Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dạy học làm văn thuyết minh trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở...

Tài liệu Dạy học làm văn thuyết minh trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở

.DOC
118
1246
127

Mô tả:

0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HỒ THỊ BÌNH DẠY HỌC LÀM VĂN THUYẾT MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC 1 NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HỒ THỊ BÌNH DẠY HỌC LÀM VĂN THUYẾT MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ Chuyên ngành: LL & PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HỒ QUANG NGHỆ AN - 2014 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu......................................................................... 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 4. Phạm vi văn bản khảo sát và địa bàn điều tra, thực nghiệm...................... 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 6. Những đóng góp (cái mới) của luận văn.................................................... 7. Cấu trúc của luận văn................................................................................. Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.................................................. 1.1. Khái niệm, đặc trưng và ý nghĩa của văn bản thuyết minh trong thực tế đời sống hiện nay............................................................................... 1.1.1. Khái niệm văn bản thuyết minh...................................................... 1.1.2. Đặc trưng của văn bản thuyết minh................................................. 1.2. Tổng quan về phần Làm văn thuyết minh trong chương trình Làm văn THCS hiện nay............................................................................. 1.2.1. Đặc điểm của chương trình Làm văn ở THCS.............................. 1.2.2. Đặc điểm phần làm văn thuyết minh ở THCS.............................. 1.3. Thực trạng dạy học làm văn thuyết minh ở THCS hiện nay (khảo sát trên địa bàn dạy học tại một số trường THCS huyện Diễn Châu).......... 1.3.1. Về phía giáo viên........................................................................... 1.3.2. Về phía học sinh............................................................................ 1.3.3. Về tài liệu tham khảo.................................................................... Chương 2. TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VĂN THUYẾT MINH CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ...... 2.1. Những tri thức và kỹ năng làm văn thuyết minh cần hình thành và rèn luyện cho học sinh THCS................................................................. 2.1.1. Những tri thức làm văn thuyết minh cần hình thành và rèn luyện cho học sinh THCS.............................................................. 2.1.2. Những kỹ năng làm văn thuyết minh cần rèn luyện cho học sinh THCS..................................................................................... 2.2. Định hướng cách dạy một số bài Làm văn thuyết minh trong chương trình Làm văn THCS....................................................................... 2.2.1. Định hướng cách dạy bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm)...................................................................................... 2.2.2. Định hướng cách dạy bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử.............................................................. 2.2.3. Định hướng về cách dạy bài Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng.................................................................................... 2.3. Hướng dẫn học sinh thực hành viết một bài văn thuyết minh trong chương trình Làm văn THCS............................................................. 2.3.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề văn thuyết minh......................... 2.3.2. Hướng dẫn học sinh cách tìm ý, lập dàn ý của bài văn thuyết minh................................................................................... 2.3.3. Hướng dẫn học sinh viết bài văn thuyết minh............................... Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.......................................................... 3.1. Mục đích thực nghiệm.......................................................................... 3.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm........................................................... 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm................................................................. 3.2.2. Địa bàn tổ chức thực nghiệm........................................................ 3.3. Kế hoạch thực nghiệm.......................................................................... 3.3.1. Thời gian tổ chức thực nghiệm..................................................... 3.3.2. Nội dung thực nghiệm................................................................... 3.4. Tổ chức thực nghiệm............................................................................ 3.4.1. Quy trình thực nghiệm.................................................................. 3.4.2. Thực nghiệm thăm dò.................................................................... 3.4.3. Một số giáo án thực nghiệm.......................................................... 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm.............................................................. 3.5.1. Thực nghiệm thăm dò.................................................................... 3.5.2. Thực nghiệm dạy học.................................................................... KẾT LUẬN..................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HS: Học sinh GV: Giáo viên TN: Thực nghiệm ĐC: TM: Nxb: PPDH: TC&SGK: Đối chứng Thuyết minh Nhà xuất bản Phương pháp dạy học Chương trình và sách giáo khoa THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo Cách chú thích tài liệu trích dẫn: số thứ tự tài liệu đứng trước, số trang đứng sau. Ví dụ: [25, 14] nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong mục Tài liệu tham khảo là 25, nhận định trích dẫn nằm ở trang 14 của tài liệu này. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục phổ thông, trong những năm qua đã đạt những thành tựu to lớn. Cùng với nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội, giáo dục góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, giáo dục phổ thông cũng bộc lộ những bất cập, yếu kém cần được nhìn nhận một cách khách quan, công bằng: chất lượng hiệu quả giáo dục còn thấp so với yêu cầu; phương pháp giáo dục, việc thi cử, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất; quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu, một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết... Trên cơ sở nhìn nhận rõ những yếu kém đó trong giáo dục, đứng trước những yêu cầu, thách thức mới của xu thế hội nhập quốc tế, hơn bao giờ hết đòi hỏi giáo dục phải tập trung đổi mới, phải tạo ra một bước chuyển biến mới về chất lượng giáo dục. 1.2. Từ lâu, môn Ngữ văn trong các nhà trường phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt. Ở cấp học THCS và THPT, môn Ngữ văn ảnh hưởng, chi phối đến các môn học khác một cách rõ nét. Bởi vậy, học tốt môn Ngữ văn, học sinh sẽ có điều kiện để học các môn học khác. Tuy nhiên, thực tế dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay có nhiều dấu hiệu đáng báo động. Trong môn Ngữ văn, một điều dễ nhận thấy là, phân môn Làm văn càng ít được học sinh quan tâm, dù nó là phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp, sản sinh văn bản. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó có nhiều: phương pháp dạy làm văn của giáo viên chưa biết khơi gợi, nêu vấn đề cho học sinh tìm tòi, sáng tạo mà chủ yếu thông qua giảng giải, thuyết trình, qua các bài văn mẫu trong các tài liệu tham khảo cho nên không tạo sự đam mê học văn, hướng các em vào viết văn hay được. 2 1.3. Với sự ra đời của bộ sách giáo khoa mới, văn bản nhật dụng được đưa vào chương trình Ngữ văn và được rải đều từ lớp 6 đến lớp 9 mà cơ bản dưới hình thức văn bản thuyết minh. Thể loại văn bản thuyết minh được đưa vào các cấp học, trong đó có cấp THCS. Việc đưa kiểu bài văn thuyết minh vào giảng dạy trong chương trình Tập làm văn THCS là một trong những cách thức đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc dạy kiểu bài văn thuyết minh này ở các cấp học, trong đó có THCS, đang còn là một thách thức với GV và HS. Một mặt, đây là kiểu văn bản mới và khó trong chương trình THCS. Mặt khác, các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học làm văn thuyết minh trong trường phổ thông còn tương đối ít, do đó, gây khó khăn không nhỏ cho việc dạy - học của giáo viên và học sinh. Trên đây là những lý do cơ bản khiến chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Dạy học làm văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở” làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Như phần Mở đầu luận văn chúng tôi đã đề cập, văn bản thuyết minh là văn bản mới trong chương trình THCS. Bởi vậy, các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy - học văn bản này còn chưa nhiều. Đầu tiên phải kể đến SGV Ngữ văn 8 (2004). Đây là cuốn sách mang tính chất công cụ của người giáo viên. Như phần trên đã trình bày, văn bản thuyết minh được chọn học ở vòng 2 lớp 8, lớp 9. Như vậy, văn bản thuyết minh được đưa vào chương trình phổ thông bắt đầu từ lớp 8 và cũng là tài liệu đầu tiên của sách giáo viên tiếp cận, hướng dẫn học kiểu văn bản này. Các nhà biên soạn đã dành phần lớn thời lượng cho kiểu bài này để định hướng cách dạy học những bài Tập làm văn thuyết minh cụ thể trong chương trình là chủ yếu, phương pháp dạy văn thuyết minh xem ra vẫn mờ nhạt, sơ lược. Việc phân biệt văn bản thuyết minh với một số dạng văn bản có 3 trong chương trình như văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận nằm ở mức độ sơ lược, người biên soạn chưa đưa ra được những tiêu chí cụ thể để so sánh. Ngay cả phương pháp tạo lập văn bản thuyết minh sách giáo viên 8 cũng chỉ dừng lại ở mức điểm qua những nét cơ bản nhất chứ không đi vào cụ thể. Tuy nhiên, công bằng mà xét, dù còn ở mức độ sơ giản, nhưng các nội dung về văn bản thuyết minh được đề cập trong sách giáo viên 8 là những tư liệu hết sức quan trọng cho người dạy, người học và là một cơ sở cho chúng tôi thực hiện đề tài này. Tiếp đó, năm 2005, Nxb Giáo dục tiếp tục xuất bản cuốn SGV Ngữ văn 9 do Nguyễn Khắc Phi tổng chủ biên. Cuốn sách đề cập đến cách dạy đối với những bài học về văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 9, chẳng hạn như: Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Điểm lại có tính chất sơ lược những nội dung về văn bản thuyết minh được đề cập trong sách giáo viên lớp 8, lớp 9 như vậy để thấy một thực tế rằng, do đặc thù của loại sách có tính chất công cụ, hai bộ sách giáo viên trên đây cũng chỉ nêu lên những định hướng dạy học Làm văn thuyết minh cho những bài cụ thể giúp giáo viên và học sinh tiếp cận, có sự hiểu biết cơ bản về phương pháp thuyết minh, về văn bản thuyết minh, còn để có được một cái nhìn có tính chất tổng quát về phương pháp dạy học Làm văn thuyết minh, do nhiều nguyên nhân, tài liệu này vẫn chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu. Bên cạnh Sách giáo viên, hỗ trợ cho việc dạy học Làm văn thuyết minh trong chương trình phổ thông còn có những cuốn sách tham khảo, một mảng tài liệu cũng hết sức quan trọng phục vụ cho dạy và học kiểu loại văn bản này. Dù phần tài liệu tham khảo văn bản thuyết minh không nhiều nhưng có thể kể đến cuốn Bồi dưỡng Ngữ văn 8 của Nguyễn Kim Dung, Đỗ Kim Hảo; cuốn Kiến thức, kỹ năng cơ bản Tập làm văn THCS 4 của Huỳnh Thị Thu Ba; Rèn kỹ năng làm văn thuyết minh của Trần Thị Thành, Nxb Giáo dục năm 2010; cuốn Dạy học Tập làm văn Trung học cơ sở của tác giả Nguyễn Trí (Nxb Giáo dục, 2006); Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài Một số phương hướng giảng dạy văn thuyết minh trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 của tác giả Hoàng Thị Lan Thanh; Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy kiểu bài văn thuyết minh của tác giả Lê Hoài Phương… Các cuốn sách tham khảo này dù có cách tiếp cận khác nhau, nhưng đều đề cập đến các nội dung của văn bản thuyết minh như: Khái niệm văn bản thuyết minh, Đặc điểm chung của văn thuyết minh như: tính khoa học, tính tri thức... Đặc biệt, các tài liệu cũng chú ý đến vấn đề phương pháp thuyết minh thường dùng trong nhà trường, cuộc sống. Tuy nhiên, phần lớn các công trình chưa thật đi sâu và cụ thể, thiết thực vào vấn đề dạy học làm văn thuyết minh ở trường THCS. Tóm lại, lịch sử vấn đề văn bản thuyết minh và phương pháp giảng dạy Làm văn thuyết minh trong nhà trường THCS còn khá mới mẻ. Cho đến thời điểm mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này, vẫn chưa có một tài liệu nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về vấn đề văn bản thuyết minh và phương pháp dạy học Làm văn thuyết minh trong chương trình THCS. 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phương pháp dạy làm văn thuyết minh trong chương trình THCS. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu bao gồm việc thuyết minh về các khái niệm cơ bản, việc tìm hiểu đánh giá thực trạng dạy làm văn thuyết minh ở trường THCS hiện nay. 5 - Xác định những nguyên tắc, phương pháp, quy trình tiến hành cơ bản của việc dạy làm văn thuyết minh ở trường THCS hiện nay. - Thực nghiệm sư phạm với nội dung cơ bản là dạy đối chứng về làm văn thuyết minh theo phương pháp cũ và theo phương pháp mới đã đề xuất trong luận văn. 4. Phạm vi văn bản khảo sát và địa bàn điều tra, thực nghiệm 4.1. Phạm vi văn bản khảo sát Bộ sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 và lớp 9. 4.2. Địa bàn điều tra, thực nghiệm Các trường THCS trên địa bàn huyện Diễn Châu, Nghệ An. Cụ thể là trường THCS Diễn Đoài, trường THCS Phùng Chí Kiên. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp thống kê - phân loại. - Phương pháp so sánh - đối chiếu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra - phỏng vấn. - Phương pháp dùng số liệu, thống kê. 6. Những đóng góp (cái mới) của luận văn Với mục đích đi sâu tìm hiểu, đề xuất một số phương pháp dạy làm văn thuyết minh ở trường THCS theo các nhóm bài, luận văn sẽ cung cấp những gợi ý thiết thực cho giáo viên trong quá trình dạy làm văn thuyết minh để nâng cao hiệu quả dạy - học Ngữ Văn nói chung, Làm văn nói riêng. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, Mục lục, Nội dung của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài. 6 Chương 2: Tổ chức, rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh ở trường THCS. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm, đặc trưng và ý nghĩa của văn bản thuyết minh trong thực tế đời sống hiện nay 1.1.1. Khái niệm văn bản thuyết minh 1.1.1.1. Khái niệm văn bản Văn bản là một khái niệm phức tạp, có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau. Theo hướng nhấn mạnh hình thức chữ viết, N.NuNan (1993) cho rằng: “Văn bản là thuật ngữ để chỉ bất kì cái nào ghi bằng chữ viết của một sự kiện giao tiếp” [41, 13]. Theo hướng nhấn mạnh cả dạng viết, nội dung và cấu trúc, (Nguyễn Quang Ninh) cho rằng văn bản là “Một thể hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung, thống nhất về cấu trúc và độc lập về giao tiếp. Dạng tồn tại điển hình của văn bản là dạng viết”. Còn theo hướng nhấn mạnh hình thức nói, các tác giả định nghĩa văn bản theo hướng này gọi văn bản là “diễn ngôn”. Tiêu biểu như định nghĩa của Barth (1970), Cook (1989), Crystl (1992), Hồ Lê (1996)… Có thể dẫn ra một cách định nghĩa văn bản theo hướng này: “Diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết trọn nghĩa, được hợp nhất lại và có mục đích” (Cook,1989) (dẫn theo [8,15-16]). Từ những định nghĩa về văn bản của các tác giả đã đề cập ở trên, kết hợp tham khảo sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn THCS, đặc biệt là định nghĩa trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1, chúng tôi hiểu khái niệm văn bản như sau: Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức phù hợp để thực hiện mục đích giao 7 tiếp. Có 6 kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ. 1.1.1.2. Khái niệm thuyết minh Thuyết minh là thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống và nhiều ngành khoa học. Ở đây, thuyết có nghĩa là “nói lí lẽ nhằm làm cho người ta nghe theo”, còn minh nghĩa là “sáng tỏ” (minh xét, chứng minh…). Vậy có thể hiểu thuyết minh là: “nói hoặc chú thích cho người ta hiểu rõ hơn về những sự vật, sự việc hoặc hình ảnh đã được đưa ra” [23,935]. 1.1.1.3. Khái niệm văn bản thuyết minh Về khái niệm văn bản thuyết minh, chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu như Làm văn (do Đỗ Ngọc Thống chủ biên), Kiến thức, kỹ năng cơ bản Tập làm văn THCS của Huỳnh Thị Thu Ba; Rèn kỹ năng làm văn thuyết minh của Trần Thị Thành; Dạy học Tập làm văn Trung học cơ sở của tác giả Nguyễn Trí;… Và SGK, SGV Ngữ văn 8, 9, 10. Tổng hợp từ những nguồn tài liệu trên, chúng tôi đi đến cách hiểu về văn bản thuyết minh như sau: Văn bản thuyết minh là một kiểu văn bản được sử dụng rất thông dụng trong cuộc sống. Đó là loại văn bản được soạn thảo với mục đích trình bày, giới thiệu tính chất, cấu tạo, công dụng, lí do phát sinh, quy luật phát triển, biến hóa của sự vật, nhằm cung cấp những thông tin chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng, hướng dẫn cho con người tìm hiểu và sử dụng chúng một cách phù hợp và hiệu quả. Nói cách khác, văn thuyết minh là loại văn trình bày, giới thiệu, phổ biến hoặc giải thích nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên và xã hội. 1.1.2. Đặc trưng của văn bản thuyết minh 1.1.2.1. Đặc trưng về nội dung 8 Mỗi kiểu văn bản có những đặc trưng riêng về mặt nội dung. Văn bản nghị luận bàn bạc về các vấn đề xã hội hay văn học. Văn bản tự sự kể về người, sự việc. Văn bản biểu cảm bộc lộ cảm xúc, ấn tượng của người viết. Còn văn bản thuyết minh có những đặc trưng nội dung như sau: a) Tính tri thức Có thể nói, tính tri thức là tính chất nổi bật của kiểu văn bản thuyết minh. Bởi “nhiệm vụ chủ yếu của văn bản thuyết minh là trình bày các đặc điểm cơ bản của đối tượng được thuyết minh, cung cấp cho chúng ta những tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng, giúp chung ta hiểu biết về chúng một cách đầy đủ, đúng đắn” [46, 224]. Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ này, nội dung của văn bản thuyết minh chủ yếu là trình bày tính chất, đặc điểm cấu tạo, cách dùng, quy luật của đối tượng. Những tri thức này không thể hư cấu tưởng tượng mà phải xác thực, và phù hợp với đặc điểm thực tế của sự vật, hiện tượng. Như vậy, thông tin tri thức là yêu cầu đầu tiên, hết sức quan trọng và là yếu tố tiên quyết tạo nên đặc thù của kiểu văn bản thuyết minh. Theo sách Làm văn (Đỗ Ngọc Thống chủ biên), một văn bản thuyết minh chỉ có thể đạt tới hiệu quả thông tin cao nhất khi đảm bảo các yêu cầu sau: Thứ nhất, phản ánh được đặc trưng, bản chất của sự vật; Thứ hai, thể hiện được cấu tạo, trình tự, logic của sự vật [46, 224]. Tất nhiên, nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa là các kiểu văn bản khác không cung cấp tri thức cho người đọc. Tuy nhiên, với các kiểu văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, việc truyền thụ tri thức khách quan không phải là nhiệm vụ chính. Văn bản tự sự sử dụng khả năng quan sát, trí tưởng tượng phong phú để tạo dựng nhân vật, sự việc, diễn biến cốt truyện, văn bản biểu cảm bộ lộ cảm xúc sâu sắc về đối tượng, văn bản nghị luận trình bày ý kiến, quan điểm của mình về đối tượng để thuyết phục người đọc, người nghe. Ngược lại, với văn bản thuyết minh, nhiệm vụ cơ bản của nó chính là cung cấp những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng. 9 Chẳng hạn, cùng viết về cây phượng nhưng mục đích và nội dung của ba văn bản sau rất khác nhau: Ví dụ 1: Cây phượng mọc ở sân trường chắc đã lâu lắm rồi, nó đã trở thành cây cổ thụ. Cây cao vút, cao hơn cả tầng bốn của khu nhà D - dãy lớp học ở cuối sân trường. Gốc cây bò trên mặt đất, thân cây nâu sẫm, sần sùi. Lũ trẻ lớp 5 chúng tôi rất thích ngồi dưới tán phượng xanh um, ngước nhìn lên vò lá tỏa rộng. Lá phượng nhỏ li ti như lá me. Mùa thu, lá vàng rơi rơi, bay bay và chúng tôi hò reo, giơ tay đón lá rơi vào lòng bàn tay rồi cười như nắc nẻ. Hè về, phượng đột ngột nở những chùm hoa đỏ rực. Cây phượng như mâm xôi gấc khổng lồ. Ví dụ 2: Hoa phượng không ngát như hoa nhài, kiêu sa như hoa ly nhưng nó lại để trong lòng người một ấn tượng khó tả. Những cánh hoa phượng nhỏ bé, đỏ thắm, xếp san sát nhau, mỏng manh như những ngọn lửa bập bùng cháy. Gió nhẹ thổi, những chùm hoa đỏ lay động. Hình ảnh ấy trở nên đầy xúc cảm trong tâm hồn cô cậu học trò và là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca nhạc họa. Hoa phượng không đỏ rực rỡ, không đẹp nao lòng nhưng lại nồng nàn, trong sáng như chính tâm hồn học trò hồn nhiên, thơ mộng. Thật hạnh phúc biết bao khi mùa hè nắng nóng, ngồi dưới gốc phượng xanh um cùng bạn bè tâm sự, vui đùa, nghe tiếng gió rì rào trong lá và ngẩng lên là muôn ngàn cánh bướm hồng bay dập dờn - hoa phượng [44, 16). Ví dụ 3: Phượng là loài cây thân gỗ, có thể cao hàng chục mét. Vỏ phượng màu nâu sẫm, lá phượng thuộc loại lá kép, trên phiến lá có nhiều lá nhỏ li ti như lá me. Hoa phượng thuộc họ đậu, mọc thành chùm. Cánh hoa mỏng, thuôn, cắm vào đài hoa xanh sẫm. Mỗi hoa có nhiều cánh xòe mở như cánh bướm, đỏ rực. Nhị hoa như những vòi nhỏ, vàng rực, xòe ra trên cánh. Hoa mọc thành chùm, các chùm gắn với nhau ở đầu cành. Quả phượng dài khoảng ba mươi phân. Mùa đông, quả phượng khô lại, nâu thẫm, đung đưa theo gió [44, 16]. 10 Trên đây là ba ví dụ thuộc ba kiểu văn bản khác nhau: Văn bản miêu tả ở ví dụ 1, văn bản biểu cảm ở ví dụ 2, còn văn bản thuyết minh ở ví dụ 3. Ở ví dụ 1, người viết tả cây phượng ở góc sân trường của mình theo một trình tự, bằng nhiều từ gợi cảm, phép tu từ. Ví dụ 2 bày tỏ những cảm xúc, ấn tượng về cây phượng. Còn ví dụ 3, cây phượng được giới thiệu đầy đủ, chính xác về chủng loại, cấu tạo của các bộ phận như thân, quả, hoa, lá. Từ ba ví dụ trên, ta càng khẳng định rằng tính chính xác, khoa học là đặc trưng tiêu biểu nhất về mặt nội dung của văn bản thuyết minh. Do mục đích là cung cấp tri thức chính xác về đối tượng nên văn bản thuyết minh cần phải đảm bảo tính khoa học, nghĩa là các kiến thức trong văn bản thuyết minh phải chính xác, phù hợp với thực tế khách quan. Mặc dù được xen yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật nhưng không vì thế mà văn bản thuyết minh được bịa đặt, thêm bớt thông tin. Ví dụ: “Chim gáy còn có tên cu cu, là loài chim có kích thước trung bình, mang bộ lông màu nâu pha hồng cánh sen với bộ cườm diêm dúa đeo trên cổ ấy là sứ giả của của những cánh đồng lúa chín vàng bát ngát ngây ngất hương thơm. Tiếng gáy của chim tuy không cầu kỳ, luyến láy với từng nhịp thưa nhặt nhưng nhưng đĩnh đạc nghe sao mà bâng khuâng. Có người nói nghe tiếng chim gáy trong thành phố làm dịu đi cảm giác bức bối, ngột ngạt giữa trưa hè oi bức, trong một căn hộ chật hẹp, thiếu hương đồng gió nội, kể cũng không ngoa. Đang đi trên đường phố ồn ào xe cộ, bất chợt nghe mấy tiếng “cúc..cù..cu” làm ta nhớ về một làng quê ẩn hiện sau lũy tre xanh, là nơi đã sinh ra và lớn lên với bao kỷ niệm thời thơ ấu, một thứ ký ức càng đi về nửa cuối cuộc đời càng thấy da diết” [44, 101]. Đây chính là đoạn văn thuyết minh nhưng người đã dùng miêu tả để giới thiệu hình dáng, tiếng gáy của chim gáy. Tác giả còn dùng liên tưởng khiến người đọc được sống dậy những cảm xúc với đối tượng thuyết minh. Vì 11 vậy, đoạn văn thuyết minh hấp dẫn hơn nhưng vẫn không mất đi tính chính xác khoa học của tri thức. b) Tính khách quan Tính khách quan của văn bản thuyết minh được hiểu trên hai phương diện: - Tính khách quan được hiểu là thái độ bình thản, trung thực của người viết trước đối tượng thuyết minh. Người viết có thể vẫn xen vào cảm xúc nhưng không để cảm xúc lấn át đối tượng thuyết minh. - Tính khách quan được thể hiện ở tri thức bài viết văn thuyết minh phải phù hợp với quy luật vận động và phát triển của đối tượng. Để đảm bảo tính khách quan trong một văn bản thuyết minh, trước hết người viết phải xác định rõ mục đích, nhiệm vụ cũng như đặc trưng của một văn bản thuyết minh. Điều này sẽ sẽ hình thành nên ở người viết một thái độ và phương pháp tiếp cận, mô tả, trình bày về đối tượng một cách trung thực, chính xác. Đồng thời, điều này cũng yêu cầu người viết phải có được tri thức thật sự chắc chắn về đối tượng thuyết minh. Mà muốn vậy, đòi hỏi người viết phải có sự tìm hiểu kĩ lưỡng, phải có sự quan sát thực tế, phải chịu khó tìm tòi thông tin từ nhiều nguồn tài liệu v.v... Cuối cùng, điều này cũng đòi hỏi người viết phải biết sắp xếp các thông tin có được theo một trật tự hợp lý và một ngôn ngữ, giọng điệu khách quan tương ứng. Ta có thể lấy Cây dừa Bình Định của tác giả Hoàng Văn Huyên làm ví dụ. Để đảm bảo tính chính xác, khách quan, tác giả Hoàng Văn Huyên trong bài thuyết minh về Cây dừa Bình Định đã tỏ ra rất tỉ mỉ, kĩ lưỡng trong việc giới thiệu những đặc điểm của cây dừa Bình Định như cách trồng, các loại, công dụng… Ví dụ: Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: Thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc 12 dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,... Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hàng ngày là như thế đấy. Dân Bình Định có câu ca dao: Dừa xanh sừng sững giữa trời Đem thân mình hiến cho đời thủy chung. Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt năm mươi, sáu mươi km, chúng ta chỉ gặp cây dừa: Dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,… [34, 114-115]. c) Tính thực dụng Tính thực dụng là chú trọng đến mục đích thực tế, những lợi ích cụ thể, thiết thực, những giá trị ứng dụng của đối tượng. Kiểu văn bản nào cũng mang tính thực dụng nhưng mức độ đậm nhạt khác nhau. Chẳng hạn, tính thực dụng của văn bản biểu cảm là ở chỗ tác động đến tình cảm làm biến đổi nhận thức, hành động của con người. Tính thực dụng của văn bản nghị luận là trực tiếp tác động đến trí tuệ con người, thuyết phục người đọc bằng hệ thống luận điểm, luận cứ. Còn tính thực dụng của văn bản thuyết minh là nó trực tiếp giới thiệu, cung cấp tri thức nhằm chỉ đạo thực tiễn trong mọi lĩnh vực của đời sống. Ví dụ, sách hướng dẫn về kỹ thuật nấu ăn giúp ta nắm bắt được lý thuyết về các phương pháp nấu các món ăn khác nhau, từ đó ta vận dụng để nấu. Mua một chiếc máy gia dụng mới, ta có thể dựa vào bản thuyết minh đính kèm để lắp ráp, vận hành và sử dụng. 13 Trên đây là những đặc trưng của văn bản thuyết minh về phương diện nội dung như: tính tri thức, tính khách quan và tính thực dụng. Những đặc trưng này góp phần tạo nên diện mạo riêng cho văn bản thuyết minh. Thế nhưng một văn bản là một thể thống nhất giữa nội dung và hình thức. Do đó ta cần tìm hiểu đặc trưng của văn bản thuyết minh về phương diện hình thức. 1.1.2.2. Đặc trưng về hình thức a) Về bố cục Bố cục của văn bản thuyết minh khá linh hoạt. Thông thường một văn bản thuyết minh có ba phần như các kiểu văn bản khác nhưng trên thực tế nhiều loại văn bản thuyết minh rất ngắn gọn, chẳng hạn văn bản hướng dẫn cách sử dụng trên một số sản phẩm hoặc cách thuyết minh của từ điển. Ví dụ: Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu (không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau). Cáo là thể văn có tính chất hùng biện do đó lời lẽ phải đanh thép, lập luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc [33, 67]. Nếu như kết cấu của văn bản tự sự thường theo trình tự thời gian sự kiện, kết cấu, văn bản nghị luận theo hệ thống luận điểm thì văn bản thuyết minh sử dụng linh hoạt các kiểu kết cấu trên. Kết cấu của văn bản thuyết minh thường theo trình tự thời gian, không gian hoặc trật tự logic của đối tượng. b) Về ngôn ngữ diễn đạt Văn bản thuyết minh yêu cầu trình bày rõ ràng, ngôn từ chính xác, cô đọng. Sách Làm văn nhận định: “Do phải đảm bảo tính khách quan khoa học, nhằm cung cấp cho người đọc những thông tin trung thực, khách quan và chính xác về đối tượng nên nhìn chung văn thuyết minh phải trong sáng, rõ ràng và đơn nghĩa, trọng thông tin, ngắn gọn, không rườm rà” [47, 234]. Văn bản thuyết minh thuộc lĩnh vực nào, liên quan đến ngành nghề nào thì sử
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất