Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn và tiểu thuyết nguyễn danh lam ...

Tài liệu Dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn và tiểu thuyết nguyễn danh lam

.PDF
166
2
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thanh Quang DẤU ẤN HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thanh Quang DẤU ẤN HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI THANH TRUYỀN Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung nghiên cứu trong luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Bùi Thanh Truyền. Các kết quả nêu trong luận văn đều có cơ sở khoa học. Mọi trích dẫn trong luận văn đều có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 09 năm 2018 Tác giả Trần Thị Thanh Quang LỜI CẢM ƠN Hoàn thành công trình này, chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện luận văn. Quý thầy cô giáo trong và ngoài trường đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tại cơ sở đào Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Quý thầy cô thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng phục vụ, cung cấp tài liệu để chúng tôi hoàn thành luận văn. Trường THPT Củ Chi đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Dịch giả Đinh Hồng Phúc đã tổ chức buổi tọa đàm về chủ đề Thuyết hiện sinh là một nhân bản thuyết (Jean-Paul Sartre) tại trụ sở Viện IRED – Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh vào chiều 12/01/2018 để giúp tôi có điều kiện hiểu thêm về chủ nghĩa hiện sinh. Nhà văn Nguyễn Danh Lam và anh Nguyễn Thiền Quang (em trai nhà văn) đã giúp đỡ, cung cấp đầy đủ các văn bản tác phẩm để chúng tôi có điều kiện tiếp xúc trọn vẹn các tác phẩm trong quá trình nghiên cứu. PGS.TS. Nguyễn Thành Thi – người thầy đã dạy và theo suốt chúng tôi trong quá trình học tập.Thầy đã có những gợi mở về cách trình bày các nội dung trong luận văn sao cho được chặt chẽ từ khi chúng tôi trình bày đề cương và giúp đỡ chúng tôi về tài liệu trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: PGS.TS. Bùi Thanh Truyền – người thầy đã tận tình giúp đỡ chúng tôi xây dựng đề cương; chỉ dẫn, cung cấp cho chúng tôi tất cả những tư liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu. Cảm ơn thầy đã luôn động viên, hướng dẫn và đã tin tưởng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – những người đã luôn bên cạnh, khuyến khích và cổ vũ tinh thần để tôi có thể hoàn thành đề tài. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ NHÀ VĂN NGUYỄN DANH LAM ...................................................................... 17 1.1. Giới thuyết về chủ nghĩa hiện sinh ...................................................................... 17 1.1.1. Khái niệm chủ nghĩa hiện sinh ................................................................. 17 1.1.2. Điều kiện ra đời của chủ nghĩa hiện sinh .................................................. 19 1.1.3. Những tư tưởng chính của chủ nghĩa hiện sinh ........................................ 24 1.1.4. Sự biểu hiện của khuynh hướng hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ sau Đổi mới ................................................................................... 30 1.2. Nhà văn Nguyễn Danh Lam và những sáng tác mang dấu ấn hiện sinh ............. 45 1.2.1. Cuộc đời và tác phẩm .............................................................................. 45 1.2.2. Điều kiện tiếp biến chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam .................................................................................................. 46 Chương 2. DẤU ẤN HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM NHÌN TỪ CẢM QUAN VỀ HIỆN THỰC, CON NGƯỜI ............................................................. 51 2.1. Dấu ấn hiện sinh thể hiện ở cảm quan về hiện thực ............................................ 51 2.1.1. Hiện thực mang màu sắc phi lý, kì ảo ....................................................... 51 2.1.2. Hiện thực tiềm ẩn nhiều bất trắc ............................................................... 64 2.2. Dấu ấn hiện sinh thể hiện ở cảm quan về con người ........................................... 69 2.2.1. Con người cô đơn ...................................................................................... 69 2.2.2. Con người lo âu ......................................................................................... 84 2.2.3. Con người nổi loạn .................................................................................... 92 2.2.4. Con người tha hóa ..................................................................................... 98 Chương 3. DẤU ẤN HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ............................................................................ 109 3.1. Cốt truyện, kết cấu ............................................................................................. 109 3.1.1.Cốt truyện phân mảnh .............................................................................. 109 3.1.2. Kết cấu theo kết thúc mở ....................................................................... 114 3.2. Giọng điệu ......................................................................................................... 119 3.2.1. Giọng điệu triết lí .................................................................................... 119 3.2.2 Giọng điệu vô âm sắc .............................................................................. 127 3.3. Các motif hiện sinh ............................................................................................ 134 3.3.1. Motif cuộc đời phi lý............................................................................... 135 3.3.2. Motif hành trình ...................................................................................... 142 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 152 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Chủ nghĩa hiện sinh (Existentiallism) – còn gọi là Thuyết sinh tồn, Thuyết hiện sinh là một trào lưu triết học phi duy lí phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây vào đầu thế kỉ XX. Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện sinh” được nhà triết học người Pháp Gabiel Marcel khởi xướng vào những năm 1940 và được Jean Paul Sartre sử dụng trong bài thuyết trình ngày 29 tháng 11 năm 1945 tại Paris. Bài thuyết trình sau đó được xuất bản thành sách với nhan đề “Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản”. Quyển sách này đã khiến cho chủ nghĩa hiện sinh trở nên nổi tiếng. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thứ hai đã gây ra những chấn thương tinh thần sâu sắc cho nhân loại không gì có thể cứu vãn nổi. Con người cảm thấy vô cùng hoang mang khi đứng trước một châu Âu điêu tàn, vỡ nát. Chính vì thế, họ cảm thấy “buồn nôn”, “phi lí”, “cô đơn”, “chán nản”. Họ tìm đến chủ nghĩa hiện sinh để xoa dịu những bi kịch tinh thần mình đang chịu đựng. Cho nên, chủ nghĩa hiện sinh ra đời với tư cách là một trào lưu triết học đã nhanh chống lan rộng ở Đức, Pháp và nhiều vùng miền, lãnh thổ trên thế giới. Nó đã có những ảnh hưởng trực tiếp, sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của đời sống cũng như khoa học, trong đó có văn học. Văn học hiện sinh đã vượt ra khỏi những quan niệm của dòng văn học trước kia. Nó bắt đầu đi vào những hiện tượng đầy bất trắc của hiện thực đời sống xã hội để phản ánh cảm giác cô đơn của con người và thể hiện thái độ phản kháng cái “phi lí” bằng cách “nổi loạn”. Trên thế giới, có những tên tuổi bất hủ gắn liền với văn chương hiện sinh như Franz Kafka, Jean Paul Sartre, Albert Camus, Simone de Beauvoir, Francoise Sagan, Iris Murdoch... Nói triết học hiện sinh gắn bó mật thiết với văn học vì đó là triết học về con người, nó đề cập đến những vấn đề thiết thân của con người trong cuộc sống và con người được nhìn nhận như là giá trị cao nhất, là trung tâm của vũ trụ. Từ phương Tây, chủ nghĩa hiện sinh đã vươn nhánh mạnh mẽ tới phương Đông để khẳng định vị thế toàn cầu của mình trong văn học, trong đó có Việt Nam. 1.2. Ở Việt Nam, triết học hiện sinh vẫn mang một sức hút khó cưỡng đối với nhiều nhà văn. Họ tìm thấy thấy ở đó tiếng nói đồng điệu về nhân vị, tự do, về cuộc sống bất an và lo âu khi con người đối diện với những đổi thay của đất nước và thời đại. Chủ nghĩa hiện sinh bắt đầu xuất hiện trong văn học Việt Nam từ nửa đầu thế kỉ 2 XX và nó được các văn nghệ sĩ đón nhận một cách sôi nổi, hào hứng với các sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn. Trải qua những thăng trầm của thời đại, khuynh hướng này có lúc bị lu mờ và vắng bóng rồi trở lại, đặc biệt phát triển mạnh trong những năm đầu của thế kỉ XXI, nhất là trong văn học Việt Nam sau Đổi mới. Những thay đổi trong tư duy nghệ thuật và sự biến đổi trong nhận thức về con người để đi sâu vào khám phá sự hiện tồn của bản thể người là mảnh đất màu mỡ tạo điều kiện cho văn học mang cảm thức hiện sinh nở rộ trở lại với những tên tuổi nổi bật như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài... hay các gương mặt trẻ tài năng như Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Thuần, Đoàn Minh Phượng, Thuận... Mỗi nhà văn trong bối cảnh văn hóa mới, với những lo lắng, hoang mang cùng cảm thức thời đại đã trở thành những cây bút vô cùng sung sức và luôn khát khao thể hiện mình. Họ nhìn cuộc sống không giống như những triết gia hiện sinh nhưng trong các sáng tác của họ mang màu sắc triết học hiện sinh và giới nghiên cứu gọi đó là cảm quan hay dấu ấn hiện sinh. Trong sáng tác của các nhà văn, vấn đề thân phận con người trong xã hội hiện đại được tái hiện ở tình trạng vong thân, cô đơn, phi lí. Họ luôn bị ám ảnh bởi cái chết, bị đẩy đến bước đường cùng trong bi quan, chán nản để rồi chọn cho mình cách sống ngập ngụa trong sự tha hóa của bản thân, cuối cùng họ đã nổi loạn trên con đướng tìm kiếm bản ngã, sự tự do và cái đẹp... Đó chính là tư tưởng khẳng định về nhân vị, tự do, về những lo âu... của chủ nghĩa hiện sinh mà chúng ta đã từng bắt gặp trong các sáng tác của các nhà văn bậc thầy như Franz Kafka, Jean Paul Sartre, Albert Camus... 1.3. Nguyễn Danh Lam - nhà văn trẻ tuy mới xuất hiện trên văn đàn nhưng đã trở thành một hiện tượng đặc biệt và thu hút được sự quan tâm mến mộ của đông đảo người đọc. Từ quan niệm “nhà văn phải khác biệt”, Nguyễn Danh Lam luôn tự làm mới mình trong cách viết. Anh luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm trong quá trình lao động nghệ thuật bởi lẽ trước khi bắt tay vào viết một tác phẩm, nhà văn đã phải: “nghĩ ngợi, dàn dựng ý tưởng trong đầu từ rất lâu” (Dương Tử Thành, 2012). Từ đó tác giả đã cho ra đời những đứa con tinh thần giàu giá trị nội dung và nghệ thuật. Anh được đánh giá là một trong những cây bút có năng lực sáng tạo dồi dào và đã khẳng định được phong cách riêng, độc đáo. Các sáng tác của anh luôn thấm đẫm 3 những triết lý sâu sắc về thân phận, đời người. Đó là bức tranh rộng lớn về cuộc sống của con người trong xã hội hiện đại. Họ đang tự đi tìm chính mình trong cuộc hiện sinh thăm thẳm và trong cảm quan hoài nghi của những tấn bi kịch đương thời. Đó còn là thân phận của những “lạc thể” giữa cuộc đời, thân phận của những con người thống khổ bươn bả với khát vọng làm người, khát vọng hạnh phúc, hay thân phận của những con người luẩn quẫn trong những cảnh giới chính mình tạo ra với đầy rẫy nỗi sợ hãi vô lí. Thế giới trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam mới nhìn vào tưởng chừng là những câu chuyện đời thường giản đơn nhưng thật ra lại chứa đựng cả tấn bi kịch tinh thần của con người đương đại. Đó là những con người đang đối mặt với những vấn đề thuộc về sinh tồn, thuộc về bản thể. Độc giả nhận thấy trong các sáng tác của nhà văn này những biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh hòa trong dòng chảy của khuynh hướng hiện sinh của văn xuôi Việt Nam đương đại. Với mục đích chỉ ra dấu ấn hiện sinh trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam để góp thêm một cách nhìn mới về cảm quan nghệ thuật của tác giả, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh Trong công trình Triết học Nietzsche, Nguyễn Đình Thi đã đưa lại những hiểu biết ban đầu đúng đắn về Nietzsche và các gợi mở về chủ nghĩa hiện sinh: “dùng trực giác chống lí trí, dựng bi quan chống lại lạc quan, dùng phi đạo đức chống luân lí” (Nguyễn Đình Thi, 1942). Trần Thái Đỉnh đã ra mắt đọc giả công trình Triết học hiện sinh từ những năm 60. Nó được xem là một công trình nghiên cứu chuẩn mực, đầy đủ và khá bao quát về triết học hiện sinh. Tác giả đã trình bày một cách tổng quan về triết học hiện sinh với những đề tài chính và hai ngành: hiện sinh hữu thần và hiện sinh vô thần. Ông đi sâu vào phân tích những quan niệm của các triết gia tiêu biểu như Kierkegaard, Nietzsche, Husserl, Jaspers, Marcel, Sartre và Heidegger (Trần Thái Đỉnh (Tái bản lần 3), 2015). Với công trình Mấy trào lưu triết học phương Tây, Phạm Minh Lăng đã đặt chủ nghĩa hiện sinh trong sự tương quan so sánh với chủ nghĩa duy linh và khẳng 4 định sự ra đời của triết học hiện sinh hiện đại chính là bước hoàn chỉnh những quan điểm hiện sinh đã có trong lịch sử trước đó. Tác giả nhận định rằng, mặc dù triết lí hiện sinh đến với miền Nam Việt Nam khá muộn nhưng không khí của nó có lúc còn sôi nổi hơn nhiều nước phương Tây (Phạm Minh Lăng, 1984). Trong công trình Phê phán văn học hiện sinh, Đỗ Đức Hiểu trên cơ sở phân tích của Jean – Paul Sartre đã đi đến định nghĩa hiện sinh như sau: “Tôi muốn nói rằng hiện sinh, về định nghĩa của nó, không phải là cái tất yếu. Hiện sinh có nghĩa là tồn tại đấy, có thế thôi, tức là cái vô thường, cái ngẫu nhiên hoàn toàn” (Đỗ Đức Hiểu, 1987). Ngoài việc đưa ra khái niệm cơ bản và các phạm trù cơ bản của triết học hiện sinh, tác giả đã đi vào phê phán kịch phi lí, phủ nhận những nội dung mà văn học hiện sinh miền Nam mang lại và khẳng định đó là dòng văn học “phản động”. Nhìn chung, ông có cái nhìn phê phán khá gay gắt và không mấy thiện cảm với triết thuyết này (Đỗ Đức Hiểu, 1987). Trần Thiện Đạo cũng đã bàn về khái niệm hiện sinh trong công trình Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu trúc của mình như sau: “Chủ nghĩa hiện sinh trình bày sự hiện sinh, l’existence, như một hiện tượng đối lập với bản chất, l’essence, vốn hết sức mù mờ, đổi thay, thay đổi không ngừng; sự hiện sinh do ngẫu sinh, contingence, mà ra, nghĩa là có đó vậy thôi, có đó một cách vô cớ, không bao hàm một ý nghĩa tiên nghiệm nào, và không được biện minh bởi một bản chất có thật nào. Chủ nghĩa hiện sinh đã được chính Jean – Paul Sartre tóm tắt và định nghĩa bằng một câu cô đọng: “Hiện sinh có trước bản chất”” (Trần Thiện Đạo, 2001). Qua công trình Chủ nghĩa hiện sinh: lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam, Nguyễn Tiến Dũng đã khái quát sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa hiện sinh. Từ đó tác giả đã chỉ ra những dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác của các tác giả như: Duyên Anh, Nguyễn Thị Hoàng, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Huy Thiệp...Ông rút ra nhận xét trong một thời gian rất ngắn trào lưu văn học hiện sinh đã cho ra đời một khối lượng rất nhiều tác phẩm (Nguyễn Tiến Dũng, 2005). Khi nghiên tìm hiểu về chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương trong công trình nghiên cứu Chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam 1954 – 1975 (trên bình diện lý thuyết) đã bước đầu phác thảo sơ lược về sự du nhập, bén rễ và phát triển của chủ nghĩa hiện sinh trong lòng xã hội Việt Nam. 5 Tác giả cho rằng: “Để chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học miền Nam Việt Nam những năm 1954 – 1975, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn chủ nghĩa hiện sinh” (Huỳnh Như Phương, 2008). Có thể xem đó là một công trình thu gọn lịch sử nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam. Trong bài viết, tác giả đã điểm qua những công trình nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh trên bình diện lý thuyết từ 1954 – 1975 ở ba bình diện: bình diện lý thuyết triết học và văn học, bình diện sáng tác văn học với những quan niệm hiện sinh về con người cô đơn trong thế giới nhiều phi lí, bình diện thái độ sống với suy tư, trăn trở và sự phản ứng “nổi loạn” (Huỳnh Như Phương, 2008). Trong công trình Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản, dịch giả Đinh Hồng Phúc đã chuyển tải một cách trung thành quan niệm của Jean – Paul Sartre về tính nhân bản của thuyết hiện sinh. Đó là một chủ thuyết yêu đời, không hề bi quan vì nó khẳng định vận mệnh của con người do con người quyết định và họ có quyền hi vọng vào chính bản thân mình, học thuyết của hành động: “Thuyết hiện sinh không gì khác hơn là nổ lực rút ra tất cả các hệ quả từ một lập trường vô thần vững chắc. Nó không hề tìm cách dìm con người vào tuyệt vọng. Nhưng nếu ta gọi sự tuyệt vọng là toàn bộ vô tín ngưỡng như người Công giáo thì thuyết hiện sinh xuất phát từ tuyệt vọng nguyên thủy. Thuyết hiện sinh thực sự không phải là một thuyết vô thần theo nghĩa nó tận lực chứng minh rằng Thượng đế không hiện hữu. Đúng hơn, nó tuyên bố rằng: cho dù thượng đế có hiện hữu thì cũng chẳng có gì thay đổi cả; đấy là quan điểm của chúng tôi. Không phải chúng tôi tin Thượng đế hiện hữu, mà chúng tôi cho rằng vấn đề không phải sự hiện hữu của ngài. Con người cần tìm lại chính mình và tin chắc rằng không có gì có thể cứu nổi con người ra khỏi bản thân mình, đó có phải là một chứng cứ có hiệu lực về sự hiện hữu của Thượng đế? Theo nghĩa này, thuyết hiện sinh là một thuyết lạc quan, một thuyết hành động” (Đinh Hồng Phúc, 2016). Trên đây, chúng tôi vừa điểm qua một số công trình nghiên cứu có tính chất tiên phong và nổi bật về chủ nghĩa hiện sinh. Chúng tôi nhận thấy bên cạnh các chuyên luận nghiên cứu công phu và chuyên sâu về chủ nghĩa hiện sinh, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiện sinh và dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh ở dạng 6 các bài viết, bài nghiên cứu độc lập. Một điều đáng chú ý là việc nghiên cứu về biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học ngày càng được nhiều người quan tâm. Nó trở thành đề tài hấp dẫn cho nhiều công trình nghiên cứu cho các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài này chúng tôi xin mạn phép không đề cập đến. Tìm hiểu những công trình trên, chúng tôi lấy đó làm tiền đề để tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài “Dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam” của mình. 2.2. Những nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Danh Lam Trong những năm gần đây, Nguyễn Danh Lam nổi lên như một gương mặt độc đáo của làng văn. Tuy là một gương mặt trẻ, sáng tác với số lượng không nhiều nhưng mỗi tác phẩm của nhà văn khi trình làng đều có giá trị về nội dung, nghệ thuật cao và được đông đảo công chúng đón nhận, kể cả những độc giả khó tính. Chính vì điều đó ngày càng có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về sáng tác của anh. Bài viết “Bến vô thường” - thế giới những người không mặt của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên đã đưa ra những nhận xét sắc bén về nội dung của tác phẩm: “Khó có thể đi tìm một tuyến nhân vật rõ ràng, một nhân vật chính hay một câu chuyện đầu xuôi đuôi lọt trong cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam. Đọc lại lần nữa, lại thấy nó không có nhân vật, nói cách khác, nhân vật lại không có mặt người mà biểu hiện rõ nhất trong mớ hỗn độn, tù túng, ngổn ngang kia là một thế giới người không mặt, không tên” bởi “họ mang những cái tên chợ đời, mà tác giả như người chủ nợ, ghi chúng vào trang sách theo cách “bắt thần”: thằng câm, chị mặt rỗ, cô tóc tém, thằng mắt híp, thằng “chữ ký”, lão toét, lão cóc? Cuốn sách được cấu thành bởi những đoạn rời rạc. Rồi từ những đoạn rời rạc đó, ta lần tìm một thứ dây mơ rễ má để thấy, hình như chúng phi lý khi đứng cạnh nhau. Dù rằng chúng vẫn có một sự gắn kết đặc biệt, một thứ logic phi logic. Với cái cấu trúc xếp đặt ngẫu hứng ấy, Nguyễn Danh Lam thả vào trong những mảnh rời ba không gian xã hội của cộng đồng con người sống ở những xóm ga” (Nguyễn Vĩnh Nguyên, 2005). Cũng với Bến vô thường, nhà báo Song Phạm trong bài viết Cuối năm gặp 2 tác giả trẻ “Mười ba trong một bến vô thường!” đã đưa lời nhận xét nhấn mạnh về khả năng viết ở Nguyễn Danh Lam của nhà văn Hồ Anh Thái: “Những nhà ga, trong 7 ký ức và cả trong suy tưởng; Những hành trình tưởng đâu sẽ đến miền đất hứa; Cái bến đời vô thường bao nhiêu ngộ nhận, bao nhiêu hy vọng, bao nhiêu điều ân oán. Nhiều mảng đời lạ hoặc được lạ hóa. Yếu tố huyền ảo được sử dụng vừa phải, tạo được ấn tượng mộng mị liêu traituy đôi chỗ gây cảm tưởng phóng tay tùy hứng. Nguyễn Danh Lam chứng tỏ một tay nghề tiểu thuyết có ý thức mang đến cho độc giả đôi điều mới lạ” (Song Phạm, 2005). Những nhận xét trên chứng tỏ Nguyễn Danh Lam luôn nổ lực đưa ra những thể nghiệm mới trong việc chuyển tải những nội dung về những vấn đề của đời sống đương đại cũng như kỹ thuật viết tiểu thuyết. Chính vì vậy, anh được xem như một hiện tượng của văn học thời kỳ đổi mới. Nhà phê bình Hoài Nam trong bài ““Giữa vòng vây trần gian” dệt bằng biểu tượng và huyền thoại” nhận xét: “Giữa vòng vây trần gian của Nguyễn Danh Lam không đem lại cho ta sự phản chiếu đời sống, có chăng, đó chỉ là sự phản chiếu cách nghĩ của tác giả về đời sống, nó đan dệt bằng những biểu tượng, những huyền thoại, nhưng cũng chính vì thế mà nó tạo ra sự ám ảnh và buộc ta phải nghĩ về đời sống mà mình đang sống” (Hoài Nam, 2006). Tác giả viết: “Với tôi, cuốn tiểu thuyết Giữa vòng vây trần gian của Nguyễn Danh Lam thuộc vào loại thứ hai, một cuốn sách không đem lại cho ta sự phản chiếu đời sống, có chăng, đó chỉ là sự phản chiếu cách nghĩ của tác giả về đời sống, nó đan dệt bằng những biểu tượng, những huyền thoại, nhưng cũng chính vì thế mà nó tạo ra sự ám ảnh và buộc ta phải nghĩ về đời sống mà mình đang sống” (Hoài Nam, 2006). Cùng có lời đánh giá về tiểu thuyết này, nhà văn Hồ Anh Thái lại đưa ra ý kiến: “Đi hết một cuốn sách không dễ đọc, độc giả yêu văn chương và cả nghĩ được đền bù cho sự kiên nhẫn của mình bằng một cuốn sách đáng đọc... nghệ thuật tối giản đạt đến những nét phác họa, đến những nét vạc, nét rạch, nét khắc – gọn, sắc, rành rành in dấu” (Nguyễn Danh Lam, 2005). Chúng tôi thấy rằng, Giữa vòng vây trần gian của Nguyễn Danh Lam đón nhận hai luồng ý kiến khen chê trái chiều nhau. Tuy nhiên, người đọc nhận ra ở đó những thể nghiệm mới về nghệ thuật của tác giả trong việc đi vào khám phá sâu hơn những góc khuất trong đời sống con người. Đây quả là một quyển tiểu thuyết “đáng đọc” mặc dù hơi khó đọc vì những vấn đề quá phức tạp và rối rắm. Đến với tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc, Hoài Nam trong bài viết Viết văn, 8 việc không chỉ của nhà văn đã nhấn mạnh sự chuyển biến rất “khác” của Nguyễn Danh Lam từ hai tiểu thuyết đầu Bến vô thường và Giữa vòng vây trần gian đến tiểu thuyết thứ ba Giữa dòng chảy lạc. Nếu như trong hai tiểu thuyết đầu tiên tác giả “thách thức” người đọc với lối viết “tối mù”, đặc kín những biểu tượng và huyền thoại khiến cho “người đọc dường như bị rơi vào một mê cung “tối mù” của chữ nghĩa và những biểu tượng đan dệt từ ngôn ngữ, nhân vật chẳng bao giờ có danh tính, không gian mơ hồ thì đến tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc, Nguyễn Danh Lam dường như đơn giản hoá khi lấy bối cảnh và nhân vật từ cuộc sống đời thường cho nên nó mang đến những tín hiệu tốt. Cuốn tiểu thuyết “đã trả người đọc lại với đời thường bằng những chất liệu của đời thường, những câu chuyện của đời thường và cách kể chuyện đời thường. Thường đến hết mức có thể. Thế giới nhân vật trong Giữa dòng chảy lạc là thế giới của một thứ mẫu số chung tầm thường tạo thành xã hội. Những con người ấy, nếu không gánh chịu số phận bi kịch thì cũng là những cuộc đời thất bại theo một cách nào đấy” (Hoài Nam, 2012). Cũng là Nguyễn Hoài Nam nhận xét về nghệ thuật kết cấu truyện mang đậm nét của văn xuôi đương đại trong tập truyện ngắn Hợp đồng của quỷ: “Không cốt truyện lớp lang chặt chẽ, không biến cố mang giá trị thắt nút mở nút, không nhân vật được khắc họa diện mạo và tính cách hoàn chỉnh, tác giả dẫn người đọc theo chiều dọc văn bản, tìm kiếm một cái gì đó, để rồi cuối cùng cái tìm được thấy dường như chỉ là những điều hết sức vặt vãnh, thậm chí trống rỗng, trong tồn tại nhân sinh” (Nguyễn Danh Lam, 2016). Năm 2013, luận văn của thạc sỹ Trần Thị Thúy nghiên cứu về Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam. Tác giả đã khái quát về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam ở ba tác phẩm: Bến vô thường,Giữa vòng vây trần gian, Giữa dòng chảy lạc.Về phương diện nhân vật, người viết đã tập trung phân loại các loại hìnhnhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam. Đó là những “lạc thể” của cuộc đời, những con người thống khổ bươn bả với khát vọng làm người, khát vọng hạnh phúc và những con người luẩn quẩn. Về phương diện nghệ thuật, tác giả tập trung khai thác cốt truyện với kiểu mờ hóa cốt truyện và cốt truyện phân mảnh, kết cấu tác phẩm với sự tham gia của các yếu tố kì ảo (hoặc ít nhiều chứa các yếu tố kì ảo) và sự đa dạng giọng điệu (sắc lạnh, trung tính, trữ tình lãng mạn, suy tưtriết lý, 9 các cung độ của sự hài hước giễu nhại). Tựu trung lại, mặc dù có sự khác biệt trong các ý kiến đánh giá nhưng các nhà nghiên cứu đều thừa nhận Nguyễn Danh Lam là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào và viết rất khỏe. Các sáng tác của anh sẽ là miền đất hứa chờ đợi những công trình nghiên cứu chuyên sâu từ độc giả cùng những nhà phê bình. 2.3. Những nghiên cứu về dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam Trước hết có thể khẳng định rằng, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam. Người đọc có thể gặp đây đó trên các báo hay các luận văn những bài giới thiệu, phê bình nhận xét có thể được xem là những gợi mở đắt giá cho việc tiến hành nghiên cứu về cảm quan hiện sinh trong sáng tác của nhà văn trẻ tài năng này. Nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên trong bài viết “Bến vô thường” - thế giới những người không mặt đã nhận xét về hành trình đơn độc đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như hạnh phúc của các nhân vật: “Những con người thống khổ vẫn bươn bả trong khát vọng làm người, khát vọng hạnh phúc. Cái khát vọng ấy như những nốt lặng nhiều dằn vặt trước áp lực và sự mâu thuẫn với hoàn cảnh. Trong cõi chật hẹp nhân sinh, trong cuộc hành trình dài ngày kiếm tìm hạnh phúc, trong nỗi khát khao làm người ấy, những nhân vật có cảm giác cứ lạc mất nhau. Mà ngăn cách, chẳng gì khác, vẫn những ích kỷ, nhỏ nhen, miệt thị, mặc cảm, thù hằn?” (Nguyễn Vĩnh Nguyên, 2005). Nhận xét trên tuy chỉ giới thiệu về nội dung tiểu thuyết Bến vô thường, không có ý bàn về cảm thức hiện sinh trong tác phẩm nhưng đây đó trong các bài viết cũng đã bắt đầu điểm diện những gợi mở cho sự hiện diện của chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam dưới dạng ý kiến, nhận định. Ở bài viết Sự đền bù cho một ý thức (viết lời tựa cho quyển tiểu thuyết Giữa vòng vây trần gian), nhà văn Hồ Anh Thái đánh giá Giữa vòng vây trần gian là “một cuốn sách đáng đọc” vì ở đó Nguyễn Danh Lam đã thể hiện những tìm tòi và có những thành công nhất định để đem đến cho độc giả “một món ăn lạ”: “Cái hành trình luẩn quẩn loanh quanh mà ta phải theo đi, theo đến sốt ruột, theo đến mệt mỏi rã rời, rốt cục sẽ kết thúc ở một sự bừng ngộ. Sự bừng ngộ đi đến tận cùng của nó cũng là cõi mê. Mỗi sinh linh là con kiến bò miệng chén. Thế gian kia là một cái làng 10 tưởng chừng chen chúc hỗn độn mà chỉ là chốn vắng. Vũ trụ kia chỉ là một cái hố đen hư vô. Một thiên tai quét qua là xóa sổ, sau cơn quét xóa có ai đặt câu hỏi cái gì còn lại? Các nhân vật đều không tên. Riêng nhân vật chính lại có tên. Tác giả chủ ý đặt một dấu ngã đè lên cái tên nhân vật: Thữc. Tên vận vào người. Thữc là tỉnh thức là giác ngộ. Nhưng lại có dấu ngã đè lên. Thữc. Tỉnh thức như vậy là vẫn chưa thoát được cái tự ngã, vẫn còn lâu lắm phải loay hoay trong chốn trần ai. Không gian không xác định. Một dòng sông, một bãi vắng, một làng nhỏ vắng lặng, một cái rẫy cũng vắng. Người đâu? Không có người nhưng bao giờ cũng thường trực một nỗi phấp phổng, rồi trở thành nỗi lo ngay ngáy, người sẽ trở về bất cứ lúc nào. Người đọc cũng lây nỗi phất phổng, lây nỗi lo,thoát khỏi cuốn sách rồi, nỗi lo vẫn ở lại. Thời gian cũng không xác định. Hình như là trước lúc sáng thế. Hình như là sau khi thế gian tận diệt. Chuyện có thể xảy ra ở đây, cũng có thể là ở kia, ở nơi ấy nơi nọ. Bất cứ một nơi nào trong cõi người” (Nguyễn Danh Lam, 2005). Tác giả Việt Quỳnh trong bài viết Nhà văn Nguyễn Danh Lam và tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa: Nhặt nhạnh những mảnh đời bình dị đã giới thiệu về nhà văn Nguyễn Danh Lam với các tiểu thuyết Giữa vòng vây trần gian, Giữa dòng chảy lạc cũng có lời nhận xét về tiểu thuyết Giữa vòng vây trần gian cũng như sự thừa nhận tài năng của nhà văn trẻ: “Đọc Giữa vòng vây trần gian của Nguyễn Danh Lam hồi đó, ám ảnh nhiều nhất trong tâm trí tôi đến lúc này vẫn là sự lạc lõng cô đơn cùng cực của con người giữa biển nhân sinh và bất trắc cuộc đời. Tiểu thuyết mang nặng bao chiêm nghiệm về ý nghĩa tồn tại của kiếp sống luôn bị vây kín trong vòng xoáy trần gian. Cách kể trong cuốn sách cũng lạ, cứ miên man theo tâm thức mà không cần một bộ khung cốt dẫn dắt. Bảo tóm tắt lại truyện thì không thể, tác phẩm ám ảnh người đọc bằng không gian tâm tưởng của tác giả qua từng con chữ. Mà thế là đủ cho một văn tài” (Việt Quỳnh, 2014). Các bài viết giúp độc giả nhận ra một thế giới mà ở đó con người luôn chỉ có một mình đối diện với nỗi cô đơn và sự lo âu truyền kiếp. Tất cả được thể hiện trong kỹ thuật nghệ thuật tiểu thuyết đương đại đã làm nên thành công cho quyển tiểu thuyết mặc dù đây vẫn có những ý kiến khen chê trái chiều nhau. Đây cũng là một hướng mở cho việc nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác của nhà văn bởi chúng tôi bắt gặp trong tác phẩm những phạm trù mang dấu ấn hiện sinh về cái “phi 11 lí”, “cô đơn”, “lo âu”. Tác giả Bùi Công Thuấn trong bài viết Giữa dòng chảy lạc – giữa dòng hiện sinh nhận xét: “Giữa dòng chảy lạc là câu chuyện của một gã tâm thần đơn độc với tuổi già phía trước. Vợ mới cưới được ba tháng đã bỏ đi. Người bạn họa sĩ tâm giao cũng chết đột ngột không rõ nguồn cơn. Người bạn thời sinh viên, sau tai nạn phải sống thực vật cũng đã ra đi. Mấy lần đi xin việc rồi phải bỏ việc. Nhiều lần lên cơn điên hiện sinh tưởng đã chia lìa cõi đời phù du này. Chỉ còn lại một con người đơn độc, bất lực, vô vọng, không biết về đâu, không chốn nương thân giữa dòng chảy cuộc đời” (Bùi Công Thuấn, 2012). Đi sâu vào nghệ thuật của tiểu thuyết, tác giả nhận xét: “Ngòi bút Nguyễn Danh Lam miêu tả tuyệt hay chuyện tình của nhân vật Anh, dựng những cảnh đối thoại chàng và nàng sinh động và trí tuệ đến không ngờ, thâm nhập rất sâu vào tâm thức nhân vật để phát hiện những trạng thái hiện sinh mê cuồng. Nguyễn Danh Lam cũng có những chi tiết miêu tả chân thật đến độ sững sờ. Một giọng văn đôn hậu ấm áp và một cách viết hấp dẫn đến những dòng cuối cùng” (Bùi Công Thuấn, 2012). Theo nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam: “Thế giới nhân vật trong Giữa dòng chảy lạc của Nguyễn Danh Lam là một thế giới vô danh, thế giới của những bước lỡ, bước chệch quỹ đạo thông thường, thế giới của những thân phận người bị bắn ra và chìm xuống dưới cái mẫu số chung tầm thường tạo thành xã hội… Được thể hiện ở mức cao nhất của sự nhạt nhòa hóa, sự vô danh hóa, sự tầm thường hóa phải là nhân vật anh – một phản nhân vật, một phản anh hùng đích thực…” (Nguyễn Danh Lam, 2010). Về tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa, cũng trong bài viết Nhà văn Nguyễn Danh Lam và tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa: Nhặt nhạnh những mảnh đời bình dị (đăng trên thethaovanhoa.vn) Việt Quỳnh đã đặc biệt giới thiệu về cuốn tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa của Nguyễn Danh Lam. Với Cuộc đời ngoài cửa, người đọc có thể cảm nhận được những nỗi cô đơn từ tiền kiếp của con người: “Về hành trình của một cựu giáo viên bỏ nghề chỉ có thể nhắm mắt ngủ khi vùi say trong men bia, để lại đằng sau một gia đình tan nát, lang thang trên nẻo đường khám phá vùng miền cùng cô con gái lầm lũi, ít nói, ít muốn chia sẻ, niềm thích thú duy nhất là cái điện thoại để tán gẫu với bạn (kể cả người bạn mà cô bé chẳng ưa gì), lướt web hay chơi game” 12 (Việt Quỳnh, 2014) nhưng hãy cứ thản nhiên đón nhận mà tìm về bến vô thường trong tâm trí thì mọi thứ sẽ được bình yên: “Thì cứ kệ dòng đời chảy, bởi con người khi đã sinh ra luôn mang sự cô đơn từ tiền kiếp, nên cứ buông bỏ mặc kệ kể cả khi trong lúc bão bùn vây khốn không biết neo đậu vào đâu, thì hãy cứ tìm bến vô thường trong tâm trí. Đừng để lạc mất nó. Mọi sự sẽ an ổn thôi” (Việt Quỳnh, 2014). Bài viết Cuộc đời ngoài cửa: Cuốn tiểu thuyết đáng đọc và suy ngẫm của Lê Hương nhận xét: “Nếu như ở hai cuốn tiểu thuyết đầu tay, bút pháp huyền thoại được Nguyễn Danh Lam sử dụng như là công cụ nghệ thuật chủ đạo để đi vào khai thác thế giới nhân vật, thì đến tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc và Cuộc đời ngoài cửa dấu vết của chủ nghĩa hiện sinh được biểu hiện khá rõ nét” (Lê Hương, 2014). Ngoài ra bài viết đã đánh giá về cái hay của cuốn tiểu thuyết đồng thời rút ra những ý nghĩa mà cuốn tiểu thuyết đã mang đến cho độc giả: “Cuộc đời ngoài cửa là cuốn tiểu thuyết đề cấp đến nhiều vấn đề nhức nhối, đáng quan tâm và lo ngại trong thời đại hiện nay: bạo lực trong học đường; tác hại của game và internet đối với giới trẻ; sự thiếu trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việc dạy bảo – quản lý con em; mối đe dọa của tai nạn giao thông; sự đổ vỡ của tình yêu trong hôn nhân... Tất cả những vấn đề ấy được Nguyễn Danh Lam khắc họa một cách chân thực và thấu đáo nhất” (Lê Hương, 2014). Các tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam càng về sau đều được tác giả của các bài viết nhìn thấy ở đó sự biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh. Tuy nhiên, nó chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét chung chung mà chưa có một công trình nào đi sâu vào khai thác một cách toàn diện và bao quát những biểu hiện của cảm thức hiện sinh trong toàn bộ sáng tác của nhà văn “mê chữ" này. Bên cạnh đó, ở tập truyện ngắn Hợp đồng của quỷ, nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần còn đề cập đến sự phi lý: “Mô típ chủ đạo là những tình trạng phi lí trong đời sống. Những địa danh mịt mờ, những con người không rõ tình thế, không rõ khát vọng, họ đều mang trong mình một biến cố cá nhân nào đó và tức tốc lên đường. Gặp gỡ, trải nghiệm hoặc biến đổi; nhưng sau những biến đổi đó lòng hoài nghi không những không mất đi mà còn bành trướng hơn, rơi vào tình trạng phi lí hơn. Song đó cũng là những trải nghiệm chung nhất, ở bất cứ đâu về cách thức mà con người tồn tại như một vật thể đính kèm với những phi lý trong đời sống hiện thực của tinh thần 13 vậy” (Nguyễn Danh Lam, 2016). Sáng tác của Nguyễn Danh Lam cũng là đối tượng nghiên cứu của sinh viên, học viên cao học trong các trường đại học. Năm 2014, luận văn thạc sỹ của Mai Thị Bình nghiên cứu về Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại đã phát hiện ra kiểu nhân vật cô đơn từ bản thể trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam. Năm 2016, luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Ngọc Thanh nghiên cứu về Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam và Vũ Đình Giang đã đề cập đến kiểu con người nổi loạn trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam. Từ những điều đã trình bày, chúng tôi nhận thấy rằng, dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh thể hiện khá rõ nét trong các sáng tác của Nguyễn Danh Lam. Đồng thời qua khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy vấn đề đó chưa được sự quan tâm nghiên cứu đúng mực. Người đọc chỉ bắt gặp đó đây các bài giới thiệu, phê bình có tính chất điểm diện trên báo Sài Gòn tiếp thị, Thể thao và văn hóa, Tạp chí... Còn các luận văn trước đó cũng chưa đề cập tới vấn đề này mặc dù cũng có một vài nội dung liên quan đến phạm trù của chủ nghĩa hiện sinh như kiểu con người “cô đơn”, “nổi loạn”... Mặc khác, do các điều kiện khách quan, các luận văn cũng chưa khảo sát đầy đủ các sáng tác của tác giả ở hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Chưa có một công trình nghiên cứu hệ thống về “Dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam”. Vì những lí do trên, người viết nhận thấy cần triển khai vấn đề thành một công trình nghiên cứu độc lập nhằm khẳng định được tính thời sự, khoa học và cấp thiết theo nhu cầu của thời đại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn là các phương diện mang dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam nhìn từ phương diện nội dung và nghệ thuật. 3.3. Phạm vi tư liệu khảo sát Phục vụ cho việc tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát 14 dấu ấn hiện sinh thể hiện trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam, cụ thể qua các tác phẩm sau: -Truyện ngắn: Mưa tháng mười một, Hợp đồng của quỷ. -Tiểu thuyết: Bến vô thường, Giữa vòng vây trần gian, Giữa dòng chảy lạc, Cuộc đời ngoài cửa. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở tiếp cận, phân tích sáu tác phẩm của tác giả Nguyễn Danh Lam nhằm làm rõ dấu ấn hiện sinh trong sáng tác của nhà văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp cấu trúc, hệ thống: chúng tôi đặt các sáng tác của Nguyễn Danh Lam như một chỉnh thể thống nhất trong diện mạo chung của văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới. Đồng thời, khi tiếp cận từng tác phẩm cụ thể, chúng tôi cũng quan tâm đến tính chỉnh thể trong cấu trúc của nó. Phương pháp cấu trúc hệ thống cũng hỗ trợ đắc lực cho chúng tôi trong việc triển khai các bình diện nghiên cứu của đề tài một cách logic và chặt chẽ. 4.2. Phương pháp lịch sử: được vận dụng để khảo sát sự hình thành của triết học hiện sinh cũng như những biểu hiện cụ thể của trào lưu triết học này trên bình diện văn hóa, tư tưởng và cuối cùng là trong văn học. 4.3. Phương pháp thống kê, phân loại: hỗ trợ cho việc hình thành các luận điểm chính của luận văn, giúp xác định tần số lặp lại của các hình tượng, chi tiết nghệ thuật, các motif hiện sinh trong từng tác phẩm cụ thể. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn khi hoàn thành, sẽ có những đóng góp nhất định trên các phương diện sau: Thứ nhất, luận văn là công trình khoa học đầu tiên tìm hiểu một cách có hệ thống dấu ấn chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam từ phương diện nội dung và nghệ thuật. Qua đó, khẳng định đóng góp độc đáo của nhà văn vào dòng chảy chung của khuynh hướng hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại. Thứ hai, qua việc nghiên cứu dấu ấn chủ nghĩa hiện sinh biểu hiện trong mảng sáng tác Nguyễn Danh Lam, người thực hiện đề tài mong muốn đem đến cho người đọc một cái nhìn mới về tác giả.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất