Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Đánh giá sự hài lòng của người bệnh nội trú về chăm sóc dinh dưỡng tại bệnh viện...

Tài liệu Đánh giá sự hài lòng của người bệnh nội trú về chăm sóc dinh dưỡng tại bệnh viện phục hồi chức năng nghệ an năm 2021

.PDF
84
1
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ HẰNG NGUYỆT ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ VỀ CHĂM SÓC DINH DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGHỆ AN NĂM 2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Nam Định – 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ HẰNG NGUYỆT ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ VỀ CHĂM SÓC DINH DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGHỆ AN NĂM 2021 Ngành: Điều dưỡng Mã số: 8720301 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Văn Long Nam Định – 2022 i TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh qua ý kiến người bệnh nội trú tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An năm 2021; Đánh giá sự hài lòng và một số yếu tố liên quan của người bệnh nội trú về chăm sóc dinh dưỡng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phỏng vấn trực tiếp trên 326 người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An từ tháng 3/2021 đến 6/2021 bằng bộ công cụ chăm sóc dinh dưỡng qua ý kiến đánh giá của NB (cronbach alpha 0,71) và bộ công cụ đánh giá sự hài lòng của người bệnh về chăm sóc dinh dưỡng về 4 tiêu chí (cơ sở vật chất, giao tiếp ứng xử của NVYT, chất lượng và chế biến thực phẩm, chi phí dịch vụ). Kết quả: Có 77,6% Điều dưỡng thực hiện chăm sóc dinh dưỡng người bệnh mức độ đạt, 22,4% Điều dưỡng chăm sóc dinh dưỡng không đạt qua ý kiến người bệnh. Hầu hết NB hài lòng về chăm sóc dinh dưỡng của NVYT: 85,9% NB hài lòng về cơ sở vật chất; 79,8% hài lòng về giao tiếp, ứng xử của nhân viên; 77,9% hài lòng về chất lượng và cách chế biến thực phẩm; 100% hài lòng về giá thành dịch vụ dinh dưỡng; 70,9% hài lòng về chăm sóc dinh dưỡng. Tuổi, giới tính, thời gian nằm viện, dân tộc không có mối liên quan với sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu với p>0,05. Chăm sóc dinh dưỡng có mối liên quan với sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu với p<0,05. Kết luận: Hầu hết Điều dưỡng thực hiện chăm sóc dinh dưỡng người bệnh ở mức độ đạt thông qua ý kiến người bệnh; 29,1% người bệnh chưa hài lòng về chăm sóc dinh dưỡng của Bệnh viện. Vì vậy, bệnh viện cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và mở các khoá đào tạo ngắn hạn cho nhân viên y tế về chăm sóc dinh dưỡng người bệnh. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Ban Giám hiệu, cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy, cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã nhiệt tình, trách nhiệm truyền thụ kiến thức và luôn hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Nhà trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới người thầy tâm huyết đã luôn động viên, khích lệ, dành thời gian trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc cùng tập thể cán bộ, công chức, viên chức Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành việc thu thập số liệu cho luận văn của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến BGH nhà trường cùng tập thể lớp Cao học Điều dưỡng khóa 6 đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình tôi - những người đã luôn ở bên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Hằng Nguyệt iii LỜI CAM ĐOAN Tôi là học viên lớp Cao học khóa 6, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo. 2. Công trình nghiên cứu này của tôi không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố. 3. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan đã được đồng ý thu thập và xác nhận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Hằng Nguyệt MỤC LỤC TÓM TẮT ................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4 1.1. Tổng quan chung về chăm sóc dinh dưỡng ................................................... 4 1.1.1. Dinh dưỡng ............................................................................................ 4 1.1.2. Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị ..................................................... 4 1.1.3. Chăm sóc dinh dưỡng ............................................................................ 5 1.1.4. Nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng .................................... 7 1.2. Tổng quan về sự hài lòng.............................................................................. 9 1.2.1. Định nghĩa về sự hài lòng của khách hàng ............................................. 9 1.2.2. Mối liên quan giữa sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ...................................................................................... 9 1.2.3. Sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ dinh dưỡng ....................... 10 1.2.4. Tiêu chí đo lường sự hài lòng của người bệnh ...................................... 12 1.3. Các yếu tố liên quan đên sự hài lòng về chăm sóc dinh dưỡng của người bệnh........ 13 1.4. Một số nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh về chăm sóc dinh dưỡng trên thế giới và Việt Nam ......................................................................................... 14 1.4.1. Trên thế giới ........................................................................................ 14 1.4.2. Tại Việt Nam ........................................................................................ 15 1.5. Khung lý thuyết .......................................................................................... 18 1.6. Địa bàn nghiên cứu ..................................................................................... 18 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 20 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ............................................................................. 20 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................... 20 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................... 20 2.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 20 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .................................................................. 20 2.5. Phương pháp và tiến trình thu thập số liệu .................................................. 21 2.6. Công cụ và tiêu chí đánh giá ....................................................................... 22 2.7. Biến số nghiên cứu ..................................................................................... 23 2.8. Xử lý và phân tích số liệu ........................................................................... 24 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu .......................................................................... 24 2.10. Sai số và biện pháp khắc phục .................................................................. 25 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 26 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................. 26 3.2. Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của nhân viên y tế .................................. 29 3.3. Sự hài lòng về chăm sóc dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu .................. 30 3.4. Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng về csdd của đối tượng nghiên cứu 33 Chương 4: BÀN LUẬN......................................................................................... 35 4.1. Đặc điểm thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .................................. 35 4.2. Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của nhân viên y tế................................... 36 4.3. Sự hài lòng về chăm sóc dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu .................. 39 4.4. Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng về csdd của đối tượng nghiên cứu 43 4.5. Hạn chế của nghiên cứu .............................................................................. 44 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 45 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: BẢN ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU Phụ lục 2: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN Phụ lục 3: DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH THAM GIA NGHIÊN CỨU Phụ lục 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ Phụ lục 5 : BẢNG ĐÁNH GIÁ TÍNH GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA BỘ CÔNG CỤ Phụ lục 6 : KẾT QUẢ ĐIỂM CRONBACH’S ALPHA iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CSYT Cơ sở y tế DD Dinh dưỡng ĐTNC Đối tượng nghiên cứu NB Người bệnh NVYT Nhân viên y tế TTDD Tình trạng dinh dưỡng WHO World health organization (Tổ chức y tế Thế giới) v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Biến số nhân khẩu học trong nghiên cứu ............................................... 23 Bảng 2.2. Biến số chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng và biến số sự hài lòng của người bệnh............................................................................................ 24 Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, dân tộc, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ............. 27 Bảng 3.2. Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của nhân viên y tế qua ý kiến của đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 29 Bảng 3.3. Phân loại thực hành chăm sóc dinh dưỡng của nhân viên y tế qua ý kiến người bệnh............................................................................................ 30 Bảng 3.4. Sự hài lòng về cơ sở vật chất đối tượng nghiên cứu .............................. 30 Bảng 3.5. Sự hài lòng về giao tiếp, ứng xử của nhân viên tham gia cung cấp dịch vụ của đối tượng nghiên cứu...................................................................... 31 Bảng 3.6. Sự hài lòng về chất lượng và cách chế biến thực phẩm của đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 31 Bảng 3.7. Sự hài lòng về dịch vụ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu ................ 32 Bảng 3.8. Phân loại sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu .................................... 32 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa giới tính, tuổi, trình độ học vấn với sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 33 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa kinh tế, thời gian nằm viện, dân tộc với sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu...................................................................... 33 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa thực trạng chăm sóc với sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 34 vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu ................................................................................ 18 Biểu đồ 3.1: Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu .................................... 26 Biểu đồ 3.2. Đặc điểm trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ....................... 27 Biểu đồ 3.3. Đặc điểm thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu..................... 28 Biểu đồ 3.4. Đặc điểm kinh tế của đối tượng nghiên cứu ....................................... 28 Biểu đồ 3.5. Người thông báo chế độ dinh dưỡng cho đối tượng nghiên cứu ......... 30 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và đảm bảo sức khỏe của con người. Đặc biệt, đối với người bệnh (NB) dinh dưỡng là một phần không thể thiếu được trong các biện pháp điều trị tổng hợp và chăm sóc toàn diện. Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho NB điều trị nội trú giúp làm giảm nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD), tránh mắc thêm các bệnh nhiễm trùng, tăng khả năng hồi phục, giảm thời gian nằm viện, cải thiện chi phí điều trị, quá tải và nằm ghép trong bệnh viện, từ đó giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và tăng sự hài lòng của NB [13], [44]. Chế độ dinh dưỡng hợp lý làm tăng sức đề kháng chung của cơ thể, có tác dụng phòng chống lại bệnh tật, đặc biệt ở những NB bị nhiễm độc và nhiễm khuẩn. Ngoài ra nó có vai trò trong phục hồi cơ thể, đặc biệt đối với NB sau mổ, bỏng, suy dinh dưỡng, thở máy dài ngày… Chế độ ăn còn có vai trò lớn trong một số bệnh chuyển hóa như: đái tháo đường, rối loạn Lipid, Gout… Việc ăn uống đủ dinh dưỡng giữ vai trò rất quan trọng giúp người bệnh phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não.....Việc tuân thủ chế độ ăn giúp NB tránh biến chứng, bệnh chậm tái phát hay chuyển sang giai đoạn mạn tính [25]. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra SDD của NB tại một số bệnh viện còn khá cao: Tại Bệnh viện K Hà Nội (2014) tỷ lệ sụt cân gặp ở 93,9% ở NB ung thư đường tiêu hoá, trong đó 39,4% có chỉ số BMI < 18,5% [17]. Người bệnh ung thư tại trung tâm ung bướu, BV Bạch mai có 53,9% sụt cân, trong đó có 30,8% BMI<18,5% và 46,7% có nguy cơ suy dinh dưỡng khi đánh giá bằng phương pháp SGA [11]. Người bệnh tim mạch Bệnh viện Bắc Ninh có 28,1% nguy cơ suy dinh dưỡng [1]. Người bệnh phẫu thuật khoa ngoại Bệnh viện Bạch mai (2015) có 37,5% có BMI<18,5, 39,5% suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, 6,5% suy dinh dưỡng nặng theo SGA [12]. Trong những gần đây, Bộ Y tế đã quan tâm chỉ đạo công tác chăm sóc dinh dưỡng cho NB bằng các thông tư hướng dẫn công tác Điều dưỡng về chăm sóc 2 người bệnh trong bệnh viện [2] và quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện [8]. Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã thành lập Khoa Dinh dưỡng để thực hiện cung cấp chế độ ăn hợp lý cho NB. Khi vào viện, NB sẽ được bác sĩ thăm khám và thực hiện sàng lọc dinh dưỡng. NB có nguy cơ dinh dưỡng sẽ tiếp tục được đánh giá dinh dưỡng để xác định kế hoạch can thiệp dinh dưỡng hợp lý và theo dõi tình trạng trong quá trình nằm viện. Mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng tại các khoa lâm sàng là các điều dưỡng tổng hợp chế độ ăn của NB theo y lệnh của bác sĩ báo trực tiếp đến Khoa Dinh dưỡng để thực hiện cung cấp suất ăn cho người bệnh. Trong trường hợp người bệnh có tình trạng dinh dưỡng nặng mà bác sĩ điều trị không thể tự quyết định chế độ sẽ thực hiện hội chẩn dinh dưỡng với cán bộ của Khoa Dinh dưỡng để đưa ra phương thức dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh. Để đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng và sự hài lòng của người bệnh về chăm sóc dinh dưỡng tại bệnh viện, nhằm cung cấp dữ liệu về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá sự hài lòng của người bệnh nội trú về chăm sóc dinh dưỡng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An năm 2021”. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An năm 2021. 2. Đánh giá sự hài lòng và một số yếu tố liên quan của người bệnh nội trú về chăm sóc dinh dưỡng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan chung về chăm sóc dinh dưỡng 1.1.1. Dinh dưỡng Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các thành phần dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể để đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn đưa vào cơ thể và tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể có TTDD không tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề sức khỏe [19]. Dinh dưỡng điều trị học là một ngành khoa học về ăn uống cho NB. Nó nghiên cứu và đưa ra những nguyên tắc ăn uống cho những bệnh khác nhau. Nhiệm vụ của dinh dưỡng điều trị là đưa liệu pháp ăn uống vào phối hợp với các phương tiện điều trị khác (thuốc, lý liệu pháp...). 1.1.2. Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị Dinh dưỡng là một phương pháp điều trị chủ yếu trong một số bệnh: Dinh dưỡng điều trị có tác động đến căn nguyên gây bệnh, đến cơ chế điều hòa, khả năng phản ứng, bảo vệ cơ thể. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh dinh dưỡng có vai trò điều trị chính trong các bệnh: SDD do thiếu năng lượng, thừa cân béo phì do thừa năng lượng, các bệnh do thiếu vitamin A, B, C, D.., thiếu vi chất: sắt, kẽm, calci…[13], [19], [44]. Dinh dưỡng có vai trò hỗ trợ trong quá trình điều trị: Dinh dưỡng tốt nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý đã giúp tăng cường miễn dịch rút ngắn thời gian điều trị kháng sinh, giảm biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, giảm tỷ lệ tử vong. Dinh dưỡng điều trị còn có tác dụng điều hoà các rối loạn chuyển hoá làm giảm hội chứng bệnh. Đặc biệt thấy rõ vai trò của dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong điều trị bệnh đái tháo đường, tăng huyết 5 áp, suy thận, suy tim, bệnh lý về gan, dạ dày...Dinh dưỡng điều trị còn giúp cho cơ thể phục hồi tốt hơn ở những NB bị chấn thương phần mềm, gãy xương, suy nhược cơ thể sau sốt rét, sau mổ, sau nhiễm khuẩn nặng, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp vết thương chóng lành, sức khoẻ hồi phục nhanh hơn. Cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng có tác dụng trong đáp ứng miễn dịch, khả năng đề kháng của cơ thể, nhất là các bệnh nhiễm trùng và khi có dịch bệnh. Đối với một số bệnh mạn tính không lây như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, gan, thận...nếu chế độ ăn không đúng sẽ làm bệnh nặng thêm, ảnh hưởng đến thuốc điều trị và quá trình chữa trị [13], [19], [44]. Dinh dưỡng có vai trò tích cực trong phòng bệnh: Dinh dưỡng đúng, đủ rất quan trọng để duy trì sức khỏe tốt, dự phòng các bệnh do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng gây ra. Nhiều chất dinh dưỡng có vai trò chủ đạo trong phòng và điều trị một số bệnh. Ăn uống không hợp lý phát sinh nhiều bệnh mạn tính như béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, ung thư... Như vậy, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn điều trị bệnh, phòng biến chứng, phòng tái phát. Vì vậy phải coi trọng dinh dưỡng trong điều trị bệnh, NB điều trị bằng thuốc và các phương pháp khác cần phải song song với chế độ dinh dưỡng phù hợp. NB cần coi thức ăn như là thuốc không chỉ khi nằm viện mà cả khi ra viện [13], [19], [44]. 1.1.3. Chăm sóc dinh dưỡng * Khái niệm Chăm sóc dinh dưỡng được xác định là nhiệm vụ cơ bản nhằm cung cấp đầy đủ và thích hợp thức ăn, đồ uống cho người bệnh [36]. Chăm sóc dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Chăm sóc dinh dưỡng là một nhóm các hoạt động khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và chăm sóc dinh dưỡng cần thiết của NB. Quá trình chăm sóc dinh dưỡng bao gồm những bước sau [19]: Đánh giá theo dõi dinh dưỡng và phân tích số liệu/ thông tin để nhận biết các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng. 6 Chẩn đoán dinh dưỡng. Can thiệp dinh dưỡng: Lên kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên các can thiệp dinh dưỡng để đáp ứng như cầu dinh dưỡng. Theo dõi và đánh giá kết quả quá trình chăm sóc dinh dưỡng. Chăm sóc dinh dưỡng cho mỗi NB phụ thuộc vào sự xuất hiện của bệnh hoặc các bệnh lý tiềm tàng, môi trường, tăng trưởng và phát triển các vấn đề văn hóa xã hội liên quan. Quy trình chăm sóc dinh dưỡng có thể bao gồm: Đánh giá TTDD của NB, tư vấn giáo dục về dinh dưỡng, can thiệp dinh dưỡng (chế độ ăn, dinh dưỡng đường miệng, đường ống thông hay nuôi dưỡng đường tình mạch), đánh giá khẩu phần dinh dưỡng, đánh giá TTDD sau can thiệp dinh dưỡng. Để nâng cao chất lượng điều trị, các bệnh viện cần xây dựng hướng dẫn hoạt động hoạt động chăm sóc y tế trong đó có hướng dẫn các bước của quy trình chăm sóc dinh dưỡng [19]. * Mô hình chăm sóc dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện: Quá trình chăm sóc dinh dưỡng cần có sự tham gia của nhiều người có liên quan như: bác sỹ, chuyên gia về dinh dưỡng tiết chế, điều dưỡng, dược sỹ, bác sỹ vật lý trị liệu, cán bộ làm công tác xã hội, người làm quản lý và tất cả những người cung cấp chăm sóc y tế khác. NB là “trung tâm” của quá trình chăm sóc dinh dưỡng. Phương pháp làm việc theo nhóm/đội mang tính hợp tác giúp đảm bảo quá trình chăm sóc được phối hợp thực hiện giữa những NVYT và NB, giúp NVYT và NB nhận thức được mục tiêu và phương hướng điều trị. NB được chăm sóc tốt nhất khi có sự chăm sóc của nhóm có chức năng khác nhau về dinh dưỡng và y tế nói chung. Mục tiêu của nhóm hỗ trợ dinh dưỡng đó là: Xác định nhu cầu dinh dưỡng cần hỗ trợ cho NB. Làm giảm các biến chứng xảy ra trong quá trình hỗ trợ dinh dưỡng bằng đường tiêu hóa và đường tĩnh mạch. Đưa ra các hiệu quả chi phí của hỗ trợ dinh dưỡng. Tiếp tục theo dõi NB khi ra viện . Mục tiêu cuối cùng của chăm sóc dinh dưỡng là để NB đạt được nhu cầu 7 dinh dưỡng, vì vậy mục tiêu này nên được xem xét thường xuyên để đảm bảo rằng việc chăm sóc dinh dưỡng được theo dõi, đánh giá và có điều chỉnh cần thiết, thích hợp trong suốt quá trình điều trị dinh dưỡng [2]. 1.1.4. Nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng Nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng của Điều dưỡng đã được Bộ y tế đã quy định qua một số Thông tư, hướng dẫn cụ thể: Thông tư 07/TT-BYT Hướng dẫn công tác Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện [2], Thông tư Quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện số 18/2020/TT-BYT [8], Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam [7]. Nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng ĐD, hộ sinh viên phối hợp với bác sỹ điều trị để đánh giá TTDD và nhu cầu dinh dưỡng của NB. Hàng ngày, NB được bác sỹ điều trị chỉ định chế độ nuôi dưỡng bằng chế độ ăn phù hợp với bệnh lý. NB có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý tại khoa điều trị và được theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý vào phiếu chăm sóc. NB được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết. Đối với NB có chỉ định ăn qua ống thông phải do ĐD, hộ sinh viên trực tiếp thực hiện [2]. Theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của NB nội trú trong quá trình điều trị NB vào viện phải được đo chiều cao, cân nặng và ghi vào hồ sơ bệnh án. Các chuyên khoa căn cứ vào nhu cầu chuyên môn có thể quy định thêm các chỉ số khác để đánh giá TTDD. Tổ chức hội chẩn giữa cán bộ khoa Dinh dưỡng, tiết chế với bác sĩ điều trị về chế độ ăn đối với những trường hợp bệnh đặc biệt có liên quan đến dinh dưỡng [3], [8]. Điều trị bằng chế độ ăn bệnh lý cho NB nội trú. Bác sĩ điều trị đánh giá và ghi nhận xét tình trạng dinh dưỡng của NB lúc nhập viện và trong quá trình điều trị. Bác sĩ chỉ định chế độ ăn hằng ngày phù hợp với bệnh của NB và ghi mã số chế 8 độ ăn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế vào phiếu điều trị trong hồ sơ bệnh án. Lập kế hoạch can thiệp dinh dưỡng cho NB suy dinh dưỡng hoặc người bệnh cần hỗ trợ dinh dưỡng. Xây dựng thực đơn và chế độ ăn phù hợp với bệnh lý của NB và áp dụng chế độ ăn bệnh lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế [3],[8]. Tổ chức phục vụ dinh dưỡng, tiết chế. Người bệnh được bác sĩ chỉ định chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn tại buồng bệnh. Cung cấp chế độ ăn cho NB tại bệnh viện. Bảo quản, chế biến, vận chuyển suất ăn bảo đảm an toàn thực phẩm [3],[8]. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm trong bệnh viện Thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh phục vụ ăn, uống trong bệnh viện. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh phục vụ ăn, uống trong bệnh viện [3], [8]. Giáo dục truyền thông về dinh dưỡng, tiết chế. Xây dựng các tài liệu truyền thông về dinh dưỡng, tiết chế, an toàn thực phẩm và phổ biến cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế trong bệnh viện. Tổ chức giáo dục sức khỏe và hướng dẫn cho người bệnh, người nhà người bệnh thực hiện chế độ ăn bệnh lý và an toàn thực phẩm [3], [8]. Trách nhiệm của Điều dưỡng trưởng các khoa lâm sàng: Kiểm tra việc tổng hợp chế độ ăn bệnh lý hàng ngày theo chỉ định của bác sỹ điều trị và báo cho Khoa Dinh dưỡng, tiết chế chuẩn bị chế độ ăn bệnh lý cho NB của khoa. Tổ chức tiếp nhận suất ăn và hỗ trợ ăn uống cho NB tại khoa. Kiểm tra việc thực hiện chế độ ăn bệnh lý của viên chức y tế và NB trong khoa [3], [8]. 9 Trách nhiệm của viên chức trong bệnh viện Tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng, tiết chế. Thực hiện đúng các quy định về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cho NB cũng được đưa vào là một chỉ số trong Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện theo quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế [7]. 1.2. Tổng quan về sự hài lòng 1.2.1. Định nghĩa về sự hài lòng của khách hàng Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng của khách hàng cũng như có khá nhiều tranh luận về định nghĩa này. Theo Zeithaml & Bitner (2000), sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ [46]. Theo Spreng và cộng sự (1996) cho rằng sự hài lòng của khách hàng là trạng thái cảm xúc đối với sản phẩm dịch vụ họ đã từng sử dụng [41]. Theo tác giả J.K.Burke năm 2013 cho rằng “sự hài lòng của khách hàng được sử dụng phổ biến trong việc đo lường chất lượng DVYT và đây như là một cách thức để đánh giá dịch vụ thông qua đo lường nhận thức của khách hàng”. Khái niệm này của Burke đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định là phù hợp bởi nó không chỉ mang tính khái quát mà còn thể hiện rõ ràng chức năng của sự hài lòng khách và đặc tính tự nhiên của khái niệm này dựa trên “nhận thức của khách hàng” [35]. Nhìn chung các nhà nghiên cứu cho rằng sự hài lòng là cảm giác thoải mái khi khách hàng được đáp ứng như kỳ vọng của họ về sản phẩm, dịch vụ. Sự hài lòng chung về dịch vụ được xem xét như một biến riêng trong mối quan hệ với các thành phần chất lượng dịch vụ [29]. 1.2.2. Mối liên quan giữa sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe Để đánh giá chất lượng dịch vụ có nhiều hình thức nhưng hiện nay, sự hài 10 lòng của NB là ưu tiên hàng đầu và là một khía cạnh quan trọng của chăm sóc sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ mối quan hệ hai chiều giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng, chất lượng dịch vụ càng cao thì mức độ hài lòng của người dân càng nhiều và ngược lại [32]. Khi người dân hài lòng với những dịch vụ mà cơ sở y tế (CSYT) cung cấp, họ sẽ quay trở lại trong tương lai và trở thành khách hàng lâu dài của cơ sở. Như vậy, gia tăng sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ không chỉ giúp CSYT giữ chân những khách hàng cũ mà còn giúp thu hút thêm khách hàng mới, nâng cao thương hiệu, góp phần nâng cao lợi nhuận lâu dài và ổn định cho cơ sở [28]. Cronin & Taylor đã kiểm định mối quan hệ này và kết luận cảm nhận chất lượng dịch vụ dẫn đến sự thỏa mãn của khách hàng [30]. Trong lĩnh vực khám chữa bệnh, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hài lòng của người bệnh có mối quan hệ mật thiết và tỷ lệ thuận với lợi nhuận của Bệnh viện. Sự hài lòng của người bệnh giúp gia tăng từ 17%-20% lợi nhuận cho Bệnh viện, tăng tính cạnh tranh với đơn vị khác. Bởi vậy, chỉ số về sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ có thể được sử dụng như một chỉ số chiến lược để xây dựng hình ảnh, thương hiệu của mỗi CSYT và là thế mạnh cạnh tranh với những CSYT khác [40]. 1.2.3. Sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ dinh dưỡng Quyết định về việc phê duyệt đề án “xác định phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân với dịch vụ y tế công cộng’’ số 4448/QĐ-BYT, 6/11/2013 [9] được dựa trên các tiêu chí: a) Nhóm chỉ số về tiếp cận Khoảng cách từ nhà đến cơ sở cung cấp dịch vụ; Địa điểm, vị trí, biển báo, chỉ dẫn giữa các khu vực…; Áp dụng công nghệ thông tin trong quảng bá dịch vụ; Thời gian, thời điểm cung cấp dịch vụ trong ngày, trong tuần, trong tháng, theo mùa vụ...;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng