Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật đánh giá về chế độ thừ kế tài sản hương hỏa trong bộ quốc triều hình luật...

Tài liệu đánh giá về chế độ thừ kế tài sản hương hỏa trong bộ quốc triều hình luật

.DOC
6
133
115

Mô tả:

I. ĐẶT ẤN ĐỀ Quốc triều hình luật( hay còn gọi là luật Hồng Đức) là một trong những bộ luật cổ nổi tiếng của Việt Nam, là sản phẩm của một thời kỳ phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam. Bộ luật này sau khi được xây dựng đã trở thành pháp luật của thời Lê sơ và của các triều đại sau cho đến thế kỷ XVIII. Quốc triều hình luật có 13 chương, được ghi chép trong 6 quyển với 722 điều trong đó luật thừa kế đã trở thành một chế định nổi bật nhất, thể hiện những nét tiến bộ của luật pháp triều Lê. Và thừa kế tài sản hương hỏa là một bộ phận của quan hệ thừa kế. Việc tìm hiểu về chế độ thừa kế tài sản hương hỏa trong Quốc triều hình luật không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn thấy được những tư tưởng tiến bộ, những nét độc đáo riêng trong bộ luật này. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “đánh giá về chế độ thừ kế tài sản hương hỏa trong bộ Quốc triều hình luật”. Tuy nhiên với kiến thúc còn hạn chế các đánh giá của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong được thầy cô đưa ra những nhận xét xác đáng để em hoàn thiện kiến thúc hơn. II. GIẢI QUYẾT VẤN DỀ 1. khái quát chung a. Các khái niệm liên quan - Tài sản hương hỏa là phần tài sản được sử dụng cho việc thờ cúng. - Quyền được thiết lập tài sản hương hỏa là quyền của một người để lại một phần tài sản thờ cúng mình sau khi chết. Đây là một trong những quyền không hàm chứa nghĩa vụ đối với hương hỏa lần đầu nhưng nó lại là nghĩa vụ đối với hương hỏa truyền đời. - Có thể hiểu, chế độ thừa kế tài sản hương hỏa là việc quy định trong luật về loại, số lượng, trật tự thừa kế, nghĩa vụ của người thừa kế phần tài sản được sử dụng cho việc thờ cúng. b. điều kiện xuất hiện thừa kế tài sản hương hỏa trong bộ Quốc triều hình luật Sau khi bố mẹ qua đời thì sẽ xuất hiện thừa kế trong đó có thừa kế tài sản hương hỏa. Tuy nhiên thừa kế tài sản hương hỏa cũng được chia thành hai trường hợp: - Thừa kế có di chúc: Cha mẹ chết có để lại di chúc hợp lệ. Theo điều 366 của bộ quốc triều hình luật thì: “ người làm chúc thư ( cha, mẹ) phải tự viết lấy ( nếu không biết chữ thì nhờ quan viên nào đó trong làng viết giùm) và phải có sự chứng kiến cũng của quan viên trong làng xã thì chúc thư mới hợp pháp”. - Thừa kế theo pháp luật: Trong quốc triều hình luật quy định: cha mẹ chết không có chúc thư hoặc chúc thư không hợp pháp thì tài sản được chia theo luật, trong đó có tài sản hương hỏa. 2. chế độ thừa kế tài sản hương hỏa trong bộ Quốc triều hình luật a. chế độ thừa kế tài sản hương hỏa có chúc thư hợp pháp Trong trường hợp có chúc thư hợp pháp thì tài sản hương hỏa sẽ được thừa kế theo chúc thư. Nghĩa là số lượng tài sản, người được thừa kế, nghĩa vụ của người thừa kế tài sản hương hỏa được áp dụng theo chúc thư của người quá cố đề lại. b. Chế độ thừa kế tài sản hương hỏa theo pháp luật Trong bộ Quốc triều hình luật có 13 trong tổng số 20 điều về thừa kế quy định điều chỉnh tài sản hương hỏa ( từ điều 388 đến điều 400). 1 - Về loại tài sản hương hỏa và yêu cầu đối với tài sản hương hỏa: Bộ quốc triều hình luật quy định loại tài sản hương hỏa là “ ruộng hương hỏa”. “Ruộng đất hương hỏa chỉ được sử dụng vào việc trồng cây lấy hoa lợi để cúng tổ tiên” (điều 400). Theo điều 399: “ “ruộng đất hương hỏa không truyền quá 5 đời”. Luật quy định không được chia nhau ruộng đất vốn là hương hỏa. - Về số lượng tài sản hương hỏa: bộ luật này quy định hương hỏa đời đầu thì pháp luật không hạn chế số lượng nhưng đối với hương hỏa truyền đời thì tài sản hương hỏa bằng 1/20 di sản. Nghĩa là tài sản hương hỏa sẽ được tính theo công thức: (Tài sản hương hỏa đời trước + tài sản mới) / 20. Ví dụ: ông A chết có để lại cho anh B là con mình 5 sào ruộng, anh B do làm ăn có được thêm 15 sào, vậy tài sản hương hỏa ở đây sẽ là 1 sào ruộng. - Về trật tự thừa kế tài sản hương hỏa: Luật hương hỏa đã dành phần lớn các điều khoản quy định về trình tự những người được hưởng hương hỏa. Thông thường, việc truyền ruộng đất hương hỏa phải triệt để thể hiện theo nguyên tắc: Trọng nam, trọng trưởng và trọng đích. Nghĩa là ruộng đất hương hỏa được truyền cho con trai trưởng ( hoặc cháu trai trưởng), nếu không có thì truyền cho con trai thứ. Coi trọng con của vợ cả hơn, nếu không có con trai của bà cả thì mới truyền cho con trai vợ lẽ, không có con trai vợ lẽ mới truyền con trai nàng hầu. Tuy nhiên, những nhà làm luật thời Lê cũng đã “mềm hóa” bằng cách quy định thêm con gái và người cùng họ cũng có quyền thừa kế tài sản hương hỏa: “ nếu không có con trai thì tài sản hương hỏa truyền cho con gái, con gái không có thì truyền cho người trong họ và không bao giờ để truyền sang dòng họ khác”. Ngoài ra luật còn quy định người tàn phế hoặc bất hiếu không được nhận ruộng đất hương hỏa. - Nghĩa vụ của người thừa kế tài sản hương hỏa: + Thờ cúng người chết: người được thừa kế tài sản hương hỏa có nghĩa vụ thờ cũng người đã chết trong năm đời. + Quản lý tài sản hương hỏa được thừa kế, không được bán. + Thiết lập tài sản hương hỏa. Nghĩa là sản xuất, thu hưởng thành quả trên diện tích đất hương hỏa để dành cho việc thờ tự, hương khói. + chấm dứt tài sản hương hỏa sau 5 đời: Theo điều 399 thì ruộng đất hương hỏa không truyền quá 5 đời, vì con cháu chỉ phải thờ cúng những người trong vòng 5 đời. nhưng luật không quy định về việc giải quyết tài sản hương hỏa. Nếu theo phong tục tập quán thì phần ruộng đất này cho người thờ tự cuối cùng, nhập vào tài sản chung của dòng họ hoặc cống cho chùa cho đình. 3. Đánh giá chế độ thừa kế tài sản hương hỏa trong quốc triều hình luật a. Những ưu điểm - Về hình thức: + hình thức lập thừa kế tài sản hương hỏa theo di chúc là rất tiến bộ, tránh được việc con cháu tranh giành tài sản của ông bà cha mẹ sau khi ông bà, cha mẹ qua đời. Chúc thư có thể được lập bằng miệng hoặc bằng văn bản giúp cho những người không biết chữ cũng có thể lập chúc thư. + Số lượng điều luật quy định về chế độ tài sản hương hỏa khá nhiều chiếm 13 điều trong tổng số 20 điều quy định về thừa kế ( từ điều 388 đến điều 400). Chứng tỏ nhà nước phong kiến coi trọng chế định thừa kế tài sản hương hỏa. 2 + Cách dùng từ gần gũi, là từ ngữ trong dân gian người việt. Những tài sản dùng để phục vụ cho việc thờ cúng được luật Trung Hoa gọi là “ tự sản”( tài sản dùng vào việc tế tự) hoặc “ tổ phần sản địa” ( phần đất cát dùng vào việc cúng tế mộ tổ) còn luật Hồng Đức dùng ngay từ “ hương hỏa” là từ ngữ thường được dùng trong dân gian Việt Nam giúp người nghe cảm giác gần gũi và dễ hiểu. + Tính chất cụ thể, rõ ràng của cách diễn đạt thể hiện rất rõ ở việc mô tả ngắn gọn lại một tình huống cụ thể. Thí dụ như Điều 393: “Người cha lấy vợ trước sinh được một con trai, phần hương hoả đã giao cho giữ; nhưng người con trai ấy lại chỉ sinh được một người con gái; mà cha có vợ lẽ hay nàng hầu lại sinh được một con trai nhưng lại bị cố tật, người con trai cố tật ấy sinh được cháu trai, thì ruộng đất hương hoả phải giao cho người cháu trai con kẻ cố tật, để tỏ ra rằng dòng họ không thể để tuyệt”. Hoặc thí dụ, Điều 395: “Cha mẹ sinh được hai con trai, người con trai trưởng chỉ sinh con gái, con thứ lại có con trai thì phần hương hỏa giao cho con trai người con thứ; nhưng con trai người con thứ chỉ sinh cháu gái thì phần hương hỏa trước kia lại phải giao trả cho con gái người con trưởng”. Ưu điểm của cách quy định ngắn gọn một tình huống, ngoài việc dễ thuộc, dễ nhớ, dễ vận dụng còn cho thấy từ một vấn đề pháp lý khá phức tạp đã được chuyển hóa thành một tình huống rất đơn giản. - Về nội dung: + Tôn trọng ý kiến của người để lại di sản lúc còn sống: Tài sản hương hỏa được thừa kế nếu có di chúc thì phải tuyệt đối tuân theo, nếu trái thì phải mất phần mình (điều 388). + có những chế tài cụ thể xử lý những trường hợp không tuân theo chế độ thừa kế tài sản hương hỏa. Nếu có chúc thư mà không tuân theo thì người con đó mất phần của mình (điều 388), nếu cách chọn người thừa kế tài sản hương hỏa trái với luật thì con người trưởng họ được cáo tỏ ở các nha môn để tâu lên, sẽ khép vào tội bất hiếu, bất mục trái bỏ cả điển lễ (điều 389) + ở mức độ nhất định trong chế độ thừa kế tài sản hương hỏa quyền lợi của người phụ nữ được bênh vực. điều đó được thể hiện rõ qua việc quy định con gái có quyền thừa kế tài sản hương hỏa nếu không có con trai. + Phạm vi những người được thừa hưởng tài sản hương hỏa khá rộng. cụ thể: con trai trưởng, cháu đích tôn, con trai thứ, nếu không có con trai thì con gái hoặc người trong họ cũng có thể thừ kế. + Đánh giá cao vai trò của ruộng đất. tài sản hương hỏa chủ yếu là ruộng hương hỏa. + Tài sản hương hỏa được tuyệt đối tôn trọng. “ Ruộng đất hương hỏa, dù con cháu có nghèo khó cũng không được đem bán, trái luật thì ghép vào tội bất hiếu. Nếu người trưởng họ mà mua số đất đó thì mất số tiền mua, người ngoài mà mua thì phải cho chuộc không được giữ” (điều 400). + Luật trù liệu được nhiều trường hợp. “ trong trường hợp con trai trưởng, cháu trai trưởng không có điều kiện thờ cúng ông bà, cha mẹ thì cho phép dòng họ sẽ thỏa thuận lập người thừa tự. Khi người con trai trưởng hoặc cháu trai trưởng có điều kiện thờ cúng thì người thờ tụ đó phải giao lại hương hoảcho người con, cháu đó” (điều 394). 3 + Số lượng tài sản dùng cho hương hỏa khá hợp lý, chiếm 1/20 tài sản. Tài sản dùng cho thờ cúng không quá nhiều, do đó ít tốn kém, phung phí. + Nghĩa vụ của người thừa kế tài sản hương hỏa rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo cho tài sản hương hỏa được lưu giữ và thật sự có ý nghĩa. + Giúp giữ gìn bản truyền thống văn hóa của người Việt là thờ cúng tổ tiên. Đây là truyền thống thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của ông cha ta mà đến nay dân tộc ta vẫn thừa kế. + Góp phần tăng thêm tình đoàn kết giữa các thành viên trong dòng họ, thúc đẩy việc xây dựng một gia đình lớn. b. Những hạn chế Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đã đạt được bộ Quốc triều hình luật cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định. Nhưng những hạn chế trên là những hạn chế so với pháp luật thời nay còn trong thời gian bộ luật này có hiệu lực thì nó khá là hợp lý. - Các quy định về lập chúc thư còn phải tuân theo nhiều quy định phức tạp về hình thức, trong khi đó người dân ít người biết chữ, do đó còn hiện tượng giả mạo chúc thư. - Về loại tài sản hương hỏa còn chưa phong phú, chủ yếu là ruộng hương hỏa. - Trật tự thừa kế còn chưa công bằng: trọng trưởng, trọng đích và trọng nam. Nghĩa là khi bố mẹ qua đời thì người con trai trưởng sẽ được thừa kế tài sản hương hỏa. Nếu con trai trưởng đã chết thì con trai cả của con trai trưởng sẽ thừa kế. Trường hợp không có con trai trưởng hoặc cháu trai trưởng thì con trai thứ mới được thừa kế. Trường hợp không có con trai thì con gái mới được thừa kế, nếu cả con gái cũng không có thì người trong họ mới được thừa kế. trọng con của người vợ cả hơn con của vợ lẽ hay nầng hầu.Vậy nên có những người có đức trong dòng họ nhưng không thuộc diện được thừa kế thì không được thừa kế, trong khi đó có những người kém cỏi nhưng thuộc diện thừa kế thì vẫn được thừa kế. - Không quy định rõ về việc giải quyết tài sản thừa kế. Do đó tài sản này sẽ do phong tục tập quán tại nơi diễn ra thừa kế quyết định. Đôi khi gây nên sự mất công bằng cho người thừa kế, hoặc tài sản hương hỏa được thừa kế sau 5 đời khi giải quyết không hợp lý, không có ý nghĩa, hoặc tranh chấp. c. So sánh chế độ thừa kế tài sản hương hỏa trong luật Hồng Đức với bộ luật Gia Long Có thể nói luật Hồng Đức và luật Gia Long là hai bộ luật lớn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trong hai bộ luật trên cùng quy định về chế độ thừa kế tài sản hương hỏa song lại có những điểm khác biệt. Những điểm khác biệt đó như sau: luật Gia Long quy định loại tài sản hương hỏa không chỉ có ruộng hương hỏa mà còn có tiền vàng các loại, nhà thờ, đồ thờ cúng…Số lượng tài sản hương hỏa thì luật Gia Long không quy định, số lượng điều luật quy định về thừa kế tài sản hương hỏa của luật Gia Long ít hơn luật Hồng Đức chỉ chiếm 3 điều (76, 82, 83), con gái chỉ được nhận thừa kế trong trường hợp trong họ không còn người đàn ông nào. Tuy giữa các bộ luật có các quy định khác nhau về chế độ thừa kế tài sản hương hỏa nhưng rõ ràng chế định trên đã được pháp luật phong kiến đặc biệt coi trọng, sự khác biệt đó là do hoàn cảnh ra đời, tồn tại của các bộ luật là khác nhau. 4 d. Sự kế thừa chế độ thừa kế tài sản hương hỏa trong luật pháp ngày nay Thờ cúng là việ thể hiện tấm lòng tôn kính ông bà, cha mẹ, của cháu con. Đây là truyền thống tốt đẹp là bản sắc văn hóa của người Việt Nam. Việc thờ cúng này được Quốc triều hình luật điều chỉnh là nghĩa vụ pháp lý của con cháu. Ngày nay, pháp luật dân sự của nhà nước ta kế thừa tại điều 670 bộ luật dân sự. . “Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng. Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.” Tuy nhiên theo quy định của pháp luật dân sự thì thời hiệu về thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế và trong bộ luật dân sự không quy định di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ được lưu truyền đến mấy đời. Vì vậy theo nguyên tắc chung, sau 10 năm di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ thuộc sở hữu của người thừa kế đang quản lý di sản thờ cúng đó. Do ngày nay hôn nhân một vợ một chồng cho nên đối tượng thừa kế ít phức tạp hơn. Luật cũng có sự công bằng trong thừa kế hơn. Hiện nay di sản dùng vào việc thờ cúng chủ yếu là quyền sử dụng đất và các bất động sản khác. Di sản được thừa cúng được giao cho người chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra người quản lý di sản. Người quản lý di sản thờ cúng có nghĩa vụ sử dụng di sản, khai thác hoa lợi, lợi tức từ di sản đẻ dùng vào việc chăm lo phần mộ và hương khói cho người chết. Vậy việc thờ cúng sẽ được thực hiện qua nhiều đời con, cháu. Vì lẽ đó nhà nước ta cần sửa đổi thời hiệu thừa kế theo hướng lâu hơn. Theo truyền thống lập pháp của nước ta, thời hiệu triệt tiêu và xác lập quyền sở hữu đối với bất động sản là 30 năm. Người nào chiếm hữu ngay tình, công khai thì sẽ có quyền sở hữu đối với bất động sản đó. Đây cũng là truyền thống lập pháp phù hợp với phong tục tập quán III KẾT LUẬN Chế định thừa kế tài sản hương hỏa trong bộ Quốc triều hình luật là một chế định quan trọng và có nhiều ưu điểm. Tuy còn tồn tại một số nhược điểm song trong hoàn cảnh lịch sử nước ta thời điểm bộ luật được thực thi thì những hạn chế đó được coi là hợp lý. Chế định trên góp phần lưu giữ truyền thống thờ cúng tổ tiên tốt đẹp của dân tộc ta và hướng con người sống tình nghĩa hơn. Chính vì vậy chế định trên cần lưu giữ trong các bộ luật hiện đai nhưng cần sửa đổi hợp lý với hoàn cảnh hơn. 5 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan