Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá tác động của công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới sinh kế của ...

Tài liệu đánh giá tác động của công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới sinh kế của người dân tại dự án khu đô thị sinh thái vincom village, quận long biên, thành phố hà nội

.PDF
93
201
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------ Đồng Thị Minh Hằng ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TỚI SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN TẠI DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI VINCOM VILLAGE, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60850103 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thị Hà Thành Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đồng Thị Minh Hằng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ quan, đồng nghiệp và nhân dân địa phƣơng. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Hà Thành đã tận tình hƣớng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Đi ̣a Lý - Trƣờng Đại học Khoa ho ̣c t ự nhiên - Đa ̣i ho ̣ c Quố c gia Hà Nô ̣ i, Ban Bồi thƣờng GPMB quận Long Biên, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng quận Long Biên, các phòng, ban, cán bộ và nhân dân các phƣờng Việt Hƣng, Phúc Lợi, Long Biên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những ngƣời thân, cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Đồng Thị Minh Hằng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa CP Chính phủ CSHT Cơ sở hạ tầng GPMB Giải phóng mặt bằng THĐ Thu hồi đất NĐ Nghị định QĐ Quyết định CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa UBND Ủy ban nhân dân TM-DV Thƣơng mại dịch vụ TNMT Tài nguyên môi trƣờng TĐC Tái định cƣ MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2 5. Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn....................................................................... 3 6. Cấu trúc của Luận văn: ........................................................................................... 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ THU HỒI ĐẤT, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN ................................................................. 5 1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và sinh kế ......................................................................................... 5 1.1.1. Các khái niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất .....5 1.1.2. Nhu cầu thu hồi đất, giải phóng mặt bằng trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa .......................................................................................................................... 6 1.1.3. Cơ sở lý luận về sinh kế và sinh kế bền vững ................................................. 10 1.2. Cơ sở pháp lý về THĐ, GPMB .......................................................................... 15 1.2.1. Các văn bản pháp lý hiện hành của thành phố về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .......................................................................................................15 1.2.2. Nguyên tắc chung của bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. ............. 16 1.2.3. Những nội dung cơ bản của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất .................................................................................................19 1.3. Tình hình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án ở Việt Nam25 1.3.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về vấn đề thu hồi đất, GPMB để thực hiện các dự án ở Việt Nam ................................................................................ 25 1.3.2. Khái quát kết quả thực hiện công tác THĐ, GPMB để thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................................................29 CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, GPMB CỦA DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI VINCOM VILLAGE, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................................................. 31 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Long Biên, thành phố Hà Nội ............................................................................................................................. 31 2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên ........................................................................... 31 2.1.2. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................33 2.2. Tình hình sử dụng đất và biến động đất đai của quận Long Biên giai đoạn 2010 – 2014 ........................................................................................................................ 36 2.2.1. Công tác quản lý đất đai .................................................................................36 2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014...................................................................36 2.2.3. Đánh giá tình hình biến động đất đai giai đoạn 2010-2014...........................41 2.3. Tổng quan các dự án xây dựng khu đô thị mới trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội ...................................................................................................... 43 2.4. Khái quát về dự án Khu đô thị sinh thái Vincom Village, quận Long Biên, thành phố Hà Nội ...................................................................................................... 45 2.4.1. Giới thiệu về dự án KĐT Sinh thái Vincom Village và tầm quan trọng của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quận Long Biên ...................................45 2.4.2. Các Văn bản và căn cứ pháp lý nghiên cứu liên quan đến việc thực hiện dự án ...............................................................................................................................47 2.4.3. Thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ của dự án .....................49 CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT, GPMB CỦA DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI VINCOM VILLAGE ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN VÀ GIẢI PHÁP ..................................................................... 57 3.1. Đặc điểm của hộ gia đình, cá nhân đƣợc phỏng vấn ......................................... 57 3.2. Tác động của việc thu hồi đất, GPMB đến sinh kế của ngƣời dân .................... 58 3.2.1. Thay đổi về nguồn vốn tự nhiên ......................................................................58 3.2.2. Thay đổi về nguồn vốn con người ...................................................................59 3.2.3. Thay đổi về nguồn vốn tài chính .....................................................................60 3.2.4. Thay đổi về nguồn vốn vật chất ......................................................................64 3.2.5. Nguồn vốn xã hội ............................................................................................66 3.2.6. Sự thay đổi sinh kế của ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp .......... 68 3.2.7. Đánh giá tổng hợp về các nguồn vốn phục vụ sinh kế của các hộ nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp thực hiện dự án ............................................................. 72 3.3. Đề xuất một số giải pháp cho công tác thu hồi đất, GPMB thực hiện dự án xây dựng KĐT sinh thái giúp ổn định sinh kế đối với ngƣời dân ................................... 74 3.3.1 Về cơ chế, chính sách ....................................................................................... 74 3.3.2 Về tổ chức và quản lý .......................................................................................75 3.3.3. Một số giải pháp khác để đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân .............76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 80 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 83 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Thống kê diện tích đất tự nhiên .................................................................36 Bảng 2.2. Thống kê đất nông nghiệp quận Long Biên 2013-2014 ...........................38 Bảng 2.3. Thống kê diện tích đất sản xuất nông nghiệp quận Long Biên ................39 Bảng 2.4. Biến động đất đai năm 2010-2014 ............................................................41 Bảng 2.5. Kết quả thực hiện GPMB của dự án tại phƣờng Việt Hƣng .....................50 Bảng 2.6. Tổng kinh phí bồi thƣờng hỗ trợ của dự án tại phƣờng Việt Hƣng ..........51 Bảng 3.1. Đặc điểm ngƣời lao động ở các hộ bị thu hồi đất .....................................57 Bảng 3.2. Diện tích đất nông nghiệp bình quân của các hộ trƣớc và sau thu hồi đất .........58 Bảng 3.3. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất ...................................61 Bảng 3.4. Tổng số tiền bồi thƣờng hỗ trợ của các hộ gia đình .................................62 Bảng 3.5 Tỷ lệ hộ theo mục đích sử dụng tiền BT-HT .............................................63 Bảng 3.6.Tài sản của các hộ gia đình trƣớc và sau khi thu hồi đất ...........................65 Bảng 3.7. Mối quan hệ xã hội của các hộ điều tra ....................................................66 Bảng 3.8. Các loại sinh kế trƣớc và sau thu hồi đất ..................................................68 Bảng 3.9. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân trƣớc và sau khi thu hồi đất tại dự án ...............................................................................................................71 DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Khung sinh kế bền vững của DFID ...................................................... 11 Hình 2.1. Sơ đồ Hành chính quận Long Biên ........................................................... 31 Hình 2.2 Cơ cấu kinh tế quận Long Biên năm 2014 ................................................. 34 Hình 2.3 Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 ................................................. 37 Hình 2.4. Biểu đồ biến động đất đai quận Long Biên giai đoạn 2010-2014 ............ 42 Hình 2.5. Sơ đồ vị trí dự án trong khu vực nghiên cứu ............................................ 45 Hình 2.6 Mối liên hệ của dự án với các tuyến đƣờng và nút giao thông .................. 46 Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện số hộ dân đƣợc BT-HT với các mức khác nhau ............. 62 Hình 3.2 Tỷ lệ hộ sử dụng tiền bồi thƣờng hỗ trợ vào các mục đích........................ 63 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Những năm qua, số lƣợng các dự án đầu tƣ ở cả khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội đã tăng rất nhanh. Trong quá trình thực hiện các dự án đầu tƣ thì giải phóng mặt bằng là một khâu quan trọng và có tính đặc thù, không những ảnh hƣởng rất lớn đến tiến độ đầu tƣ các dự án mà còn liên quan đến sự ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Việc sử dụng đất để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội một mặt đem lại những lợi ích rõ rệt về kinh tế, về hạ tầng đô thị, làm thay đổi chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, song mặt khác cũng gây không ít khó khăn cho một bộ phận dân cƣ do bị ảnh hƣởng bởi việc thu hồi đất mà mất đi tƣ liệu sản xuất chính, mất nguồn thu nhập và kế sinh nhai. Sự thay đổi điều kiện sống của ngƣời dân có đất bị thu hồi là một vấn đề lớn, mang tính thời sự cấp bách và trở thành vấn đề mang tính xã hội của cả nƣớc.Vì vậy, vấn đề đền bù thiệt hại khi nhà nƣớc thu hồi đất, công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn là vấn đề phức tạp mang tính chất chính trị, kinh tế - xã hội tổng hợp, đòi hỏi đƣợc sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, tổ chức và cá nhân. Đền bù thiệt hại về đất không chỉ thể hiện bản chất kinh tế các mối quan hệ về đất đai (giữa Nhà nƣớc với các tổ chức và cá nhân sử dụng đất, giữa các tổ chức kinh tế này với các tổ chức kinh tế khác và giữa các cá nhân với nhau), mà còn thể hiện về các mối quan hệ về chính trị, xã hội...Qua đó cũng đủ thấy vấn đề đền bù thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất là một vấn đề cực kỳ phức tạp và đặt ra nhiều thử thách. Để làm giảm những mâu thuẫn nêu trên, Thành phố Hà Nội đã có rất nhiều cố gắng trong việc cải thiện các chính sách về đền bù thiệt hại cho ngƣời sử dụng đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do tính phức tạp của vấn đề, cùng với vốn đầu tƣ còn mỏng, việc thực hiện bồi thƣờng đối với đất bị thu hồi vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định, nhất là đối với mức giá bồi thƣờng thiệt hại và việc khôi phục mức sống cho các hộ dân bị di chuyển đến nơi ở mới, hoặc mất nguồn thu nhập chính do phải di chuyển, giải phóng mặt bằng. Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ thực trạng công tác thu hồi đất, GPMB của 1 dự án này sẽ rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm và các giải pháp góp phần xây dựng chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của thành phố Hà Nội. Xuất phát từ lý do này, tôi đã chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá tác động của công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới sinh kế của người dân tại dự án khu đô thị sinh thái Vincom Village, quận Long Biên, thành phố Hà Nội”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ tác động tích cực và tiêu cực của việc thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của dự án xây dựng Khu đô thị sinh thái Vincom Village, quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến đời sống của ngƣời dân tại khu vực bị thu hồi đất. - Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi thƣờng, GPMB và hỗ trợ ổn định đời sống, việc làm cho ngƣời dân có đất bị thu hồi khi thực hiện dự án. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan các chính sách, quy.định pháp lý về hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ của nhà nƣớc ta từ sau khi có Luật đất đai 2003 đến nay - Thu thập tài liệu, số liệu về công tác thu hồi đất, GPMB dự án khu đô thị sinh thái Vincom Village, quận Long Biên, thành phố Hà Nội - Điều tra, khảo sát về giá đất bồi thƣờng, hỗ trợ của dự án, phỏng vấn các hộ thuộc diện bị thu hồi đất và nhận bồi thƣờng, hỗ trợ. - Đánh giá, phân tích thực trạng công tác thu hồi đất, GPMB, làm rõ những nguyên nhân, những khó khăn vƣớng mắc trong GPMB của dự án và những ảnh hƣởng đến đời sống việc làm của ngƣời dân có đất bị thu hồi - Đề xuất một số giải pháp cho công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ GPMB. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp tổng quan tài liệu: đây là phƣơng pháp quan trọng đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Việc tổng quan tài liệu phục vụ cho việc làm rõ đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu, khái quát đƣợc vấn đề thu hồi đất, GPMB tại quận Long Biên nói chung cũng nhƣ nêu đƣợc đặc điểm thu 2 hồi đất và GPMB của dự án Khu đô thị sinh thái Vincom Village nói riêng. Đồng thời phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng trong tổng quan các dự án, đề tài về vấn đề thu hồi đất, GPMB đã đƣợc thực hiện trong nƣớc. - Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu; nguồn tài liệu, số liệu thu thập đƣợc sử dụng để thu thập thông tin tƣ liệu về vấn đề kinh tế - xã hội, công tác thu hồi đất, GPMB tại quận Long Biên nói chung và các dữ liệu về số hộ gia đình bị thu hồi đất, số tiền bồi thƣờng và các bƣớc thực hiện công tác thu hồi đất, GPMB dự án Khu đô thị sinh thái Vincom Village. - Phƣơng pháp điều tra xã hội học: với việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp 100 hộ gia đình, cá nhân phân bố ở 3 địa bàn phƣờng Việt Hƣng, Phúc Lợi, Giang Biên quận Long Biên, Hà Nội (có kèm bảng hỏi) là các hộ gia đình, cá nhân trong diện đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ về đất và tài sản gắn liền với đất để thu thập các thông tin về giá đất, giá bồi thƣờng hỗ trợ, công ăn việc làm của ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. - Phƣơng pháp toán thống kê: đƣợc sử dụng để thống kê, phân tích và tính toán, tổng hợp các dữ liệu về kinh tế - xã hội thu thập đƣợc sau khi đi phỏng vấn, các số liệu về giá đất và tài sản gắn liền với đất đối với dự án Khu đô thị sinh thái Vincom Village để đƣa ra những kết quả quan trọng của nghiên cứu. 5. Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn - Luật đất đai 2013 và các văn bản dƣới luật về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất - Các báo cáo của các cấp: thành phố, quận Long Biên, các phƣờng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Các báo cáo của Hội đồng GPMB, tổ công tác GPMB của các phƣờng thực hiện dự án - Các giáo trình cơ sở địa chính, hồ sơ địa chính, hệ thống chính sách pháp luật đất đai,... - Tài liệu chuyên ngành của các chuyên gia - Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế tại địa phƣơng. 3 6. Cấu trúc của Luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và sinh kế của ngƣời dân - Chƣơng 2: Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án Khu đô thị sinh thái Vincom Village, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. - Chƣơng 3: Đánh giá tác động của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án Khu đô thị sinh thái Vincom Village tới sinh kế của ngƣời dân và giải pháp. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ THU HỒI ĐẤT, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN 1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và sinh kế 1.1.1. Các khái niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Theo Luật đất đai 2013, các thuật ngữ về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đƣợc định nghĩa nhƣ sau: + Thu hồi đất :“Thu hồi đất là việc Nhà nƣớc quyết định thu lại quyền sử dụng đất của ngƣời đƣợc Nhà nƣớc trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của ngƣời sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”. + Bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất: - Bồi thƣờng có nghia là trả la ̣i tƣơng xƣ́ng giá tri ̣hoă ̣c công lao cho mô ̣t chủ ̃ thể nào đó bi ̣thiê ̣t ha ̣i vì mô ̣t hàn h vi của chủ thể khác . - Bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất: “Bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất là việc Nhà nƣớc trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho ngƣời sử dụng đất”( Điều 3, khoản 12) + Hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất: Là việc Nhà nƣớc giúp đỡ ngƣời có đất bị thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (Điều 3, khoản 14) + Tái định cƣ: Theo đó tái định cƣ đƣợc hiểu là: Định cƣ lại; cụ thể hơn: Tái định cƣ là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trƣớc đây để sinh sống và làm ăn. Tái định cƣ bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nƣớc thu hồi hoặc trƣng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển. + Giá đất: Là số tiền tính trênmột đơn vị diện tích đất do Nhà nƣớc quy định hoặc đƣợc hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất + Giá trị quyền sử dụng đất: Là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định [26]. 5 1.1.2. Nhu cầu thu hồi đất, giải phóng mặt bằng trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa Đại hội XI (2011) với Cƣơng lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, coi phƣơng thức cơ bản số một là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng”. Nhƣ vậy là từ Đại hội IX đến nay, Đảng ta không chỉ gắn kết công nghiệp hóa với hiện đại hóa mà còn cho rằng con đƣờng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta cần và có thể rút ngắn thời gian, phải gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng. Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XII nhấn mạnh: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lƣợng cao làm động lực chủ yếu; huy động và phân bổ có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển… Trong quá trình triển khai công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển công nghiệp và dịch vụ, đòi hỏi quỹ đất khá lớn mà Nhà nƣớc cần thu hồi. Vì vậy, thu hồi đất, GPMB là việc cần thiết để thực hiện các mục tiêu CNH, HĐH vì những lý do sau: - Thứ nhất, thu hồi đất để có mặt bằng xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc cho phát triển kinh tế xã hội - Thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa. - Thu hồi đất để nâng cấp và xây dựng mới hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh. Để phát triển các khu công nghiệp và khu đô thị, không thể không thu hồi đất mà ngƣời dân đang sử dụng. Việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị là một yêu cầu phát triển khách quan của cả nƣớc nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, các dự án đó cũng tiềm ẩn nhiều thách thức lớn nhƣ việc thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ cho nông dân khi thu hồi đất nông nghiệp chƣa thỏa đáng; ở một số dự án, một số địa phƣơng thực hiện không thống nhất, không 6 đồng bộ; vấn đề ổn định đời sống, ổn định sản xuất và tạo việc làm mới cho ngƣời bị thu hồi đất vẫn chƣa đƣợc giải quyết thỏa đáng; nơi tái định cƣ cho ngƣời bị thu hồi đất ở chƣa thực sự hợp lý. Tình trạng bất cập nêu trên đã gây nên tình trạng khiếu kiện phức tạp của ngƣời bị thu hồi đất, nhiều nơi đã tạo ra nguy cơ mất ổn định an ninh chính trị và an toàn xã hội, không đảm bảo tính bền vững xã hội trong quá trình phát triển. Trong những năm qua, chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ GPMB đã đi vào cuộc sống, tạo mặt bằng cho các dự án xây dựng ở Việt Nam, thu hút nguồn vốn đầu tƣ, tạo nguồn lực sản xuất, chuyển đổi cơ cấu, phát triển đô thị và đổi mới diện mạo đô thị, nông thôn. Qua báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng tính đến năm 2010 có 757 dự án giải tỏa “treo” với tổng diện tích 19.009 ha. Các địa phƣơng còn tồn tại nhiều dự án giải tỏa “treo” gồm: Bình Thuận 133 dự án, Đồng Nai 88 dự án, Quảng Ninh 56 dự án, Vĩnh Phúc 33 dự án, Bắc Ninh 32 dự án, Cao Bằng 35 dự án, Hƣng Yên 26 dự án, Quảng Nam 21 dự án, Kiên Giang 30 dự án và An Giang 26 dự án. Kết quả giải quyết BT-HT: cả nƣớc có 192 dự án (25,30%) với tổng diện tích đã giải quyết là 4.339 ha (22,82%). Bên cạnh đó còn có 148 dự án (19,55%) đang làm thủ tục giải quyết với tổng diện tích 1.720 ha. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ trong thời gian qua các địa phƣơng đã tiến hành rà soát và có quyết định hủy bỏ 87 dự án đã thu hồi đất với tổng diện tích 1.087 ha, trong đó: Đồng Nai hủy bỏ 10 dự án (373,98 ha), Hƣng Yên hủy bỏ 7 dự án (66,64 ha), Hải Phòng hủy bỏ 10 dự án (50,30 ha), Bắc Ninh hủy bỏ 8 dự án (23,56%)... Tuy nhiên vẫn còn tồn đọng tổng số 433 dự án giải tỏa “treo” với tổng diện tích 12.645 ha chƣa có hƣớng giải quyết...[3]. Về thu hồi đất: Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng năm 2012, sau gần 7 năm triển khai thực hiện Luật Đất đai, tổng diện tích đất đã thu hồi là 728 nghìn ha (trong đó có 536 nghìn ha đất nông nghiệp) của 826.012 hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế và thu hồi 50.906 ha của 1.481 tổ chức và 598 hộ gia đình, cá nhân vi phạm pháp luật về đất đai. Những tỉnh thu hồi nhiều đất do 7 vi phạm pháp luật về đất đai nhƣ: Bình Phƣớc 6.070 ha, Phú Yên 5.813 ha, Đắk Nông 5.791 ha, Quảng Nam 5.217 ha, Gia Lai 2.719 ha, Quảng Ninh 2.245 ha, Khánh Hòa 604 ha, Hà Nội 594 ha. - Việc thu hồi đất, bồi thƣờng hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án vẫn là một trong những vấn đề nổi cộm ở nhiều địa phƣơng, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tƣ, gây bức xúc cho cả ngƣời sử dụng đất, nhà đầu tƣ và chính quyền nơi có đất thu hồi do các nguyên nhân sau: - Việc thực hiện cơ chế tự thỏa thuận đã tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ chủ động quỹ đất thực hiện dự án, rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng, hạn chế khiếu kiện, đồng thời giảm tải cho các cơ quan hành chính nhà nƣớc các cấp trong việc thu hồi đất. Tuy nhiên, đã tạo ra sự chênh lệch lớn về giá đất so với dự án do Nhà nƣớc thu hồi trong cùng khu vực. Nhiều địa phƣơng còn áp dụng cơ chế này đối với những dự án lớn (diện tích đất và số hộ dân bị thu hồi lớn), nên nhà đầu tƣ rất khó có thể hoàn thành việc giải phóng mặt bằng do một số ngƣời có đất nằm trong khu vực dự án không hợp tác với nhà đầu tƣ, không bảo đảm thực hiện dự án theo đúng tiến độ và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Việc lập phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ trƣớc khi có quyết định thu hồi đất nên khó khăn trong thực hiện nhất là đối với trƣờng hợp ngƣời bị thu hồi đất không hợp tác để thực hiện đo đạc, kiểm đếm. Chƣa quy định việc sử dụng tƣ vấn giá đất, giải quyết khiếu nại về giá đất và cơ chế bắt buộc để đảm bảo có quỹ đất, có nguồn vốn xây dựng khu tái định cƣ trƣớc khi thu hồi đất. - Các quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ thƣờng xuyên thay đổi dẫn tới tình trạng so bì, khiếu nại của ngƣời có đất bị thu hồi qua các dự án hoặc trong một dự án nhƣng thực hiện thu hồi đất qua nhiều năm. - Giá đất bồi thƣờng chủ yếu thực hiện theo bảng giá nên còn thấp so với giá đất thị trƣờng; còn tình trạng không thống nhất về cơ chế bồi thƣờng giữa các dự án đầu tƣ có nguồn vốn trong nƣớc và dự án từ vốn vay của các ngân hàng nƣớc ngoài (ADB, WB). - Việc chuẩn bị phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ chƣa đƣợc các cấp chính quyền quan tâm đúng mức, nhất là phƣơng án giải quyết việc làm cho ngƣời 8 bị thu hồi đất. Nhiều địa phƣơng chƣa coi trọng việc lập khu tái định cƣ chung cho các dự án tại địa bàn, một số khu tái định cƣ đã đƣợc lập nhƣng chất lƣợng chƣa đảm bảo yêu cầu “có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”; việc lập và thực hiện phƣơng án bồi thƣờng của một số dự án chƣa đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch; một số nơi chƣa chú trọng tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho ngƣời có đất bị thu hồi; năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng ở nhiều nơi còn chƣa đáp ứng yêu cầu; một số dự án còn thiếu công khai, dân chủ, minh bạch. Tổ chức thực hiện còn thiếu kiên quyết, chƣa phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng tham gia thực hiện. - Một số địa phƣơng thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; chƣa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật hoặc né tránh, thiếu cƣơng quyết, không giải quyết dứt điểm, làm cho việc giải phóng mặt bằng bị kéo dài nhiều năm. Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng còn hạn chế và thiếu chuyên nghiệp. Trong khi đó, Tổ chức Phát triển quỹ đất chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức về kinh phí và nhân lực để thực hiện thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc phê duyệt, tạo quỹ "đất sạch" triển khai khi có dự án đầu tƣ. - Nhà nƣớc thiếu vốn để giao cho các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện nên phổ biến vẫn thực hiện thu hồi đất và giao chỉ định cho chủ đầu tƣ, cho phép chủ đầu tƣ ứng vốn để trả trƣớc tiền bồi thƣờng giải phóng mặt bằng dễ dẫn đến khiếu kiện của ngƣời dân. Đồng thời, nhà nƣớc chƣa thu đƣợc đầy đủ phần giá trị tăng thêm từ đất do chuyển mục đích sử dụng đất mà không do nhà đầu tƣ mang lại để điều tiết chung. - Thẩm quyền thu hồi đất đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện,trong đó có nhiều dự án thu hồi diện tích lớn, thu hồi đất trồng lúa, đất rừng để chuyển sang đất phi nông nghiệp ảnh hƣởng đếnđời sống và việc làm của nhiều hộ dân nhƣng thực hiện còn thiếu cân nhắc, tính toán, trong khi việc kiểm tra, giám sát của cơ quan cấp trên còn thiếu chặt chẽ. - Luật Đất đai đã quy định các trƣờng hợp không sử dụng, chậm sử dụng hoặc sử dụng đất không đúng mục đích thì Nhà nƣớc thu hồi và không bồi thƣờng 9 về đất, nhƣng đƣợc bồi thƣờng đối với tài sản đã đầu tƣ gắn liền với đất. Quy định này đã gây khó khăn cho Nhà nƣớc trong việc thu hồi đất trong các trƣờng hợp trên (xác định chi phí đã đầu tƣ, kinh phí để bồi thƣờng) để giao lại cho các nhà đầu tƣ có năng lực, đồng thời làm cho việc thực thi pháp luật về đất đai của nhà đầu tƣ thiếu nghiêm minh; dẫn đến còn tình trạng lãng phía đất đai và gây bất bình trong dƣ luận. - Mặc dù, chính sách, pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự đã đƣợc đổi mới từ khi Quốc hội ban hành Luật Đất đai năm 2003 nhƣng bất cập chủ yếu tại địa phƣơng hiện nay là tình trạng khiếu kiện về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ, trong đó có vƣớng mắc trong thực hiện cƣỡng chế thu hồi đất. Có những dự án thu hồi đất, GPMB thành công đã làm cho đời sống của ngƣời dân có đất bị thu hồi tốt hơn trƣớc do họ nhận đƣợc khoản tiền bồi thƣờng cao, nhận đƣợc sự quan tâm hỗ trợ lớn để ổn định đời sống. Đồng thời, chủ đầu tƣ cũng nhanh chóng có đƣợc mặt bằng để tiến hành xây dựng, sản xuất, thu hồi vốn nhanh chóng, góp phần phát triển nền kinh tế chung của cả nƣớc và sự tiến bộ xã hội. Nhƣng bên cạnh đó, những chính sách về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ GPMB đã tạo ra không ít những tiêu cực và bất cập. Một điều cho thấy rằng việc áp dụng chính sách này đối với đất nông nghiệp ở các vùng nông thôn khi Nhà nƣớc thu hồi đất ít xảy ra tình trạng khiếu kiện, còn đối với đất ở, đất sản xuất kinh doanh đặc biệt ở những đô thị lớn thì vấn đề áp dụng chính sách gây nhiều bất cập. Sự bất cập này thể hiện trên nhiều phƣơng diện. 1.1.3. Cơ sở lý luận về sinh kế và sinh kế bền vững *Khái niệm về sinh kế Theo từ điển Tiếng Việt thì sinh nghĩa là sống, kếnghĩa là tính toán. Vì vậy, sinh kế là cách làm ăn để mƣu cầu sự sống. Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn vốn (bao gồm cả nguồn tài nguyên hữu hình và tài nguyên xã hội) và những hoạt động cần thiết của con ngƣời để sinh sống. Một sinh kế bền vững khi nó có thể giải quyết hoặc vƣợt qua những khủng hoảng, cú sốc và duy trì hoặc nâng cao khả năng và nguồn vốn cả ở thời điểm hiện tại và 10 trong tƣơng lai, trong khi không làm xói mòn nguồn tài nguyên tự nhiên(Chambers & Conway, 1991). Bộ Hợp tác phát triển Quốc tế Anh (DFID) cũng đƣa ra khái niệm Sinh kế nhƣ sau: “Sinh kế của một hộ gia đình, hay một cộng đồng còn gọi là kế sinh nhai hay phương cách kiếm sống của hộ gia đình hay cộng đồng đó. Khái niệm về sinh kế có thể miêu tả như là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người có thể kết hợp được với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu và ước nguyện (tham vọng) của họ”. Đây cũng là khái niệm phổ biến, thƣờng đƣợc sử dụng trong nhiều nghiên cứu khác nhau[2]. *Khung sinh kế Khung sinh kế là một công cụ đƣợc xây dựng nhằm xem xét một cách toàn diện tất cả các yếu tố khác nhau ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến sinh kế con ngƣời. Đây là cách tiếp cận toàn diện nhằm xây dựng các lợi thế hay chiến lƣợc đặt con ngƣời làm trung tâm trong quá trình phân tích. Khung phân tích sinh kế có các thành phần cơ bản nhƣ sau: Nguồn vốn sinh kế Bối cảnh dễ tổn thƣơng - Xu hƣớng - Mùa vụ - Các tác động từ bên ngoài (trong tự nhiên và môi trƣờng, thị trƣờng, chính trị, chiến tranh…) Con ngƣời Xã hội Vật chất Tự nhiên Tài chính Chính sách, tiến trình và cơ cấu - Ở các cấp khác nhau của Chính phủ, luật pháp, chính sách công, các động lực, các qui tắc - Chính sách và thái độ đối với khu vực tƣ nhân - Các thiết chế công dân, chính trị và kinh tế (thị trƣờng, văn hoá) Các chiến lƣợc SK - Các tác nhân xã hội (nam, nữ, hộ gia đình, cộng đồng …) - Các cơ sở tài nguyên thiên nhiên - Cơ sở thị trƣờng - Đa dạng - Sinh tồn hoặc tính bền vững Các kết quả SK - Tăng thu nhập - Cuộc sống đầy đủ hơn - Giảm khả năng tổn thƣơng - An ninh lƣơng thực đƣợc cải thiện - Công bằng xã hội đƣợc cải thiện - Tăng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên - Giá trị không sử dụng của tự nhiên đƣợc bảo vệ Biểu đồ 1.1. Khung sinh kế bền vững của DFID (Nguồn: DFID 2003) 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan