Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở phụ nữ 20 49 tuổi và một số yếu tố liên quan ...

Tài liệu Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở phụ nữ 20 49 tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã nam điền và nghĩa bình, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định năm 2020

.PDF
52
1
134

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRẦN HẢI YẾN ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở PHỤ NỮ 20 - 49 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI XÃ NAM ĐIỀN VÀ NGHĨA BÌNH, HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nam Định, năm 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRẦN HẢI YẾN ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở PHỤ NỮ 20 – 49 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI XÃ NAM ĐIỀN VÀ NGHĨA BÌNH, HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020 Ngành: Dinh Dưỡng Mã số: 7720401 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thế Trung Nam Định, năm 2022 i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Phòng Quản lý và Nghiên cứu khoa học, Hội đồng xét duyệt đề tài cấp cơ sở và Khoa Y tế Công cộng trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và làm khóa luận. Em xin trân trọng cảm ơn thầy Lê Thanh Tùng – chủ nhiệm đề tài cấp tỉnh “Tình trạng dinh dưỡng ở phụ nữ 20 - 49 tuổi tại một số xã khu vực ven biển tỉnh Nam Định năm 2020” của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến T.S Lê Thế Trung – Giảng viên hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người luôn ở bên quan tâm, động viên, ủng hộ trong suốt quá trình học tập, thực hiện khóa luận và cũng như trong cuộc sống. Nam Định, ngày tháng Sinh viên Trần Hải Yến năm 2022 ii LỜI CAM ĐOAN Em là Trần Hải Yến, sinh viên khóa 1, chuyên ngành Dinh dưỡng, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, xin cam đoan: 1. Khóa luận này do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của T.S Lê Thế Trung. Để thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em đã được sự đồng ý của PGS.TS. Lê Thanh Tùng chủ nhiệm đề tài cấp tỉnh “Tình trạng dinh dưỡng ở phụ nữ 20 - 49 tuổi tại một số xã khu vực ven biển tỉnh Nam Định năm 2020” của trường Đại học Điều dưỡng cho phép sử dụng một phần số liệu đề tài. 2. Khóa luận này không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số tài liệu, thông tin khóa luận là hoàn toàn chính xác, trung thực, khách quan và đã được chấp nhận, xác nhận của cơ sở nới thực hiện đề tài. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết trên! Nam Định, Ngày tháng Sinh viên Trần Hải Yến năm 2022 iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 MỤC TIÊU ............................................................................................................. 2 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm tình trạng dinh dưỡng ............................................................. 3 1.1.2. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng .......................................... 3 1.2. Thừa cân béo phì ........................................................................................... 7 1.2.1. Nguyên lý dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. ...................................... 7 1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ......................................... 9 1.2.3. Hậu quả ................................................................................................. 11 1.2.4. Can thiệp dinh dưỡng cho thừa cân, béo phì .......................................... 11 1.3. Thiếu năng lượng trường diễn ..................................................................... 12 1.3.1. Nguyên nhân ......................................................................................... 12 1.3.2. Hậu quả ................................................................................................. 13 1.3.3. Thiếu máu dinh dưỡng .......................................................................... 13 1.4. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 16 1.4.1. Trên thế giới .......................................................................................... 16 1.4.2. Tại Việt Nam ........................................................................................ 17 Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ........................................................................ 19 2.1. Giới thiệu về xã Nam Điền và Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, Thành phố Nam Định .......................................................................................................... 19 2.2. Phương tiện thực tiễn................................................................................... 21 2.3. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ................................................................... 23 iv 2.4. Một số ưu điểm và tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện điều tra tại xã Nam Điền, Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. ............................. 27 Chương 3: KHUYẾN NGHỊ.................................................................................. 28 Chương 4: KẾT LUẬN ......................................................................................... 29 4.1. Thực trạng về tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ từ 20 - 29 tuổi vùng ven biển ...... 29 4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại xã Nam Điền, Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. ... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: BỘ CÂU HỎI Phụ lục 2: PHIẾU HỎI GHI KHẨU PHẦN 24 GIỜ QUA (cá thể) v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) CED Chronic Energy Deficiency (Thiếu năng lượng trường diễn) FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) TTDD Tình trạng dinh dưỡng UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) WHR Waist-to-Hip Ratio (Tỷ lệ eo – mông) vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI ............................................................. 5 Bảng 1.2. Tình trạng sức khỏe theo WHR ............................................................... 6 Bảng 1.3. Ảnh hưởng của lối sống hiện đại đối với hoạt động thể lực .................... 10 Bảng 1.4. Bảng đánh giá tình trạng thiếu máu ....................................................... 14 Bảng 2.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu ....................................................... 23 Bảng 2.2. Thu nhập trung bình tháng ..................................................................... 23 Bảng 2.3. Chi tiêu cho thực phẩm trung bình tháng .............................................. 24 Bảng 2.4. Chỉ số cân nặng, chiều cao..................................................................... 24 Bảng 2.5. Phân loại chỉ số BMI ............................................................................. 24 Bảng 2.6. Chỉ số vòng eo/ mông ............................................................................ 25 Bảng 2.7. Phân loại chỉ số WHR ........................................................................... 25 Bảng 2.8. Phân loại tỷ lệ mỡ cơ thể ....................................................................... 26 Bảng 2.9. Tỷ lệ đối tượng đã nghe về thiếu máu .................................................... 26 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì ............................ 8 Hình 2.1. Cân đối tượng ........................................................................................ 21 Hình 2.2. Đo chiều cao đối tượng .......................................................................... 22 Hình 2.3. Phỏng vấn đối tượng .............................................................................. 22 Hình 2.4. Tỷ lệ % chỉ số BMI ................................................................................ 25 Hình 2.5. Tỷ lệ % chỉ số WHR .............................................................................. 26 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và phát triển của cơ thể phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhất là tại các vùng ven biển – nơi chịu nhiều ảnh hưởng thiên tai như bão, lũ lụt,... Vì ở vùng biển nên công việc chủ yếu ở đây là ngư dân chuyên khai thác, đánh bắt thủy hải sản và các hoạt động này có sự tham gia chính của những người đàn ông khỏe mạnh ra. Các công việc khác như quán xuyến gia đình, chăm sóc con cái khiến gánh nặng cũng đặt lên vai người phụ nữ ở nhà. Khi người phụ nữ có dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lao động, chất lượng cuộc sống, tình trạng sức khỏe, nguy cơ dễ mắc các bệnh mạn tính không lây, ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của trẻ khi mới sinh ra nếu người mẹ trước mang thai và trong khi mang thai có dinh dưỡng dưỡng không hợp lý. Theo tổng điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia năm 2009 - 2010, tình trạng thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ xảy ra rất phổ biến, vào những năm 2000 có tỷ lệ 28,5%, năm 2005 giảm xuống còn 21,9% và đến năm 2009 tỷ lệ này vẫn còn tận 18,0%; ta thấy được tốc độ giảm trong các năm còn khá chậm. Đặc biệt CED (thiếu năng lượng trường diễn) ở phụ nữ dân tộc thiểu, ít được quan tâm có tỷ lệ còn khá cao như Tuyên Quang (2016) là 22,2% [2] và Thái Nguyên (2017) là 16,4% [4]. Theo nghiên cứu và phân tích tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ thu nhập thấp thừa cân, béo phì có tỷ lệ là 9,5% [6] Tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ là vấn đề rất cần sự quan tâm và chú ý, đây là tình trạng đã được nghiên cứu ở vùng núi, dân tộc thiểu số, thành thị nhưng vẫn chưa có đề tài nào có đối tượng là phụ nữ vùng ven biển cụ thể, đó là hai xã Nam Điền, Nghĩa Bình huyện Nghĩa Hưng, thành phố Nam Định. Đây là khu vực ven biển có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, bão lũ lụt, nước biển xâm ngập mặn. Từ đó cung cấp số liệu nhằm có thể xây dựng chương trình can thiệp dinh dưỡng kịp thời và hợp lý cho đối tượng là phụ nữ vùng ven biển Nghĩa Hưng nói riêng và cả nước nói chung. Từ những thực trạng đó, em xin đề xuất khóa luận “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở phụ nữ 20 – 49 tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã Nam Điền và Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2020” với 2 mục tiêu như sau. 2 MỤC TIÊU 1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng ở phụ nữ 20 - 49 tuổi xã Nam Điền và Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2020. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở phụ nữ 20 49 tuổi xã Nam Điền và Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2020. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm tình trạng dinh dưỡng Tình trạng dinh dưỡng hiện đang là mối quan tâm của xã hội trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là kết quả của việc thực phẩm sử dụng được chuyển hóa trong cơ thể và đồng thời sẽ phản ánh lên tình trạng sức khỏe. Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc và hóa sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [9]. Tình trạng dinh dưỡng của một quần thể dân cư được thể hiện bằng tỷ lệ cá thể bị tác động bởi các vấn đề dinh dưỡng [20]. Tỷ lệ trên nhằm đưa ra tình trạng dinh dưỡng của toàn bộ quần thể dân cư ở cộng đồng đó, từ đó có so sánh với các cộng đồng khác. 1.1.2. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là quá trình thu thập và phân tích thông tin, số liệu về tình trạng dinh dưỡng và nhận định tình hình trên cơ sở các thông tin số liệu đó [20]. Từ đó có thể dự đoán tình trạng sức khỏe của cá thể hay quần thể một cách sơ bộ cụ thể hơn, hỗ trợ cho việc lập kế hoạch can thiệp một số bệnh mạn tính không lây hay bệnh thiếu, thừa dinh dưỡng nhằm cải thiện bệnh. Hiện nay, có một số phương pháp nhanh để đánh giá tình trạng dinh dưỡng một cách căn bản như: nhân trắc học, khảo sát khẩu phần ăn 24 giờ. 1.1.2.1. Phương pháp khảo sát khẩu phần ăn 24 giờ: - Đây là phương pháp dựa vào khẩu phần ăn trong 1 ngày (24 giờ) từ đó có thể đánh giá lượng thực phẩm, gia vị hàng ngày đã đưa vào cơ thể nhiều, ít hay trung bình với mỗi cá thể. Phương pháp này gồm các bước như sau: + Ghi nhớ lại thực đơn ngày cần khảo sát. + Mô tả chi tiết từng món ăn: kích thước, độ dày của mỗi thực phẩm; số miếng, số gắp; gia vị nêm như thế nào nhiều hay ít; ăn món gì trước;... + Dựa vào bảng thành phần thực phẩm, từ đó có thể tính được năng lượng và dưỡng chất của khẩu phần vừa điều tra. 4 + Nhận định kết quả đã sau khảo sát. 1.1.2.2. Nhân trắc học: Nhân trắc học xuất hiện trong hầu hết các điều tra cơ bản, đó là chỉ số cân nặng, chiều cao, kích thước vòng eo, vòng mông. Từ đó có thể áp dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và kích thước cơ thể theo tuổi của đối tượng điều tra. Cùng với đó, nhân trắc học còn là phương pháp đơn giản, an toàn, dễ thực hiện trên mẫu lớn, trang thiết bị không quá đắt và dễ vận chuyển. *BMI (Body Mass Index): Hiện nay, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có khuyến nghị về việc xác định tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành bằng cách dùng chỉ số khối cơ thể ( Body Mass Index, BMI) [26]. Chỉ số trên được tính dựa trên chỉ sổ cân nặng và chiều cao. Cân người lớn: nam giới chỉ mặc quần đùi, cởi trần, không đi giày dép; nữ giới mặc quần áo gọn gàng và phải trừ bớt cân nặng trung bình của quần áo khi tính kết quả. Người được cân đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân bổ đều cả hai chân. Cân đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh cân về vị trí cân bằng ở số 0. Hàng ngày phải kiểm tra cân hai lần bằng cách dùng quả cân chuẩn (hoặc vật tương đương, ví dụ một can nước) để kiểm soát độ chính xác, độ nhậy của cân. Cân nặng được ghi với 1 hoặc 2 số lẻ, thí dụ 11,2kg tùy theo loại cân có độ nhạy 100g hoặc 10g [7]. - Kỹ thuật cân[7]: + Chọn cân có độ chính xác đến 100g. + Đặt ở nơi bằng phẳng chắc chắn, thuận tiện cho đối tượng bước lên bước lên cân. + Chỉnh cân về số 0 trước khi cân. + Cân vào một thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng, lúc vừa ngủ dậy, sau khi đi tiểu, đại tiện, vẫn chưa ăn gì. + Mặc quần áo tối thiểu, bỏ dày dép, mũ nón và các vật nặng khác trong người. + Đứng giữa bàn cân mắt nhìn thẳng, không cử động (bàn cân). + Người đọc nhìn thẳng chính giữa mặt cân, đọc khi cân thăng bằng, ghi số theo kg với 1 số thập phân (ví dụ 10,6kg, 9,5kg...). - Kỹ thuật đo chiều cao[7]: 5 + Đặt thước đo chiều dài nằm ở vị trí bằng phẳng, chắc chắn. + Thước đo chiều cao đứng phải được đóng chắc chắn trên một mặt phẳng thẳng đứng và phải đảm bảo thước về số 0 khi chạm đất. + Bỏ guốc, giầy, dép, mũ nón, bờm tóc, khăn, búi tóc... + Đo đứng: Đứng quay lưng vào thước đo, 2 chân sát vào nhau. + Đo đứng cần đảm bảo các điểm chạm vào mặt phẳng của thước: 2 gót chân, 2 bụng chân, 2 mông, 2 vai và chẩm. Trục cơ thể trùng với trục thước đo, mắt nhìn thẳng, 2 tay buông thõng 2 bên. + Kết quả đo được lấy đơn vị là cm với 1 số lẻ. Công thức tính BMI: = â ặ ℎề ( ) ( ) Dựa vào chỉ số BMI có thể phân loại tình trạng dinh dưỡng của đối tượng theo bình thường, thiếu năng lượng trường diễn và béo phì như sau: Bảng 1.1. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI Tình trạng dinh dưỡng Chỉ số BMI Béo phì độ III ≥ 40 Béo phì độ II 35 – 39,99 Béo phì độ I 30 – 34,99 Béo phì ≥ 30 Tiền béo phì 25 – 29,99 Thừa cân ≥ 25 Bình thường 18,5 – 24,99 Gầy < 18,5 CED độ I 17 – 18,49 CED độ II 16 – 16,99 CED độ III Dưới 16 6 * WHR (Waist-to-hip ratio): Chỉ số BMI được toàn thế giới sử dụng rộng rãi và là thước đo béo phì, suy dinh dưỡng nhưng lại không thể phân biệt tỷ lệ mỡ trong cơ thể nhưng chỉ số WHR đo tỷ lệ vòng eo và mông được đánh giá với độ tin cậy cao để phân tích phần trăm mỡ từ đó nói lên một phần tình trạng sức khỏe của cơ thể [23]. Nhiều nghiên cứu đưa ra mối liên quan giữa tỷ lệ vòng eo/mông với sức khỏe của mỗi cá thể. WHR ở nữ khoảng 0.7 phản ánh sức khỏe tốt và sẽ ít mắc các bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, rối loạn tim mạch,... - Kỹ thuật đo vòng eo: + Đặt đầu thước dây cố định tại đỉnh xương hông, sau đó quấn thước dây quanh vòng eo, ngang mức rốn. + Thước dây quấn không quá chặt và thẳng ngay cả ở phía sau lưng, không nín thở trong khi đo. + Kiểm tra số đo trên thước dây ngay sau khi thở ra. - Kỹ thuật đo vòng mông: + Đo phần chu vi lớn nhất của mông bằng thước dây. + Trong lúc đo dây không bị xoắn hay dây đo bị lệch. Công thức WHR: = ò ò ô ( ) ( ) Dựa trên tỷ lệ vòng eo-mông đánh giá được nguy cơ sức khỏe của mỗi quần thể và mỗi cá thể như sau: Bảng 1.2. Tình trạng sức khỏe theo WHR Nguy cơ sức khỏe Không nguy hiểm Nguy hiểm ít Nguy hiểm trung bình Nguy hiểm cao Nữ giới Nam giới < 0.7 < 0.9 0.7 – 0.8 0.9 – 0.95 0.81 – 0.85 0.96 - 1 > 0.85 >1 7 1.2. Thừa cân béo phì Định nghĩa của thừa cân, béo phì theo Tổ chức Y tế Thới giới (WHO) đã đưa ra như sau: - Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng lý tưởng được xác định theo chiều cao của từng đối tượng [30]. - Béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ [30]. Thừa cân, béo phì là biểu hiện của dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến tình trạng mỡ quá mức tại một vùng hay toàn cơ thể và là yếu tố chính dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính không lây như cao huyết áp, đái tháo đường,...[30]. Nhưng hiện tại một số bệnh nhân không mắc thêm các bệnh lý liên quan và được gọi là “béo phì khỏe mạnh” [24]. Mặc dù vậy, theo các nghiên cứu dài hạn thì có đến một nửa hoặc hơn nửa những người này sẽ phát triển những bệnh liên quan đến béo phì trong suốt cuộc đời của họ [16]. Vì vậy, trọng lượng cơ thể có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe mỗi đối tượng. 1.2.1. Nguyên lý dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. 1.2.1.1. Nguyên lý điều hòa năng lượng Cơ chế bệnh sinh của thừa cân, béo phì là do mất cân bằng về năng lượng nạp vào và năng lượng tiêu hao, trong đó năng lượng nạp vào lớn hơn năng lượng tiêu hao. Khi mất cân bằng năng lượng, một trong hai xu hướng xảy ra là: tăng cân (năng lượng hấp thụ nhiều hơn năng lượng tiêu hao) hoặc giảm trọng lượng (năng lượng hấp thụ ít hơn năng lượng tiêu hao). Trong giai đoạn tăng cân, mất cân bằng năng lượng trong một thời gian dài vì năng lượng hấp thụ cao hơn năng lượng tiêu hao nên sẽ có hiện tượng tăng cân. Trong giai đoạn cân được giữ ổn định do năng lượng hấp thụ cân bằng với năng lượng tiêu hao nên cân không có nhiều thay đổi. Giai đoạn duy trì trọng lượng, các đối tượng lặp lại sự cân bằng năng lượng ở mức cao hơn mức cũ khiến cho cơ thể quen dần với việc tăng cân, bao gồm cả chất béo và khối lượng cơ, sẽ có xu hướng duy trì cân nặng này. 8 Cân bằng năng lượng Năng lượng ăn vào Năng lượng tiêu hao Lipid Hoạt động thể lực Glucid Tiêu hóa thức ăn Protein Tăng cân Chuyển hóa cơ bản Cân nặng Giảm cân ổn định Dự trữ mỡ Hình 1.1. Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì 1.2.1.2. Mô mỡ hoạt động như một cơ quan nội tiết Sự tích tụ mỡ của tế bào trong năng lượng dư thừa từ thức ăn tạo ra sự tăng kích thước tế bào, đồng thời tăng số lượng mỡ để chứa chất béo dư thừa đã nạp vào [19]. Sự gia tăng số lượng và khối lượng mỡ là những tổn thương của các bệnh lý béo phì do sự phân bổ mỡ bất thường như ở tim, nội tạng, cơ bắp dẫn đến khả năng lưu trữ đạt mốc tối đa. 1.2.1.3. Tình trạng kháng Insulin Kháng insulin là tình trạng insulin không gắn được thụ thể trên tế bào ở mô đích làm cho Glucose không được hấp thu vào tế bào. Béo phì nội tạng (mỡ quanh 9 bụng) có ảnh hưởng trực tiếp đến kháng insulin ở cả người lớn và trẻ em đặc biệt trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [21]. 1.2.1.4. Di truyền Trong cùng một môi trường một số người béo phì còn một số thì không và được giải thích do yếu tố di truyền. Các gen khác nhau có thể được kích hoạt hoặc áp đặt có chọn lọc như một phần của sự phát triển của thời ấu thơ hoặc do tương tác với điều kiện môi trường xung quanh khiến thay đổi kiểu hình. Hơn nữa còn có sự khác biệt sâu sắc giữa các nền tảng di truyền và môi trường sống xung quanh ở hiện tại [29]. 1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì - Khẩu phần là tiêu chuẩn ăn của một người trong đó các chất dinh dưỡng và nhu cầu năng lượng đảm bảo đáp ứng đủ, cân đối và hợp lý cho từng cá thể. Vì vậy thừa cân, béo phì không chỉ liên quan đến hàm lượng calo mà còn do sự mất cân đối về các thành phần dinh dưỡng, với chế độ ăn giàu lipid hay đậm độ năng lượng cao có ảnh hưởng mật thiết tới gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì; một phần do các thức ăn chứa nhiều chất béo tạo cảm giác ngon miệng nên có thể ăn dư thừa mà không hay biết [1]. - Thói quen ăn uống một trong các yếu tố tác dụng trực tiếp đến trọng lượng cơ thể, chịu ảnh hưởng do môi trường sống, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, thói quen ăn uống từ nhỏ, tập quán gia đình hoặc do sự tiếp thị quảng cáo từ các nhà bán và sản xuất thực phẩm. Từ đó có thể làm gia tăng tình trạng tăng trọng lượng cơ thể hoặc giảm không phù hợp với mỗi cá thể qua thói quen ăn uống hằng ngày hoặc chịu ảnh hưởng của môi trường xã hội bên ngoài tác động. - Hoạt động thể lực: hoạt động thể lực và cân bằng năng lượng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe mỗi cá thể. Sự suy giảm mức độ hoạt động thể lực do lười vận động và có lối sống tĩnh tại có tỷ lệ ngày càng tăng cao (xem phim, chơi điện tử, lướt mạng xã hội,...). Năng lượng nạp vào dần tích tụ nhưng năng lượng tiêu hao lại giảm không nhiều do lối sống ít vận động kéo theo lượng mỡ dư thừa và tích lại trong cơ thể làm gia tăng khả năng thừa cân béo phì của đối tượng. 10 Bảng 1.3. Ảnh hưởng của lối sống hiện đại đối với hoạt động thể lực (n=190) Dạng hoạt động Vận chuyển Ảnh hưởng Có nhiều xe ô tô, xe máy, Giảm đi bộ, giảm đi xe đạp. Trẻ xe đạp điện Tại nhà Tác động lên TCBP được cha mẹ chở đến trường. - Tăng sử dụng thực phẩm - Tăng sử dụng thức ăn nhanh ăn liền là nguyên nhân góp phần cho - Tăng thời gian xem truyền thừa cân, béo phì hình, chơi trò chơi vi tính, - Giảm sử dụng thời gian rảnh làm việc vi tính rỗi để hoạt động chân tay - Tăng sử dụng các thiết bị - Giảm lao động chân tay hiện đại (máy giặt, lò vi không có cơ hội làm việc chân sóng, máy hút bụi…) Nơi công cộng tay trong gia đình Tăng sử dụng các loại thang Giảm hoạt động leo cầu thang máy, thang cuốn - Yếu tố di truyền: đến nay mối liên quan của gen và béo phì đã được xác định. Tình trạng béo phì là bệnh đa yếu tố, là sự kết hợp của yếu tố môi trường và di truyền. Di truyền béo phì được chia làm 3 nhóm: béo phì hội chứng (syndromic forms of obesity), béo phì đa gen (polygenomic forms of obesity) và béo phì đơn gen (monogenic forms of obesity)[14]. - Yếu tố kinh tế - xã hội: tỉ lệ béo phì có thể giảm do gia đình chuyển từ khu vực có tỉ lệ béo phì cao và mức độ nghèo đói cao sang khu vực giàu có hơn, vì vậy việc chưa hiểu rõ về môi trường đã góp phần quan trọng vào việc hình thành thừa cân, béo phì trên mỗi cá thể [13]. Mối quan hệ đặc biệt giữa kinh tế, xã hội, văn hóa và thừa cân, béo phì trên từng vùng miền, từng mốc thời gian. Ở một số nước hay một số thế kỷ, cơ thể “đầy đặn” được coi là một nét đẹp thì không cần thiết đánh giá là không hiệu quả trong can thiệt thừa cân, béo phì vì chúng khi ở trong từng thời kỳ, quốc gia, nền văn hóa khác nhau sẽ có quy chuẩn về nét đẹp khác nhau [22]. 11 1.2.3. Hậu quả - Tình trạng thừa cân béo phì có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, tâm lý và kinh tế. Chi phí y tế tốn gấp 42% vượt xa với chi phí y tế người có trọng lượng bình thường và vượt xa tổng chi phí y tế cho những người hút thuốc và uống rượu gộp lại [17]. - Khi trọng lượng cơ thể tăng cao hơn so với trọng lượng trung bình sẽ có nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh túi mật, ung thư tăng. Theo một số nghiên cứu về mối liên quán giữa BMI và tỷ lệ tử vong cho thấy chỉ số BMI 22,5 – 25 cho tình trạng tử vong thấp; tăng 5 đơn vị BMI thì nguy cơ tử vong cũng đồng thời tăng lên thêm 30%, đái tháo đường tăng 120%, bệnh thận mãn tính tăng 60% [25]. Thừa cân, béo phì tăng tỉ lệ mắc các bệnh mạn tính không lây: tăng huyết áp, đột quỵ tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, ung thư,... - Chất lượng cuộc sống bị suy giảm: tâm lý nhạy cảm, dễ tổn thương khi bị nhắc đến cân nặng, khó hòa nhập với mọi người xung quanh, chất lượng vận động bị hạn chế, giảm sự lanh lợi, năng suất lao động không cao. Vào mùa hè, người mắc thừa cân, béo phì thường xuyên thấy mệt mỏi toàn thân, dễ chóng mặt trong môi trường nóng. 1.2.4. Can thiệp dinh dưỡng cho thừa cân, béo phì Tình trạng thừa cân béo phì là vấn đề sức khỏe được sự quan tâm trên toàn thế giới. Vì vậy cần có những biện pháp tiếp cận nhằm giảm thiểu và phòng chống tình trạng trên. 1.2.4.1. Can thiệp thay đổi khẩu phần và thói quen ăn uống: - Thay đổi khẩu phần: thay đổi tỉ lệ 3 chất sinh năng lượng (glucid, protein, lipid) cân bằng với năng lượng tiêu hao nhằm cân nặng được kiểm soát một cách kỹ lưỡng hơn. Đồng thời nạp đủ các vi chất dinh dưỡng hạn chế tình trạng cơ thể thiếu chất để tổng hợp. Do vậy trong khẩu phần ăn cần chú ý đến kích thước và đậm độ năng lượng để duy trì cân nặng hợp lý. + Kích thước khẩu phần: cảm giác no phụ thuộc vào thể tích thức ăn đưa vào cơ thể trong từng bữa ăn. Việc tăng trọng lượng rau trong khẩu phần ăn đặc biệt vào đầu bữa ăn sẽ giúp cho lượng kcalo tiêu thụ được giảm đi [15]. Việc gia tăng chất xơ như rau, ngũ cốc nguyên hạt, hạt xay xát không kỹ giúp cải thiện trọng lượng cơ thể. Ngoài việc tiêu thụ thực phẩm nhiều chất xơ thì còn cần hạn chế tiếp xúc với các thực phẩm đồ ăn nhanh giàu năng lượng rất khó có thể kiểm soát được năng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng