Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá mức độ gây hại và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây...

Tài liệu đánh giá mức độ gây hại và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây trồng trong mô hình nông lâm kết hợp tại xã hương sơn huyện quang bình tỉnh hà giang

.PDF
73
178
93

Mô tả:

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- ÐẶNG THỊ NHỊ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ GÂY HẠI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ BỆNH HẠI CÂY TRỒNG CHÍNH TRONG MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ HƢƠNG SƠN HUYỆN QUANG BÌNH - TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ÐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2011 - 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- ÐẶNG THỊ NHỊ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ GÂY HẠI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ BỆNH HẠI CÂY TRỒNG CHÍNH TRONG MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ HƢƠNG SƠN HUYỆN QUANG BÌNH - TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ÐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Lớp Khoa Khóa học : Chính quy : Nông lâm kết hợp : 43 - NLKH : Lâm Nghiệp : 2011 - 2015 Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Đàm Văn Vinh i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đàm Văn Vinh. Các số liệu kết quả nghiên cứu trong khóa luận của tôi hoàn toàn trung thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử các tài liệu , thông tin đươ ̣c đăng tải trên các tác phẩ m , tạp chí,… đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày…... tháng….. năm 2015 Xác nhận của GVHD Ngƣời viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả (Ký, ghi rõ họ và tên) Trước hội đồng khoa học! (Ký, ghi rõ họ và tên) TS. Đàm Văn Vinh Đặng Thị Nhị XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên Đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên) ii LỜI CẢM ƠN Để góp phần tổng hợp lại kiến thức học và bước đầu làm quen với thực tiễn, được sự nhất trí của nhà trường và ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp trường Đại Học Nông lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mức độ gây hại và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây trồng trong mô hình nông lâm kết hợp tại xã Hương Sơn, huyện Quang Bình, Tỉnh Hà Giang” Trong quá trình học tập tại trường Đại Học Nông lâm Thái Nguyên và thực hiện đề tài này tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo tận tình của TS. Đàm Văn Vinh tôi đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đàm Văn Vinh đã cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu đề tài. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn và người dân xã Hương Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài. Trong thời gian thực tập, do trình độ bản thân có hạn và thời gian thực tập ngắn nên bản khóa luận tốt nghiệp của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Thái nguyên, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Đặng Thị Nhị iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Các dạng hệ thống NLKH tại xã Hương Sơn ...........................................23 Bảng 4.2: Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình..........................................................24 Bảng 4.3: Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình..........................................................24 Bảng 4.4: Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình..........................................................25 Bảng 4.5: Kết quả điều tra sơ bộ tình hình bệnh hại cây lâm nghiệp của 3 mô hình NLKH ......................................................................................................26 Bảng 4.6: Kết quả điều tra sơ bộ tình hình bệnh hại cây nông nghiệp của 3 mô hình NLKH ......................................................................................................27 Bảng 4.7: Mức độ gây hại bệnh mốc xanh, mốc xám lá Chè qua các lần điều tra của 3 mô hình NLKH .....................................................................................28 Bảng 4.8: Mức độ gây hại bệnh phồng lá Chè qua các lần điều tra của 3 mô hình NLKH ......................................................................................................31 Bảng 4.9: Mức độ gây hại bệnh phấn trắng lá Keo qua các lần điều tra của 3 mô hình NLKH ..............................................................................................33 Bảng 4.10: Mức độ gây hại bệnh gỉ sắt lá Kéo qua các lần điều tra của 3 mô hình NLKH ......................................................................................................36 Bảng 4.11: Mức độ gây hại bệnh mốc xanh, mốc xám lá Keo qua các lần điều tra của 3 mô hình NLKH ..............................................................................38 Bảng 4.12: Mức độ gây hại bệnh khô đầu lá Keo qua các lần điều tra của 3 mô hình NLKH ......................................................................................................41 Bảng 4.13: Mức độ gây hại bệnh lông nhung lá Vải qua các lần điều tra của 3 mô hình NLKH ..............................................................................................43 Bảng 4.14: Mức độ gây hại bệnh mốc xanh, mốc xám lá Vải qua các lần điều tra của 3 mô hình NLKH ..............................................................................45 Bảng 4.15: Mức độ gây hại bệnh vàng lá gân xanh cây Cam qua các lần điều tra của 3 mô hình NLKH .....................................................................................47 Bảng 4.16: Mức độ gây hại bệnh cây ký sinh qua các lần điều tra của 3 mô hình NLKH ......................................................................................................49 Bảng 4.17: Mức độ gây hại bệnh sùi thân cành Vải qua các lần điều tra của 3 mô hình NLKH ..............................................................................................51 Bảng 4.18: Thống kê thành phần các loại bệnh hại trong mô hình NLKH ..............53 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Ảnh mốc xanh, mốc xám lá Chè ...............................................................28 Hình 4.2: Biểu diễn mức độ bệnh mốc xanh, mốc xám lá Chè ở 3 mô hình ............29 Hình 4.3: Ảnh bệnh phồng lá Chè .............................................................................30 Hình 4.4: Diễn biến mức độ bệnh phồng lá Chè ở 3 mô hình NLKH ......................31 Hình 4.5: Ảnh phấn trắng lá Keo ..............................................................................33 Hình 4.6: Mức độ bệnh phấn trắng hại lá Keo của 3 mô hình NLKH ......................34 Hình 4.7: Ảnh gỉ sắt lá Keo .......................................................................................35 Hình 4.8: Mức độ bệnh gỉ sắt hại lá Keo qua 3 lần điều của 3 mô hình. ..................36 Hình 4.9: Ảnh bệnh mốc xanh, mốc xám lá Keo ......................................................38 Hình 4.10: Mức độ bệnh mốc xanh, mốc xám lá Keo ở 3 mô hình ..........................39 Hình 4.11: Ảnh bệnh khô đầu lá Keo ........................................................................40 Hình 4.12: Biểu diễn mức độ bệnh khô đầu lá Keo ở 3 mô hình NLKH .................41 Hình 4.13: Ảnh bệnh lông nhung lá Vải ...................................................................42 Hình 4.14: Mức độ bệnh lông nhung lá Vải của 3 mô hình NLKH .........................43 Hình 4.15: Ảnh bệnh mốc xanh, mốc xám lá Vải .....................................................44 Hình 4.16: Biểu diễn mức độ bệnh mốc xanh, mốc xám lá Vải ở 3 mô hình ...........45 Hình 4.17: Ảnh bệnh vàng lá Cam ............................................................................46 Hình 4.18: Mức độ bệnh vàng lá Cam của 3 mô hình NLKH ..................................47 Hình 4.19: Ảnh bệnh cây ký sinh (tầm gửi) trên cây Hồng ......................................49 Hình 4.20: Mức độ bệnh cây ký sinh trên cây Hồng của 3 mô hình ........................50 Hình 4.21: Ảnh bệnh sùi thân cành Vải ....................................................................51 Hình 4.22: Mức độ bệnh sùi thân cành Vải của 3 mô hình NLKH ..........................52 v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT : Số thứ tự TB : Trung bình OTC : Ô tiêu chuẩn NLKH : Nông Lâm Kết Hợp R - VAC : Rừng - Vườn - Ao - Chuồng R-V-A : Rừng - Vườn - Ao R-V : Rừng - Vườn V - AC : Vườn - Ao - Chuồng IPM : Phương pháp phòng trừ tổng hợp UBND : Ủy Ban Nhân Dân CS : Cộng sự NXB : Nhà xuất bản FAO : Food and Agriculture Organization vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ...........................................................v MỤC LỤC ................................................................................................................. vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2 1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .............................................2 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn và sản xuất ...............................................................3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4 2.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................4 2.1.1. Cơ sở khoa học bệnh cây ...............................................................................4 2.1.2. Cơ sở khoa học điều tra thành phần bệnh hại ................................................4 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ...............................................5 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................5 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................8 2.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu .............11 2.3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ...................................................................11 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................14 PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....16 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................16 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................16 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................16 vii 3.2. Địa điểm và thơi gian .........................................................................................16 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................16 3.2.2. Thời gian tiến hành ......................................................................................16 3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................16 3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................17 3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc ....................................................17 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn .................................................................17 3.4.3. Phương pháp điều tra, quan sát, đánh giá trực tiếp......................................17 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................21 3.4.5. Phương pháp thống kê số liệu......................................................................22 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................23 4.1. Khảo sát sơ bộ các dạng hệ thống NLKH và tinh hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong mô hình NLKH tại địa bàn nghiên cứu .....................................23 4.1.1. Các mô hình NLKH hiện có tại xã Hương Sơn ...........................................23 4.1.2. Nhận xét sơ bộ về tình hình sinh trưởng và phát triển của cây trồng trong 3 mô hình NLKH ......................................................................................................25 4.1.3. Kết quả điều tra sơ bộ về bệnh hại trong mô hình NLKH ...........................26 4.2. Kết quả điều tra tỷ mỉ về mức độ bệnh hại trong mô hình NLKH ....................27 4.2.1. Điều tra mức độ bệnh hại lá .........................................................................27 4.2.2. Điều tra mức độ bệnh hại cành ....................................................................48 4.3. Thống kê thành phần bệnh hại trong các mô hình NLKH .................................52 4.4. Xác định một số bệnh hại chủ yếu đối với một số loài cây trồng chính trong mô hình NLKH ......................................................................................................54 4.5. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại trên một số cây trồng chính trong mô hình nông lâm kết hợp ............................................................................54 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................57 5.1. Kết luận ..............................................................................................................57 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho nhiều loài thực vật sinh trưởng, phát triển. Diện tích rừng của nước ta rất lớn. Rừng được coi là “lá phổi xanh của trái đất” cung cấp oxy cho bầu khí quyển, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước, chống xói mòn, hạn hán, ngăn chặn thiên tai, lũ lụt, gió bão… Với hệ thống động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng gồm nhiều loài đặc hữu.Việt Nam được coi là một trong những nơi có sự đa dạng sinh học cao vào bậc nhất thế giới. Rừng và đất là hai nguồn tài nguyên của vùng nhiệt đới ẩm. Khi không bị tác động, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới vốn ổn định nhờ vào sự đa dạng cao của các loài cây và con. Sự ổn định của hệ sinh thái vùng nhiệt đới chính là thể hiện khả năng chống đỡ với các biến đổi thất thường của khí hậu và các yếu tố khác của môi trường tự nhiên. Hiện nay do nhiều tác động từ môi trường và con người tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng độ che phủ giảm từ 43% năm 1943 xuống 27% năm 1993, đất đai bị xói mòn rửa trôi chất dinh dưỡng làm suy giảm liên tục độ phì nhiêu của đất và cỏ dại phát triển mạnh. Yêu cầu đặt ra lúc này là phải có phương thức canh tác hiệu quả trên phần diện tích đất canh tác hiện có. Hệ thống NLKH được xem là một hệ thống quản lý sử dụng đất có ý nghĩa cho phát triển Nông – Lâm nghiệp bền vững đã được công nhận rộng rãi trên khắp thế giới. Việc kết hợp cây trồng Lâm nghiệp với cây Nông nghiệp và Thủy sản có nhiều ưu điểm vừa có ý nghĩa bảo vệ tài nguyên môi trường vừa phát triển kinh tế xã hội. Tại xã Hương, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang có địa hình đa dạng phức tạp chủ yếu là địa hình đồi núi thấp xen kẽ thung lũng, có độ dốc nhỏ thuận lợi cho phát triển mô hình NLKH (nông lâm kết hợp). Để đạt được hiệu quả cao khi canh tác trong mô hình NLKH thì vấn đề phòng trừ các loại sâu, bệnh hại là không thể thiếu, sâu bệnh hại làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển chậm giảm cả số lượng và chất lượng cây trồng. Nước ta là nước thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm 2 mưa nhiều nên tạo điều kiện cho các loài bênh hại các loại cây Nông lâm nghiệp điển hình như: Phấn trắng lá keo, bệnh cháy lá, đốm lá, bệnh gỉ sắt, bệnh than thư, khô cành bạch đàn, bệnh lông nhung lá vải, bệnh đốm trắng lá chè, bệnh phồng lá chè… đã gây ra nhiều tổn thất cho ngành Nông lâm nghiệp. Vì vậy cần phải có những nghiên cứu để xác định các loại bệnh hại, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, tác hại và đưa ra biện pháp phòng trừ bệnh hại có hiệu quả mà không phá vỡ cân bằng sinh thái. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá mức độ gây hại và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây trồng trong mô hình nông lâm kết hợp tại xã Hương Sơn, huyện Quang Bình, Tỉnh Hà Giang”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xác định được loại bệnh hại chủ yếu và đề xuất một số biện pháp phòng trừ nhằm giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đáp ứng mục tiêu kinh doanh. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá mức độ bệnh hại đối với các loài cây trồng chính trong mô hình nông lâm kết hợp, xác định được nguyên nhân gây bệnh và tác hại. - Đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chủ yếu giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các mô hình NLKH. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức đã được học trong nhà trường. - Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài cụ thể. - Có điều kiện tiếp cận với thực tế, củng cố thêm những kỹ năng để sau khi ra trường có thể vận dụng trong công việc đạt hiệu quả cao. - Nắm vững phương pháp điều tra đánh giá mức độ gây hại của sâu ăn lá đối với rừng trồng. - Đề tài là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về phòng trừ Ong ăn lá Mỡ tại đại bàn nghiên cứu. 3 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn và sản xuất - Hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật để áp dụng đối với từng địa phương. - Rèn luyện được kỹ năng làm việc một cách tự chủ, kỹ năng tiếp cận với người dân để đạt hiệu quả công việc cao hơn. - Quá trình nghiên cứu giúp tôi nắm bắt được tình hình bệnh hại ở một số mô hình Nông lâm kết hợp và các đê xuất mà đề tài đưa ra có thể ứng dụng vào thực tiễn sản xuất để phòng trừ bệnh hại cho các loại cây trồng giúp cây sinh trưởng tốt, nâng cao chất lượng cây trồng và đáp ứng mục tiêu kinh doanh. - Những đề xuất của đề tài về việc phòng trừ các loại bệnh hại chính trong mô hình NLKH là cơ sở để địa phương vận dụng vào thực tế sản xuất trong quản lý bảo vệ cây trồng, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở khoa học bệnh cây Khoa học bệnh cây được hình thành và phát triển do đòi hỏi của nhu cầu sản xuất nông nghiệp, sự đấu tranh giữa thiên nhiên và con người, ý thức hệ duy tâm và duy vật. Ngay từ đầu của lịch sử trồng trọt, người nông dân lao động thông qua thực tế sản xuất, kinh nghiệm của mình đã phát hiện và phòng trừ một số bệnh hại nguy hiểm (Trần Văn Mão, 1997)[8]. Bệnh cây là tình trạng sinh trưởng phát triển không bình thường của cây, dưới tác dụng của một hay nhiều yếu tố bên ngoài hoặc vật ký sinh nào đó gây nên những thay đổi qua quá trình sinh lý. Từ đó dẫn đến những thay đổi trong chức năng cấu trúc, giải phẫu hình thái của một bộ phận nào đó trên cây hoặc toàn bộ cây làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, thậm chí có thể chết gây thiệt hại tổn thất trong kinh doanh (Đặng Kim Tuyến, 2005)[20]. Bệnh cây là tổng hợp kết quả của 3 yếu tố: nguồn bệnh, cây trồng và các yếu tố bên ngoài (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sang, nước, dinh dưỡng đất). Cách hiểu này giúp chúng ta nắm được thực chất bệnh cây ở mức độ cá thể. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất cách hiểu trên đây chưa cho phép giải quyết một cách cụ thể về bệnh cây. Trong các hoạt động thực tế của mình, người làm công tác bệnh cây phải giải quyết các nhiệm vụ có liên quan đến tập đoàn cây lớn, vi sinh vật gây bệnh, trong những khoảng không gian nhất định, thường là khá rộng lớn, với tác động của nhiều yếu tố khí hậu, đất đai khác nhau. Khoa học bệnh cây được hình thành phát triển, giải quyết những vấn đề trên. 2.1.2. Cơ sở khoa học điều tra thành phần bệnh hại Bệnh cây rừng là một loại tác hại tự nhiên vô cùng phổ biến. Bệnh hại thường làm cho cây sinh trưởng kem, lượng sinh trưởng hàng năm của gỗ giảm xuống rõ rệt, một số bệnh có thể làm cho cây chết, thậm chí gây chết hàng loạt. Nước ta đã từng sảy ra các loại bệnh dịch nguy hiểm như: Bệnh khô cành Bạch Đàn 5 ở Đồng Nai làm cho 11.000 ha cây bị khô, Thừa Thiên - Huế 500 ha, Quảng Trị trên 50 ha. Bệnh khô xám Thông, Bệnh vàng lá Sa Mộc, bệnh tua mực Quế, bệnh sọc tím tre Luồng… đã gây ra ảnh hưởng đến môi trường sinh thái nhiều triệu chứng thấy rõ tác hại của bệnh cây rừng. Theo tạp chí “Chủ Lâm Trường” ở Mỹ năm 1975, hàng năm ở Mỹ sâu bệnh hại gây ra tổn thất cho cây rừng vượt quá 28 triệu mét khối (Trần Văn Mão, 1997) [8]. Do tính chất ẩn náu của bệnh, nên con người thường coi nhẹ những tổn thất. Thực ra những tổn thất do bệnh gây ra cao gấp nhiều lần những tác hại tự nhiên khác. Theo tài liệu thống kê của cục lâm vụ nước Mỹ năm 1952, trong những thiệt hại tự nhiên, giá trị tổn thất do bệnh cây rừng gây ra chiếm 45%. Trong khi đó sâu hại chiếm 20%, cháy rừng chiếm 17%, các nhân tố động vật, khí hậu chiếm 18% (Trần Văn Mão, 1997)[8]. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc và các vi sinh vật phát triển. Trong quá trình bị bệnh cây bị biến đổi về mặt sinh lý, là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về giải phẫu và hình thái cũng chính là biểu hiện của triệu chứng. Mỗi một loại bệnh cây đều có những đặc trưng triệu chứng riêng biệt và căn cứ quan trọng để chuẩn đoán bệnh cây (Trần Văn Mão, 2003) [9]. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Bệnh cây rừng đã được bắt đầu nghiên cứu trên 150 năm nay, là một môn khao học còn rất non trẻ nhưng sự cống hiến cho công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ cho đời sống sản xuất thực tiễn của các nhà bệnh cây là hết sức to lớn. Năm 1874 ở Châu Âu, Robert Harting (1839 - 1901) là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu môn khoa học bệnh cây rừng. Ông đã phát hiện ra sợi nấm nằm trong gỗ và công bố nhiều công trình nghiên cứu, trở thành môn khoa học không thể thiếu. Kể từ đó đến nay thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh lý cây rừng như: G.H. Hapting nhà bệnh lý cây rừng người Mỹ tròn 30 năm nhiên cứu về bệnh cây 6 (1940 - 1970), đặt nền mong cho việc điều tra chủng loại và mức độ bị hại liên quan tới sinh lý, sinh thái cây chủ và vật gây bệnh (Trần Văn Mão, 1997) [8]. Những năm ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, nhiều nhà bệnh cây đã tập trung vào việc xác định loại, mô tả nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh. Đặc biệt ở các nước nhiệt đới, Roger L đã nghiên cứu các loại bệnh hại cây rừng được mô tả trong cuốn sách bệnh cây rừng các nước nhiệt đới (Phytopathologie des pays chauds). Trong đó có một số bệnh hại Thông, Keo, Bạch Đàn (Roger l, 1953) [28]. Roger L (1954) [28] nghiên cứu một số bệnh hại trên cây Keo, Keo khô héo lá rụng và tàn lụi từ trên xuống dưới (chết ngược) do loài nấm hại lá Glomerella Cingulata (giai đoạn vô tính là collector Chum gloeosporioides) là nguyên nhân chủ yếu của sự thiệt hại với loài Keo Tai Tượng (Accia mangium Will). Trong vườn giống ở Papua New Guinea (FAO, 1981). Tại Malaysia, theo nghiên cứu của Lee (1993) [26] loại nấm còn gây hại đối với các loại Keo khác. Các nghiên cứu về loại bệnh hại ở Keo Acacia cũng được tập hợp khá đầy đủ vào cuốn sách “Cẩm nang bệnh Keo nhiệt đới ở Ôxtrâylia, Đông Nam Á, Ấn Độ”, bản tiếng anh có tên “Manual of Diseases of Tropical Acacias in Australia, South east Asia and India old”, K.M et al, 2003 [27]. Cuốn sách đề cập đến các bệnh khá quen thuộc đã từng gặp ở nước ta như: Bệnh phấn trắng (Powdery mildew), bệnh đốm lá, bệnh phấn hồng (pink disease), rỗng ruột (heat rot). John Boyce (1961) xuất bản cuốn sách bệnh cây rừng (Forest pathology) đã mô ta một số bệnh hại cây rừng. Cuốn sách này được xuất bản ở nhiều nước như: Anh, Mỹ, Canada (Boyce J. S, 1961) [25]. Nhiều nhà nghiên cứu Ấn Độ, Malaisia, Philippin, Trung Quốc cũng công bố nhiều loài nấm hại Keo. Roger L (1953) [28], tại hội nghị lần thứ III nhóm tư vấn nghiên cứu và phát triển các loài Acacia, họp tại Đài Loan cuối tháng 6 năm 1964 nhiều đại biểu kể cả các tổ chức quốc tế như CIFOR cũng đã đề cập đến các loại sâu bệnh hại các loài Keo Acacia. 7 Những năm tiếp theo có rất nhiều nghiên cứu về bệnh cây rừng, đặc biệt đối với loài Keo (Acacia) đã có nhiều thành tựu đáng kể. Năm 1988 - 1990 Benergee R. (Ấn Độ) đã xem xét nghiên cứu vùng trồng Keo Lá Tràm ở Kalyani Nadia và phát hiện nấm phấn trắng Oidium sp. Gây hại trên con 1 - 1,5 tuổi. Florece E.J và đồng nghiệp ở viện nghiên cứu Lâm Nghiệp Kerela Ấn Độ đã phát hiện bệnh Phấn Hồng do Nấm Corticium Salmonicolor gây hại trên vùng trồng Keo Lá Tràm (Acacia aurcuformis) bang Kerela tỷ lệ cây chết khoảng 10% (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006) [11]. Micshram P. và đồng nghiệp ở viện cây rừng Madhya Pradesh Ấn Độ nghiên cứu sâu về bệnh gây hại cho Keo Lá Tràm (Acacia auricuformis) vườn ươm. Lucgo J>N thuộc môi trường và tài nguyên thành phố Cebu, Philippin đã phát hiện và thấy một số bệnh hại trên Keo Tai Tượng. Trong thực tế một số nấm bệnh đã được phân lập từ một số loài Keo. Đó là nấm Glomerella Cingulata gây bệnh gỉ sắt lá giả loài Acacia simsi, nấm Uromdium sp. Có trên loài Keo Tai Tượng (Acacia mangium) Và keo lá Tràm (Acacia auricuformis) ở Trung Quốc (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006) [11]. Theo Nemeth, năm 1986 trên Mơ, Mận, Đào đã phát hiện được trên 30 loài vius và giống như vius gây bệnh. Những bệnh này gây bệnh hầu hết trên thế giới gây hại cho Đào, Mận, chủ yếu là Plum pox vius (PPV). Các loài bệnh hại trên cây vải, một số bệnh hại trên cây Vải ở Trung Quốc và đã phát hiện được 5 loài bệnh hại trên Vải do một loại Tảo gây ra (1959). Với cây ăn quả bệnh hại Cam, Chanh do khuẩn bào My Coplasma gây ra. Bệnh Greening hại Cam, Chanh được phát hiện ở Nam Phi từ năm 1929 nó đã trải qua vô số các tên gọi tới năm 1970 nó chính thức đặt tên là Greening (MC.clean va SchWarz). Bệnh còn được phát hiện ở Trung Quốc, Đài Loan 1961, Indonesia, Philippin 1965… Ngày nay bệnh hại ở khắp các vùng trồng Cam trên thế giới. Nam Phi khoảng 150.000 cây Cam, Chanh liên tục ở các vùng sản xuất Cam, Chanh lớn (Lương Văn Tè - Vũ Triệu Mân, 1999) [14]. 8 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở nước ta khoa học bệnh cây mới bắt đầu phát triển vào những năm 1960. Khi điều tra thành phần bệnh hại cây rừng ở miền nam Việt Nam, Hoàng Thị Mỵ đã đề cập đến một số loài nấm hại lá chủ yếu là bệnh gỉ sắt, bệnh phấn trắng, bệnh khô đầu lá… Nguyễn Sỹ Giáo năm 1966 đã phát hiện ra bệnh khô lá Thông hại cây con ở vườn ươm. Tác giả cũng đã nghiên cứu vế đặc điểm sinh học và áp dụng một số loại thuốc hóa học để phòng chống bệnh hại này, chủ yếu dung Booosooc đô. Đến năm 1969, Nguyễn Sỹ Giao đề nghị gọi bệnh này là Rơm Lá Thông và phát hiện nguyên nhân gây bệnh là do nấm Ceropora pini - densflorae Hori et Nambu. Năm 1971, Trần Văn Mão đã công bố nhiều tài liệu về nấm gây bênh trên các loài cây rừng như Trẩu, Quế, Hồi, Sở… ông đã xác định được nguyên nhân gây bệnh, điều kiện phát triển và biện pháp phòng trừ một số bệnh hại lá. Các tác giả Nguyễn Sỹ Giao, Đỗ Xuân Quý, Phạm Xuân Mạnh… đã nghiên cứu trên lá Keo phát hiện ra một số loại bệnh như: Cháy lá,phấn trắng (Trần Văn Mão, 1997) [8]. Năm 1975, Uhlig cùng các nhà khoa học Viện nghiên cứu Lâm Nghiệp và trường Đại Học Lấm Nghiệp, nghiên cứu và thử nghiệm một số loại thuốc hóa học đề phòng bệnh Rơm Lá Thông ở Quảng Ninh. Năn 1991, Phạm Văn Mạnh đã nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh thối nhũn cây Thông ở vườn ươm. Năm 2000 và 2002 Phạm Quang Thu đã nghiên cứu bệnh tuyến trùng hại Thông Ba Lá ở Lâm Đồng. Vào cuối những năm 1980 đầu những năm 1990, bệnh dịch cháy lá, chết ngọn Bạch Đàn (die - back) đã xuất hiện trên diện rộng và là mối đe dọa lớn cho các nhà trồng rừng trên khắp cả nước, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ và Miền Trung (Quảng Nam, Đà Nẵng và Huế). Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997) [8], cho thấy diện tích Bạch Đàn bị nấm tấn công đã lên tới 50% tổng diện tích, với các mức độ hại khác nhau và đều này cảnh báo nguy cơ gây hại lớn của bệnh đối với rừng tập trung và đề xuất định hướng nghiên cứu. Cho tới giữa những năm 1980, Keo lá Tràm là loài Keo được trồng rộng rãi nhất ở các tỉnh phía Nam. Hiện nay trong vườn thực vật của Trung Tâm Khoa học 9 sản xuất lâm nghiệp Đông Nam Bộ nằm trên địa phận thị trấn Trảng Bom, huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai còn tồn tại hai hàng Keo Lá Tràm được trồng từ đầu những năm 1960, thuộc loại lớn tuổi nhất của nước ta. Cây có chiều cao khoảng dưới 20m và đường kính 40 - 60cm. Cây to nhất có đường kính đạt khoảng đạt 80cm, thậm chí có cây hai thân, mỗi thân có đường kính 50cm. Sau này, loài Keo này cũng đã trở nên quen thuộc trong các chương trình trồng rừng ở các tỉnh phía Bắc. Từ nhũng năm 1980 trở lại đây, nhiều loại Keo đã được nhập về thử nghiệm ở nước ta như Keo tai tuợng (A. mangium), Keo lá liềm (A.crassicarpa), Keo đa thân (A. aulacocarpa), Keo bịu (A.cincinnata), Keo lá sim bịu (A. cincinnata), Keo lá sim (A. holosercea) và sau này keo lai tự nhiên được phát hiện và chủ động lai tạo (sedgley et al, 1992 (Nguyễn Hoàng Nghĩa,1997) [8]. Mùa xuân năm 1990, các xuất sứ Keo Tai tượng và Keo lá Tràm gieo tại vườn ươm Chèm, Từ Liêm, Hà Nội đã bị bệnh phấn trắng lá Keo với các mức độ khác nhau. Nhìn bề ngoài lá keo như bị rắc một lớp phấn trắng hay vôi bột. Mức độ đã được quan sát bằng mắt thường và sắp xếp theo thứ tự nặng hay nhẹ. Nhìn chung bệnh chư gây ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây con tại vườn ươm và khi đó cũng không có điều kiện để tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc bệnh và các vẫn đề có lliên quan (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1997) [8]. Một vài năm gần đây diện tích trồng Keo tăng lên đáng kể (gần 230.000 ha vào cuối năm 1999) thì cũng đã xuất hiện bệnh ở rừng trồng như: Tại Đạ Tẻh Lâm Đồng, Keo tai tượng trồng thuần loài trên diện tích 400 ha đã có 118,5 ha bị bệnh với tỷ lệ từ 7 - 59% trong đó có một số diện tích bị khá nặng (Phạm Quang Thu, 2002) [15]. Tại Bàng Bậu, Bình Dương một số dòng Keo lai đã mắc bệnh phấn hồng (Pink Disease) với tỷ lệ mắc và mức độ bệnh khá cao gây thiệt hại cho sản xuất. Tại Kon Tum năm 2001 có khoảng 1000 ha rừng Keo lai 2 tuổi bị nhiễm bệnh loét thân, thối vỏ và dẫn đến khô ngọn. Tỷ lệ nặng nhất là ở Ngọc Tụ, Ngọc Hồi (Kon Tum) lên đến 90% số cây bị chết ngọn (Phạm Quang Thu, Nguyễn Văn Độ) [18]. 10 Trong một số tài liệu, các nhà khoa học đã đưa ra một số biện pháp phòng trừ bệnh hại cho cây trồng ở vườn ươm và rừng trông, như bệnh phấn trắng lá Keo, bệnh gỉ sắt lá Keo… (Trần Công Loanh,1992) [7]. Trong những năm gần đây bệnh cây rừng đã ngày càng trở nên phổ biến và lan rộng. Các nhà khoa học đã phát hiện ra và ghi nhận một số loài bệnh thuộc đối tượng kiểm dịch như: Tuyến trùng khô đầu lá, khô cành… (Đường Hồng Dật, 1979); (Đặng Kim Tuyến, 2005) [20]; [2]. Tác giả Đặng Kim Tuyến, 2000 [19], khi nghiên cứu về các loài thuốc hóa học phòng trừ bệnh phấn trắng lá Keo đã chỉ ra rằng mỗi loại thuốc có nguồn gốc khác nhau sẽ có hiệu quả hạn chế bệnh khác nhau. Nghiên cứu về bênh gỉ sắt hại lá Keo ở rừng trồng năm 2006 tác giả đã cho biết ở rừng trồng thuần loài mức độ nhiễm bệnh cao hơn rất nhiều so với hỗn giao (Đặng Kim Tuyến, 2005) [19], cũng trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra rằng để phòng trừ bệnh gỉ sắt hại lá Keo ở rừng trồng có hiệu quả thì cần áp dụng đồng thời các biện pháp phòng trừ khác nhau, nghĩa là phòng trừ bằng phương pháp tổng hợp (IPM). Khi nghiên cứu về bệnh phấn trắng lá keo trong việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ (Đặng Kim Tuyến, 2005) [20], đã chỉ ra thuốc có tác dụng tiêu diệt bệnh với hiệu quả cao là dung dich Lưu huỳnh - vôi nồng độ 0,4 0 Bé. Với cây ăn quả, ngay từ những thập kỷ 50 Roger đã giới thiệu một số loài bệnh hại cây ăn quả được phát hiện ở nước ta. Trong cuốn “Luận Khảo bệnh hại cây cối ở miền Nam” Hoàng Thị Mỵ đã nhắc đến một số loài bệnh hại Cam, Quýt, Dứa, Xoài, Vải… (1994). Trong hai đợt điều tra cơ bản của viện bảo vệ thực vật năm 1967 - 1968 ở miền Bắc và năm 1977 - 1978 ở miền Nam đã phát hiện ra trên cây Cam có gần 40 loài vi sinh vật gây bệnh và đưa ra 10 loài vi sinh vật gây hại trên cây Vải, nhưng kết quả này mới chỉ dừng lại ở mức độ xác định thành phần, liệt kê danh sách những nghiên cứu chuyên sâu về các loại bệnh hại Mơ, Mận, Đào, Vải… chưa có ở nước ta (Viện bảo vệ thực vật năm 1967 - 1968, 1977 - 1978) [24]. Năm 1967 - 1968, Ban điều tra cơ bản của Bộ Nông Nghiệp đã tiến hành điều tra thành phần bệnh hại chè ở các tỉnh miền Bắc: Phú Thọ, Thái Nguyên, 11 Tuyên Quang, Lạng Sơn. Kết quả cho thấy được danh mục các loài bệnh hại chè chủ yếu như: phồng lá chè,đốm nâu, đốm sám, đốm trắng… và một số biện pháp phòng trừ các bệnh hại đó. Hiện nay ở Việt Nam, các cơ quan Lâm Nghiệp đã có các bộ phận chuyên trách về phòng trừ bệnh cây như Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Cục Kiểm lâm… Các bộ phận này tìm hiểu đặc tính sinh vật học, sinh thái học của nhiều loài vật gây bệnh đó chính là cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để đưa ra các biện pháp phòng trừ hiệu quả (Trần Văn Mão, 1997) [8]. 2.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu 2.3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 2.3.1.1. Vị trí địa lý Xã Hương sơn nằm ở phía Đông Bắc của trung tâm huyện Quang Bình, có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.454,25 ha, địa giới hành chính được xác định như sau: + Phía Đông giáp xã Tiên Yên, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. + Phía Tây giáp xã Yên Hà, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. + Phía Nam giáp xã Tiên Kiều, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. + Phía Bắc giáp xã Việt Hồng, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. 2.3.1.2. Đặc điểm địa hình So với mặt bằng chung của các xã thuộc huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Xã Hương sơn có địa hình đồi núi thấp xen kẽ thung lung và các ngòi suối nhỏ và chảy thấp dần theo hướng các dòng chảy. Nơi có vị trí cao nhất tại xã Hương Sơn so với mặt nước biển là 2.574m tại đỉnh núi Pù Lung giáp xã Tiên Yên, nơi có độ cao thấp nhất là 900m tại suối Chằng Thẳm. Độ dốc dao động trong các khu vực trên địa bàn xã khá lớn, có nơi lên đến 350 như các khu vực tiếp giáp với xã Tiên Yên, Xã Việt Hồng, Huyện Bắc Quang, có nơi có độ dốc xuống dưới 20 0 như đồi Pà Láng trước trụ sở UBND xã. Tại nơi có độ dốc thấp nhất, thuận lợi về nguồn nước là nơi cư trú định cư và sản xuất nông lâm nghiệp của nhân dân xã Hương Sơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng