Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật đánh giá nguyên tắc thân thuộc che dấu tội cho nhau trong hoàng việt luật lệ...

Tài liệu đánh giá nguyên tắc thân thuộc che dấu tội cho nhau trong hoàng việt luật lệ

.DOCX
7
13
56

Mô tả:

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................................................2 I.Lược sử về các nguyên tắc trong Hoàng Việt luật lệ................................................................2 II.Nguyên tắc thân thuộc che dấu tội cho nhau...........................................................................3 1.Nguyên nhân và mục đích hình thành nguyên tắc................................................................3 2. Nguyên tắc thân thuộc che giấu tội cho nhau......................................................................4 II. Đánh giá nguyên tắc................................................................................................................4 1. Ưu điểm của nguyên tắc......................................................................................................4 2. Hạn chế của nguyên tắc.......................................................................................................6 KẾT LUẬN.....................................................................................................................................6 HVLL(1): Hoàng Việt Luật Lệ Page 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Các bộ luật phong kiến không có chương, điều riêng quy định các khái niêm, nguyên tắc pháp lí. Nhưng qua tinh thần và nội dung các bộ luật đều thể hiện các nguyên tắc nhất định. Bộ Hoàng Việt Luật Lệ, tuy chủ yếu được vay mượn từ luật nhà Thanh nhưng cũng đã phần nào kế thừa sự tiến bộ trong một vài nguyên tắc của luật cổ và đặc biệt là Luật nhà Lê. Trong những nguyên tắc đó có “thân thuộc tương vị dung ẩn” nghĩa là thân thuộc che dấu tội cho nhau.Tìm hiểu nguyên tắc này trong Hoàng Việt luật lệ không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về truyền thống tốt đẹp của ông cha mà cho ta cái nhìn toàn diện hơn về những nét độc đáo của pháp luật thời kì này. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Lược sử về các nguyên tắc trong Hoàng Việt luật lệ Hoàng Việt Luật Lệ là bộ Luật được xây dựng từ thời Gia Long và được hoàn thiện qua các đời Vua nhà Nguyễn. bộ luật được xây dựng dựa trên 9 nguyên tắc cơ bản và các nguyên tăc được trình bày trọn vẹn trong phần Danh Lệ của Luật. Đó là những nguyên tắc cơ bản sau: 1. Nguyên tắc luật định ( pháp căn, vô luật bất hình): đây là nguyên tắc cơ bản nhất, dùng để xác định đâu là một hành vi phạm tội 2. Nguyên tắc so sánh luật: nguyên tắc này được quy định tại Điều 43- HVLL, và có giá trị bổ sung cho nguyên tắc pháp căn. 3. Nguyên tắc xét xử theo luật mới: được quy định tại Điều 42 4. Nguyên tắc chiếu cố: quy định về các trường hợp được chiếu cố cho giảm nhẹ tội danh khi vi phạm pháp luật. 5. Nguyên tắc thưởng phạt: quy định các đối tượng được thưởng và bị phạt 6. Nguyên tắc thân thuộc được che dấu tội cho nhau: quy định những người có quyền và nghĩa vụ che dấu tội cho nhau, cụ thể được quy định tại Điều HVLL(1): Hoàng Việt Luật Lệ Page 2 7. Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự: quy định các hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội được bộ luật bảo vệ và chế tài đối với người vi phạm 8. Nguyên tắc luận tội theo tang vật: được quy định tai các Điều 93, 233, 249, và từ Điều 312-320. 9. Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền: đây là nguyên tắc được áp dụng phổ biến và được quy định ở phần Danh Lệ và Điều 21 của luật. II.Nguyên tắc thân thuộc che dấu tội cho nhau 1.Nguyên nhân và mục đích hình thành nguyên tắc Xét về vị trí nguyên tắc, đây là nguyên tắc thứ 6 trong hệ thống 9 nguyên tắc cơ bản của HVLL(1). Đồng thời nó cũng là nguyên tắc cuối cùng – nguyên tắc thứ 7, được nhắc tới trong Quốc triều hình luật. như vậy sự tồn tại của nguyên tắc này trong HVLL, có thể nói là do được kế thừa trực tiếp từ bộ luật Hồng Đức. Vậy xét đến cùng thì do đâu mà các nhà làm luật nêu lên nguyên tắc này? Là nước láng giềng, lại có nhiều cơ hội tiếp xúc với nền văn minh Trung Hoa từ sớm qua sự bang giao và các cuộc chiến tranh xâm lược mà Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tư tưởng Nho giáocủa Trung Hoa. Các vị Hoàng đế của chúng ta coi đạo Khổng là vũ khí chính trị, là bia đỡ bảo vệ địa vị, quyền lực cá nhân, một phần vì thế mà các tư tưởng của đạo Nho đã ăn sâu vào trong nếp nghĩ của người dân Việt. Và từ đó các nhà làm luật thể chế hóa tư tưởng và Lễ nghĩa của đạo Nho trong pháp luật, làm cho nó thật sự chở thành những quy tắc, nguyên tắc xử sự bắt buộc đối với mọi người trong xã hội. Đó là nguyên từ nghĩa vụ trung quân trong quan hệ vua tôi, từ đạo hiếu trong quan hệ cha mẹ - con cái…và cũng từ đó mà nguyên tắc thân thuộc che dấu tội cho nhau ra đời. Trong cái tên của nguyên tắc ta đã phần nào thấy được ý đồ của nhà làm luật gửi trong điều khoản. Thân thuộc được che giấu tội cho nhau là nguyên tắc hướng tới và nhằm bảo vệ những ân nghĩa gia đình, những mối quan hệ thân cận, gần gũi giữa những người thân thuộc trong nhà với nhau. HVLL(1): Hoàng Việt Luật Lệ Page 3 2. Nguyên tắc thân thuộc che giấu tội cho nhau Nguyên tắc được quy định chủ yếu tại Điều 31 – HVLL: “những người ở trong cùng nhà hoặc thân thuộc hàng đại công trở lên (để tang 9 tháng) hoặc ông bà ngoại, cha mẹ vợ của cháu ngoại , rể, như anh em, vợ chồng của cháu, vợ của an hem có ơn nghĩa nặng có tội cùng nhau che chở hoặc nô tỳ, người làm công vì gia trưởng mà giấu thì đều miễn bàn”. Ngoài ra, một số điểm liên quan của nó còn được quy định trong các Điều 35, 37, 306 - HVLL Nguyên tắc này được thể chế hóa từ quan điểm Ngũ luân của Nho giáo, đồng thời nó là một biểu hiện của sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị. II. Đánh giá nguyên tắc 1. Ưu điểm của nguyên tắc Xem xét vị trí và nội dung của nguyên tắc trong toàn bộ luật và bối cảnh chế độ phong kiến, so sánh với các bộ luật khác, cho thấy nguyên tắc thân thuộc che dấu tội cho nhau có những ưu điểm sau:  Ở mức độ nào đó nguyên tắc này góp phần trấn chỉnh, củng cố và bảo vệ trật tự gia đình gia trưởng Nho giáo. Theo điều luật này, con cháu có quyền và nghĩa vụ bảo vệ cho ông bà, cha mẹ, có quyền che dấu tội cho ông bà, cha mẹ, nô tì có nghĩa vụ che giấu cho gia trưởng. Tuy nhiên các hành vi xâm hại nghiêm trọng đến người thân trong gia đình như: con giết cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, đánh tôn trưởng, chồng đánh vợ gây thương tích gẫy tay chân, nhận tiền của đem vợ đi ở đợ, lừa đảo cưới vợ, có vợ mà nói là không có, cha mẹ đuổi con rể gả con gái cho người khác, nô tỳ và người làm công phạm tội …(Điều 31, 37 – HVLL) thì đều không được phép che dấu.  Đặc biệt trong hệ thống HVLL nói chung, và nguyên tắc này nói riêng mối quan hệ thân thuộc trong gia đình đã được điều chỉnh trên phạm vi rộng hơn so với Quốc triều hình luật. Nếu Quốc triều hình luật dừng quyền đó lại ở những qua hệ thân thích trong gia đình tức những người phải để tang nhau HVLL(1): Hoàng Việt Luật Lệ Page 4 từ 9 tháng trở lên thì ở HVLL, phạm vi đối tượng được mở rộng sang. Trong đó nổi bật là quyền và nghĩa vụ trong quan hệ giữa cha mẹ vợ và con rể. Theo đó, con rể không được phép thưa kiện, tố cáo cha mẹ vợ trừ trường hợp cha mẹ đuổi rể gả con gái cho người khác, cha mẹ vợ dung túng cho con gái thông gian thì ơn nghĩa đã tuyệt, rể được quyền thưa.  Bộ luật quy định thêm: “những người ở hàng tiểu công trở xuống,trở xuống giấu nhau và tiết lộ sự việc thì giảm 3 bậc tội so với người thường, người thân không có chế độ tang phục giảm 1 bậc” . Với quy định như vậy đã tạo điều kiện cho một số trường hợp được hưởng khoan hồng của nhà nước. Điều này thể hiện tính nhân đạo của luật pháp, làm giày phong tục, khuyến khích luân lí, kỉ cương.  Cũng như tinh thần và nội dung của toàn bộ luật, nguyên tắc này bảo vệ tuyệt đối thế lực phong kiến. Đặc biệt thể hiện ở nội dung quy định cuối điều luật: “không cho phép gia trưởng che dấu cho nô tỳ, người làm công, vì bổn phận gánh vác phải trị tội họ, không được che dấu lỗi lầm. Nếu mưu phản, mưu gây rối, đại nghịch thì nghĩa lớn đã tắt thân thuộc không kể đồng cư hay biệt cư, có chế độ tang phục hay không, chỉ dung chưa giấu, tiết lậu thì y điều luật tị tội, không dùng luật này”. Xét cho cùng, đây cũng là mục đích cuối cùng và tất yếu của pháp luật phong kiến. Và như thế có thể xem đây là một thành công của HVLL. Liên hệ với pháp luật hiện đại, điều 313 Bộ luật hình sự hiện hành thì cũng đã liệt kê hàng loạt tội phạm mà người che giấu sẽ bị xử lí hình sự, tức quy định không được che giấu. nếu ai đó biết rõ trước một trong những tội đó đang được chuẩn bị thực hiện, đang hoặc đã thực hiện mà không tố giác, họ có thể bọi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm Thế nhưng pháp luật hiện hành cũng không buộc ông bà, cha mẹ, con cháu, anh chị em ruôt, vợ chồng tố giác nhau, trừ khi tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm HVLL(1): Hoàng Việt Luật Lệ Page 5 đến an ninh quốc gia hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc danh mục không được che giấu. như vậy tư tưởng pháp luật xưa vẫn còn được nối tiếp đến ngày nay. Pháp luật xây dựng trên cơ sở khoan hồng và nghiêm trị luôn là chìa khóa thành công trong cải tạo con người. 2. Hạn chế của nguyên tắc. Bên cạnh những điểm tiến bộ, nguyên tắc này cũng bộc lộ những mặt hạn chế của nó. Cụ thể  Do phạm vi áp dụng của bộ luật trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn, quan hệ thân thuộc trong gia đình lại không phải lúc nào cũng được xác định rõ ràng chính xác nên việc áp dụng nguyên tắc này vào trong xét xử và luận tội tội phạm nhiều khi gặp khó khăn, dẫn đến nhiều tiêu cực trong hoạt động hành pháp và tư pháp.  Việc quy định thân thuộc được che giấu tội cho nhau còn làm phát sinh những quan hệ xã hội tùy tiện có thể làm nảy sinh sự rối ren; gây ra sự lạm dụng làm cho tội phạm có thể được tha bổng một cách dễ dàng và cũng nhiều khi không trừng trị kịp tội phạm. KẾT LUẬN Như vậy, bằng những phân tích, nhận xét, đánh giá trên có thể thấy được những mặt tích cực và hạn chế của nguyên tắc đồng thời qua đó hình dung được một cách khái quát về tinh thần, nội dung bộ Luật và những ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội và các mối quan hệ trong gia đình. Hy vọng những giá trị tốt đẹp của pháp luật xưa sẽ tiếp tục và ngày càng được áp dụng rộng rãi trong pháp luật hiện đại. HVLL(1): Hoàng Việt Luật Lệ Page 6 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tội phạm và hình phạt trong Hoàng Việt Luật Lệ - nxb Tư Pháp 2.Bộ Luật Hoàng Việt Luật Lệ - Nguyễn Q Thắng, Nguyễn Văn Tài dịch- nxb Văn hóa - Thông tin 3. Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam – nxb Công An Nhân Dân – 2002; 2009; 2012 4 . http://phapluattp.vn 5. http://baotangnhanhoc.org HVLL(1): Hoàng Việt Luật Lệ Page 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan