Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật đánh giá thực trạng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật việt nam về bảo hộ ...

Tài liệu đánh giá thực trạng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật việt nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài kể từ khi việt nam tham gia công ướ

.DOCX
18
183
79

Mô tả:

MỞ BÀI NỘI DUNG I. Những vấn đề chung về bảo hộ quyền tác giả và vai trò của công ước Berne trong việc bảo hộ quyền tác giả : 1. Quyền tác giả có yếu tố nước ngoài : 2. Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài : 3. Vai trò của công ước berne trong vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với Việt nam: II. Vấn đề thực thi công ước tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện: 1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài kể từ khi Việt Nam tham gia Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả : a. thành tựu: b. hạn chế : * nguyên nhân : 2. Một số giải pháp nhằm thực thi công ước berne có hiệu quả: a. Hoàn thiện cơ sở pháp lý : b. Giải pháp thực tế : KẾT LUẬN 1 Danh muc tu viet tat SHTT QTG 2 MỞ BÀI Cùng với xu thế phát triển của thời đại, ngày nay chúng ta đang sống và làm việc trong nền kinh tế tri thức – nơi mà hơn lúc nào hết giá trị của chất xám, của những tài sản vô hình được tôn vinh. Đây chính là nguồn tài sản vô cùng giá trị, là động lực tạo ra thịnh vượng trong xã hội. Vì vậy quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng đã và đang trở thành lĩnh vực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, mở rộng hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia. Ngày 26/10/2004, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 156 của Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật – Công ước được coi là nền tảng của luật pháp quốc tế cho việc bảo hộ quyền tác giả. Sự kiện này đã đánh dấu một bước tiến mới của nước ta trong con đường hội nhập quốc tế. Vậy kể từ khi gia nhập công Ước Berne, Việt Nam đã làm được những gì và cần phải làm những gì để phù hợp với những quy định của công ước Berne, để hiểu rõ vđề này, em xin phân tích để bài : “Đánh giá thực trạng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài kể từ khi Việt Nam tham gia công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả”. Trong quá trình làm bài, em còn nhiều thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô. Em xin chân thành cám ơn ! NỘI DUNG I. Những vấn đề chung về bảo hộ quyền tác giả và vai trò của công ước Berne trong việc bảo hộ quyền tác giả : 1. Quyền tác giả có yếu tố nước ngoài : QTG có yếu tố nước ngoài là một trong những quan hệ DS có yếu tố nước ngoài và thuộc phạm vi điều chỉnh của điều Điều 758, BLDS năm 2005 .Các dấu hiệu để xác định “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ về quyền tác giả bao gồm: 3 - Chủ thể của Quyền tác giả là người nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài (tác giả có quốc tịch Mỹ nhưng có tác phẩm xuất bản ở VN). - Quyền tác giả phát sinh ở nước ngoài (VD: tác giả là công dân VN nhưng có tác phẩm được công bố, xuất bản ở nước ngoài). - Đối tượng của quyền tác giả được sử dụng ở nước ngoài. Như vậy, quyền tác giả có một, hai hoặc cả ba dấu hiệu trên được xem là quyền tác giả có yếu tố nước ngoài. 2. Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài : Bảo hộ quyền tác giả là những cách thức, biện pháp được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng với mục đích tạo ra hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, chống lại bất kì sự vi phạm nào. Dựa vào khái niệm bảo hộ quyền tác giả và quyền tác giả có yếu tố nước ngoài nói trên, có thể rút ra khái niệm bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài như sau: Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài là việc Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài, tham gia kí kết các Điều ước quốc tế về quyền tác giả nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền tác giả có yếu tố nước ngoài. 3. Vai trò của công ước berne trong vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với Việt nam: Việc tham gia công ước Berne là một yêu cầu tất yếu đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trước khi tham gia công ước, trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có một văn bản luật riêng rẽ để điều chỉnh vấn đề quyền tác giả. Các vấn đề về quyền tác giả chỉ được quy định tại Chương I Phần thứ sáu Bộ luật Dân sự 1995 và trong Hiệp định song phương với Hoa Kỳ và Thụy Sỹ. Các quy định này đã bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho việc thực thi quyền tác giả nhưng còn tản mạn, chưa có tính thống nhất, gây rất nhiều khó khăn cho việc thực thi. Những bất cập về sự chênh lệch giữa các quy định về quyền tác giả của pháp luật Việt Nam hiện hành và các công ước quốc tế về 4 quyền tác giả đã phần nào được xóa bỏ khi chúng ta trở thành thành viên thứ 156 của công ước Berne. Công ước Berne đã tạo ra khung pháp lý, là cơ sở cho Việt Nam hoàn thiện Luật quyền tác giả phù hợp với các điều ước quốc tế, tạo môi trường pháp lý cho quá trình hội nhập quốc tế một cách toàn diện. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống nội luật về quyền tác giả ở Việt Nam, Công ước Berne còn mang ý nghĩa lớn đối với việc tích cực tham gia bảo hộ quốc tế về quyền tác giả thông qua việc tham gia hầu hết các điều ước quốc tế về quyền tác giả: Công ước Giownever (2005), Công ước Brussels (2006), Hiệp định TRIPs (2007), Công ước Rome (2007)… II. Vấn đề thực thi công ước tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện: 1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài kể từ khi Việt Nam tham gia Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả : Sau khi gia nhập Liên minh Berne, pháp luật Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt theo hướng tương thích với những quy định của Công ước này. Trong quá trình hội nhập quốc tế, việc hoàn thiện pháp luật quốc gia cho phù hợp với pháp luật quốc tế là cần thiết. Do đó mà ngay sau khi tham gia Berne, một loạt các luật mới liên quan đến quyền tác giả được ban hành: BLDS năm 2005, Luật SHTT năm 2005… Theo đó, các nhà làm luật đã kế thừa nội dung các quy định về quyền tác giả phù hợp với Berne của Việt Nam trước khi tham gia Công ước. Trong BLDS năm 2005, một số chênh lệch về pháp luật về quyền tác giả Việt Nam và quy định của Công ước Berne đã được giải quyết. Đến Luật SHTT năm 2005 được ban hành cụ thể hóa các quy định của Berne và một loạt các văn bản dưới luật đã được ban hành nhằm hướng dẫn giải thích, làm rõ các nguyên tắc và các điều khoản của Luật SHTT để có thể thực thi hiệu quả trong đời sống thực tiễn. Các luật chuyên ngành như: Luật xuất bản, Luật báo chí, Luật điện ảnh … đều có các quy định liên quan đến bảo hộ quyền tác giả phù hợp với từng ngành. Và đến nay, khi luật SHTT sửa đổi, bổ sung 2009 ra đời thì hầu hết các quy định về quyền tác giả đã có sự tương thích với Berne. Các sửa đổi, bổ sung sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân Việt Nam, đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa các chủ thể quyền tác giả trong và ngoài nước. Chẳng hạn như LSHTT sửa đổi bổ sung năm 2009 đã sửa đổi Điều 26 cho phù hợp với 5 Điều 11bis của Công ước Berne. Theo đó, tổ chức phát sóng khi sử dụng tác phẩm để làm chương trình phát sóng, dù chương trình có tài trợ, quảng cáo hay thu tiền hay không đều có nghĩa vụ trả thù lao hay nhuận bút cho chủ sở hữu quyền tác giả. Về Giới hạn quyền tác giả: Tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009 đã quy định tương đối phù hợp với Điều 10bis của Công ước về điều kiện sử dụng tự do các tác phẩm đã công bố. Hay về Công bố tác phẩm: Điều 3 Công ước Berne và khoản 9 Điều 4 LSHTT sửa đổi, bổ sung 2009 đều coi việc công bố tác phẩm là phát hành với sự đồng ý của tác giả. Trước đây, luật Việt Nam quy định việc công bố, phổ biến tác phẩm trái với quy định của Công ước. Việc quy định lại điều này đã chứng minh sự cố gắng của các nhà lập pháp Việt Nam muốn đồng bộ hóa tới mức tối đa giữa pháp luật quốc gia và Công ước. a. Thành tựu : Thứ nhất, Trong vòng chưa đầy 3 năm từ khi gia nhập Công ước Berne, Việt Nam đã lần lượt tham gia hầu hết các điều ước quốc tế về quyền tác giả như: Công ước Gieneva, Công ước Rome, Hiệp định TRIPs... Đây là cơ hội để Việt Nam vận dụng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình về quyền tác giả phù hợp với pháp luật quốc tế. Thứ hai, hệ thống tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả bao gồm: Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc (VCPMC), trung tâm quyền tác giả văn học (VLCC), Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO)… đã được thành lập và hoạt động rất hiệu quả. Chẳng hạn VCPMC đã ký hợp đồng song phương với 33% tổ chức quyền tác giả âm nhạc đang hoạt động trên 95 lãnh thổ, quốc gia trên thế giới. Sau 2 năm dự bị, đầu năm 2009, VCPMC chính thức trở thành thành viên của Liên minh các tổ chức quyền tác giả âm nhạc và lời trên thế giới (CISAC) và trở thành đại diện hợp pháp cho hang chục vạn tác giả âm nhạc và hàng triệu tác phẩm trên thế giới. Thứ ba, để đảm bảo cho Công ước Beren được thực hiện nghiêm túc ở Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam đã có những kế hoạch hợp tác phòng chống, ngăn chặn việc xâm phạm quyền tác giả. Việc ráo riết kiểm tra và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quyền tác giả đã thu được nhiều thành tựu khả quan: tình trạng băng đĩa lậu đã giảm hẳn, việc các nhà xuất bản tự ý xuất bản các cuốn sách chưa mua bản quyền của tác giả đã bị hạn chế…Ngành xuất bản chỉ 6 xuất bản khoảng 50% số đầu sách dịch của nước ngoài so với cùng kì năm trước. Số sách văn hóa nước ngoài dịch, xuất bản ở Việt Nam còn thấp hơn tỉ lệ trên. Điều này đã chứng tỏ phần nào về việc đề cao trách nhiệm của các nhà xuất bản khi phải thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận trước khi xuất bản với các tổ chức, cá nhân thuộc nước thành viên của công ước Berne. Các vụ kiện về vấn đề vi phạm bản quyền đã diễn ra và được xử lý nghiêm minh đúng pháp luật cũng phần nào bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Điển hình là vụ Công ty Văn hóa sáng tạo First News - Trí Việt mới đây đã kiện: trường Anh văn Hội Việt Úc và trường Anh ngữ quốc tế Úc Châu với những vi phạm bản quyền tương tự tại TPHCM, với các hành vi: photo, sao chép các sách và đĩa: Starter TOEIC, Target TOEIC và Developing skill for TOEIC do First News mua bản quyền của tập đoàn xuất bản Compass Media (Hàn Quốc). Kết thúc hai vụ kiện này, công ty đã được bồi thường thiệt hại với tổng số tiền là 770 triệu đồng. b. • Hạn chế : Thứ nhất, tình trạng vi phạm bản quyền vẫn diễn ra phức tạp với mức độ thương xuyên ở hầu hết các lĩnh vực và trong tình trạng đáng báo động: - Trong lĩnh vực xuất bản: Tình trạng in lậu, lưu hành và kinh doanh sách lậu vẫn diễn ra hàng ngày, phổ biến nhất là truyện tranh thiếu nhi của nước ngoài. Truyện tranh in lậu, không có bản quyền, thậm chí gắn thêm vào mác của các nhà xuất bản nổi tiếng, không được kiểm soát về nội dung, bán tràn lan ngoài thị trường. Những bản in lậu này đã gây thiệt hại lớn cho các nhà xuất bản vì giá bán chỉ bằng 50% sách có bản quyền, thậm chí cả thiệt hại về uy tín. Thậm chí, các nhà xuất bản cũng “giẫm châm lên nhau”. Sách của nhà xuất bản này đã mua bản quyền thì đã bị nhà xuất bản khác in và tung ra thị trường trước, tất nhiên là không có bản quyền [5]. - Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh băng đĩa: Hoạt động nhập lậu, in lậu, lưu hành, kinh doanh băng đĩa lậu thường xuyên diễn ra trên thị trường và tại khu vực cửa khẩu, biên giới. Hầu hết các băng đĩa được bán trên thị trường đều là băng đĩa được in lại không được phép của nhà xuất bản, được nhập lậu, đa phần là từ Trung Quốc. Theo 7 thống kê, 1/3 số đĩa nhạc được sản xuất năm 2004 là nhạc ngoại lời Việt và không có sự xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm [1. trang 54]. - Trong lĩnh vực phần mềm máy tính: Đây là lĩnh vực béo bở cho việc buôn bán lậu và sử dụng lậu các phần mềm. Trong vụ kiểm tra hành chính 2 công ty tại TPHCM trong năm 2005, cơ quan chức năng đã phát hiện các chương trình máy tính sử dụng trái phép như Microsoft Windows, ACD See, Corel Draw, Adobe Photoshop… với tổng giá trị khoảng 150 triệu đồng [1, trang 55]. - Trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật: loại vi phạm nổi bật nhất là biểu diễn không được sự đồng ý của tác giả hoặc có xin phép nhưng trả thù lao không thỏa đáng cho tác giả. - Trong lĩnh vực âm nhạc: Bên cạnh việc một số ít đài truyền hình đã tiến hành trả thù lao cho các nhạc sĩ khi phát sóng tác phẩm thì theo Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, hiện có khoảng 20 vạn bài hát lưu hành trên mạng mà không xin phép, trong đó, các bài hát của tác giả nước ngoài chiếm con số không nhỏ. - Trong lĩnh vực mỹ thuật: Việc sao chép tranh của các họa sĩ nước ngoài vẫn diễn ra phổ biến và thậm chí hiện tượng này còn xảy ra ngay trong các cuộc thi sáng tác tranh và trong các triển lãm. Chẳng hạn như vào năm 2005, trong số những tác phẩm đoạt giải thưởng mỹ thuật toàn quốc, tác phẩm "Bình minh trên công trường" của Lương Văn Trung đoạt Huy chương đồng giống hệt với tác phẩm Brigada (Đội lao động) của hoạ sĩ Nga M.C.Ombưs Cuznhexov sáng tác năm 1981. Hay mới đây, có thể kể đến việc vi phạm bản quyền giữa tranh của tác giả Nguyễn Tấn Khởi – tác phẩm tranh cổ động giải A duy nhất trong cuộc thi sáng tác tranh với chủ đề Phòng, chống HIV/AIDS cho thanh niên với tác phẩm của họa sĩ Rewais Hanna. Các hành vi vi phạm bản quyền nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng đến hình ảnh và lợi ích của Việt Nam trong quan hệ quốc tế như: Tổ chức New Open World từng gạt tên vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách bình chọn kỳ quan thiên nhiên thế giới mới do một số 8 trang web tại Việt Nam vi phạm bản quyền logo, giao diện và nội dung. Công ty TNHH NetResult (do Liên đoàn Bóng đá giải ngoại hạng Anh ủy quyền để bảo vệ tất cả vấn đề có liên quan đến sở hữu trí tuệ của giải bóng này trên internet) khiếu nại việc các trang web bongdaso.com, tamtay.vn, zing.vn, vnmedia.vn, baobongdaômm.vn,…đã đăng tải và cung cấp những video clip các trận bóng đá mà không được sự đồng ý của Liên đoàn Bóng đá giải ngoại hạng Anh. • Thứ hai, Việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả có yếu tố nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Trong khi các vi phạm về quyền tác giả ngày càng gia tăng thì vấn đề xử lý các hành vi vi phạm còn chưa quyết liệt và chủ yếu mang tính chất hành chính, dân sự. Mức xử phạt vi phạm hành chính tuy đã được tăng lên nhưng hiệu quả thực thi và tính chất răn đe còn chưa cao. Chẳng hạn như trong vụ kiện của công ty First News Trí Việt đã nêu ở phần trên, công ty này đã được bồi thường 770 triệu đồng nhưng theo ông Nguyễn Văn Phước - Giám đốc First News Trí Việt thì mức đền bù trên đây chỉ bằng một phần rất nhỏ so với thiệt hại ước tính lên tới khoảng 40 tỉ đồng sau 5 năm bị vi phạm bản quyền. • Thứ ba, Việt Nam chưa thực sự quan tâm tới những ưu đãi mà chúng ta được hưởng. Trong văn kiện ra nhập Công ước Berne, Việt Nam tuyên bố áp dụng chế độ ưu đãi cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công ước. Theo đó, chúng ta sẽ được hưởng các ưu đãi về quyền dịch thuật và quyền làm bản sao một số tác phẩm theo điều kiện nhất định, thời hạn hưởng ưu đãi ít nhất là đến năm 2014. Mặc dù được hưởng ưu đãi nhưng chúng ta vẫn chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề này, hầu như không có cá nhân nào của Việt Nam sử dụng ưu đãi này. Họ vẫn giao dịch song phẳng nên giá giao dịch bản quyền vẫn ở mức cao.  Nguyên nhân của thực trạng xâm phạm quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam 9 Thứ nhất, trong hơn một thập kỉ qua Việt Nam đã và đang phải khắc phục tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra trầm trọng Khi tham gia vào công ước berne, vn đang diễn ra tình trạng vi phạm bản quyền trầm trọng. Với phạm vi ngày càng lan rộng trên hầu hết các lĩnh vực liên quan tới quyền tác giả và mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng hơn, nên viêc đưa công ước vào thực thi tại VN, ngay từ đầu tiên đã gặp những trở ngại không nhỏ. Do mặt trái của cơ chế thị trường đã thúc đẩy một số tổ chức, cá nhân bất chấp pháp luật, đạo đức, chạy theo lợi nhuận bất chính. Với thực trạng đó, không ít các nhà lao động sáng tạo chân chính nhụt chí, cũng không tạo được môi trường lành mạnh cho rất nhiều tài năng Khi vi phạm bản quyền lan rộng hơn nữa, không chỉ làm thiệt hại tới những tổ chức cá nhân có quyền lợi chính đáng mà còn làm mất đi những điều kiện giao lưu quốc tế. Thứ hai, việc quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền tác giả chưa hiệu quả : tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh với các hành vi xâm phạm QTG có yếu tố nước ngoài còn thiếu đồng bộ và chồng chéo, nhiều tầng nấc xử lý khiến hiệu lực thực thi bị phân tán, phức tạp, cùng một lúc có rất nhiều cơ quan như Cục Quản lý cạnh tranh, Công an kinh tế, cơ quan thanh tra chuyên ngành về sở hữu trí tuệ, quản lý thị trường, hải quan đều có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Theo thông lệ của các nước trên thế giới thì Tòa án là cơ quan có vai trò rất quan trọng trong việc xử lý các vi phạm về sở hữu trí tuệ, nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, vai trò của Tòa án rất mờ nhạt so với cơ quan hành chính. Hơn nữa, việc triển khai chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ chưa được quyết liệt, một số bộ, ngành chưa kiên quyết chỉ đạo các tổ chức trực thuộc sử dụng QTG thực hiện nghĩa vụ pháp lý. Thứ ba, hệ thống các quy phạm pl về bảo hộ quyền tác giả chưa tương thích với công ước berne Về cơ bản, những quy định của Việt Nam về quyền tác giả đều phù hợp với công ước Berne như : đối tượng bảo hộ, quy định về tiêu chuẩn bảo hộ quyền tác giả, thời hạn bảo hộ, các quyền chủ yếu 10 của tác giả, công tác thực thi quyền tác giả. Cũng có những quy định được pháp luật nước ta cụ thể hơn, chi tiết hơn sao cho phù hợp với điều kiện quốc gia, tuy nhiên những bất cập về phương diện này vẫn xảy ra : - Về đối tượng bảo hộ : khác với công ước berne, các nhà làm luật nước ta quy định về đối tượng bảo hộ mang tính chất “đóng”. Có nghĩa là, khi công ước berne để mở cho các thể loại tác phẩm mới trong tương lai bên cạnh những tác phẩm hiện có, thì luật SHTT VN lại chỉ ra cụ thể đối tượng của quyền này. Theo đó, khi một thể loại tác phẩm mới xuất hiện thì việc công nhận và bảo vệ nó sẽ phải trải qua việc sửa đổi, bổ sung luật. - Quy định về quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm : Công ước Berne chỉ quy định 2 loại quyền là quyền tinh thần và quyền kinh tế. Pháp luật Việt Nam lại quy định tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có quyền nhân thân và quyền tài sản (Điều 738 BLDS 2005). Sự khác biệt này không đơn thuần chỉ là sự khác biệt về cách gọi tên mà còn khác biệt ở chính nội hàm của thuật ngữ. Điều này làm cho quy định về các loại quyền của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm ở Việt Nam phức tạp hơn so với Công ước Berne. - Quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả : Công ước quy định thời hạn bảo hộ dựa trên đối tượng được bảo hộ, trong khi đó, pháp luật Việt Nam lại quy định thời hạn bảo hộ là loại quyền nào. Ngoài ra, Công ước chỉ quy định thời gian bảo hộ là có thời hạn, nhưng trong pháp luật Việt Nam quy định cả thời gian bảo hộ là vô thời hạn (Điều 27 LSHTT sửa đổi, bổ sung 2009). Bên cạnh đó, pháp luật nước ta cũng chưa quy định thời hạn bảo hộ đối với quyền của nghệ sỉ biểu diễn và nhà sản xuất băng ghi âm như Công ước Berne. Thứ tư, Ý thức pháp luật chưa cao : - Về phía tác giả, chủ sở hữu tác phẩm : đa số những chủ thể sáng tạo còn chưa thực sự ý thức sâu sắc về quyền tác giả. Khi có sự xâm phạm xảy ra với tác phẩm của mình, không phải tác giả nào cũng kiên quyết đoi lại tác quyền mà không ít những trường hợp “làm lơ”. Nhiều tác giả 11 còn nặng về hư danh, có tâm lý ngại đề cập đến tiền bạc, coi như tác phẩm của mình đã được đón nhận và không đòi hỏi gì hơn...Các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cần chủ động hơn trong việc bảo vệ tài sản của mình, tránh tâm lý ỷ lại vào Nhà nước. - Về phía những người thụ hưởng : các tổ chức, cá nhân với tư cách là người tiêu dùng chưa có ý thức tôn trọng chủ sở hữu quyền tác giả khi tiếp cận tác phẩm, xâm hại tới quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Có thể do hoàn cảnh Việt Nam còn đang phải đương đầu với nhiều vấn đề lao động, việc làm, tham nhũng...nên sự quan tâm dành cho bản quyền là không nhiều. Với trình độ và hoàn cảnh kinh tế nên người tiêu dùng quan tâm đến giá cả nhiều hơn là chất lượng. Khi các tác phẩm sao chép lậu chỉ có giá trị 10%, 20%, 50% giá trị tác phẩm thật thì những sản phẩm này được ưu tiên trong lựa chọn của họ. Điều này vô hình tiếp tay cho hoạt động vi phạm bản quyền, bởi có “cung” ắt sẽ có “cầu” 2. Một số giải pháp nhằm thực thi công ước berne có hiệu quả: a. Hoàn thiện cơ sở pháp lý : Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quyền tác giả. Trong đó các dự thảo về sửa đổi Bộ luật dân sự 2005 và một số luật khác liên quan đến quyền tác giả cần đẩy nhanh tiến độ để sớm được Quốc hội thông qua. Đồng thời các cơ quan hữu quan cần xúc tiến hoàn chỉnh các dự thảo để kịp thời ban hành một số văn bản hướng dẫn Luật SHTT sửa đổi, bổ sung 2009 để tạo cơ sở thống nhất cho việc áp dụng trong thực tế. Hai là, hoàn thiện hệ thống quản lý và thực thi quyền tác giả. Tiếp tục nâng cao năng lực và hiện đại hóa hoạt động nghiệp vụ của cơ quan xác lập quyền tác giả cùng với việc nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả tại địa phương nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu, cam kết về quyền tác giả của Việt Nam. Ba là, hoàn thiện cơ sở pháp lý về quyền tác giả nói chung, những quy định pháp luật về thực thi quyền tác giả nói riêng. Việc thực thi quyền tác giả chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Do đó, hoàn thiện cơ sở pháp lý không phải chỉ 12 được thể hiện ở việc hoàn thiện Luật SHTT mà còn bao gồm các luật khác như luật hình sự, luật hành chính, luật thương mại. Tức là, việc hoàn thiện phải mang tính hệ thống, thống nhất trong cả hệ thống pháp luật chứ không phải chỉ riêng pháp luật sở hữu trí tuệ...Ngoài việc tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy về sở hữu trí tuệ, cần quy định rõ cơ quan đầu mối quản lý và có chế tài xử lý thích hợp đối với các vi phạm của cả người thực thi cũng như người quản lí việc thực thi. Bốn là, hiện tại các quy định về quyền được quy định chủ yếu trong luật sở hữu trí tuệ và rải rác ở nhiều văn bản khác. Thêm vào đó, Luật SHTT lại quy định ba đối tượng với cơ chế bảo hộ khác nhau vào trong cùng một văn bản là không hợp lý. Cho nên, để thuận lợi cho việc điều chỉnh và dễ dàng trong việc áp dụng, cần xấy dựng Luật quyền tác giả riêng như hầu hết các nước trên thế giới như Mỹ, Nhật... Năm là, cần có mức xử phạt đủ nặng về mặt kinh tế và pháp lý đối với các hành vi vi phạm, xâm phạm quyền tác giả để tăng tính nghiêm minh và thực thi có hiệu quả các quy định của Luật SHTT. Thực tế những năm gần đây chúng ta đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp những chủ yếu là xử phạt hành chính với mức phạt hết sức ít ỏi, không thấm thoắt gì so với nguồn lợi bất chính khổng lồ mà các tổ chức in lậu thu được. Tuy chúng ta đã có đủ hành lang pháp lý nhưng những chế tài xử phạt lại chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, chỉ như “đá ném ao bèo” không làm chuyển biến được tình trạng vi phạm bản quyền trong nước hiện nay. Nhiều đối tượng vẫn “ngựa quen đường cũ” bị xử lý xong lại tái diễn gây phiền hà cho công tác quản lý và xuất bản trong nước. Để ngăn chặn, chúng ta phải có những biện pháp mạnh, không chỉ dừng ở việc xử phạt hành chính, theo nhiều nhà quản lý cần phải truy tố hình sự về tội lừa đảo, làm hàng giả... b. Giải pháp thực tế : Một là, tuyên truyền, phổ biến các vấn đề về quyền tác giả : Thông qua phương tiện truyền thông, xuất bản ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền; tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo cho cán bộ quản lý, các nhà sản xuất, kinh doanh của Bộ, ngành và địa phương. Vì 13 sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn chế : chưa hình thành tập quán tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, các chủ thể sở hữu trí tuệ chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà còn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Vì vậy nên tổ chức tuyên truyền rộng rãi những văn bản pháp luật có liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả và quyền liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan đoàn thể, người dân và các tác giả nắm vững những vấn đề cơ bản mà pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đã quy định để mọi người thực hiện. Hai là, phát triển nguồn nhân lực : để phát triển bền vững trong hội nhập và hội nhập hiệu quả trên phương diện bảo vệ hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ, cần đẩy mạnh đào tạo và đào tạo theo quy chuẩn quốc tế nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng. Ba là, phải xây dựng được hệ thống cơ chế giám sát mang tính liên ngành nhằm phòng, chống một cách hiệu quả các hành vi vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó lưu ý đến việc chuẩn bị đủ lực lượng thực hiện và phải thực hiên một cách nghiêm túc, thường xuyên, tránh tình trạng phát động theo phong trào. Bên cạnh đó, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ban ngành, các cơ quan chức năng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở in, phát hành, cấp phép. Bốn là, tăng cường hợp tác quốc tế. Là thành viên của Liên hiệp Berne với hơn 160 quốc gia thành viên, Việt Nam cần tăng cường sự hợp tác về nhiều mặt với chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế về SHTT như tích cực tham gia hoạt động có hiệu quả hơn các chương trình hành động trong khuôn khổ của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO; tranh thủ sự ủng hộ về mọi mặt của tổ chức cho việc thực thi công ước Berne tại Việt Nam; cử các chuyên gia trong lĩnh vực SHTT đi học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia thực hiện có hiệu quả công ước Berne…Các quốc gia thành viên, các tổ chức quốc tế về SHTT với kiến thức, kinh nghiệm của mình có thể hỗ trợ, giúp đỡ chúng ta rất nhiều 14 trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài cũng như nâng cao năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật trong lĩnh vực này. Năm là, lên án các hành vi vi phạm quyền tác giả Đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm bản quyền tác giả, chỉ vì những nguồn lợi trước mắt mà bất chấp mọi thủ đoạn, xâm phạm đến lợi ích của chủ thể quyền tác giả, người tiêu dùng và nghiêm trọng hơn là lợi ích quốc gia thì cần có thái độ nghiêm khắc, kiên quyết đấu tranh như đấu tranh bằng dư luận xã hội, tạo nên làn sóng tẩy chay hàng vi phạm bản quyền; thực hiện kiểm tra, thanh tra thường xuyên và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm bản quyền, đối với các hành vi vi phạm đã cấu thành tội phạm thì phải truy tố hình sự; khuyến khích, khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có đóng góp cho công cuộc chống vi phạm bản quyền… Thực tiễn cho thấy, nếu pháp luật không nghiêm, các biện pháp chế tài không đủ mạnh thì không có tính răn đe, giáo dục cao đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm bởi lợi nhuận mà họ thu được từ các hành vi bất chính lớn hơn nhiều với hậu quả mà họ phải gánh chịu. Sáu là, bản thân tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cần mạnh dạn phát biểu, tố cáo các hành vi vi phạm quyền tác giả. Phải làm cho những người lâu nay không tôn trọng quyền tác giả hoặc đang hành nghề bằng các hành vi vi pạm quyền tác giả thấy được những vi phạm nghiêm trọng của mình để sớm chấm dứt mọi hành vi xấu, vi phạm pháp luật. Bởi không có phương thức bảo vệ nào tốt bằng việc “tự bảo vệ” của chính người tạo ra tác phẩm. KẾT LUẬN QSHTT nói chung và QTG có yếu tố nước ngoài nói riêng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế - quốc tế của mỗi quốc gia. Sự tích lũy về tri thức chính là lực lượng điều khiển đứng sau tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, trong thời gian tới cần nâng cao vai trò của việc bảo hộ các quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng để tạo điều kiện cho các sáng tạo tinh thần được khích lệ và bảo 15 vệ. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia Công ước Berne, việc bảo hộ quyền tác giả không chỉ là trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế mà còn là công cụ hữu hiệu giúp Việt Nam cải thiện được tình hình bảo hộ quyền tác giả hiện nay. 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảo hộ quyền tác giả theo công ước Berne năm 1886 và vấn đề thực thi công ước tại Việt Nam – Nguyễn Thị Quyên – Khóa luận tốt nghiệp – Hà Nội, 2010. 2. Bảo hộ quyền tác giả theo công ước Berne năm 1886 và vấn đề thực thi công ước tại Việt Nam – Nguyễn Thị Vân Anh – Khóa luận tốt nghiệp – Hà Nội, 2011. 3. Vấn đề bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, , Nguyễn Thị Diệu Hằng, KLTN, Hà Nội 2011 4. Bảo hộ quyền tác giả theo quy định của công ước Berne năm 1886 và vấn đề thực thi công ước tại Việt Nam – Lê Thị Thu – Khóa luận tốt nghiệp – Hà Nội, 2011. 5. Công ước Berne 1886 – Công cụ hữu hiệu bảo hộ quyền tác giả - Th.S Nguyễn Bá Bình – Nxb. Tư pháp – Hà Nội, 2006. 6. Sáng tạo văn học nghệ thuật và quyền tác giả ở Việt Nam – TS. Vũ Mạnh Chu – Nxb. Chính trị quốc gia – Hà Nội, 2005. 7. Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật – Th.S Vũ Thị Phương Lan – Tạp chí Luật học – 2005. 8. Sự tương thích giữa các quy định hiện hành về quyền tác giả của Việt Nam và các công ước quốc tế về quyền tác giả - Th.S Nguyễn Như Quỳnh – Tạp chí khoa học pháp lý. 9. Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam – Vụ pháp luật quốc tế - Nxb. Tư pháp - 2005. 10. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - những vấn đề lí luận và thực tiễn – TS Lê Hồng Hạnh, TS Định Thị Mai Phương – NXB chính trị quốc gia – 2005. 11. Bài viết : “hai năm thực thi công ước berne : vẫn tồn tại xâm phạm bản quyền” tại trang web : http://kenfoxlaw.com.vn/services/1-bao-ho-thuong-hieu/553-kenfoxlaw.html 17 “Đánh giá vi phạm bản quyền phần mềm ở việt nam : thiếu cơ sở thuyết phục” tại trang web : http://xahoithongtin.com.vn/2010053103034822p0c206/danh-gia-vi-pham-banquyen-phan-mem-o-viet-nam-thieu-so-cu-thuyet-phuc.htm “Thực hiện công ước berne – nhạc việt lên ngôi” tại trang web : http://vietbao.vn/Vanhoa/Thuc-hien-cong-uoc-Berne-nhac-Viet-len-ngoi/10875121/107/ “Vi phạm bản quyền trong xuất bản : bị phạt vẫn...lời” tại trang web : http://www.baomoi.com/Vi-pham-ban-quyen-trong-xuat-ban-Bi-phat-vanloi/152/3114620.epi “Thực trạng sách ngoại văn bị xâm phạm bản quyền - Thủ phạm trắng trợn, nạn nhân rụt rè” tại trang web : http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/27162/thuc-trang-sach-ngoai-van-bi-xam-pham-ban-quyen-thu-pham-trang-tron-nannhan-rut-re 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan