dần đạt được các yêu cầu sau: - Nắm vững các đặc điểm, đặc trưng của một quy trình. 5 - Biết nhận dạng quy trình, tức là biết phát hiện xem một dãy tình huống, thao tác có phù hợp với một quy trình đã biết hay không, và biết thể hiện quy trình, tức là tạo được tình huống phù hợp với các bước của một phương pháp đã biết. - Biết vận dụng, xác định quy trình đã biết vào những tình huống cụ thể trong một bài toán, thuật toán, và ứng dụng vào thực tiễn. - Nắm được quy trình này với quy trình khác có mối quan hệ, sự liên kết nào với nhau. Các yêu cầu này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, cần xác định một cách linh hoạt bởi không phải quy trình nào cũng được đặt ra với mức độ như nhau. Một số lưu ý khi dạy học theo quy trình: - Liên kết các quy trình đã học. - Trình bày quy trình. - Đưa ra các ví dụ hoặc phản ví dụ. - So sánh/ phân tích: sự giống nhau, khác nhau giữa các quy trình. - Trộn lẫn ví dụ và phản ví dụ để học. - Tăng cường cho HS thực hành phân biệt các quy trình, thao tác đã học thông qua các ví dụ và phản ví dụ. - Đánh giá kết quả học quy trình bằng cách tạo ra các tình huống để học sinh áp dụng quy trình đã học. Các hình thức dạy học theo quy trình: GV có thể sử dụng phương pháp quy nạp hoặc diễn dịch để dạy học theo quy trình. - Phương pháp quy nạp: là đưa ra nhiều ví dụ và phản ví dụ khác nhau, từ đó rút ra được các đặc điểm, đặc trưng của một quy trình để khái quát được các thao tác thực hiện. - Phương pháp diễn dịch: đưa ra các “thao tác”, sau đó tìm các ví dụ và phản ví dụ để minh họa và làm sáng tỏ quy trình. 6 1.2.3. Vai trò về dạy học theo quy trình - Do đặc thù của môn Tin học là thao tác và thực hành với máy tính nên việc dạy học theo quy trình giúp HS dễ dàng nhớ được quy trình cần thực hiện một thao tác nào đó. - Dạy học theo quy trình, HS dễ nhận ra được các bước, các yêu cầu, nhiệm vụ mà mình cần làm; nắm được mối quan hệ, sự liên kết giữa các thao tác; vận dụng linh hoạt quy trình của thao tác này với thao tác khác. - Nắm bắt được lượng kiến thức nhanh hơn. - Ghi nhớ kiến thức được lâu hơn. 1.3. Các hoạt động dạy học theo quy trình Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ với những hoạt động nhất định. Đó trước hết là những hoạt động đã được tiến hành trong quá trình lịch sử hình thành và ứng dụng những tri thức được bao hàm trong nội dung này, cũng chính là những hoạt động để người học có thể kiến tạo và ứng dụng những tri thức trong nội dung đó. Trong quá trình dạy học, ta còn phải kể tới những hoạt động có tác dụng củng cố tri thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ. Từ đó, một hoạt động của người học được gọi là tương thích với một nội dung dạy học nếu nó có tác động góp phần kiến tạo hoặc củng cố, ứng dụng những tri thức được bao hàm trong nội dung đó hoặc rèn luyện những kĩ năng, hình thành những thái độ có liên quan [9]. Khi dạy cho học sinh phương pháp thực hiện một công việc nào đó, chúng ta nên tiến hành theo bốn giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Nêu mục tiêu cần đạt được khi hoàn thành công việc để gợi động cơ học tập cho học sinh. Tiếp đến giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát để hướng đích cho các em. - Giai đoạn 2: Giáo viên chia công việc mình vừa thực hiện ra thành các bước theo một quy trình. - Giai đoạn 3: Giáo viên thực hiện lại công việc đó theo quy trình lần lượt các bước đã chỉ ra ở giai đoạn 2 cho học sinh nhận dạng. 7 - Giai đoạn 4: Cho học sinh thể hiện phương pháp theo quy trình đã thiết lập ở giai đoạn 2 để hoàn thành công việc học tập [9]. Nhiệm vụ tổng quát của phương pháp dạy học Tin học là nghiên cứu những mối liên hệ có tính quy luật giữa mục đích, nội dung, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng của việc dạy học môn Tin học theo các mục đích đặt ra. Dựa vào nhiệm vụ chung của trường phổ thông và đặc điểm của môn Tin học để từ đó xác định những nhiệm vụ của việc dạy Tin học và đề ra đường lối thực hiện nhiệm vụ ấy. Phải xác định nội dung và trình tự sắp xếp các vấn đề được rút ra từ khoa học Tin học và đưa vào môn Tin học ở trường phổ thông sao cho đáp ứng, thỏa mãn được những yêu cầu đào tạo của xã hội Việt Nam. Cần nghiên cứu, vận dụng những phương pháp dạy học nhằm đạt được những mục đích dạy học Tin học. Trong việc phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung, ta cần chú ý xem xét những dạng hoạt động khác nhau trên những bình diện khác nhau. Trong dạy học nhận dạng và thể hiện quy trình, những hoạt động sau cần được chú ý: 1.3.1. Nhận dạng và thể hiện Nhận dạng và thể hiện là hai dạng hoạt động theo chiều hướng trái ngược nhau, có tác dụng củng cố, tạo tiền đề cho việc vận dụng quy trình. Ví dụ 1.1: Cho học sinh nhận dạng thứ tự các thao tác tạo biểu mẫu dưới đây từ một bảng đã có bằng Form Wizard cho việc chỉnh sửa hoặc nhập tiếp dữ liệu vào một bảng của một cơ sở dữ liệu như sau là đúng hay sai sau khi học sinh đã được học các thao tác tạo biểu mẫu? Trong môi trường của Access - Bước 1: Mở cơ sở dữ liệu, chọn Form, chọn New. - Bước 2: Chọn Form Wizard, chọn bảng cần tạo biểu mẫu, chọn New. - Bước 3: Chọn môi trường bằng > hay chọn tất cả các trường bằng >>, chọn Next. - Bước 4: Chọn một trong bốn kiểu Form: Columnar (cột) 8 Tabular (bảng) Datasheet (bảng tính) Justfied (sắp chữ) Tiếp đến chọn Next - Bước 5: Chọn một kiểu nền, sau đó chọn Next. - Bước 6: Chọn chế độ Open the Form To view ở Enter Information, chọn Finish. - Bước 7: Chọn File, chọn Save để cất biểu mẫu. Thông thường những hoạt động vừa nêu trên liên quan mật thiết với nhau, thường hay đan kết vào nhau. Cùng với việc thể hiện một phương pháp thường diễn ra sự nhận dạng với tư cách là hoạt động kiểm tra [9]. Khi dạy cho HS nhận dạng và thể hiện một quy trình cần lưu ý: Một là: Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhận dạng và thể hiện. Sau khi dạy xong cho học sinh một thao tác, quy trình nào đó; cần củng cố bằng cách tạo ra một số tình huống để học sinh luyện tập và nắm sâu kiến thức. Hai là: Với những thao tác, quy trình mang nhiều ý nghĩa khác nhau, cần phân tích rõ từng ý nghĩa ở từng trường hợp. 1.3.2. Những hoạt động tin học phức hợp Những hoạt động tin học phức hợp như chèn đối tượng vào văn bản trong soạn thảo, vẽ đồ thị trong bảng tính,.. Khi dạy những nội dung này, trước hết ta nêu tình huống dẫn đến những kiến thức cần phải học để giải quyết tình huống đó. Sau đó ta nên cụ thể hóa hoạt động thành các bước, sắp xếp để học sinh tập luyện những thao tác theo trật tự được chỉ ra trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Những hoạt động này sẽ làm cho học sinh nắm vững những nội dung tin học và phát triển những kĩ năng và năng lực tin học tương ứng [9]. Ví dụ 1.2: Sử dụng truy vấn trong một bảng để kết xuất thông tin về những bản ghi trong môi trường Access, chỉ ra quy trình theo các bước như sau: Bước 1. Mở cơ sở dữ liệu Bước 2. Chọn Query, chọn New Bước 3. Chọn Design, chọn OK 9 Bước 4. Chọn bảng cần lấy những bản ghi, chọn Add, chọn Close Bước 5. Nhập vào những dòng ở cửa sổ lưới QBE (Query By Example) (5.1). Nhập vào tên trường cần thiết, mỗi trường một cột, kích vào mũi tên chỉ xuống ở bên phải cột để có cửa sổ dọc, tiếp đến kích vào trường chọn ở dòng Field. (5.2). Cho biết tên bảng ở dòng Table. (5.3). Nếu muốn sắp xếp dữ liệu thì hãy đặt vào đây sắp xếp tăng hay giảm bằng cách kích vào mũi tên chỉ xuống ở bên phải cột để có cửa sổ dọc ở dòng Sort, sau đó kích vào Descending để sắp xếp giảm hoặc Ascending để sắp xếp tăng. (5.4). Muốn hiển thị trường đó thì đánh dấu kiểm vào ô vuông ở dòng Show. (5.5). Đưa vào tiêu chuẩn tìm kiếm ở dòng Criteria. Bước 6. Trên thanh menu chọn Query, chọn Run hoặc trên thanh công cụ chọn dấu !. Bước 7. Trên thanh tiêu đề của Query kích vào Close, nhập tên tệp. Ví dụ 1.3: Trong môi trường làm việc của Excel, vẽ đồ thị. Giả sử đã nhập xong tên học sinh trong tổ 1, các điểm thành phần môn Tin học kì I, cho máy tính điểm trung bình. Vẽ đồ thị dạng cột đứng để minh họa tên các học sinh tương ứng với điểm trung bình. Thực hiện theo quy trình sau: Bước 1. Đánh dấu cho hai trục hoành và tung. - Đánh dấu cột tên các học sinh (dữ liệu cho trục ngang). - Đánh dấu cột điểm trung bình của học học sinh (dữ liệu cho trục dọc). Bước 2. Chọn kiểu đồ thị. - Trên thanh công cụ kích vào biểu tượng đồ thị hoặc vào menu Insert rồi chọn Chart. - Chọn kiểu đồ thị (chọn column). - Chọn Next. Bước 3. Xem dạng đồ thị sẽ vẽ 10 - Xem trước các dạng đồ thị (nếu không chấp nhận thì kích back để quay lại bước trước, chọn lại dạng đồ thị). - Chọn Next. Bước 4. Nhập tên các đối tượng - Nhập tên đồ thị. - Nhập tên trục dọc. - Nhập tên trục ngang. - Chọn Next. Bước 5. Kết thúc - Xác địnhh vị trí để đồ thị. - Chọn Finish. 1.3.3. Khái quát hóa Theo G.Polya: “Khái quát hóa là chuyển từ việc nghiên cứu một tập hợp đối tượng đã cho đến việc nghiên cứu một tập hợp lớn hơn, bao gồm cả tập hợp ban đầu”. Khái quát hóa quy trình là một hoạt động quan trọng cần rèn luyện cho học sinh. Nó giúp học sinh tổng quan được các thao tác một cách có hệ thống, hiểu được bản chất và áp dụng mở rộng vào các tình huống khác. 1.3.4. Hoạt động ngôn ngữ Hoạt động ngôn ngữ gồm hoạt động ngôn ngữ nói và hoạt động ngôn ngữ viết. Hoạt động ngôn ngữ nói: được HS thực hiện khi họ được yêu cầu phát biểu, giải thích một định nghĩa, một mệnh đề hay một quy trình, một bước nào đó. Đặc biệt là bằng lời lẽ của mình tường thuật lại nội dung bài học. Chẳng hạn, ta yêu cầu HS phát biểu bằng lời các bước cần thực hiện để tính điểm trung bình của môn Tin học sau khi đã nạp vào các điểm thành phần. GV có thể cho HS ngồi theo nhóm thảo luận về một vấn đề nào đó, sau đó nhóm cử đại diện trình bày vấn đề đó trước lớp. Trước đó, ta thông báo yêu cầu: sau khi nghe xong bạn trình bày, mỗi thành viên của nhóm phải cho ý kiến phản hồi. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất