Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật đánh giá vai trò của liên hợp quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thố...

Tài liệu đánh giá vai trò của liên hợp quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế

.DOC
8
103
104

Mô tả:

A. LỜI NÓI ĐẦU. Xã hội loài người ngày càng phát triển, đi lên theo xu hướng toàn cầu hóa. Trong suốt quá trình, giai đoạn phát triển như thế việc các quốc gia phải phát huy tối đa khả năng của chính mình là điều rất cần thiết. Không những thế, các quốc gia đặc biệt phải thúc đẩy sự hợp tác với nhau không chỉ trong khu vực mà trên phạm vi toàn cầu. Chính vì việc liên kết, hợp tác giữa các quốc gia nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của xã hội nên việc các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc (LHQ) ra đời cũng là điều tất yếu. LHQ ra đời đã góp phần làm cho sự liên kết giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ hơn . Thực tế, trong thời đại mà có sự lên ngôi của nguyên tắc thống trị, lấy pháp luật làm thước đo cho công bằng, việc xây dựng được một hệ thống pháp luật quốc tế vững mạnh, có nhiều đóng góp trong đời sống quốc tế và ngày càng phát triển, hoàn thiện như hiện nay thì rất cần đến vai trò nỗ lực của LHQ. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề nên em quyết định chọn đề tài: “Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế” để có thể có những cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Giới thiệu khái quát về Liên Hợp Quốc. 1. LHQ là một tổ chức trung tâm trong các hoạt động hợp tác của các quốc gia trên toàn thế giới. LHQ được thành lập trên cơ sở Hiến chương LHQ ngày 24/10/1945 để thay thế Hội Quốc Liên trở thành một tổ chức quốc tế toàn cầu. Từ 51 thành viên ban đầu đến nay, LHQ đã có 192 thành viên hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc nền tảng của quan hệ quốc tế được ghi nhận cụ thể trong các văn bản của LHQ, đặc biệt là Tuyên bố năm 1970.Mục đích, nguyên tắc của LHQ. a. Mục đích. Khoản 1 hiến chương LHQ quy định những mục tiêu cơ bản của LHQ là: - Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. - Phát triển những quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, dân tộc tự quyết. - Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. - Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc nhằm đạt được những mục đích nói trên. b. Nguyên tắc. Để đạt được những mục đích đã nêu trên, LHQ cần phải hành động phù hợp với những nguyên tắc được quy định tại điều 2 của hiến chương như: - Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên. - Nguyên tắc các thành viên của LHQ phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ theo quy định của Hiến chương. - Nguyên tắc các thành viên LHQ phải giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp hòa bình. - Nguyên tắc các thành viên LHQ phải từ bỏ đe dọa dùng vũ lực hay sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. 2. Các cơ quan Để thực hiện những nhiệm vụ và đạt được những mục đích đã đề ra, các cơ quan của LHQ đều được trao những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Điều 7 Hiến chương LHQ quy định bộ máy tổ chức của LHQ gồm những cơ quan chính sau: Đại hội 1 đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế- xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án quốc tế và Ban thư kí. Có thể thấy sự ra đời của LHQ là một sự kiện vô cùng quan trọng và LHQ chính là tổ chức đa phương toàn cầu đầu tiên có ý nghĩa rất lớn trong đời sống quốc tế. II. Đánh giá vai trò của LHQ trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. 1. Một số khái niệm có liên quan. Theo khoa học pháp lý quốc tế hiện đại thì: “Pháp luật quốc tế là hệ thống những nguyên tắc, quy phạm pháp luật được các quốc gia và các chủ thể khác tham gia quan hệ quốc tế xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt ( chủ yếu là quan hệ chính trị ) giữa các chủ thể của pháp luật quốc tế với nhau trước tiên và chủ yếu là giữa các quốc gia) và trong những trường hợp cần thiết được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể của pháp luật quốc tế thi hành, và bằng sức đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến bộ trên thế giới”. Hệ thống pháp luật quốc tế là cơ cấu bên trong của pháp luật quốc tế. Cấu trúc của hệ thống pháp luật quốc tế bao gồm các thành tố cơ bản là quy phạm pháp luật quốc tế, nguyên tắc pháp luật quốc tế, chế định pháp luật quốc tế và các ngành pháp luật quốc tế. Xây dựng hệ thống pháp luật quốc tế, hiểu một cách đơn giản, là việc đặt ra các quy tắc pháp lý làm chuẩn mực cho cách xử sự của công dân, tổ chức (quy phạm pháp luật) theo các phương thức khác nhau và thể hiện chúng dưới những hình thức của pháp luật; có thể là tập quán, tiền lệ pháp hay văn bản quy phạm pháp luật. Hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế tức là làm cho hệ thống pháp luật đó ngày càng trở nên trọn vẹn, đầy đủ hơn. 2. Đánh giá vai trò của LHQ trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. 2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế trực tiếp. “Là hoạt động của tổ chức quốc tế với tư cách chủ thể của luật quốc tế”. Các tổ chức quốc tế ký kết các Điều ước quốc tế (ĐƯQT) hoặc chấp nhận các tập quán quốc tế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức quốc tế trong khuôn khổ thẩm quyền mà các quốc gia thành viên trao cho tổ chức. a. Thể hiện thông qua việc kí kết ĐƯQT. Theo cách tiếp cận của Công ước viên 1969 về Luật ĐƯQT thì “ĐƯQT được xác định là một thỏa thuận quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của các văn kiện đó”. Trong quan hệ pháp luật quốc tế, ĐƯQT là kết quả của quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh giữa các chủ thể. Xét về bản chất, kí kết ĐƯQT cũng chính là việc xây dựng pháp luật quốc tế, là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế để xây dựng và ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển, là công cụ để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại…. Thực tế mà nói, LHQ là một tổ chức toàn cầu hóa. Việc xây dựng một văn bản mang tiếng nói chung của các quốc gia để tạo ra một cơ sở pháp lý quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia là một điều hết sức cần thiết. Vậy nên LHQ đã đi đến quyết định xây dựng hiến chương cho tổ chức. Hiến chương LHQ cũng chính là một 2 ĐƯQT, là một văn bản pháp lý khai sinh ra LHQ. Việc xây dựng hiến chương đã đóng góp phần nào trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Hiến chương LHQ được xây dựng trên sự thỏa thuận của các quốc gia trong tổ chức với sự ghi nhận các quyền và các nghĩa vụ của tổ chức này do các quốc gia thỏa thuận trao cho nhằm đạt được những mục đích được ghi nhận trong Hiến chương. Hiến chương LHQ là nguồn pháp lý quan trọng nhất của luật quốc tế và cũng thường xuyên được viện dẫn trong các quan hệ quốc tế. Hiến chương thường được viện dẫn như một căn cứ đánh giá tính hợp pháp của các hành vi cũng như các quy định trong các văn bản pháp lý quốc tế. Hiến chương với vai trò là một ĐƯQT không chỉ dung hòa được lợi ích cơ bản của các quốc gia thành viên mà còn đáp ứng được đòi hỏi của cộng đồng quốc tế, phản ảnh được xu thế phát triển của giao lưu và hợp tác quốc tế. Mặt khác, LHQ ra đời đã thay thế cho Hội quốc liên, đã có những đóng góp rất quan trọng cho những phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế. Thời gian đầu khi mới ra đời, cùng với sự tăng vọt về số lượng thành viên, LHQ tập trung vào các vấn đề phi thực dân hoá, quyền tự quyết dân tộc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai. Trong thời kỳ gần đây LHQ ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề kinh tế và phát triển. Tuy nhiên, LHQ không phải là một tổ chức siêu quốc gia do đó nó không có quyền xây dựng các quy định của luật quốc tế mang tính ràng buộc với quốc gia. Quyền xây dựng các ĐƯQT không được hiến chương LHQ quy định cho bất kì một cơ quan nào kể là Đại hội đồng – cơ quan cao nhất của LHQ. Ví dụ theo điều 13 của Hiến chương LHQ thì Đại hội đồng chỉ có quyền tổ chức nghiên cứu và thông qua những kiến nghị nhằm phát triển sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chính trị; thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội … Việc xây dựng hiến chương LHQ đã tạo cơ sở quan trọng cho LHQ thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của mình. Qua hiến chương, LHQ đã phần nào thể hiện rõ vai trò trong xây dựng quyền con người của mình. Về pháp lý, quyền con người là phẩm giá, năng lực, nhu cầu và lợi ích hợp pháp của con người được thể chế, bảo vệ bởi luật quốc gia và luật quốc tế. Quyền con người được bắt đầu từ môi trường quốc gia, trước khi cộng đồng quốc tế có thể thống nhất với nhau về những giá trị, chuẩn mực, quy định hay nguyên tắc chung để điều chỉnh cách thức ứng xử của các quốc gia đối với công dân của nước đó và cả công dân của các nước khác.Trên thực tế, nhiều chuẩn mực hay tiêu chí về lĩnh vực quyền con người đã được các quốc gia thừa nhận và thực thi theo tinh thần nghị quyết của tổ chức quốc tế trước khi được thỏa thuận trong nội dung của một công ước cụ thể ví dụ như việc thực hiện mục tiêu trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948. Cụ thể việc bảo vệ, tôn trọng các quyền con người trong hiến chương LHQ đã được quy định rất rõ nét trong các điều, khoản. Hiến chương LHQ và Tuyên ngôn nhân quyền là hai văn kiện quốc tế quan trọng đầu tiên về nhân quyền. Tuyên ngôn nhân quyền (1948) được LHQ đánh giá là một trong những thành tựu lớn đạt được của LHQ và có ý nghĩa lịch sử vì đã đưa ra được những chuẩn mực chung cho tất cả các nước và dân tộc về các quyền con người. Không chỉ góp phần xây dựng quyền con người, hiến chương LHQ còn có vai trò trong xây dựng an ninh và hòa bình. Loài người đã bước sang thiên niên kỷ thứ ba, nhìn lại hơn 2000 năm trước, chiến tranh và hòa bình luôn là những vấn đề to lớn nhất, bức xúc nhất của nhân loại nên cần có một văn bản chung quản lý xã hội. Hiến chương LHQ là ĐƯQT có vai trò quan trọng nhất, đặt cơ sở nền tảng cho toàn bộ hệ thống luật quốc 3 tế nói chung, cho giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế nói riêng. Năm 1984, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết 39/11 tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế trong mục đích họat động của mình. Theo Điều 24 của Hiến chương LHQ, các thành viên LHQ trao cho Hội đồng Bảo an trách nhiệm chính trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế. Theo đó, Hội đồng Bảo an có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết có thể sử dụng các biện pháp, kể cả cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe doạ, phá hoại hoà bình hoặc các hành động xâm lược. Quy định này được thể hiện rõ nét trong một số điều của hiến chương như điều 33, 34, 44, 45… Trong khi các cơ quan khác của LHQ chỉ có thể đưa ra các quyết định mang tính khuyến nghị đối với các chính phủ của các quốc gia thành viên LHQ thì các quyết định và nghị quyết của Hội đồng Bảo An khi đã được thông qua đều mang tính chất ràng buộc và tất cả các thành viên của LHQ đều có trách nhiệm phải tôn trọng và thi hành. Qua đó có thể thấy ĐƯQT chính là một công cụ quan trọng để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại cũng như tiến hành hiệu quả việc pháp điển hóa luật quốc tế. b. Thể hiện qua việc chấp nhận các tập quán quốc tế. “ Tập quán quốc tế là hình thức pháp lí chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận là luật”. Sự hình thành một tập quán quốc tế hoặc sự áp dụng một quy tắc với giá trị là tập quán quốc tế dựa trên hai yếu tố là yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần. Tập quán quốc tế được hình thành theo nhiều con đường khác nhau ví dụ như hình thành từ thực tiễn quan hệ quốc tế, từ các nghị quyết có tính chất khuyến nghị của tổ chức quốc tế, từ việc thực hiện các phán quyết của tòa án quốc tế… Như đã biết, Tòa án Quốc tế LHQ là một trong sáu cơ quan chính của LHQ. Chức năng chính của Toà án quốc tế là giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế, vụ kiện do các quốc gia đưa lên phù hợp với luật pháp quốc tế. Mục tiêu của toà án là áp dụng các tập quán quốc tế để thiết lập các quy tắc được các quốc gia liên quan chính thức công nhận; các thông lệ quốc tế được chấp nhận như luật; các nguyên tắc chung của luật pháp được các quốc gia công nhận; các phán quyết của tòa án... Ví dụ: Đường cơ sở thẳng được xác định theo phương pháp nối liền các điểm thích hợp được lựa chọn tại những điểm ngoài cùng nhất nhô ra biển tại mức nước thủy triều thấp nhất (trung bình nhiều năm). Đây đã từng được coi phương pháp tập quán phổ biến nhất của tập quán quốc tế. Cụ thể là năm 1951, trong vụ ngư trường Anh, Tòa án công lí quốc tế đã phán quyết cho Na Uy thắng kiện với Anh và công nhận đường cơ sở thẳng của Na Uy. Từ đó đường cơ sở thẳng bắt đầu có giá trị rộng rãi trong nhiều quốc gia. Từ một vụ việc cụ thể mà đã hình thành nên tập quán. Điều 95 của hiến chương LHQ cũng quy định về vấn đề này: “ Không một điều khoản nào của Hiến chương này cản trở các thành viên LHQ đưa những vụ tranh chấp của họ ra xét xử ở các tòa án khác chiếu theo những hiệp định hiện có, hoặc có thể sẽ được kí kết sau này”. Chính việc chấp nhận các tập quán quốc tế đã phần nào đóng góp vào công cuộc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế một cách trực tiếp nhất. 2.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế gián tiếp. “Là hoạt động đưa ra sáng kiến, bảo trợ để kí kết các ĐƯQT”. Trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật một cách gián tiếp thì thông thường các tổ chức quốc tế sẽ tổ chức các diễn đàn, các hội nghị để các bên thương lượng và kí kết ĐƯQT. Tổ chức quốc tế cũng có thể đảm nhiệm việc soạn thảo các ĐƯQT, dự thảo điều 4 ước sẽ được đưa ra để các quốc gia xem xét và quyết định việc kí kết, phê chuẩn. Các tổ chức quốc tế chỉ thông qua văn bản ĐƯQT, chứ không thể làm cho ĐƯQT có hiệu lực. Chỉ có các quốc gia sau khi đã kí hoặc phê chuẩn theo thủ tục quy định mới quyết định hiệu lực của văn bản. Các tổ chức quốc tế có thể thông qua các loại văn kiện có giá trị pháp lý khác nhau, chủ yếu là theo ba dạng là những nghị quyết có giá trị pháp lý ràng buộc các quốc gia thành viên trong mọi trường hợp; những nghị quyết hoặc quyết định chỉ có giá trị ràng buộc các quốc gia thành viên trong những trường hợp cụ thể; và những nghị quyết, quyết định mang tính chất khuyến nghị. Theo Hiến chương LHQ thì Đại hội đồng LHQ có quyền thông qua hai loại nghị quyết. Đại hội đồng chỉ có quyền thông qua quyết định có tính chất bắt buộc về một số vấn đề rất hẹp, chủ yếu thuộc về tổ chức và tài chính của LHQ. Còn đối với tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động chủ yếu của LHQ, Đại hội đồng chỉ có quyền thông qua kiến nghị ( Điều 10, 18 hiến chương LHQ). Việc xây dựng hệ thống pháp luật gián tiếp còn được thể hiện thông qua việc pháp điển hóa pháp luật quốc tế. LHQ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc pháp điển hóa luật quốc tế, điều đó được thể hiện qua hàng trăm các ĐƯQT đa phương được xây dựng trong khuôn khổ của tổ chức này trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nhân quyền, môi trường, kinh tế, hàng hải…. Ví dụ: Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1958 đã pháp điển hóa và đưa tập quán đường cơ sở thẳng vào điều 4 khi giải thích về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, cũng như trong điều 7 của Công ước 1982. Đại hội đồng là cơ quan cao nhất của LHQ, gồm đại diện các quốc gia thành viên. Theo điều 13 của Hiến chương, một trong những chức năng của Đại hội đồng là "thúc đẩy việc pháp điển hoá và sự phát triển của luật quốc tế theo hướng tiến bộ". Chức năng này đã được Đại hội đồng và các cơ quan khác thực hiện thông qua việc soạn thảo, chuẩn bị rất nhiều công ước quốc tế. Các cơ quan chính là: - Ủy ban luật pháp quốc tế (ILC) và Ủy ban thương mại quốc tế (UNCITRAL) là hai cơ quan chuyên môn giúp Đại hội đồng nghiên cứu việc pháp điển hóa luật pháp quốc tế. - Các ủy ban ad hoc. - Các hội nghị thành viên.  Ủy ban luật pháp quốc tế (ILC) và Ủy ban thương mại quốc tế (UNCITRAL) Ủy ban luật pháp quốc tế (ILC) được Đại hội đồng thành lập theo Nghị quyết số 174/1947 nhằm thúc đẩy sự phát triển và pháp điển hoá luật pháp quốc tế theo hướng tiến bộ. Uỷ ban gồm 34 thành viên, nhóm họp hàng năm, các thành viên được Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động với tư cách cá nhân chứ không phải là đại diện của các chính phủ. Công việc chủ yếu của Uỷ ban là soạn thảo luật pháp quốc tế, lĩnh vực luật pháp cần soạn thảo có thể do Uỷ ban tự chọn hoặc do Đại hội đồng hoặc Hội đồng Kinh tế - Xã hội (ECOSOC) gợi ý. Khi Uỷ ban hoàn tất dự thảo các điều khoản, Đại hội đồng sẽ triệu tập một hội nghị quốc tế để quyết định đưa các điều khoản dự thảo đó vào một công ước quốc tế, sau đó sẽ mở cho các nước tham gia. Ủy ban luật pháp quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc pháp điển hóa luật pháp quốc tế. Ủy ban đã xây dựng và hoàn thiện nhiều dự thảo tuyên bố, công ước như Dự thảo về luật tội phạm chống lại hòa bình và an ninh nhân loại năm 1954, 1996; Công ước Viên về luật ĐƯQT… Năm 1966, đáp ứng đòi hỏi của LHQ phải giữ một vai trò tích cực trong việc giảm bớt và loại bỏ các cản trở đối với thương mại quốc tế, Đại hội đồng đã thành lập Uỷ ban LHQ về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) để thúc đẩy sự thống nhất và hài hoà theo 5 hướng tiến bộ của luật thương mại quốc tế. Uỷ ban gồm 36 thành viên, đại diện cho các khu vực địa lý và các hệ thống kinh tế và luật pháp khác nhau, có báo cáo hàng năm lên Đại hội đồng và trình báo cáo lên Hội nghị LHQ về Thương mại và phát triển. Việc pháp điển hóa thương mại quốc tế do những khác biệt trong hệ thống luật quốc gia gây ra, đóng góp tích cực vào quá trình cải cách luật thương mại trên toàn thế giới. Quá trình soạn thảo một ĐƯQT trong Đại hội đồng thường bắt đầu thông qua việc thảo luật ở ủy ban luật pháp quốc tế và ủy ban luật thương mại quốc tế. Tại đây các quốc gia thành viên của LHQ sẽ cho ý kiến về những vấn đề chính, những vấn đề đang gây tranh cãi và những định hướng để ủy ban tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo ĐƯQT. Dự thảo quy chế Tòa án hình sự quốc tế là một trong những thành quả quan trọng của Ủy ban luật pháp quốc tế. Ủy ban đã tiến hành xây dựng năm 1947 qua các năm 1951, 1953, 1989 đến năm 1994 Ủy ban đã trình dự thảo Quy chế Tòa án hình sự quốc tế tháng 3 năm 1998, toàn bộ dự thảo quy chế đã được hoàn thiện và trở thành văn kiện chính thức tại hội nghị ngoại giao tháng 7/1998.  Ủy ban ad hoc: Khi quá trình soạn thảo ở ILC và UNCITRAL đã hoàn thành, Đại hội đồng LHQ thường tổ chức một ủy ban ad hoc để cho các quốc gia, các tổ chức chuyên môn của LHQ có thể trực tiếp tham gia đàm phán nhằm hoàn thiện dự thảo điều ước. Sau đó dự thảo ĐƯQT sẽ được thông qua tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng và được mở ra để các nước thành viên kí, phê chuẩn hoặc gia nhập, dự thảo công ước cũng có thể được thông qua tại một hội nghị quốc tế do LHQ triệu tập. Ví dụ: Đại hội đồng đã quyết định thành lập Ủy ban ad hoc nhằm soạn thảo công ước về chông tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Nghị quyết số 53/111 ngày 9/12/1998). Sau khi ủy ban hoàn thành việc soạn thảo công ước, dự thảo công ước được đệ trình lên khóa họp thường kì của Đại hội đồng LHQ để thông qua và sau đó mở cho các nước tham gia kí kết và phê chuẩn. Công ước của LHQ về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia được thông qua tại Đại hội đồng tháng 12/2000.  Hoạt động của Hội nghị các quốc gia thành viên: Đây là trường hợp triệu tập một hội nghị quốc tế để các quốc gia có thể trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, xây dựng một công ước đa phương. Ví dụ: Việc soạn thảo Công ước Luật biển là công ước lớn nhất trong khuôn khổ LHQ kể từ khi thành lập năm 1945. Đây là một điển hình của nỗ lực của việc pháp điển hóa luật pháp quốc tế. Công ước được thảo luận tại Đại hội đồng LHQ năm 1956, qua các lần hội nghị năm 1958, 1973, cho đến năm 1982 mới đạt được thỏa thuận là Công ước luật biển 1982. LHQ cũng thường xuyên tổ chức những hội nghị để các bên đàm phán và kí kết ĐƯQT cụ thể như hội nghị luật biển của LHQ… Các quốc thành viên đã tham gia vào hội nghị này, cùng nhau thương lượng về những vấn đề liên quan đến quy chế pháp lý vùng biển. Có thể thấy rằng, cùng với hoạt động xây dựng pháp luật trực tiếp thì hoạt động xây dựng pháp luật gián tiếp đã giúp phần xây dựng và hoàn thiện thêm hệ thống pháp luật quốc tế. 2.3. Giám sát việc thực thi hệ thống pháp luật quốc tế. Bên cạnh việc xây dựng pháp luật thì LHQ cần phải thiết lập nên các thiết chế để giám sát thực hiện các ĐƯQT. Việc giám sát này dựa trên cơ sở tự nguyện, tận tâm, thiện chí, không hề có bất kì cơ quan cưỡng chế nào. Tuy nhiên, trong một số trường 6 hợp, biện pháp cưỡng chế vẫn được sử dụng để bảo đảm lợi ích cho cộng đồng. Các tổ chức quốc tế như LHQ đều đóng vai trò xây dựng nền tảng, thúc đẩy phát triển, tạo sự liên kết giữa các quốc gia. Vậy nên việc giám sát việc thực thi của các quốc gia cần được điều phối, thực hiện một cách nhịp nhàng. 3. Nhận xét, đánh giá và phương hướng giải quyết. 3.1. Ưu điểm. Tổ chức LHQ ra đời thực sự có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị quốc tế trong gần 60 năm qua. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của các hoạt động ngoại giao đa phương hiện đại, một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát triển của nền ngoại giao đa phương nói chung. Với những hoạt động thực tiễn trong hơn 60 năm qua, không thể phủ nhận rằng LHQ đã có tác động tích cực, to lớn đến mọi mặt của đời sống quốc tế. Việc xây dựng các ĐƯQT đa phương trong quan hệ quốc tế từ sau hai cuộc chiến tranh thảm họa cho thế giới đã góp phần tạo nên sự ổn định trong mối quan hệ giữa các quốc gia trong tình hình thế giới đầy biến động. Theo thống kê của LHQ, cho đến năm 2007, tổ chức này đã hỗ trợ các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hoà bình cho hơn 170 cuộc xung đột ở các khu vực . LHQ đã soạn thảo và xây dựng được 15 công ước quốc tế về giải trừ quân bị. Thực tế có thể thấy trong vòng năm thập kỷ qua, LHQ đã bảo trợ cho trên 456 thoả thuận đa phương bao gồm mọi lĩnh vực hoạt động giữa các nhà nước và nỗ lực của loài người…. Các ĐƯQT đã được kí kết, các tập quán quốc tế dần dần được chấp nhận, các hội nghị, diễn đàn thường xuyên được tổ chức. Tất cả đó chính là những “nguyên liệu” quan trọng nhất để tạo nên, xây dựng nên và ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật quốc tế. 3.2. Nhược điểm. Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc xây dựng hệ thống pháp luật quốc tế vẫn còn những tồn tại đáng chú ý. Sự ra đời của LHQ và bản thân Hiến chương LHQ chưa đủ để bảo đảm sự bình đẳng hoàn toàn và triệt để giữa các quốc gia lớn nhỏ. Sự đóng góp của LHQ đối với hoà bình an ninh quốc tế trong hơn 60 năm qua là rất đáng kể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong nhiều vấn đề, nhiều sự kiện, LHQ không thể hiện được vai trò của mình hoặc có thể nói LHQ chưa làm tròn sứ mệnh của mình. Nhiều ĐƯQT vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi, chưa có tính phổ cập bao trùm như các ĐUQT về môi trường,… Trong vấn đề an ninh, có thể kể đến các thất bại như: thất bại trong việc ngăn chặn vụ diệt chủng tại Rwanda năm 1994, dẫn tới cái chết của gần một triệu người vì các thành viên của Hội đồng bảo an từ chối thông qua bất kì một hành động quân sự nào. Thực tế, nhiều tập quán quốc tế đã không còn phù hợp với thực trạng xã hội hiện nay. Sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau đôi khi vẫn chưa tích cực, chặt chẽ… chính những tồn tại trên đã làm hạn chế, cản trở phần nào quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. 3.3. Phương hướng giải quyết. Chính vì thực trạng như vậy nên LHQ phải nỗ lực tìm kiếm các biện pháp để LHQ hoạt động có hiệu quả hơn trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Trước hết, cần phải tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau. Sau đó, LHQ cần phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất trong khuôn khổ thẩm quyền mà các quốc gia thành viên trao cho dựa trên các ĐƯQT hay các tập quán quốc tế đã có. Cần thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các mối quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương LHQ; đóng góp tích cực vào việc thu hẹp khoảng cách phát triển, trong đó có việc thực hiện 7 Các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, để toàn cầu hóa trở thành một lực lượng tích cực đối với toàn thể nhân dân thế giới; thực hiện cải tổ toàn diện LHQ . Hơn thế nữa, cần phải thường xuyên tổ chức các diễn đàn, hội nghị để các quốc gia đàm phán, thương lượng, nâng cao tầm hiểu biết, góp phần tích cực vào quá trình xây dựng hệ thống pháp luật quốc tế. C. KẾT LUẬN. Tóm lại, qua những phân tích ở trên chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của LHQ - tổ chức quốc tế đa phương lớn nhất toàn cầu hiện nay trong bối cảnh toàn cầu đang có nhiều bất ổn. Tuy rằng vẫn còn một số bất cập nhưng thực sự LHQ đã đóng góp rất nhiều nỗ lực, thành tựu trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Đặc biệt, cần phải nâng cao vai trò của LHQ để tổ chức này có thể giúp sức nhiều hơn nữa trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế, qua đó xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển hơn. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan