Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã nà hẩ...

Tài liệu đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã nà hẩu huyện văn yên tỉnh yên bái

.PDF
60
3221
159

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG THỊ LAN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ NÀ HẨU HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chuyên ngành: Khoa: Khoá học: Chính quy Nông Lâm kết hợp Lâm nghiệp 2011-2015 THÁI NGUYÊN, NĂM 2015 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG THỊ LAN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ NÀ HẨU HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chuyên ngành: Khoa: Lớp: Khoá học: Chính quy Nông Lâm kết hợp Lâm nghiệp 43NLKH 2011-2015 Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. LÊ SỸ TRUNG Khoa Lâm nghiệp- Trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên THÁI NGUYÊN, NĂM 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn xem và sửa. Thái Nguyên, ngày tháng Giảng viên hƣớng dẫn Sinh viên PGS.TS.Lê Sỹ Trung Giàng Thị Lan Giảng viên phản biện (Ký và ghi rõ họ tên) năm 2015 ii LỜI NÓI ĐẦU Sau bốn năm học tập, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đến nay khoá học đã sắp hoàn thành. Được sự nhất trí của Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã Nà hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái”. Trong quá trình thực hiện đề tài, dưới sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, cùng với sự nỗ lực của bản thân, đến nay đề tài của tôi đã hoàn thành. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo khoa lâm nghiệp, đặc biệt là thầy: PGS.TS. Lê Sỹ Trung đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cũng nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ, người dân xã Nà hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương. Do thời gian, điều kiện nghiên cứu và năng lực của bản thân có hạn, nên đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 21 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Giàng Thị Lan iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Diễn biến tài nguyên rừng của xã Nà Hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012-2014............................................................... 27 Bảng 4.2: Bảng hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của xã Nà Hẩu qua các năm 2012-2014 ................ 32 Bảng 4.3: Phương châm 4 tại chỗ trong PCCCR xã Nà Hẩu thực hiện năm 2012-2014 .................................................................................... 37 Bảng 4.4: Kết quả về kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong bảo vệ rừng tại xã Nà Hẩu năm 2012-2014 ...................................................... 39 Bảng 4.5: Tang vật và phương tiện vi phạm trong bảo vệ rừng xã Nà Hẩu năm 2012-2014 .................................................................................... 40 Bảng 4.6: Kết quả khoanh nuôi bảo vệ rừng xã Nà Hẩu năm 2012-2014 ...... 41 Bảng 4.7: Kết quả trồng rừng của xã Nà Hẩu năm 2013-2014 ...................... 41 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Diễn biến tài nguyên rừng xã Nà Hẩu năm 2012-2014 ................. 27 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia khu vực Đông Nam Á BCHQS : Ban chỉ huy quân sự CSHT : Cơ sở hạ tầng ĐVHD : Động vật hoang dã FAO : Tổ chức nông lương thế giới FSC : Đánh giá bền vững tài nguyên rừng HĐND : Hội đồng nhân dân KLV : Kiểm lâm viên LEI : Viện sinh thái Lambaga (Indonesia) LN : Lâm nghiệp MTCC : Hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia (Malaysia) NGO : Tổ chức phi chính phủ NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTCC : Hội đồng chứng chỉ gỗ quốc gia (Malaysia) PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng PTR : Phát triển rừng QLBV : Quản lý bảo vệ QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng QLRBV : Quản lý rừng bền vững TNR : Tài nguyên rừng UBND : Ủy ban nhân dân v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iv MỤC LỤC ..................................................................................................... v PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3 1.4. Ý nghĩa đề tài .......................................................................................... 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 5 2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý trong quản lý bảo vệ rừng.............................. 5 2.1.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................... 5 2.1.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng .......................... 7 2.2. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới ............................................. 9 2.3. Tình hình quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam ............................................ 12 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu.............................................................. 15 2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .............................................. 15 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................... 16 PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 25 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 25 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 25 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 25 3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu .............................................................. 25 vi 3.4.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) ..................... 26 3.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu......................................... 26 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................... 27 4.1. Hiện trạng, diễn biến tài nguyên rừng tại Nà Hẩu huyện Văn Yên......... 27 4.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ trong công tác quản lý và bảo vệ rừng xã Nà Hẩu ............................................................................................ 28 4.3. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng giai đoạn 2012 - 2014 của xã Nà Hẩu huyện văn Yên ................................................................................ 31 4.3.1. Hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng. ........................................................................................ 31 4.3.2. Phòng cháy và các biện pháp kỹ thuật chữa cháy rừng ....................... 33 4.3.3. Thực trạng về công tác kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm luật bảo vệ rừng tại xã Nà Hẩu giai đoạn 2012-2014 ...................................................... 38 4.4. Thực trạng phát triển rừng tại địa bàn xã Nà Hẩu giai đoạn 2012-2014 ....... 40 4.4.1. Khoanh nuôi bảo vệ rừng.................................................................... 40 4.4.2. Trồng rừng ......................................................................................... 41 4.5. Thuận lợi, khó khăn trong quản lý bảo vệ, phát triển rừng ở xã Nà Hẩu ...... 42 4.5.1. Thuận lợi ............................................................................................ 42 4.5.2. Khó khăn ............................................................................................ 43 4.6. Một số giải pháp trong quản lý bảo vệ, phát triển rừng tại xã Nà Hẩu.... 44 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 46 5.1. Kết luận ................................................................................................. 46 5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là một bộ phận của môi trường sống là tài nguyên quý báu của nước ta, có khả năng tái tạo phong phú và đa dạng. Rừng có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, văn hoá cộng đồng, du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học, an ninh quốc gia. Rừng còn ảnh hưởng trực tiếp đến bảo vệ đất đai, khí hậu, sinh vật. Rừng có tác dụng bảo vệ nguồn nước, ngăn chặn thiên tai bảo vệ mùa màng. Tuy nhiên trong mấy thập kỷ qua diện tích rừng đã bị thu hẹp, rừng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng nên đã dẫn đến hạn hán, lũ lụt ngày càng nhiều, bầu khí quyển bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống con người và gây thiệt hại cho sản xuất Nông lâm nghiệp. Theo thống kê của Tổ chức nông lương thế giới (FAO) tại Hội nghị lâm nghiệp (LN) lần thứ X tại Paris năm 1991, trung bình mỗi năm trên thế giới mất đi khoảng 1 % diện tích rừng nhiệt đới, với tốc độ đó chỉ trong vòng 100 năm tới thế giới sẽ mất rừng nhiệt đới [5]. Rừng mất đi đã kéo theo nhiều hệ lụy tất yếu, gây tổn hại lớn đối với cuộc sống con người, tình trạng hạn hán, lũ lụt, lốc xoáy diễn ra với tần suất ngày một dày đặc và nguy hiểm, thời tiết trở nên khó dự báo hơn. Nhiều hệ sinh thái đã bị phá vỡ, số lượng loài có nguy cơ bị tuyệt chủng tăng lên, xói mòn, rửa trôi diễn ra mãnh liệt, nhiều căn bệnh lạ và nguy hiểm xuất hiện đe dọa cuộc sống của con người. Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích đất có rừng là 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất lâm nghiệp[1]. 2 Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009[3], diện tích rừng toàn quốc là 13,257 triệu ha, trong đó 10,339 triệu ha rừng tự nhiên (chiếm 77,99%) và 2,919 triệu ha rừng trồng (chiếm 22,01%) và được phân chia theo mục đích sử dụng 03 loại rừng như sau: rừng đặc dụng: 1,999 triệu ha, chiếm 15,08%; rừng phòng hộ: 4,833 triệu ha, chiếm 36,45%; rừng sản xuất: 6,288 triệu ha, chiếm 47,43% và rừng ngoài quy hoạch cho Lâm nghiệp: 0,138 triệu ha, chiếm 1,03%. Tổng trữ lượng gỗ trên toàn quốc có 811,7 triệu m3, trong đó gỗ rừng tự nhiên chiếm 93,4%, gỗ rừng trồng chiếm 6,6% (kết quả Chương trình Điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2001- 2005). Trữ lượng gỗ tập trung chủ yếu ở 3 vùng là Tây Nguyên chiếm 35,55%; Bắc Trung Bộ 23,69% và Nam Trung Bộ 17,95% tổng trữ lượng gỗ toàn quốc. Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Nhận thức được việc mất rừng là tổn thất duy nhất nghiêm trọng đang đe dọa sức sản sinh lâu dài của những tài nguyên có khả năng tái tạo, nhân dân Việt Nam đang thực hiện một chương trình rộng lớn bảo vệ, phát triển rừng. Mục tiêu là trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21 phủ xanh được 40% - 50% diện tích cả nước, với hy vọng phục hồi lại sự cân bằng sinh thái ở Việt Nam, bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần vào việc làm chậm, tiến tới chặn đứng quá trình nóng lên toàn cầu [7]. Việt Nam được xem là nước có diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn trong vùng Đông Nam Á. Năm 1943, diện tích rừng khoảng 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ khoảng 43%. Hiện nay, tổng diện tích rừng của cả nước hiện nay là 3 13.258.843 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha, rừng trồng chiếm 2.919.538 ha, độ che phủ 39,1% [4]. Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến việc quản lý bảo vệ (QLBV), phát triển rừng (PTR), đã có những chính sách và chương trình mục tiêu đầu tư lớn như chính sách giao đất giao rừng, Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án 661.... Nhận thức của xã hội, của các tầng lớp nhân dân và chính quyền các cấp về bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên. Nà Hẩu là một xã miền núi, vùng sâu xa của huyện Văn Yên, tuy diện tích rừng có tăng lên trong những năm gần đây do thực hiện các chương trình trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên… nhưng chất lượng rừng vẫn chưa cao, do việc khai thác không đúng quy trình, khai thác bất hợp pháp, đặc biệt là công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn còn nhiều bất cập, nên diện tích rừng đang quản lý tại xã Nà Hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái vẫn còn bị xâm hại. Mặc dù ngành kiểm lâm đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường tuần tra bảo vệ rừng nhưng dường như tình trạng này vẫn chưa được cải thiện. “Lâm tặc” ngày càng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để buôn bán, vận chuyển gỗ quí trái phép, người dân vẫn còn xâm hại vào rừng tự nhiên. Xuất phát vấn đề đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại xã Nà Hẩu huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. - Tìm hiểu được những khó khăn, thuận lợi trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại xã. 4 - Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng phát triển rừng tại địa phương. 1.4. Ý nghĩa đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp cho sinh viên tự hệ thống và củng cố lại những kiến thức đã học. - Tạo cơ hội cho sinh viên làm quen, tìm hiểu kiến thức điều tra ngoài thực địa làm tiền đề cho công việc sau này. - Giúp cho sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, có được phương pháp thu thập thông tin, xử lý số liệu, viết báo cáo. * Ý nghĩa trong thực tiễn Là cơ sở giúp xã tham khảo xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ, phát triển rừng một cách có hiệu quả hơn. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý trong quản lý bảo vệ rừng 2.1.1. Cơ sở khoa học Khái niệm quản lý bảo vệ rừng: Quản lý bảo vệ rừng là tổng hợp các biện pháp tác động tích cực vào rừng nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững [11]. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng: 1) Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định. 2) Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng. 3) Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải tuân theo các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng. 6 4) Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng. 5) Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác [11]. Vai trò của rừng đối với kinh tế - xã hội: Kinh tế: Rừng cung cấp một sản lượng lớn lâm sản phục vụ nhu cầu của con người từ các loại gỗ, tre, nứa các nhà kinh doanh thiết kế tạo ra hàng trăm mặt hàng đa dạng và phong phú như: Trang sức, mỹ nghệ, dụng cụ lao động… cho tới nhà ở hay đồ dung gia đình hiện đại,… Lâm sản ngoài gỗ: Rừng là nguồn dược liệu vô giá, không chỉ khai thác để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe mà còn có giá trị thương mại vô cùng to lớn. Ngày nay, nhiều quốc gia đã phát triển ngành khoa học “Dược liệu rừng” nhằm khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn dược liệu vô cùng phong phú của rừng và tìm kiếm các phương thuốc chữa bệnh nan y, góp phần phát triển nền kinh tế. Không chỉ vậy, rừng còn là nơi cư trú của rất nhiều loài động vật. Động vật rừng là nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị, … Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là một dịch vụ của rừng cần sử dụng một cách bền vững. Nhiều dự án phát triển du lịch sinh thái được hình thành gắn liền với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng có cảnh quan đặc biệt. Du lịch sinh thái không chỉ phục vụ nhu cầu về mặt tinh thần mà còn tăng thêm thu nhập cho dân địa phương Xã hội: Cùng với rừng, người dân được nhà nước hỗ trợ đất sản xuất rừng, vốn, các biện pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để tạo nguồn thu nhập cho người dân. Giúp người dân thấy được lợi ích của rừng, gắn bó và có tinh thần 7 trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Từ đó người dân sẽ ổn định nơi ở sinh sống. Vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường sống: - Khí hậu: Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua làm giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ của tán rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, chống ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch. Đặc biệt là vai trò hết sức quan trọng của rừng trong việc duy trì chu trình carbon trên trái đất mà nhờ đó nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và tích trữ lượng lớn carbon trong khí quyển. Vì thế sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh thái rừng có vai trò đáng kể trong việc chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu và ổn định khí hậu. - Đất đai: Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn nạn bào mòn, rửa trôi nhất là trên đồi núi dốc thì tác dụng ấy có hiệu quả lớn nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ, mối quan hệ qua lại: Rừng tốt thì đất tốt và ngược lại. - Nước: Rừng làm sạch và điều tiết nước, điều hòa dòng chảy bề mặt chuyển nó vào tầng nước ngầm. Phòng chống lũ lụt, hạn chế lắng đọng dòng sông, lòng hồ, điều hòa dòng chảy của các con sông, con suối. Rừng có vai trò rất lớn trong việc chống cát di động ven biển, ngăn chặn sự xâm mặn của biển che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, … 2.1.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng Quản lý bảo vệ rừng là lĩnh vực tương đối rộng với những biện pháp kĩ thuật khác nhau tác động từ nhiều phía lên hệ sinh thái rừng nhằm tạo điều kiện cho rừng phát triển một cách tốt nhất, năng suất và chất lường cao nhất. 8 Với đặc điểm của nước ta diện tích đồi núi chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên và cũng là nơi sinh sống của hầu hết các dân tộc ít người. Vùng miền núi đất sản xuất Nông nghiệp ít, lương thực làm ra hàng năm chưa đủ phục vụ cho dân do thâm canh lạc hậu, sản xuất chủ yếu mang tính tự cung tự cấp và còn phụ thuộc vào thiên nhiên, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, trình độ dân trí thấp cộng thêm phong tục tập quán du canh du cư dẫn đến việc đốt phá rừng bừa bãi để làm nương dẫy người dân lợi dụng triệt để vào rừng để khai thác lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng làm diện tích rừng bị suy giảm, chất lượng rừng kém. Với những vị trí quan trọng của miền núi. Đảng và Nhà nước đã quan tâm xây dựng, phát triển kinh tế xã hội và phát triển ngành lâm nghiệp, đề ra chủ trương chính sách quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn mức thấp nhất nạn phá rừng, khai thác trái phép. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách bao gồm nhiều văn kiện, nghị định, thông tư mang pháp chế về công tác quản lý bảo vệ rừng, xây dựng và phát triển rừng của Ban lâm nghiệp nói riêng và các ngành liên quan nói chung. Những văn bản quy phạm pháp luật thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với ngành lâm nghiệp. Trong công tác bảo vệ xây dựng vốn rừng, tái sinh, trồng lại rừng. Cụ thể: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Nghị định số: 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định số: 119/2006/NĐ-CP, ngày 16/10/2006 của Chính phủ Về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm; Quyết định số: 186/2006/QĐ-TTg ngày 16/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quy chế quản lý rừng; Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020; 9 Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 325/TBVPCP ngày 11/11/2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án: Quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2010 - 2015. Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/09/2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ. Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 về quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. Nghị đinh 159//2007/NĐ-CP về xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản [8]. Nghị định số 39/CP, ngày 18/05/1994 của Chính phủ quy định về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của kiểm lâm [9]. Nghị định 22/CP của chính phủ ban hành ban quy định về PCCCR[10]. Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng. Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Quyết định số 04/2004/QĐ-BNN-LN ngày 02/02/2004 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác. Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 2.2. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới Trước đây trên thế giới có 17,6 tỷ ha rừng, hiện nay chỉ còn 4,1 tỷ ha, mỗi năm trung bình diện tích rừng nhiệt đới thu hẹp 11 triệu ha, trong đó diện tích đa dạng của rừng trồng và phát huy vai trò của nó còn rất hạn chế. Riêng ở 10 Châu Á Thái bình dương trong thời gian 1976-1980 mất 9 triệu ha rừng, cũng trong thời gian này ở Châu Phi mất 37 triệu ha rừng, ở Châu Mỹ mất 18,4 triệu ha rừng. Nạn phá rừng diễn ra trầm trọng ở 56 nước nhiệt đới thuộc thế giới thứ 3 [5]. Do nạn phá rừng nên đất trồng trọt cũng bị xói mòn nặng, xa mạc hoá ngày càng diễn ra nghiêm trọng. Hiện nay 875 triệu người phải sống ở vùng sa mạc, hàng năm trên thế giới mất 12 tỷ tấn đất, với số lượng này có thể sản xuất ra khoảng 50 triệu tấn lương thực mỗi năm. Hàng ngàn hồ chứa nước ở vùng nhiệt đới đang bị cạn dần, tuổi thọ nhiều công trình thuỷ điện vùng nhiệt đới bị rút ngắn . Theo FAO (1999) những năm về cuối thế kỷ XX, tỷ lệ mất rừng vẫn thường xuyên xảy ra đặc biệt là ở các nước đang phát triển, các nước thuộc vùng nhiệt đới. Dự tính mỗi năm trái đất mất khoảng 11 triệu ha rừng, riêng Châu Á và Châu Phi mỗi năm mất khoảng 3% diện tích rừng. Trong 5 năm từ năm 1990 - 1995, 10 nước ASEAN mất khoảng 14 triệu ha rừng với tốc độ kỷ lục 1.4% diện tích rừng [5]. Để xác nhận quản lý rừng bền vững (QLRBV) của chủ rừng cần được xác nhận bằng văn bản rằng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ QLRBV đã được sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không gây ảnh hưởng xấu đến các chức năng sinh thái của rừng, môi trường xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh học. Đó chính là ý tưởng cấp chứng chỉ rừng được FSC đề cập như là một “công cụ hữu hiệu, giúp cải thiện quản lý rừng của thế giới”; “là công cụ chính sách mạnh mẽ nhất” trong quản lý rừng (dẫn từ Maria Ine’s Miranda, 2009)[14]. http://www.vifa.org.vn/vn(2005)[13] có viết Theo FSC Newsletter xuất bản ngày 31/8/2005, đã có 77 nước được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (QLRBV) cho 731 khu rừng (đơn vị QLR) và diện tích 57.264.882 ha. Hợp tác lâm nghiệp trong khối ASEAN chủ yếu xoay quanh chủ đề QLRBV 11 với 2 lý do, một là xu hướng mất rừng của các nước đang phát triển do áp lực dân số, lương thực, khai thác lậu, cháy rừng…, hai là bị thị trường thế giới từ chối nếu gỗ không có chứng chỉ QLRBV của một tổ chức độc lập quốc tế. Chứng chỉ rừng (hay chứng chỉ gỗ) thực chất là chứng chỉ ISO nhưng đặc thù cho ngành lâm nghiệp sản xuất gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Bỏ qua quan niệm rào cản thương mại, các nước thành viên ASEAN đều cần bảo vệ rừng nước mình và đều cần bán sản phẩm đồ gỗ vào các thị trường quốc tế với giá bán cao. Vì đây là nhu cầu cấp bách, khách quan, nên trong các năm 19952000 ASEAN đã hoàn thành dự thảo bộ tiêu chuẩn QLRBV cho mình vào năm 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh và được phê duyệt tại hội nghị Bộ trưởng Nông - Lâm nghiệp Phnom-penk 2001. Song, do bộ tiêu chuẩn QLRBV của ASEAN soạn thảo theo 7 tiêu chí của ITTO, nên gặp khó khăn khi xin cấp chứng chỉ của tổ chức FSC. Tuy vậy nên các nước có nền lâm nghiệp mạnh trong ASEAN như: Indonesia (Kim ngạch xuất khẩu gỗ 5-5,5 tỷ USD/năm), Malaysia (4,7-5 tỷ USD/năm), sau đó đến Philippines, Thailand đều được cấp chứng chỉ QLRBV của FSC (theo 10 nguyên tắc của FSC) trong các năm 2002-2005, tuy rằng diện tích được cấp còn hạn chế. Tại Indonesia, một tổ chức phi chính phủ (NGO) là “Viện sinh thái Lambaga” (viết tắt là LEI) ra đời vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước để hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật cho các chủ rừng nâng cao năng lực QLRBV đến khi đạt chứng chỉ gỗ quốc tế. Malaysia thành lập tổ chức NGO có tên “Hội đồng chứng chỉ gỗ quốc gia” (NTCC) nay đổi tên là “Hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia” (MTCC) để đảm nhiệm chức năng hỗ trợ CCR. Malaysia đang thử nghiệm đi theo 2 bước (chứng chỉ quốc gia, và chứng chỉ quốc tế). Chứng chỉ quốc gia không có giá trị trên thị trường thế giới, nhưng là một mức đánh giá năng lực quản lý của chủ rừng đã đạt mức xấp xỉ để xin thẩm định quốc tế. 12 Với mục đích quản lý bền vững, các khu bảo vệ (protected areas) được thành lập ngày càng nhiều, nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến việc quản lý bền vững các khu bảo vệ. Nhiều chính sách và giải pháp được đưa ra để áp dụng quản lý rừng bền vững. Tại vườn quốc gia (VQG) Kruger của Nam Phi (2000), nhằm bảo vệ tài nguyên bền vững, chính phủ đã trao quyền sử dụng đất đai, chia sẻ lợi ích từ du lịch cho người dân, ngược lại người dân phải tham gia quản lý và bảo vệ tài nguyên tại VQG. Theo báo cáo của Oli Krishna Prasad (1999) tại khu bảo tồn Hoàng gia Chitwan ở Nepal, để quản lý rừng bền vững, cộng đồng dân cư vùng đệm được tham gia hợp tác với một số bên liên quan trong việc quản lý tài nguyên vùng đệm phục vụ cho du lịch. Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30 - 50% thu được từ du lịch hàng năm sẽ được đầu tư trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng(dẫn từ Oli Krishna Prasad (ed.), 1999)[15]. Như vậy có thể nhận thấy phần nào những lợi ích và tầm quan trọng mà rừng đem lại cho cuộc sống của con người trên hành tinh, nhiều giả thiết nhiều công trình nghiên cứu đã được đưa ra với mục đích duy nhất là quản lý rừng theo hướng bền vững. 2.3. Tình hình quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam Tài nguyên rừng (TNR) của Việt Nam hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng do việc quản lý và khai thác không bền vững. Tình trạng xuống cấp thể hiện cả về số lượng và chất lượng của rừng. Tại nhiều khu vực ở Tây Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, rừng đã và đang mất chức năng kinh tế và sinh thái. Nếu như tỷ lệ che phủ rừng nước ta năm 1945 là 43% thì đến năm 1976 chỉ còn 33,8%. Tỷ lệ che phủ thấp nhất vào năm 1995 với 28,2%. Trong những năm gần đây, sự nỗ lực của nhà nước với những chính sách đổi mới,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng