Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng định mức sử dụng đất đối với c...

Tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng định mức sử dụng đất đối với công trình sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương

.PDF
125
259
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- PHAN SỸ HÀNH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- PHAN SỸ HÀNH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƢƠNG Chuyên ngành Mã số : Quản lý đất đai : 60.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÁI THỊ QUỲNH NHƢ Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi và được sự hướng dẫn của TS Thái Thị Quỳnh Như. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn đã chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2016 Tác giả luận văn Phan Sỹ Hành i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội - Đại học Quốc gia Hà Nội, cho phép tôi có lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô công tác tại Khoa Địa lý nơi mà tôi đã được các thầy, cô chỉ bảo tận tình, chu đáo, nhiệt huyết để tôi được trang bị những kiến thức, hành trang đi vào thực tế. Xuất phát từ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo. Đặc biệt để có thể hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, còn có sự giúp đỡ rất lớn của TS. Thái Thị Quỳnh Như, giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi; cùng với các anh, chị ở Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tứ Kỳ, các anh, chị ở Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tứ kỳ đã có những chia sẻ rất thẳng thắn với đặc thù của ngành, để tôi có những kiến thức thực tế phục vụ cho luận văn; các anh, chị, em đồng nghiệp ở Trung tâm Triển khai Quy hoạch sử dụng đất đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi để hoàn thành luận văn này. Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cám ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Cảm ơn gia đình và những người bạn đã động viên, đóng góp ý kiến giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu khoa học. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2016 Tác giả Phan Sỹ Hành ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐND Hội đồng nhân dân UBND Uỷ ban nhân dân ĐT Đô thị ĐB Đồng bằng CV Công văn KT - XH Kinh tế - xã hội NT Nông thôn MN Miền núi THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Hiện trạng và biến động sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo giai đoạn 2005 - 2012 của cả nước .....................................................................8 Bảng 2: Bình quân diện tích sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo tính theo nhân khẩu giai đoạn 2005 - 2012 của cả nước ...........................................9 Bảng 3: Bình quân diện tích sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo tính theo học sinh, sinh viên giai đoạn 2005 - 2012 của cả nước ............................11 Bảng 4: Hiện trạng và biến động sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo những năm 2013 - 2015 của cả nước ...............................................................12 Bảng 5: Bình quân diện tích sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo tính theo nhân khẩu những năm 2013 - 2015 của cả nước ......................................13 Bảng 6: Bình quân diện tích sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo tính theo học sinh, sinh viên những năm 2013 - 2015 của cả nước ........................14 Bảng 7: Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo hệ trung học tính theo học sinh .....................................................................................................18 Bảng 8: Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo hệ trung học tính theo trường ................................................................................................18 Bảng 9: Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo hệ trung học phổ thông tính theo đơn vị hành chính cấp huyện ..................................................19 Bảng 10: Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo hệ tiểu học tính theo học sinh..............................................................................................21 Bảng 11: Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo hệ tiểu học tính theo trường ................................................................................................22 Bảng 12: Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo hệ tiểu học tính theo đơn vị hành chính cấp xã ..........................................................................22 Bảng 13: Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo hệ mầm non tính theo học sinh..............................................................................................24 Bảng 14: Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo hệ mầm non tính theo trường ................................................................................................24 iv Bảng 15: Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo hệ mầm non tính theo đơn vị hành chính cấp xã ...................................................................25 Bảng 16: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ...............................................................................................................48 Bảng 17: Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng năm 2015 của huyện Từ Kỳ, tỉnh Hải Dương ...............................................................................................................49 Bảng 18: Thực trạng và biến động sử dụng đất cơ sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2015 ...........................................................................55 Bảng 19: Thực trạng sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2015 .............................................................57 Bảng 20: Hiện trạng và biến động đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2010 - 2015 ...........................................................................58 Bảng 21: Kết quả rà soát định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.....................................................................64 Bảng 22: Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo theo công trình ..........................................................................................................................78 Bảng 23: Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo theo đầu người ..........................................................................................................................79 v DANH MỤC HÌNH Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Tứ Kỳ - Tỉnh Hải Dương ...................................42 vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iv DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi MỤC LỤC ............................................................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 6. Dự kiến kết quả đạt được và ý nghĩa khoa học, thực tiễn .......................................3 7. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT XÂY DỰNG CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ..................................................................................................................5 1.1. Khái niệm và phân loại công trình giáo dục và đào tạo .......................................5 1.1.1. Khái niệm đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo .................................................... 5 1.1.2. Phân loại đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo ..................................................... 6 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo .................................... 6 1.2. Đánh giá thực trạng về sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo ............7 1.2.1. Giai đoạn trước Luật đất đai năm 2013 ....................................................................... 7 1.2.2. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay .................................................................................. 12 1.3. Tổng quan về định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo ........17 1.3.1. Mức sử dụng đất hệ trung học phổ thông................................................................... 17 1.3.2. Mức sử dụng đất hệ tiểu học ........................................................................................ 20 1.3.3. Mức sử dụng đất hệ mẫu giáo, nhà trẻ ....................................................................... 23 vii 1.4. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo ....................................................................................................26 1.4.1. Yếu tố pháp lý ................................................................................................................ 26 1.4.2. Yếu tố tự nhiên............................................................................................................... 30 1.4.3. Yếu tố vùng miền ........................................................................................................... 33 1.4.4. Yếu tố đô thị, nông thôn................................................................................................ 33 1.4.5. Yếu tố kinh tế ................................................................................................................. 34 1.4.6. Yếu tố văn hóa - xã hội ................................................................................................. 35 1.4.7. Yếu tố khoa học - kỹ thuật ............................................................................................ 37 1.5. Đánh giá, nhận xét..............................................................................................38 1.5.1. Những mặt được............................................................................................................ 38 1.5.2. Những tồn tại ................................................................................................................. 39 ...................................................................................................................................41 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƢƠNG .................................................................41 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tứ Kỳ ..............................41 2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 41 2.1.2. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................ 44 2.2. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Tứ Kỳ ................46 2.2.1. Khái quát hiện trạng sử dụng đất năm 2015.............................................................. 46 2.2.2. Công tác quản lý sử dụng đất của huyện Tứ Kỳ ........................................................ 51 2.3. Thực trạng sử dụng đất và mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo của tỉnh Hải Dương và huyện Tứ Kỳ ........................................................................54 2.3.1. Thực trạng và biến động sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương ....................................................................................................................................... 54 2.3.2. Thực trạng và biến động sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo huyện Tứ Kỳ ........................................................................................................................................ 56 2.3.3. Thực trạng công năng sử dụng các công trình giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Tứ Kỳ ............................................................................................................................. 60 viii 2.3.4. Đánh giá so sánh thực trạng sử dụng đất với các quy định của bộ, ngành ............ 63 2.4. Đánh giá, nhận xét..............................................................................................65 2.4.1. Những mặt được............................................................................................................ 65 2.4.2. Những mặt tồn tại ......................................................................................................... 66 ...................................................................................................................................68 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƢƠNG................................................68 3.1. Các căn cứ để đề xuất định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo ..............................................................................................................................68 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo .................. 68 3.1.2. Cơ sở về kỹ thuật ........................................................................................................... 73 3.1.3. Các tiêu chí xây dựng định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo ................................................................................................................................................... 76 3.2. Đề xuất định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo..................78 3.2.1. Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo theo công trình ......... 78 3.2.2. Định mức sử dụng đất theo đầu người ....................................................................... 79 3.3. Đề xuất giải pháp để áp dụng định mức trong quản lý, sử dụng đất cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ......................................80 3.3.1. Các giải pháp chung ..................................................................................................... 80 3.3.2. Giải pháp cụ thể cho địa bàn nghiên cứu................................................................... 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................88 1. Kết luận .................................................................................................................88 2. Kiến nghị ...............................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................90 PHỤ LỤC .................................................................................................................93 ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, địa bàn phân bố và nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh, quốc phòng; có giới hạn về diện tích, hình thể nhưng mức độ sản xuất lại phụ thuộc vào sự đầu tư, hướng khai thác sử dụng của con người. Luật đất đai năm 2013 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013 tiếp tục quy định một trong các căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất là "Định mức sử dụng đất" (Điều 39, Điều 40). Định mức sử dụng đất (trong đó có định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo) được nghiên cứu xây dựng có cơ sở khoa học và thực tiễn sẽ đảm bảo được tính hợp lý và tính hiệu quả ngày càng cao trong việc quản lý, khai thác và sử dụng đất. Định mức sử dụng đất là một công việc có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, đến các yếu tố cấu thành có sử dụng đất, đến khả năng khai thác về chiều cao và chiều sâu của công trình, …. Xuất phát từ yêu cầu của công tác quản lý đất đai và quản lý của các ngành, các cấp; Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các Bộ, ngành đã có những tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định,... về mức sử dụng đất nhằm đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng cho các ngành. Tuy nhiên, việc áp dụng thống nhất cho việc tính toán mức sử dụng đất của các ngành, địa phương còn một số điểm không đồng nhất như: tiêu chí thống kê của các ngành; hệ thống các văn bản pháp quy của các ngành thường xuyên được thay đổi, bổ sung; việc áp dụng tại các địa phương cũng chưa thống nhất;... Nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc sử dụng đất giáo dục và đào tạo một cách hợp lý, khoa học, tiết kiệm và hiệu quả giữa các Bộ, ngành và địa phương, "Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo" được hiểu như một hệ thống tiêu chuẩn định lượng cụ thể về diện tích, cơ cấu đối với mỗi loại hình (các trường) sử dụng đất và để đảm bảo đủ không gian sử dụng đất cho các công trình giáo dục và đào tạo cần thiết nghiên cứu đến các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng. Từ thực tiễn cấp thiết đó, học viên đã chọn đề tài "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải 1 pháp xây dựng định mức sử dụng đất đối với công trình sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương" làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt được các mục đích cơ bản sau đây: - Xác lập các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn của bộ, ngành Trung ương đã ban hành, làm cơ sở cho việc đề xuất định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo. - Đánh giá thực trạng và so sánh với các quy định hiện hành của các bộ, ngànhvề mức sử dụng đất đối với công trình sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. - Đề xuất định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề sau đây: - Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Nghiên cứu tổng quan về đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo. - Nghiên cứu thực tiễn về mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. - Nghiên cứu, đề xuất định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo và các công trình giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. - Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. - Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề liên quan đến định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo cho các cấp học, bao gồm: nhà trẻ, trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế: Thực hiện điều tra thực tế, thu thập các tư liệu, tài liệu, số liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu làm cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo; thực trạng các công trình, công năng giáo dục và đào tạo cho các cấp học, bao gồm: nhà trẻ, trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. - Phương pháp kế thừa: Kế thừa, chọn lọc các văn bản về Quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, mức sử dụng đất theo từng ngành; hạn mức giao đất, hồ sơ giao đất, các phương án đền bù giải phóng mặt bằng tại các địa phương; Kế thừa, chọn lọc các tư liệu, tài liệu, số liệu về thống kê, kiểm kê đất đai; các công trình nghiên cứu, các quy hoạch ngành,... có liên quan đến định mức sử dụng đất. - Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu: Trong nghiên cứu, sử dụng cách tiếp cận từ tổng quan đến chi tiết; từ những quy định của pháp luật hiện hành đến thực trạng thi hành, chấp hành pháp luật; xác định những tích cực, tồn tại, bất cập, qua đó đề xuất định mức sử dụng đất cơ sở giáo dục đào tạo. - Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: sử dụng hệ thống phần mềm Microsoft Office để tổng hợp các số liệu điều tra; tiến hành phân tích, xử lý và tính toán, so sánh mức sử dụng đất theo quy mô công trình, theo đơn vị hành chính. Từ đó đề xuất định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 6. Dự kiến kết quả đạt đƣợc và ý nghĩa khoa học, thực tiễn - Kết quả đạt được: + Thực trạng sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. + Thực trạng công năng sử dụng các công trình giáo dục và đào tạo của các cấp học trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. + Đưa ra được định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo theo đầu người (cho các cấp học, bao gồm: nhà trẻ, trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương). 3 - Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần nghiên cứu cơ sở lý luận để hoàn thiện nội dung xây dựng định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo cho các công trình giáo dục và đào tạo của cấp huyện nói chung. - Ý nghĩa thực tiễn: + Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo theo công trình và định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo theo đơn vị hành chính các cấp. + Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo được áp dụng cho việc lập, thẩm định và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp (tỉnh, huyện, xã); giao đất; cho thuê đất; chuyển mục đích sử dụng đất; không áp dụng trong các trường hợp công nhận quyền sử dụng đất. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị nội dung luận văn được cấu trúc làm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo. - Chương 2: Đánh giá thực trạng về định mức sử dụng đất đối với công trình giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. - Chương 3: Đề xuất định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤT XÂY DỰNG CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1.1. Khái niệm và phân loại công trình giáo dục và đào tạo 1.1.1. Khái niệm đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo a) Khái niệm Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình phục vụ giáo dục và đào tạo bao gồm: nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học, học viện, cơ sở dạy nghề và các cơ sở giáo dục và đào tạo khác; kể cả phần diện tích làm văn phòng, ký túc xá cho học sinh, sinh viên, làm nơi bán đồ dùng học tập, nhà hàng, bãi đỗ xe và các khu chức năng khác thuộc phạm vi cơ sở giáo dục và đào tạo “trừ cơ sở giáo dục và đào tạo do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý” (Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất). b) Mức sử dụng đất Mức sử dụng đất là giá trị diện tích đất bình quân mà một đối tượng sử dụng cho một mục đích cụ thể trong một thời điểm nhất định. Mức sử dụng đất phản ánh tình hình sử dụng đất rộng hay hẹp của một đối tượng sử dụng đất thông qua kết quả điều tra số lượng đối tượng và diện tích đất đối tượng đó sử dụng đúng mục đích hiện tại hay trong quá khứ. Mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo là giá trị diện tích đất sử dụng cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo bình quân một học sinh (hoặc một trường hoặc một đơn vị hành chính) đang sử dụng đúng mục đích trong một thời điểm nhất định. c) Định mức sử dụng đất Định mức sử dụng đất là giá trị diện tích đất bình quân cần thiết mà một đối tượng cần phải đạt được để đối tượng phát huy khả năng và sử dụng đất có hiệu quả cho một mục đích cụ thể. Định mức sử dụng đất là một trong những cơ sở để tính 5 toán đầy đủ nhu cầu sử dụng đất cho một mục đích nhất định; là căn cứ để lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; là căn cứ để giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất. Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo là giá trị diện tích đất bình quân cần thiết mà một học sinh (hoặc một trường hoặc một đơn vị hành chính) cần phải đạt được để học sinh (hoặc trường hoặc đơn vị hành chính) phát huy khả năng và sử dụng đất có hiệu quả cho mục đích giáo dục và đào tạo. 1.1.2. Phân loại đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo Kết quả nghiên cứu tư liệu, tài liệu và điều tra thực tế phân loại đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo như sau: Phân loại theo cấp quản lý đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo gồm: - Các công trình thuộc cấp xã quản lý gồm trường mầm non (mẫu giáo và nhà trẻ), trường tiểu học, trường trung học cơ sở. - Các công trình cấp huyện quản lý gồm trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên. - Các công trình cấp tỉnh quản lý có trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề. 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và các công trình cơ sở giáo dục và đào tạo,... Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi măng, gốm sứ… Tuy nhiên, vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau: Trong các ngành phi nông nghiệp: đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất. Trong các ngành nông - lâm nghiệp: đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động 6 (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo...) và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu của quá trình sinh học tự nhiên của đất. Đối với đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo cũng có vai trò, ý nghĩa tương tự như đất đai nói chung, là nền tảng để xây dựng các cơ sở giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng mục tiêu về quốc gia cho phát triển giáo dục và đào tạo trong phát triển kinh tế - xã hội; đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo được sử dụng đúng mục đích, tích kiệm, hiệu quả nhằm tránh lãng phí cho nền kinh tế nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Quỹ đất sử dụng vào xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo được phân bố hợp lý theo đă ̣c thù của từng vùng , miền và khu vực sẽ thúc đẩy phát triển sự nghiê ̣p giáo du ̣c đào ta ̣o nói riêng và phát triể n kinh t ế - xã hội nói chung. Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo có vai trò và ý nghĩa đặt nền móng cho công cuộc giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đó , có vai trò thúc đẩ y sự phát tri ển các ngành, lĩnh vực trong nề n kinh tế - xã hội. 1.2. Đánh giá thực trạng về sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo 1.2.1. Giai đoạn trước Luật đất đai năm 2013 Thời kỳ trước khi Luật đất đai 2003 ra đời, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo không được thống kê thành loại đất riêng mà được thống kê trong loại đất chuyên dùng khác hoă ̣c đ ất xây dựng. Tuy nhiên, theo Tạp chí Thống kê năm 1991, khối trường học quản lý trên 6 triệu m2 phòng học, bình quân mỗi học sinh có 0,43 m2 phòng học, trong đó: - Đại học, cao đẳng 13,10 m2/học sinh. - Trung cấp và dạy nghề 10,80 m2/học sinh. - Phổ thông trung học 2,47 m2/học sinh. - Phổ thông cơ sở 0,15 m2/học sinh. Như vâ ̣y, năm 1991 diê ̣n tich phòng h ọc binh quân cho mỗi h ọc sinh hệ ph ổ ́ ̀ thông cơ sở rấ t thấp, do đó học sinh phổ thông cơ sở phải học 2 đến 3 ca một ngày. 7 Luật đất đai năm 2003 đươ ̣c Quố c hô ̣i thông qua và có hiê ̣u lực từ ngày 01/7/2004, theo đó đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo được thống kê thành từng loại đất riêng. Theo số liệu kiểm kê , thống kê đất đai giai đoạn 2005 - 2012, hiện trạng và biến động sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo của cả nước giai đoa ̣n này được thể hiện như sau: Bảng 1: Hiện trạng và biến động sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo giai đoạn 2005 - 2012 của cả nƣớc Đơn vị tính: ha Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Biến động Tăng, giảm tăng (+), giảm (-) (%) giai giai đoạn 2005- đoạn 20052012 2012 STT Các vùng kinh tế 1 Trung du và miền núi phía Bắc 7.965 7.193 7.406 7.423 -541 -6,80 2 Đồng bằng sông Hồng 7.826 9.470 9.736 9.964 2.138 27,32 3 Bắc Trung Bộ 5.780 6.164 6.413 6.465 685 11,85 4 Duyên hải Nam Trung Bộ 3.814 4.320 4.449 4.532 718 18,83 5 Tây Nguyên 3.021 3.803 3.913 3.985 964 31,91 6 Đông Nam Bộ 3.785 4.789 4.900 4.958 1.173 30,99 7 Đồng bằng sông Cửu Long 4.431 5.685 5.845 5.905 1.474 33,27 36.149 40.829 42.013 42.572 6.423 17,77 Cả nƣớc Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường: Kiểm kê, Thống kê đất đai cả nước năm 2005, 2010, 2011, 2012. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2012, tổng diện tích đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo của cả nước là 42.572 ha, trong đó: vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích lớn nhất là 9.964 ha, chiếm 23,41% tổng diện tích của cả nước; vùng Tây Nguyên có diện tích nhỏ nhất là 3.985 ha, chiếm 9,36% tổng diện tích của cả nước. Qua tổng hợp số liệu thống kê, kiểm kê đất đai các năm 2005, 2010, 2011 và 2012 cho thấy, tổng diện tích đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo của cả nước tăng theo quy luật năm sau cao hơn năm trước. Trong giai đoa ̣n 2005 - 2012, diện tích đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo của cả nước tăng 6.423 ha (tăng 17,77% so với năm 2005), bình quân mỗi năm tăng 2,96%; vùng có diện tích tăng nhiều là 8 vùng đồng bằng sông Hồng tăng 2.138 ha (tăng 27,32% so với năm 2005), tiếp đến là vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng 1.474 ha (tăng 33,27% so với năm 2005), vùng Đông Nam Bộ tăng 1.173 ha (tăng 30,99% so với năm 2005), vùng Tây Nguyên tăng 964 ha (tăng 31,91% so với năm 2005), vùng duyên hải Nam Trung Bộ tăng 718 ha (tăng 18,83% so với năm 2005), vùng Bắc Trung Bộ tăng 685 ha (tăng 11,85% so với năm 2005). Riêng vùng trung du và miền núi phía Bắc giảm 541 ha (giảm 6,80% so với năm 2005); nguyên nhân giảm một phần là do tích nước cho hồ thủy điện Sơn La, hồ thủy điện Huội Quảng, thuỷ điện Lai Châu, thuỷ điện Bản Chát,… làm ngập diện tích đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo, trong khi đó tại nơi đất tái định cư do quỹ đất có hạn nên phần lớn các trường xây dựng lại có quy mô diện tích đất nhỏ hơn so với trước đây và do xác định diện tích trên bản đồ có độ chính xác cao hơn. Về bình quân diện tích đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo theo nhân khẩu giai đoạn 2005 - 2012 của cả nước như sau: Bảng 2: Bình quân diện tích sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo tính theo nhân khẩu giai đoạn 2005 - 2012 của cả nƣớc Đơn vị tính: m2/người Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Biến động Tăng, giảm tăng (+), giảm (%) giai (-) giai đoạn đoạn 2005-2012 2005-2012 STT Các vùng kinh tế 1 Trung du và miền núi phía Bắc 7,34 7,19 7,31 7,26 -0,08 -1,12 2 Đồng bằng sông Hồng 4,09 4,52 4,60 4,65 0,56 13,68 3 Bắc Trung Bộ 5,44 6,11 6,32 6,34 0,90 16,58 4 Duyên hải Nam Trung Bộ 4,35 4,89 5,00 5,04 0,69 15,90 5 Tây Nguyên 6,35 7,29 7,41 7,41 1,06 16,69 6 Đông Nam Bộ 3,22 3,29 3,29 3,26 0,04 1,29 7 Đồng bằng sông Cửu Long 2,57 3,29 3,37 3,40 0,83 32,32 Cả nƣớc 4,35 4,70 4,78 4,80 0,45 10,27 Nguồn: - Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê cả nước năm 2005, 2010, 2011, 2012. - Bộ Tài nguyên và Môi trường: Kiểm kê, Thống kê đất đai cả nước năm 2005, 2010, 2011, 2012. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan