Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ đánh giá và đề xuất quản lý sử dụng đất bãi rác thải hợp lý trên địa bàn huyện g...

Tài liệu đánh giá và đề xuất quản lý sử dụng đất bãi rác thải hợp lý trên địa bàn huyện gia lâm – thành phố hà nội

.PDF
109
143
51

Mô tả:

MỤC LỤC Lời cam đoan...................................................................................................... ii Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii Mục lục ............................................................................................................ iv Danh mục bảng ................................................................................................ vii Danh mục các chữ viết tắt................................................................................ viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết ..................................................................................................... 1 2. Mục đích, yêu cầu........................................................................................... 2 2.1. Mục đích ..................................................................................................... 2 2.2. Yêu cầu ....................................................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 3 1.1.Cơ sở lý luận của việc đánh giá và đề xuất quản lý đất bãi rác thải hợp lý .............3 1.1.1. Vị trí, vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ............. 3 1.1.2. Ảnh hưởng của rác thải; đất bãi thải, xử lý chất thải đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường ............................................ 3 1.2. Căn cứ pháp lý của việc đánh giá và đề xuất quản lý đất bãi rác thải hợp lý trên địa bàn huyện Gia Lâm- thành phố Hà Nội. .............................. 8 1.3. Tình hình nghiên cứu quản lý đất bãi rác thải trong và ngoài nước .............. 9 1.3.1. Tình hình nghiên cứu quản lý đất bãi rác thải ở một số nước trên thế giới................................................................................................ 9 1.3.2. Tình hình nghiên cứu quản lý đất bãi rác thải ở Việt Nam ............... 14 1.3.3. Tình hình nghiên cứu quản lý đất bãi rác thải trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................................. 16 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 19 2.2. Phạm vi nghiên cứu. .................................................................................. 19 2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 19 2.4. Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................... 19 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................. 19 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................ 20 2.4.3. Phương pháp thống kê. .................................................................... 20 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................... 20 2.4.5. Phương pháp đánh giá dựa trên các chỉ tiêu .................................... 19 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 22 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng đất của huyện Gia Lâm. ............................. 22 3.1.1. §iÒu kiÖn tù nhiªn............................................................................... 22 3.1.2. C¸c nguån tµi nguyªn ......................................................................... 24 3.1.3. Thùc tr¹ng m«i tr−êng ........................................................................ 27 3.1.4. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ................................. 28 3.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng đất của huyện Gia Lâm. ......................................................................................... 34 3.2. Hiện trạng sử dụng đất, biến động các loại đất và đánh giá tính hợp lý của việc sử dụng các loại đất .................................................................... 36 3.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất trên địa bàn huyện .......................... 36 3.2.2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất. ...................................... 39 3.2.3.Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất: ........................................................................................... 43 3.3. Phân tích tình hình quản lý đất bãi rác thải trên địa bàn huyện Gia Lâm .... 48 3.3.1. Đối tượng quản lý và sử dụng đất bãi rác thải .................................. 48 3.3.2. Các quy định của pháp luật về quản lý đất bãi rác thải trên địa bàn huyện Gia Lâm. ....................................................................... 49 3.4. Đánh giá hiện trạng đất bãi rác thải trên địa bàn huyện Gia Lâm ............... 52 3.4.1. Hiện trạng đất bãi rác thải trên địa bàn huyện Gia Lâm. .................. 52 3.4.2. Phân tích số lượng, quy mô, diện tích các bãi rác thải trên địa bàn huyện Gia Lâm ......................................................................... 53 3.4.3. Phân tích vị trí đất bãi rác thải trên địa bàn huyện Gia Lâm ............. 55 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v 3.4.4. Phân tích thực trạng hạ tầng kỹ thuật của đất bãi rác thải trên địa bàn huyện Gia Lâm. ....................................................................... 59 3.4.5. Đánh giá mức độ hợp lý của đất bãi rác thải trên địa bàn huyện Gia Lâm. .......................................................................................... 62 3.4.6. Phân tích thực trạng hoạt động của Bãi chôn lấp và xử lý chất thải sinh hoạt đô thị Kiêu Kỵ tại xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm. ........ 67 3.5. Đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng, phân bổ đất bãi rác thải hợp lý trên địa bàn huyện Gia Lâm- thành phố Hà Nội. ........................................ 72 3.5.1. Mục tiêu và quan điểm sử dụng đất bãi rác thải. .............................. 72 3.5.2. Định hướng sử dụng đất rác thải ...................................................... 77 3.5.3. Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý và sử dụng bãi rác thải đảm bảo vấn đề môi trường. .................................................... 77 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ................................................................................ 86 1. Kết luận ........................................................................................................ 86 2. Kiến nghị ...................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 88 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Số biểu Tên bảng biểu Trang 3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Gia Lâm năm 2014 ............. 36 3.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Gia Lâm năm 2014 ....... 39 3.3 . Tình hình biến động sử dụng đất huyện Gia Lâm ................................... 39 3.4. Bảng tổng hợp hiện trạng các điểm tập kết rác thải hiện có trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2014 ............................................................... 50 3.5. Biểu tổng hợp các điểm tập kết rác thải chịu ảnh hưởng bởi hướng gió tới các khu dân cư ............................................................................ 57 3.6. Biểu tổng hợp các điểm tập kết rác thải có chất lượng đường giao thông không đảm bảo cho việc thu gom, vận chuyển rác thải. ................ 60 3.7. Biểu tổng hợp các điểm tập kết, trung chuyển rác thải hợp lý ................ 65 3.8. Biểu tổng hợp các điểm tập kết, trung chuyển rác thải không thải hợp lý năm 2014 .................................................................................... 65 3.9. Bảng kết quả khối lượng hoạt động của Khu xử lý rác thải xã Kiêu Kỵ năm 2014 ......................................................................................... 70 3.10. Danh mục kế hoạch sử dụng đất rác thải huyện Gia Lâm năm 2016 ....... 77 3.11. Bảng tổng hợp các điểm tập kết rác thải đề xuất xây dựng trong thời gian tới .................................................................................................. 79 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN : Công nghiệp CTR : Chất thải rắn HĐND : Hội đồng nhân dân NN : Nông nghiệp TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTCN : Tiểu thủ công nghiệp TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết Đất đai là nguồn tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992 ở chương II, điều 18 đã quy định rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài”. Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế của đất nước, đặc biệt trong những giai đoạn gần đây thì rác thải của các ngành sản xuất cũng như rác thải sinh hoạt hàng ngày của người dân tăng lên nhanh chóng. Vì thế, việc đánh giá và đề xuất quản lý, sử dụng đất bãi rác thải sao cho vừa tiêt kiệm đất tối đa đồng thời đảm bảo được vệ sinh môi trường là một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội là huyện ngoại thành bao gồm 02 thị trấn và 20 xã với trên 100 đơn vị hành chính sự nghiệp, hơn 1000 doanh nghiệp và khoảng hơn 10.000 hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Trong những năm gần đây nhờ các chính sách đầu tư của Nhà nước cũng như xu thế phát triển chung của cả nước, nền kinh tế của huyện đã có những bước phát triển rõ rệt. Tuy nhiên cũng chính vì vậy đã làm cho lượng rác thải của huyện tăng lên nhanh chóng. Chính vì vậy công tác đánh giá và đề xuất hướng sử dụng hợp lý đất bãi rác thải đảm bảo được tính cấp thiết trong công tác chống ô nhiễm và đảm bảo vệ sinh môi trường trong toàn huyện. Xuất phát từ yêu cầu trên, được sự phân công của Khoa Quản Lý Đất Đai trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, cùng sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Quang Học - giảng viên Khoa Quản Lý Đất Đai, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá và đề xuất quản lý sử dụng đất bãi rác thải hợp lý trên địa bàn huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội”. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 2. Mục đích, yêu cầu 2.1. Mục đích - Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất bãi rác thải, tình hình rác thải trên địa bàn huyện. - Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất bãi rác thải trên địa bàn huyện Gia Lâm, đưa ra đánh giá về mức độ hợp lý của các bãi rác thải từ đó đề xuất sử dụng đất bãi rác hợp lý trên địa bàn huyện Gia Lâm. - Nâng cao ý thức của người dân trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất cũng như bảo vệ môi trường. 2.2. Yêu cầu - Nắm rõ các quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất hiện hành. - Nắm rõ tình hình về điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế xã hội tác động đến sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất bãi rác thải. - Đảm bảo số liệu trung thực, khách quan, chính xác. - Các đánh giá và đề xuất đưa ra phải có cơ sở khoa học và có tính khả thi. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Cơ sở lý luận của việc đánh giá và đề xuất quản lý đất bãi rác thải hợp lý 1.1.1. Vị trí, vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Đất (hay còn gọi là thổ nhưỡng) là phần tơi xốp của lớp vỏ Trái đất mà trên đó có các hoạt động của sinh vật. Độ dày thường được quy định từ 120 – 150 cm kể từ lớp đất mặt. Ở những nơi có tầng đất mỏng thì được tính từ lớp đá mẹ hay tầng cứng rắn mà rễ cây không thể xuyên qua được trở lên, có khi chỉ 10 – 20 cm. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Trong quá trình lao động, con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho con người, vì vậy đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời vừa là sản phẩm lao động của con người. Đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế quốc doanh và hoạt động của con người. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động - thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Bởi vậy việc sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia. 1.1.2. Ảnh hưởng của rác thải; đất bãi thải, xử lý chất thải đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường 1.1.2.1. Khái niệm rác thải, đất bãi rác thải a. Khái niệm rác thải Rác thải là các chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Rác thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc các dạng khác (Vũ Quyết Thắng, Lê Đông Phương, 2002). Rác thải gao gồm các loại sau: - Rác thải công nghiệp, xây dựng: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 + Rác thải công nghiệp là tất cả các loại chất thải loại ra từ dây chuyền sản xuất của các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (Vũ Quyết Thắng, Lê Đông Phương, 2002). + Rác thải xây dựng bao gồm các phế thải được loại ra từ quá trình xây dựng, các công trình dân dụng; công nghiệp, an ninh quốc phòng, hạ tầng kỹ thuật cũng như các công trình xây dựng khác. Bùn cặn được sinh ra từ các hệ thống xử lý nước và từ hệ thống cống thoát nước của thành phố (Vũ Quyết Thắng, Lê Đông Phương, 2002). - Rác thải y tế: Rác thải y tế gồm tất cả các rác thải phát sinh trong mọi hoạt động của bệnh viện và các cơ sở y tế. Trong rác thải ở bệnh viện có chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các hoạt động chuyên môn, trong quá trình khám chữa bệnh, xét nghiệm tại bệnh viện và các cơ sở y tế (Vũ Quyết Thắng, Lê Đông Phương, 2002). - Rác thải nông nghiệp: là tất cả các chất thải phát sinh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đây chủ yếu là rác thải hữu cơ đốt cháy được. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay ở các địa phương, việc lạm dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật đang trở nên rất phổ biến, những tàn dư này đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước và sản phẩm nông nghiệp (Vũ Quyết Thắng, Lê Đông Phương, 2002). - Rác thải sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt là các loại chất thải phát sinh trong mọi hoạt động của con người ở gia đình, công sở, trường học, khu vực đóng quân của các lực lượng vũ trang, chợ, trung tâm thương mại, khu du lịch, các nơi sinh hoạt và vui chơi giải trí công cộng (Vũ Quyết Thắng, Lê Đông Phương, 2002). b. Khái niệm đất bãi thải, xử lý chất thải Đất bãi thải, xử lý chất thải là loại đất được sử dụng vào mục đích tập kết rác thải hay sử dụng vào mục đích chôn lấp, xử lý rác thải phát sinh từ các hoạt động của con người như sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt… Các hình thức cụ thể sau: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 - Điểm tập kết chất thải rắn tập trung của xã: là khu đất được chọn làm nơi tạm thời tập kết chất thải rắn từ các hộ gia đình để chuyển đi chôn lấp, xử lý tại điểm xử lý chất thải rắn thải tập trung. - Điểm xử lý chất thải rắn tập trung của huyện: là khu đất được chọn xây dựng điểm xử lý chất thải rắn tập trung của huyện với quy mô chôn lấp chất thải rắn cho 02 xã trở lên, phù hợp với quy hoạch của Huyện và Thành phố. - Điểm chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là điểm xử lý chất thải rắn tập trung của huyện có sử dụng hình thức chôn lấp chất thải rắn và áp dụng các biện pháp đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. - Khu xử lý chất thải rắn tập trung bao gồm: + Khu liên hợp xử lý chất thải rắn: là tổ hợp của một hoặc nhiều hạng mục công trình xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn và bãi chôn lấp chất thải rắn. + Nhà máy xử lý chất thải rắn: là cơ sở xử lý chất thải rắn bao gồm đất đai, nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ trợ được sử dụng cho hoạt động xử lý chất thải rắn. 1.1.2.2. Ảnh hưởng của đất bãi rác thải đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Đất bãi rác thải nếu không được quy hoạch và quản lý một cách thích hợp thì sẽ vừa gây lãng phí quỹ đất vừa ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương nói riêng hay một vùng huyện, tỉnh nói chung (Nguyễn Văn Phước, 2008). Ở trong những khu dân cư xuất hiện các bãi rác tự phát không phù hợp với quy hoạch sẽ gây ra các mùi hôi thối, mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của người dân và làm mất cảnh quan trong khu dân cư nơi có các bãi rác thải tự phát và các vùng lân cận (Nguyễn Văn Phước, 2008). Hiện nay, các bãi chất thải tự phát trong các khu dân cư, không được quy hoạch hợp lý không những gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí mà còn ảnh hưởng đến vấn đề giao thông. Với một lượng lớn chất thải sẽ cản trở việc lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông trên quốc lộ. Chất thải thường khi mưa xuống sẽ trôi vào các cống rãnh làm cho nước mưa không thoát được, gây ngập Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 lụt và ùn tắc giao thông. Việc thu gom, vận chuyển chất thải cũng làm cho mạng lưới giao thông dày lên, làm cho việc lưu thông trở nên khó khăn, phức tạp, đồng thời làm ảnh hướng đến hệ thống công trình giao thông như đường xá, cầu cống (Nguyễn Văn Phước, 2008). Tại các bãi chất thải lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực: gây ô nhiễm không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người. Chất thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống thoát nước khu dân cư (Nguyễn Văn Phước, 2008). 1.1.2.3. Ảnh hưởng của đất bãi rác thải tới môi trường a. Ảnh hưởng của các bãi chất thải sinh hoạt đối với môi trường nước Các bãi tập kết rác thải hay các khu đất được sử dụng làm bãi chon lấp hoặc xử lý chất thải nếu không được quy hoạch, bố trị tại những vị trí thích hợp sẽ là cho các chất thải, đặc biệt là chất thải hữu cơ phân tán ra môi trường bên ngoài đặc biết là trong môi trường nước sẽ bị phân huỷ nhanh chóng (Lê Văn Khoa, 2004). Tại các bãi chất thải, nước có trong chất thải sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ,…. Nước rò rỉ di chuyển trong bãi chất thải sẽ làm tăng khả năng phân huỷ sinh học trong rác cũng như quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân huỷ sinh học, hoá học, … nhìn chung mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉ rất cao. Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại, chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 nghiêm trọng cho sức khỏe con người hiện tại và cả thế hệ mai sau (Lê Văn Khoa, 2004). b. Ảnh hưởng của các bãi chất thải đối với môi trường không khí Các bãi tập kết rác thải của từng thôn và từng xã nếu không được thu gom, vận chuyển tới nơi chôn lấp hoặc xử lý rác thải định kỳ theo quy định, các bãi chôn lấp, xử lý rác thải không được xử lý kịp thời thì các chất thải đặc biệt là các chất thải hữu cơ có trong rác thải dễ bị phân huỷ (như thực phẩm, trái cây hỏng,…), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35oC và độ ẩm 70 – 80%) sẽ được các vi sinh vật phân huỷ tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm khác có tác động xấu đến môi trường, sức khoẻ và khả năng hoạt động của con người (Lê Văn Khoa, 2004). c. Ảnh hưởng của đất bãi rác thải đến môi trường đất Thành phần chất thải khá phức tạp, bao gồm giấy, thức ăn thừa, rác làm vườn, kim loại, thuỷ tinh, nhựa tổng hợp,… có thể xử lý chất thải bằng cách chế biến, chôn lấp, nhưng bằng cách gì thì môi trường đất cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân huỷ trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản (Lê Văn Khoa, 2004). Với một lượng chất thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân huỷ các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này. Đối với chất thải không phân huỷ (nhựa, cao su, …) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp là nguy cơ gây thoái hoá và giảm độ phì của đất. Ảnh hưởng quan trọng nhất đối với đất là việc tích tụ các chất chứa kim loại nặng, sơn, các chất khó phân huỷ như nylon, sành sứ … trong đất. Các chất này được giữ lại trong đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính chất đất sau này (Lê Văn Khoa, 2004). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 1.2. Căn cứ pháp lý của việc đánh giá và đề xuất quản lý đất bãi rác thải hợp lý trên địa bàn huyện Gia Lâm- thành phố Hà Nội. Các quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý đất bãi rác thải trên địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng, trên địa bàn thành phố Hà Nội và cả nước nói chung. - Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội ngày 28/12/2000; - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; - Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 18/06/2014; - Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/06/2009; - Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về Quản lý chất thải rắn; - Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn Thành phố Hà Nội - Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 25/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xử lý CTR Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; - Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; - TCXDVN 6696:2000: CTR-Bãi chôn lấp hợp vệ sinh-Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường; TCXDVN 261:2001: Bãi chôn lấp CTR – Tiêu chuẩn thiết kế; - Trang WEB Bộ Tài nguyên và Môi trường : http://www.monre.gov.vn - Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2020. tầm nhìn tới 2030. - UBND huyện Gia Lâm. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm đến năm 2010 định hướng đến năm 2020. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8 1.3. Tình hình nghiên cứu quản lý đất bãi rác thải trong và ngoài nước 1.3.1. Tình hình nghiên cứu quản lý đất bãi rác thải ở một số nước trên thế giới 1.3.1.1. Pháp: Pháp là nước phát triển trong khối thị trường chung Châu Âu, có diện tích 550.000 km2 , dân số là 62 triệu người. Việc sử dụng đất bãi thải và xử lý rác thải ở Pháp tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt của Chính phủ . Trong đó kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của các vùng đều phải có kế hoạch chi tiết cho việc sử dụng đất bãi thải dành cho việc xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt, kế hoạch khôi phục và nâng cấp các bãi rác cũ và các khu vực đã bị ô nhiễm (Nguyễn Văn Sinh, 2007). Cơ quan môi trường và quản lý năng lượng chịu trách nhiệm về việc khử nhiễm các vùng bỏ hoang . Để quản lý nguồn thải, bảo vệ môi trường, Chính phủ Pháp đã ban bố các quy định như: - Thu khí mê-tan từ rác, sản xuất chất đốt, thu gom và tái chế các sản phẩm phụ từ các loại chất thải. - Quy trình bảo vệ môi trường, giảm các chất thải lỏng và rắn. - Lưu trữ các chất thải cuối cùng không cho phát tán ra môi trường. Kiểm soát các quá trình phát sinh các chất đi - ô - xin và Phu - ran khi sử dụng nhiên liệu và khi đốt vật liệu. Theo thống kê, Pháp là nước sử dụng phương pháp phân hủy chất thải vi sinh nhiều nhất (chiếm tới 30% tổng lượng chất thải) (Nguyễn Văn Sinh, 2007). Chính phủ Pháp đã thực hiện các chính sách về quản lý chất thải, rác thải sinh hoạt bao gồm việc phân loại, thu gom và xử lý theo những nguyên tắc mới như sau: - Giới thiệu về việc kế hoạch hoá tại mỗi tỉnh, mỗi bản kế hoạch về rác thải đô thị phải được lập để ấn định việc quản lý rác thải, bao gồm cả việc hoạch định mô hình tối ưu cho việc vận chuyển chúng; thậm chí tại mỗi vùng, một bản kế hoạch về việc quản lý chất thải công nghiệp đặc biệt cũng phải được đưa ra. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9 - Hỗ trợ, ứng dụng các kỹ thuật xử lý chất thải hiện đại nhất để đảm bảo việc xử lý rác thải đạt hiệu quả cao nhất. - Kiểm soát, giám sát chặt chẽ việc đưa rác thải vào các bãi chôn lấp, chỉ có những chất thải khi đã qua quá trình xử lý triệt để mới được đưa vào bãi chôn lấp này. - Thường xuyên khắc phục và nâng cấp các bãi rác cũ ở các khu vực đã bị ô nhiễm. - Thông tin công khai và tuyên truyền trong dân chúng. Như vậy, chính sách này nhằm vào việc đưa ra một chiến lược đồng bộ về quản lý chất thải. Lượng chất thải, rác thải sinh hoạt, đặc biệt là lượng bao bì đóng gói phải được giảm; việc thu gom có chọn lọc cũng được ưu tiên, tạo điều kiện cho việc phân loại và tái chế (Nguyễn Văn Sinh, 2007). Ba mục tiêu nữa cũng được trú trọng đó là: + Tài trợ cho chính sách nghiên cứu và phát triển; + Tài trợ cho việc nâng cấp các nơi tập trung rác “bị bỏ quên” của thành phố; + Trợ giúp cho chính quyền thành phố nơi tiếp cận các tổ hợp xử lý chất thải mới 1.3.1.2. Nhật Bản Nhật Bản là một trong những nước đứng đầu thế giới về lượng rác thải phát sinh trong ngày. Với tổng diện tích tự nhiên là 377.834 km2 , dân số khoảng 128 triệu người. Mức độ đô thị hoá của Nhật Bản diễn ra rất nhanh, lượng chất thải, rác thải sinh hoạt phát sinh là 1,5 kg/người/ngày. Sớm nhận thấy những vấn đề bức xúc do chất thải gây ra, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu ban hành các văn bản luật để điều chỉnh và nghiên cứu đẩy mạnh các công nghệ, các biện pháp xử lý chất thải nhằm sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm quỹ đất bãi thải cho việc xử lý chất thải (Nguyễn Văn Sinh, 2007). Các khâu phân loại, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt được thực hiện phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu quản lý đất đai. Việc phân loại và xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt ở Nhật Bản được thực hiện trên nguyên tắc “sử dụng triệt để, phế thải của quy trình này là nguyên liệu của quy trình khác” cụ thể như sau: Lượng chất thải, rác thải sinh hoạt xử lý theo kế hoạch của Nhật Bản được chia thành 2 loại chính (Nguyễn Văn Sinh, 2007). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10 - Chất thải cháy được: + Đối với các loại chất cháy được, nhưng khi đốt không tạo ra các khí thải độc hại như: giấy, rác hữu cơ, sợi, cây, cỏ được xử lý bằng phương pháp đốt để làm giảm thể tích chất thải, rác thải sinh hoạt rồi chôn lấp. + Đối với các loại chất thải, rác thải sinh hoạt như nhựa, cao su, da khi đốt sẽ tạo ra khí thải rất độc hại, vì vậy được xử lý bằng phương pháp cắt, ép để giảm thể tích chất thải, rác thải sinh hoạt rồi chôn lấp. + Đối với rác chợ, cỏ, gỗ... được xử lý bằng phương pháp ủ thành phân compost để sản xuất phân bón và chất cải tạo đất trồng. - Chất thải không cháy được: + Đối với các loại chất thải như kim loại, thuỷ tinh được xử lý bằng phương pháp nghiền rồi sản xuất các sản phẩm tái chế đưa vào sử dụng. + Đối với các loại chất thải như đá, cát, đồ sành sứ, gạch vụn được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Có thể thấy Nhật Bản là nước đã sử dụng khá tốt phương pháp phân loại và tái chế để xử lý chất thải. Tỷ lệ chất thải được tái chế đạt 38% tổng lượng chất thải, rác thải sinh hoạt phát sinh cao hơn cả Đan Mạch, Thuỵ Sĩ, Hà Lan .... Việc tổ chức quản lý chất thải ở Nhật Bản: - Nhà nước: Xây dựng cơ sở xử lý phế thải chung, xây dựng tiêu chuẩn xử lý, xây dựng cơ sở uỷ thác, phát triển và kỹ thuật. Nhà nước chỉ đạo giám sát thành phố thực hiện. - Thành phố: đặt trụ sở bảo hiểm tiếp nhận các thiết bị xử lý phế thải chung, ra các mệnh lệnh bổ sung. Thành phố chỉ đạo quận huyện trực tiếp thi hành. - Quận, huyện: Vạch ra kế hoạch xử lý phế thải chung, xử lý toàn bộ phế thải. Quận, huyện uỷ thác cho người được uỷ thác làm việc với “tổ chức, cá nhân là đối tượng xả thải”; cấp phép người xử lý phế thải hoạt động. - Đối tượng xả thải: được tập huấn các biện pháp loại thải thích hợp thông qua người được uỷ thác; hợp tác với người xử lý phế thải để xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt phát sinh. Nhà nước sẽ có bổ sung, giúp đỡ kinh phí cần thiết cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11 khâu xử lý rác cho quận, huyện trong quá trình trực tiếp thi hành việc xử lý toàn bộ chất thải, rác thải sinh hoạt. 1.3.1.3. Singapore Quốc đảo Singapore có diện tích là 697,25 km2 , với số dân số khoảng hơn 4 triệu người. Là một nước nhỏ, Singapore không có nhiều đất để chôn lấp rác như những quốc gia khác nên việc xử lý rác chủ yếu là phương pháp đốt và chôn lấp. Cả nước Singapore có 3 nhà máy đốt rác. Những thành phần chất thải không cháy được chôn lấp ở bãi rác ngoài biển (Nguyễn Văn Sinh, 2007). Bãi chôn lấp lớn nhất Singapore là bãi chôn lấp rác Semakau được xây dựng bằng cách đắp đê ngăn nước biển ở một đảo nhỏ ngoài khơi Singapore. Rác thải từ các nguồn khác nhau sau khi thu gom được đưa đến trung tâm phân loại rác. Ở đây rác được phân loại ra những thành phần cháy được và không cháy được. Những chất cháy được được chuyển tới các nhà máy đốt rác còn những chất không cháy được được đưa trở đến cảng trung chuyển (cảng trung chuyển rác Tuas Sounth), đổ lên xà lan để chở ra khu chôn lấp rác. Các công đoạn của hệ thống quản lý rác của Singapore hoạt động hết sức nhịp nhàng và ăn khớp với nhau từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển đến tận khi xử lý rác bằng đốt hay chôn lấp. Xử lý khí thải từ các lò đốt rác được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt để tránh sự chuyển dịch ô nhiễm từ dạng rắn sang dạng khí (Nguyễn Văn Sinh, 2007). Xây dựng bãi chôn lấp rác trên biển sẽ tiết kiệm được đất đai trong đất liền và mở rộng thêm đất khi đóng bãi. Tuy nhiên việc xây dựng những bãi chôn lấp như vậy đòi hỏi sự đầu tư ban đầu rất lớn. Mặt khác, việc vận hành bãi rác phải tuân theo những quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo sự an toàn của công trình và bảo vệ môi trường (Nguyễn Văn Sinh, 2007). 1.3.1.4. Thái Lan Thái Lan có diện tích là 514.000 km2 , với dân số khoảng 65,5 triệu người. 84% chất thải, rác thải sinh hoạt ở Thái Lan được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, số còn lại được xử lý bằng phương pháp đốt, chế biến phân vi Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12 sinh hay tái chế. Vì vậy diện tích đất bãi thải dành cho chất thải, rác thải sinh hoạt ở Thái Lan là khá lớn (Nguyễn Văn Sinh, 2007). Chính phủ Thái Lan đặt ra kế hoạch sử dụng đất bãi thải cho từng giai đoạn tương ứng với các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhằm sử dụng loại đất này một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất, phù hợp với các mục tiêu về kinh tế xã hội và sử dụng đúng theo kế hoạch đã được duyệt (Nguyễn Văn Sinh, 2007). Ở Thái Lan, sự phân loại rác được thực hiện ngay từ nguồn. Người ta chia ra 3 loại rác và bỏ vào 3 thùng riêng: những chất có thể tái chế; thực phẩm (Thái Lan sử dụng triệt để phế thải nông nghiệp phục vụ mục đích tái sử dụng) và các chất độc hại. Các loại rác này được thu gom và chở bằng các xe ép rác có màu sơn khác nhau (Nguyễn Văn Sinh, 2007). - Rác tái chế sau khi được phân loại sơ bộ ở nguồn phát sinh được chuyển đến nhà máy phân loại rác để tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng trong tái sản xuất. - Chất thải thực phẩm được chuyển đến nhà máy chế biến phân vi sinh. Những chất còn lại sau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh sẽ được xử lý bằng chôn lấp. - Chất thải độc hại sẽ được xử lý bằng phương pháp đốt. Một trung tâm xử lý rác hoàn thiện của Thái Lan bao gồm tất cả các đơn vị nói trên (chẳng hạn trung tâm xử lý rác On-Nuch ở Bangkok) (Nguyễn Văn Sinh, 2007). Ngoài ra, Thái Lan còn kết hợp các quá trình xử lý rác với phương pháp đốt. Chẳng hạn, lò đốt rác ở Phukhet có công suất trên 250 tấn rác/ngày hoạt động kèm theo bãi chôn lấp rác nhỏ để chôn lấp tro và những chất không cháy được (Nguyễn Văn Sinh, 2007). Rác thải được thu gom và vận chuyển đến các trung tâm xử lý rác hằng ngày từ 18h00 hôm trước đến 3h00 hôm sau. Các địa điểm xử lý rác của Thái Lan đều cách xa trung tâm thành phố ít nhất 30km (Nguyễn Văn Sinh, 2007). 1.3.1.5. Bài học kinh nghiệm từ việc sử dụng đất bãi thải cho việc xử lý chất thải của các nước nghiên cứu Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13 - Việc xử lý chất thải của các nước không giống nhau, nhưng mỗi nước luôn đặt mục tiêu hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường, quy trình xử lý rác thải sinh hoạt bằng các biện pháp phân loại và thu gom triệt để ngay tại nguồn. - Quy định bằng pháp luật và vận động tuyên truyền để cộng đồng dân cư thực hiện xã hội hóa việc xử lý rác thải theo nguyên tắc người (cơ sở) thải rác thải phải đóng kinh phí cho việc thu gom và xử lý rác đảm bảo vệ sinh môi trường. - Các nước đều áp dụng tối đa công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất (ưu tiên cho các công nghệ thân thiện với môi trường) để xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế tối đa tỷ lệ rác phải mang đi chôn lấp. - Quản lý chất thải được phân cấp theo các cấp hành chính: Nhà nước, thành phố, quận huyện, xã đến đối tượng xả thải. Chính phủ các nước rất coi trọng việc ban hành các luật, các văn bản dưới luật đối với việc xử lý chất thải và quản lý chất thải. Các văn bản luật quy định về chất thải được thực hiện một cách nghiêm túc nhờ việc ấn định trách nhiệm của người gây ô nhiễm, trách nhiệm này chỉ dừng lại sau khi kết thúc việc loại bỏ chất thải. - Quy trình khai thác sử dụng dất bãi thải cho việc xử lý chất thải đô thị vận hành tuân thủ theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt 1.3.2. Tình hình nghiên cứu quản lý đất bãi rác thải ở Việt Nam Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống được nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng rác thải phát sinh ngày càng lớn. Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khả năng đầu tư có hạn, việc quản lý chưa chặt chẽ cho nên việc quản lý tại các khu đô thị, các nơi tập chung dân cư với số lượng lớn, các khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm do chất thải rắn gây ra thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hầu hết các bãi rác trong các đô thị từ trước đến nay không theo quy hoạch tổng thể, nhiều thành phố, thị xã, thị trấn chưa có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải. Các bãi rác tự phát trong các khu dân cư đã và đang hình thành thêm từng ngày gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống và sự phát Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14 triển kinh tế của nhân dân. Chỉ một số ít tỉnh, thành có quy hoạch đất bãi rác cụ thể và quản lý tốt đất bãi rác, không để phát sinh các bãi rác trong khu dân cư. Việc thiết kế và xử lý chất thải hiện tại ở các đô thị đã có bãi chôn lấp lại chưa thích hợp, chưa được đầu tư quy mô để đáp ứng được nhu cầu xử lý rác thải của địa phương và vùng đó, chỉ là những nơi đổ rác không được chèn lót kỹ, không được che đậy, do vậy đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trường đất, nước, không khí… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, ở tất cả các thành phố, thị xã, đã thành lập các công ty môi trường đô thị có chức năng thu gom và quản lý rác thải. Nhưng hiệu quả của công việc thu gom, quản lý rác thải còn kém, chỉ đạt từ 30-70% do khối lượng rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn. Trừ lượng rác thải đã quản lý số còn lại người ta đổ bừa bãi xuống các sông, hồ, ngòi, ao, khu đất trống làm ô nhiễm môi trường nước và không khí. Phương thức xử lý rác thải chủ yếu là chôn lấp. Cả nước có 91 bãi chôn lấp rác thải thì có đến 70 bãi chôn lấp không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, không hợp vệ sinh. có 21 trong tổng số 91 bãi chôn lấp hiện có trong cả nước là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Phần lớn các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều được xây dựng bằng nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là hết sức khó khăn và hạn chế. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, và đặc biệt là quản lý chặt chẽ quỹ đất sử dụng làm đất bãi thải, xử lý rác thải một cách thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra bằng việc áp dũng các quy định cụ thể về việc thu gom và xử lý rác thải cũng như có các chế tài đủ sức răn đe đối với các trường hợp vứt rác bừa bãi, kiên quyết không để hình thành các bãi rác tự phát trong khu dân cư. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan