Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá sự tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng nhà máy gia công sả...

Tài liệu đánh giá sự tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng nhà máy gia công sản xuất thép hình, tại khu công nghiệp phúc khánh, thái bình và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường

.PDF
84
50
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- TRỊNH THÀNH TÂM Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ MÁY GIA CÔNG SẢN XUẤT THÉP HÌNH, TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHÚC KHÁNH, THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên - năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- TRỊNH THÀNH TÂM Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ MÁY GIA CÔNG SẢN XUẤT THÉP HÌNH, TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHÚC KHÁNH, THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngàn : Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên Lớp : K47 – KTTNTN Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn :ThS. Nguyễn Minh Cảnh THÁI NGUYÊN, NĂM 2019 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn vô cùng cần thiết đối với mỗi sinh viên, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn. Để qua đó sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thiện về kiến thức, phương pháp làm việc cũng như năng lực công tác, nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn công việc. Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi trường em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá sự tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng nhà máy gia công sản xuất thép hình, tại khu công nghiệp Phúc Khánh, Thái Bình và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường”. Để hoàn thành được đề tài này, trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn cô giáo Ths.Nguyễn Minh Cảnh đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại đây. Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, song do điều kiện thời gian và năng lực còn nhiều hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Trịnh Thành Tâm ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vii Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2 1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.................................................2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .....................................................................................2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................3 2.1. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) .................................................................3 2.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................3 2.1.2. Mục đích, ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường .......................................3 2.2. Lịch sử hình thành và sự phát triển ĐTM trên thế giới .......................................5 2.3. Công tác ĐTM tại Việt Nam. ...............................................................................7 2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển ĐTM tại Việt Nam .....................................7 2.3.2. Những tồn tại, khó khăn trong công tác ĐTM ................................................10 2.4. Những căn cứ lập báo cáo ĐTM dự án ..............................................................11 2.4.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM ..................................................................................................................11 2.4.2. Các văn bản, quyết định của của các cấp có thẩm quyền về dự án.................13 2.4.3. Các tài liệu, dữ liệu liên quan..........................................................................13 Phần 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......14 3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................14 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................14 iii 3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................14 3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................14 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................16 4.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực thực hiện dự án ................................................16 4.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................16 4.1.2. Địa hình, địa chất ............................................................................................17 4.1.3. Khí hậu, khí tượng ..........................................................................................17 4.1.4. Điều kiện thủy văn ..........................................................................................19 4.2 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, không khí......................19 4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí ...................................................................19 4.2.2. Hiện trạng môi trường đất ...............................................................................22 4.3. Ðánh giá dự, báo tác động..................................................................................23 4.3.1 Ðánh giá, dự báo các tác động giai động chuẩn bị của dự án ..........................23 4.3.2 Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng ..................24 4.3.3. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn vận hành của dự án ...............34 4.4. Nhận xét về mức độ chỉ tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo ........50 4.5. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án .................52 4.5.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị ............................................................................................................52 4.5.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng .............................................................................................52 4.5.3. Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành ...........................................................................................................55 4.6. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án ..................67 4.6.1. Trong giai đoạn chuẩn bị Dự án ......................................................................67 4.6.2. Trong giai đoạn thì công xây dựng .................................................................67 4.6.3. Trong giai doạn vận hành dự án ......................................................................68 4.7. Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ......70 iv Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................73 5.1. Kết luận ..............................................................................................................73 5.2.Kiến nghị .............................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75 v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1: Nhiệt đô không khí trung bình các tháng trong năm (0C) ........................18 Bảng 4.2: Ðộ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%) ............................18 Bảng 4.3. Chất lượng không khí xung quanh ...........................................................20 Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng đất khu vực dự án ngày 23/01/2019 .........22 Bảng 4.5 Nguồn gây tác động, đối tượng và quy mô chịu tác động .........................27 Bảng 4.6 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khu vực dự án .....................................28 Bảng 4.7. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thái sinh hoạt .............................28 Bảng 4.8 Nguồn gây tác động, đối tượng và quy mô chịu tác động không liên quan đến chất thải .............................................................................................30 Bảng 4.9. Mức ồn của các máy móc tại khu vực thi công dự án ..............................31 Bảng 4.10. Tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép đối với môi trường lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày ngày 10 tháng 10 năm 2002 về việc về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động .........................................................31 Bảng 4.11 Các tác động của tiếng ồn đối với sức khỏe con người ...........................32 Bảng 4.12. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng lắp đặt thiết bị ................................................................................................34 Bảng 4.13. Nguồn gây tác động, đối tượng liên quan đến chất thải .........................35 Bảng 4.14. Tải lượng ô nhiễm không khí do vận chuyển .........................................37 Bảng 4.15: Nồng độ khí thải quá trình đốt cháy gas .................................................40 Bảng 4.16. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ..................................41 Bảng 4.17. Lượng chất thải rắn phát sinh tại công ty ...............................................44 Bảng 4.18. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh .................................................45 Bảng 4.19. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải khi dự án đi vào hoạt động chính thức .......................................................................................46 Báng 4.20. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường khi dự án hoạt động .........50 Bảng 4.21. Nhận xét mức độ tin cậy của phương pháp đánh giá .............................51 vi DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Trang Hình 4.1 Vị trí dự án "Nhà máy gia công sản suất thép hình" ..................................16 Hình 4.2. Biểu đồ so sánh chất lượng không khí xung quanh ..................................21 Hình 4.3. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng đất khu vực dự án ngày 23/01/2019 ...................................................................................................................................23 Hình 4.4. Mạng lưới thoát nước mưa chảy tràn của công ty ....................................56 Hình 4.5 Mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt của công ty .......................................56 Hình 4.6. Sơ đồ thu gom nước thải sơn ....................................................................58 Hình 4.7 Bìa carton, nhựa phế thải ...........................................................................61 Hình 4.8. Mô hình thông gió cưỡng bức cục bộ .......................................................62 vii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Viết tắt 1 BOD Nhu cầu oxy sinh hóa 2 BTCT Bê tông cốt thép 3 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 4 BVMT Bảo vệ môi trường 5 BYT Bộ Y tế 6 CBCNV Cán bộ công nhân viên 7 COD Nhu cầu oxy hóa học 8 CTNH Chất thải nguy hại 9 KCN Khu công nghiệp 10 KT-XH Kinh tế, xã hội 11 NĐ-CP Nghị định của Chính Phủ 12 PCCC Phòng cháy chữa cháy 13 QCCP Quy chuẩn cho phép 14 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 15 QĐ Quyết định 16 QH Quốc hội 17 SS Chất rắn lơ lửng 18 STNMT Sở tài nguyên môi trường 19 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 20 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 21 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 22 UBND Ủy ban nhân dân 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề KCN Phúc Khánh được thành lập và được phát triển bởi Công ty Cổ phần phát triển khu công nghệ Đài Tín kinh doanh hạ tầng; được sở Tài nguyên và Môi Trường phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường quyết định số 123/QĐSTNMT ngày 20/01/2015. Với các ngành nghề sản xuất kinh doanh gồm: Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống: Dệt da, may mặc; Cơ khí phục vụ nông nghiệp và vận tải nông thôn; Sản xuất, lắp ráp xe đạp, xe máy; Sản phẩm nhựa và các loại bao bì; sản xuất sản phẩm từ giấy, in ấn; Thiết bị văn phòng và gia đình. Nhà máy sản xuất hiện đang hoạt động của Công ty Cổ phần công nghiệp ngũ kim Fortress Việt Nam nằm tại lô B8+9+10 đã có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 136/QĐ - UBND ngày 09/06/2009 của UBNB tỉnh Thái Bình, đã được UBND ngày 17/11/2016 của UBND Tỉnh Thái Bình; và được cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình BVMT phục vụ giai đoạn vận hành vào tháng 4/2017. Dự án “Nhà máy gia công sản suất thép hình” của KCN Phúc khánh, Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đã được ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình cấp giấy chứng nhận đăng ký với mã số dự án 7653130873, Chứng nhận lần đầu 13 tháng 6 năm 2017 Với diện tích là 26.967,5 m2 Dự án Có công suất thiết kế 700 tấn/năm, tương đương 7 triệu sản phẩm/năm trong đó; Công suất Sản phẩm thép là 500 tấn/năm; Công suất sản phẩm nhựa là 200 tấn/năm. Dự án khi đi vào hoạt động sẽ có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế xã hội, góp phần cho sự phát triển ngành công nghiệp, đồng thời tạo việc làm ổn định cho khoảng 500 người lao động. Căn cứ theo luật bảo vệ môi trường năm 2015; nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 Của chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi 2 trường, dự án “Nhà máy gia công sản xuất thép hình”. Đủ điều kiện tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Để trình ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình thẩm định và phê duyệt. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà máy gia công sản xuất thép hình. - Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và các tác động xấu đến môi trường. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tế. - Nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân sau này. - Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hiện và tiếp xúc với các vấn đề đang được xã hội quan tâm. - Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về chất lượng môi trường của nhà máy gia công sản xuất thép hình. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Góp phần đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng xây dựng nhà máy gia công sản xuất thép hình tại KCN Phúc Khánh, tỉnh Thái Bình, chỉ ra được những vị trí ô nhiễm, để có những biện pháp xử lý phù hợp cho từng mục đích sử dụng. - Là cơ sở giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường đưa ra các biện pháp xử lý cũng như quản lý nhằm nâng cao chất lượng môi trường tại nhà hát. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi người. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 2.1.1. Khái niệm Đánh giá tác động môi trường bao gồm nhiều nội dung và không có định nghĩa thống nhất. Một số định nghĩa về đánh giá tác động môi trường được nêu dưới đây: Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 định nghĩa “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó” Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP, 1991): “ĐTM là quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả về mặt môi trường của một dự án phát triển”. Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP, 1990): “ĐTM là quá trình xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, mộtchính sách đến môi trường”. Ngân hàng Thế giới (WB, 2011): “ĐTM là công cụ để nhận dạng và đánh giá các tác động tiềm năng đến môi trường của 1 dự án được đề xuất, đánh giá các phương án thay thế và thiết kế các biện pháp giảm thiểu, quản lý và giám sát phù hợp” Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB, 2009): “Đánh giá môi trường là thuật ngữ dùng để mô tả quá trình phân tích môi trường và lập kế hoạch xem xét các tác động và rủi ro về môi trường liên quan với dự án...” 2.1.2. Mục đích, ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường ĐTM có thể đạt được nhiều mục đích,trong giáo trình Đánh giá tác động môi trường của Phạm Ngọc Hồ và Hoàng Xuân Cơ xuất bản vào tháng 1 năm 1999 đã chỉ ra vai trò, mục đích của ĐTM trong phát triển kinh tế – xã hội với 10 điểm chính sau: 4 (1) ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến môi trường của các chính sách, chương trình, hoạt động và của các dự án. Nó góp phần loại trừ cách “đóng cửa ra quyết định” như trước đây vẫn thường làm, không tính đến ảnh hưởng môi trường trong các khu vực công cộng và tư nhân. (2) ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù hợp của chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt môi trường, nhằm ra quyết định có tiếp tục thực hiện hay không. (3) Đối với các chương trình, chính sách, hoạt động, dự án được chấp nhận thực hiện thì ĐTM tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có thể giảm nhẹ tác động có hại tới môi trường. (4) ĐTM tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình ra quyết định thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra quyết định. Công chúng có thể tham gia vào quá trình này trong các cuộc họp công khai hoặc trong việc hòa giải giữa các bên (thường là bên gây tác động và bên chịu tác động). (5) Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét một cách đồng thời lợi ích của tất cả các bên: bên đề xuất dự án, Chính phủ và cộng đồng. Điều đó góp phần lựa chọn được dự án tốt hơn để thực hiện. (6) Những dự án mà về cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí thì có xu hƣớng tự loại trừ, không phải thực hiện ĐTM và tất nhiên là không cần cả đến sự chất vấn của công chúng. (7) Thông qua ĐTM, nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện những điều kiện nhất định, chẳng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình đo đạc, giám sát, lập báo cáo hàng năm, phải có phân tích sau dự án và kiểm toán độc lập. (8) Trong ĐTM phải xét cả đến các khả năng thay thế, chẳng hạn như công nghệ, địa điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận. (9) ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển tốt hơn, trợ giúp cho tăng trưởng kinh tế. 5 (10) Trong nhiều trường hợp, ĐTM chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải khí nhà kính cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ nào đấy, nghĩa là chấp nhận vì sự phát triển và tăng trưởng kinh tế Qua phân tích mục đích, vai trò của ĐTM ta thấy rõ ý nghĩa to lớn của nó trong sự phát triển chung của nhân loại, thể hiện ở chỗ ĐTM là công cụ quản lý môi trường quan trọng. Song nó không nhằm thủ tiêu, loại trừ, gây khó dễ cho phát triển kinh tế – xã hội như nhiều người lầm tưởng mà hỗ trợ phát triển theo hướng đảm bảo hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường. Vì vậy, nó góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững. Có thể tóm tắt ý nghĩa của ĐTM là: làm công việc này tốt thì quản lý môi trường tốt, quản lý môi trường tốt thì công việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sẽ tốt, đặc biệt là trong tương lai. Điều đó thể hiện qua một số điểm cụ thể sau: - ĐTM khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn. Việc xem xét kỹ lưỡng dự án và những dự án có khả năng thay thế từ công tác ĐTM sẽ giúp cho dự án hoạt động có hiệu quả hơn. - ĐTM có thể tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời hạn phát triển lâu dài. Qua các nhân tố môi trường tổng hợp, được xem xét đến trong quá trình ra quyết định ở giai đoạn quy hoạch, mà các cơ sở và Chính phủ tránh được những chi phí không cần thiết, đôi khi tránh được những hoạt động sai lầm, phải khắc phục trong tương lai. - ĐTM giúp cho Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn. Các đóng góp của cộng đồng trước khi dự án được đầu tư, hoạt động có thể nâng cao mối liên hệ cộng đồng và đảm bảo hiệu quả đầu tư. Thực hiện công tác ĐTM tốt có thể đóng góp cho sự phát triển thịnh vƣợng trong tương lai. Thông qua các kiến nghị của ĐTM, việc sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn và giảm được sự đe dọa của suy thoái môi trường đến sức khoẻ con ngừời và hệ sinh thái. 2.2. Lịch sử hình thành và sự phát triển ĐTM trên thế giới Xét về tính chất công việc thì hoạt động đánh giá tác động môi trường đã có từ rất lâu. Song, nếu xét thời gian mà công việc này được gọi tên, được thừa nhận thì 6 người ta thường lấy năm 1969, năm thông qua Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ làm thời điểm ra đời của ĐTM. Trong Đạo luật này có những điều quy định, yêu cầu phải tiến hành ĐTM của các hoạt động lớn, quan trọng, có thể gây tác động đáng kể tới môi trường. Một số thuật ngữ đã được đưa ra liên quan tới quá trình tuân thủ Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ. Trong đó, ba thuật ngữ quan trọng nhất là: - Kiểm kê hiện trạng môi trường – Environmental Inventory - Đánh giá tác động môi trường – Environmental Impact Assessment (EIA) - Tường trình tác động môi trường – Environmental Impact Statement (EIS) Trong Đạo Luật chính sách môi trường của Mỹ quy định hai vấn đề chính là ra tuyên bố về chính sách môi trường quốc gia và thành lập Hội đồng thẩm định môi trường. Hội đồng này đã xuất bản tài liệu quan trọng về hướng dẫn nội dung báo cáo ĐTM năm 1973. Như vậy, rõ ràng với sự ra đời của Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ, mục tiêu, ý nghĩa, thủ tục thi hành ĐTM đã được xác định bằng văn bản. Hệ thống pháp lý cùng với các cơ quan quản lý, điều hành được ban hành và thành lập đảm bảo cho việc thực hiện ĐTM nhanh chóng đi vào nề nếp. Sau Mỹ, ĐTM đã được áp dụng ở nhiều nước. Nhóm các nước và vùng lãnh thổ sớm thực hiện công tác này là: Nhật, Singapo và Hồng Kông (1972), tiếp đến là Canađa (1973), Úc (1974), Đức (1975), Pháp (1976), Philippin (1977), Trung Quốc (1979). Ngoài các quốc gia, các tổ chức quốc tế cũng rất quan tâm và có nhiều đóng góp cho công tác ĐTM như: - Ngân hàng thế giới (WB) - Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) - Chương trình phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) - Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) Các ngân hàng lớn đã có những hướng dẫn cụ thể cho công tác ĐTM đối với các dự án vay vốn của mình. Tiếng nói của các ngân hàng có hiệu lực lớn vì họ nắm trong tay nguồn tài chính mà các chủ dự án rất cần để triển khai dự án của mình. 7 Một công việc mà các tổ chức này thực hiện rất có hiệu quả là mở các khóa học về ĐTM ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. 2.3. Công tác ĐTM tại Việt Nam. 2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển ĐTM tại Việt Nam Quá trình phát triển hệ thống ĐTM tại Việt Nam có thể chia thành 4 giai đoạn sau: + Giai đoạn 1 (trước ngày 27/12/1993): Từ năm 1983, Chương trình nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên và môi trường bắt đầu đi vào nghiên cứu phương pháp luận ĐTM. Năm 1985, trong Nghị quyết về công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, Hội đồng Bộ trưởng đã quy định trong xét duyệt luận chứng kinh tế – kỹ thuật của các công trình xây dựng lớn hoặc các chương trình phát triển kinh tế – xã hội quan trọng cần tiến hành ĐTM. Cơ quan phụ trách vấn đề này ở cấp Trung ương là Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (năm 1992 được đổi tên thành Bộ KHCN&MT). Cục Môi trường là cơ quan thường trực quản lý các vấn đề môi trường ở cấp quốc gia bao gồm cả ĐTM. Ở cấp địa phương lần lượt được thành lập Sở KHCN&MT và trong bộ máy có Phòng Môi trường. Đến đầu năm 1993, trong Chỉ thị số 73-TTg về một số công tác cần làm ngay về BVMT, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị: “Các ngành, các địa phương khi xây dựng các dự án phát triển, kể cả dự án hợp tác với nước ngoài, đều phải thực hiện nội dung ĐTM trong các luận chứng kinh tế – kỹ thuật”. Cho đến ngày 10 tháng 9 năm 1993, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT đã ban hành bản “Hướng dẫn tạm thời về ĐTM”. Đóng góp quan trọng nhất của giai đoạn này là đã hình thành được cơ sở khoa học, phương pháp luận về ĐTM làm cơ sở cho việc hình thành hệ thống pháp luật về ĐTM cho các giai đoạn tiếp theo. + Giai đoạn 2 (từ ngày 27/01/1993 đến ngày 01/07/2006): Trong giai đoạn này, Việt Nam cơ bản đã Đã hình thành được hệ thống pháp luật về ĐTM, trong đó các quy định về đối tượng thực hiện ĐTM, quy trình thực 8 hiện ĐTM, nội dung của báo cáo ĐTM, thời gian thẩm định, thủ tục, trách nhiệm… đã được thiết lập, thông qua một số hệ thống văn bản pháp luật như sau: Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực ngày 1/7/2006. Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Thông tư số 1420/MTg của Bộ KHCN&MT ngày 26 tháng 11 năm 1994 về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động. Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ KHCN&MT về hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư. Quyết định số 1806/QĐ-MTg ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường. Việc thực hiện lập báo cáo ĐTM ở nước ta trong giai đoạn này đã chậm hơn các nước trên thế giới một bước. Điều đó đã gây nên một số khó khăn và bất cập, ảnh hưởng đến kết quả của việc thực hiện ĐTM của nước ta + Giai đoạn 3 (từ ngày 01/7/2006 đến ngày 31/12/2014): Tiếp theo Luật BVMT năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT (được bổ sung bởi Nghị định số 21/2008/NĐCP ngày 28 tháng 02 năm 2008) và sau này được thay thế bởi Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006, tiếp đó được thay thế bằng Thông tư số 05/2008/TTBTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 và sau này là Thông tư số 26/2011/TTBTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. 9 Trong giai đoạn này, ĐTM vẫn như một thủ tục để hợp thức hóa quá trình thẩm định và phê duyệt các dự án, hoạt động đầu tư. Quy định luật pháp cũng chưa thực sự chặt chẽ. Tuy vậy, với một đất nước vừa chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thì những nỗ lực nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của nước ta là không thể phủ nhận. + Giai đoạn 4 (từ ngày 01/01/2015 đến nay): Luật BVMT 2014 được ra đời thay thế cho Luật BVMT 2005. Tiếp theo Luật BVMT năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường để thay thế Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011. Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 27/2015/TTBTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 để thay thế Thông tư số 26/2011/TTBTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011. Trải qua các giai đoạn sửa đổi việc thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM được phân cấp mạnh, không những cho các UBND cấp tỉnh mà còn giao trách nhiệm cho cả các Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình. Nhiều dự án trước khi đi vào vận hành chính thức đã được xác nhận việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Điều này làm cho ĐTM được thiết thực hơn và gắn trách nhiệm của Chủ dự án trong công tác bảo vệ môi trường. Nội dung và chất lượng của báo cáo ĐMC, ĐTM, KBM ngày càng rõ ràng, khoa học hơn và chi tiết hơn (gần đây Thông tư 27/2015/TT-BTNMT đã có những tiến bộ đáng kể). Thông qua kết quả ĐTM, việc giám sát công tác BVMT đối với các dự án trọng điểm, đặc biệt là các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, dự án sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh, đã được tiến hành một cách chặt chẽ. Nhiều dự án có tác động nhạy cảm đến môi trường được dư luận đặc biệt quan tâm như dự án Cảng Lạch Huyện đã được thẩm định, phê duyệt; dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã được Tổng cục Môi trường tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và chuyên gia và Bộ TN&MT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính 10 phủ về việc thẩm định báo cáo ĐTM của 02 dự án này. Đặc biệt, cũng thông qua công cụ ĐTM, đưa ra cảnh báo về những tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái của các dự án thuỷ điện, thông báo và yêu cầu các địa phương phải có giải pháp khắc phục kịp thời. Theo thống kê từ 2005 đến nay, hơn 100 dự án đầu tư các lĩnh vực khác nhau đã phải thay đổi địa điểm hoặc bị từ chối vì lý do không đảm bảo các yêu cầu về BVMT. 2.3.2. Những tồn tại, khó khăn trong công tác ĐTM - Còn nhiều cơ sở, dự án thuộc đối tượng phải lập ĐTM nhưng bỏ qua bước ĐTM hoặc chưa tiến hành lập hồ sơ hoạt động sau ĐTM; - Còn thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, đặc biệt là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật không liên quan đến chất thải nên không có căn cứ để làm chuẩn mực khi xem xét các tác động không liên quan đến chất thải gây ra bởi dự án; Việc xem xét, thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án gây tổn thất lớn về tài nguyên thiên nhiên thường gặp khó khăn do không có tiêu chí cụ thể ở mức độ nào thì chấp nhận được. - Các thông tin, dữ liệu môi trường nền và sức chịu tải của môi trường khu vực thực hiện dự án phục vụ ĐTM không đầy đủ, dẫn đến công tác lập cũng như thẩm định báo cáo ĐTM thường gặp khó khăn. - Nhận thức và tham gia của cộng đồng trong các công tác BVMT chưa cao. - Phân cấp mạnh cho địa phương trong việc thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM là hướng đi đúng đắn, tuy nhiên, nhiều địa phương chưa kịp chuẩn bị nguồn nhân lực và trang thiết bị cần thiết để thực thi trách nhiệm được giao. Đội ngũ cán bộ của các cơ quan thẩm định và lực lượng chuyên gia trong lĩnh vực ĐTM, còn hạn chế về số lượng và chất lượng, đặc biệt là ở các cơ quan quản lý môi trường cấp huyện và các tỉnh miền núi. Cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường cấp huyện còn thiếu và yếu nên việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT chưa cao. - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ dự án và cơ quan, tổ chức, đơn vị tư vấn trong quá trình thực hiện ĐTM, nhiều trường hợp Chủ dự án đã giao khoán, phó 11 mặc cho bên tư vấn môi trường thực hiện ĐTM, trong khi trách nhiệm pháp lý đối với nội dung báo cáo ĐTM là thuộc về Chủ dự án. Do không có sự phối hợp chặt chẽ này, nội dung tư vấn môi trường đưa ra trong báo cáo ĐTM đôi khi không thống nhất, thậm chí không phù hợp với nội dung của dự án; các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đưa ra trong báo cáo ĐTM đã không được thực hiện do Chủ dự án không nắm được nội dung báo cáo ĐTM. 2.4. Những căn cứ lập báo cáo ĐTM dự án 2.4.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Xây dựng nhà máy gia công sản xuất thép hình, tại khu công nghiệp Phúc Khánh, Thái Bình được thực hiện dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật như sau: Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015; Luật đất đai 45/2013/QH13 ban hành ngày 29/11/2013; Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH 13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012 và có hiệu lực ngày 01/01/2013; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015; Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng