Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số tổ hợp lai dưa...

Tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số tổ hợp lai dưa chuột f1 trong điều kiện nhà lưới tại gia lâm – hà nội

.PDF
81
240
77

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Lời cam đoan........................................................................................................i Lời cảm ơn ......................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................. iii Danh mục các chữ viết tắt.................................................................................... v Danh mục bảng .................................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Yêu cầu ........................................................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................... 3 1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại dưa chuột .................................................. 3 1.1.1. Nguồn gốc và phân bố ....................................................................... 3 1.1.2. Phân Loại dưa chuột .......................................................................... 4 1.2. Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột ..................................................... 7 1.2.1. Rễ ...................................................................................................... 7 1.2.2. Thân .................................................................................................. 8 1.2.3. Lá ...................................................................................................... 9 1.2.4. Tua cuốn............................................................................................ 9 1.2.5. Hoa.................................................................................................... 9 1.2.6. Quả.................................................................................................. 10 1.2.7. Hạt .................................................................................................. 11 1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây dưa chuột........................................................ 11 1.3.1. Nhiệt độ........................................................................................... 11 1.3.2. Ánh sáng ........................................................................................ 13 1.3.3. Ẩm độ ........................................................................................... 14 1.3.4. Dinh dưỡng khoáng ......................................................................... 15 1.4. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo và sản xuất giống dưa chuột trồng trong nhà lưới trên thế giới và ở Việt Nam .............................................. 16 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii 1.4.1. Ứng dụng các dạng nhà lưới sản xuất dưa chuột trên thế giới .......... 16 1.4.2. Những nghiên cứu trong nước ......................................................... 19 Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 26 2.1. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 26 2.2. Nội dung nghiêncứu: .................................................................................. 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 27 2.3.1. Thí nghiệm đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp dưa chuột lai trong nhà lưới ................................................. 27 2.3.2. Thí nghiệm đánh giá khả năng chống chịu bệnh giả sương mai và bệnh phấn trắng của các dòng bằng lây nhiễm nhân tạo trong nhà lưới ................................................................................. 27 2.4. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 28 2.5. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................... 28 2.6. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 30 2.7. Kỹ thuật trồng trọt ...................................................................................... 30 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 32 3.1. Kết quả thí nghiệm đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai dưa chuột trong nhà lưới ......................................................... 32 3.1.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai trong vụ đông ................................................................................. 32 3.1.2. Một số đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai dưa chuột ................... 36 3.1.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.................................... 39 3.1.4. Đặc điểm hình thái quả của các tổ hợp dưa chuột lai F1 .................. 45 3.1.5. Tình hình bệnh hại trên các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm .............. 50 3.2. Kết quả thí nghiệm đánh giá tính kháng/nhiễm của các mẫu giống theo cấp bệnh dựa trên tỷ lệ bệnh ................................................................... 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 53 1. Kết luận ......................................................................................................... 53 2. Kiến nghị ....................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 54 PHỤ LỤC.......................................................................................................... 56 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CS : Cộng sự CT : Công thức. F1 : Giống ưu thế lai FAO : Tổ chức Nông lương Thế giới NN&PTNT : Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn NSLT : Năng suất lý thuyết NST : Ngày sau trồng NSTT : Năng suất thực thu ODA : Nguồn vốn quỹ tín dụng ưu đãi PTNT : Phát Triển Nông Thôn TB : Trung bình TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TGST : Thời gian sinh trưởng TP HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh VNCRQ : Viện Nghiên cứu Rau quả Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Danh sách các tổ hợp lai F1 ........................................................... 26 Bảng 3.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai dưa chuột trong vụ Đông năm 2014 tại Viện Nghiên cứu Rau quả -Gia Lâm – Hà Nội .................................................... 33 Bảng 3.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai dưa chuột trong vụ Xuân năm 2015 tại Viện Nghiên cứu Rau quả - Gia Lâm – Hà Nội .................................................. 33 Bảng 3.3. Đặc điểm sinh trưởng của các tổ hợp lai dưa chuột trồng trong nhà lưới vụ Đông năm 2014 tại Viện Nghiên cứu Rau quả Gia Lâm - Hà Nội ......................................................................... 37 Bảng 3.4. Đặc điểm sinh trưởng của các tổ hợp lai dưa chuột trồng trong nhà lưới vụ Xuân năm 2015 tại Viện Nghiên cứu Rau quả Gia Lâm - Hà Nội .......................................................................... 37 Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai dưa chuột trong vụ Đông năm 2014 tại Viện Nghiên cứu Rau quả - Gia Lâm – Hà Nội ................................................................................ 39 Bảng 3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai dưa chuột trong vụ Xuân năm 2015 tại Viện Nghiên cứu Rau quả - Gia Lâm – Hà Nội ................................................................................ 40 Bảng 3.7. Năng suất của các tổ hợp lai dưa chuột trong vụ Đông năm 2014 tại Viện Nghiên cứu Rau quả - Gia Lâm – Hà Nội ................. 42 Bảng 3.8. Năng suất của các tổ hợp lai dưa chuột trong vụ xuân hè năm 2015 tại Viện Nghiên cứu Rau quả - Gia Lâm – Hà Nội ................. 43 Bảng 3.9. Một số đặc điểm quả của các tổ hợp lai dưa chuột trong vụ Đông năm 2014 tại Viện Nghiên cứu Rau quả - Gia Lâm – Hà Nội ................................................................................................. 45 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi Bảng 3.10. Một số đặc điểm quả của các tổ hợp lai dưa chuột trong vụ Xuân năm 2015 tại Viện Nghiên cứu Rau quả - Gia Lâm – Hà Nội ................................................................................................. 46 Bảng 3.11. Một số đặc điểm chất lượng quả của các tổ hợp lai dưa chuột trong vụ Đông năm 2014 tại Viện Nghiên cứu Rau quả - Gia Lâm – Hà Nội ................................................................................ 48 Bảng 3.12. Một số đặc điểm chất lượng quả của các tổ hợp lai dưa chuột trong vụ xuân hè năm 2015 tại Viện Nghiên cứu Rau quả Gia Lâm – Hà Nội .......................................................................... 49 Bảng 3.13. Tình hình nhiễm bệnh trên đồng ruộng của các tổ hợp lai dưa chuột trong vụ Đông năm 2014 tại Viện Nghiên cứu Rau quả Gia Lâm – Hà Nội .......................................................................... 50 Bảng 3.14. Tình hình nhiễm bệnh trên đồng ruộng của các tổ hợp lai dưa chuột chuột trong vụ xuân hè năm 2015 tại Viện Nghiên cứu Rau quả - Gia Lâm – Hà Nội .......................................................... 51 Bảng 3.15. Đánh giá kết quả điều tra bệnh......................................................... 52 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Dưa chuột (Cucumis stavus L.) là cây rau ăn quả ngắn ngày. Ở nước ta nó có thể trồng nhiều vụ trong năm, quả cho thu hoạch nhiều đợt, năng suất trung bình đạt xấp xỉ 17 tấn/ha tương đương với năng suất trung bình toàn thế giới. Trồng trong điều kiện nhà có che phủ nylon ứng dụng công nghệ cao tại Hà Nội, năng suất có thể đạt tới hơn 120 tấn/ha, bằng 1/3 năng suất dưa chuột ở nước ngoài trong điều kiện tương tự (Phạm Kim Thu, 2008). Quả dưa chuột, ngoài ăn tươi như một loại rau xanh còn được chế biến thành nhiều món khác như muối chua, muối mặn, hỗn hợp xa lát… nhằm phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Dưa chuột được trồng ở tất cả các tỉnh phía Bắc và phía Nam, nhưng diện tích dưa chuột được trồng tập trung với diện tích lớn ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ở các vùng trồng dưa chuột tập trung như Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Hà Nam đạt năng suất đạt trên 231 tạ/ha, lớn hơn nhiều so với năng suất bình quân của cả nước (Tổng cục thống kê, 2013). Trong những năm gần đây, diện tích nhà lưới, nhà nylon tăng lên đáng kể. Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2012 diện tích nhà lưới-nyon của nước ta là 1.318,5 ha trong đó có khoảng 904,2 ha chiếm 68,6% là để trồng rau thì năm 2013 diện tích này là 3.973,5 ha tăng gấp 3 lần so với năm 2012, diện tích nhà lưới-nylon để trồng rau 3.526 ha chiếm 88,7%. Trước sự gia tăng về diện tích nhà lưới, việc nghiên cứu các giống rau trồng trong nhà lưới cùng với quy trình công nghệ phù hợp là nhu cầu cấp thiết hiện nay của sản xuất. Dưa chuột là một trong những đối tượng rau được quan tâm nghiên cứu phát triển trong nhà lưới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Với diện tích ngày càng phát triển như vậy nên nhu cầu về giống ở các vùng trồng dưa là khá lớn. Tại các vùng trồng dưa hiện nay, giống đang được sử Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 dụng là một số giống địa phương, ngoài ra hầu hết là các giống nhập nội. Các giống dưa chuột địa phương thường là các giống năng suất thấp, độ đồng đều kém nên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Giống nhập nội thường có giá hạt giống cao và không chủ động được nguồn giống. Để góp phần giải quyết những yêu cầu của thực tế sản xuất chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số tổ hợp lai dưa chuột F1 trồng trong điều kiện nhà lưới tại Gia Lâm - Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định được giống dưa chuột lai F1 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh hại, phẩm chất tốt phù hợp cho ăn tươi trồng được trong nhà lưới. 3. Yêu cầu - Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và cho năng suất của các tổ hợp dưa chuột lai F1. - Đánh giá một số đăc điểm của quả và một số chỉ tiêu về phẩm chất phục vụ ăn tươi của các tổ hợp dưa chuột lai F1. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại dưa chuột 1.1.1. Nguồn gốc và phân bố Dưa chuột (Cucumis sativus L.) thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), là cây rau ăn quả được trồng trọt lâu đời nhất, nó được biết cách đây khoảng 5.000 năm (Tatlioglu, 1993). Song, hiện chưa có tài liệu nào xác minh chính xác về nguồn gốc của cây dưa chuột và vẫn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của loại cây này. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất với quan điểm do De Candolle đưa ra năm 1912 là dưa chuột có nguồn gốc từ Tây Bắc Ấn Độ, nơi tồn tại các loài họ hàng hoang dại với số lượng nhiễm sắc thể 2n = 14. Loài hoang dại, Cucumis hardwickii là dạng dưa chuột quả nhỏ đắng có gai quả cứng và thưa được tìm thấy mọc hoang dại ở chân núi Himalaya (IBPGR, 1983;De Candolle, 1984; Siemonsma, Kasem, 1994; Robinson and Decker, 1999). Cũng có những ý kiến cho rằng dưa chuột có nguồn gốc tại Nam Á và được trồng trọt từ rất lâu, khoảng 3000 năm. Từ những nơi này dưa chuột được đưa đến các vùng như Tây châu Á, các nước Bắc Phi và Nam Âu (Bose and Som, 1986) . Ở Trung Quốc dưa chuột đã được trồng rất sớm, có thể trước công nguyên. Các giống dưa chuột địa phương của Trung Quốc có nhiều tính trạng lặn như quả dài, hình thành quả không cần qua thụ phấn (dạng parthenocarpy), quả không chứa chất gây đắng (cucurbitaxin), gai quả màu trắng. Từ kết quả qua các cuộc thám hiểm cùng với sự nghiên cứu của mình, nhà thực vật Vavilốp (1926) ; Tatlioglu (1993) cho rằng, Trung Quốc là Trung tâm khởi nguyên thứ hai của cây dưa chuột. Nhiều tài liệu cổ của Trung Quốc cho rằng dưa chuột được trồng tại đây từ khoảng 100 năm trước Công nguyên. Mesherov and Kobylyanskaya (1981) chứng minh rằng, dưa chuột ở Nhật Bản và Trung Quốc có cùng nguồn gốc. Điều này cũng phù hợp với ý kiến của một số nhà khoa học khác cho rằng dưa chuột được chuyển từ Trung Quốc sang Nhật Bản trong khoảng thời gian từ năm 923 - 930. Trong thời kỳ La Mã dưa chuột được phát triển theo phương pháp trồng dưới mái che, đến thế kỷ 13 dưa chuột được đưa đến nước Anh, Columbus đã Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 gieo trồng dưa chuột ở Haiti trong chuyến du lịch đường biển lần thứ 2 của ông. Từ thế kỷ 16, người Tây Ban Nha đã phát hiện ra cây dưa chuột ở các thuộc địa bị họ thống trị (De Candolle, 1984; Robinson and Decker, 1999; Tạ Thu Cúc, 2007 ). Việc phát hiện ra các dạng cây dưa chuột dại, quả rất nhỏ, mọc tự nhiên ở các vùng Đồng bằng Bắc Bộ và các dạng quả to, gai trắng, mọc tự nhiên ở các vùng núi cao phía Bắc Việt Nam, cho thấy có thể khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam giáp Lào được coi là nơi phát sinh cây dưa chuột. Ở đây đang còn tồn tại các dạng hoang dại của cây này (Trần Khắc Thi, 1985). Ở nước ta, dưa chuột được trồng từ bao giờ cho đến nay vẫn chưa được rõ. Tài liệu sớm hơn cả có nhắc đến dưa chuột là sách “Nam phương thảo mộc trạng” của Kế Hàm có từ năm Thái Khang thứ 6 giới thiệu “… cây dưa leo hoa vàng, quả dài cỡ gang tay, ăn mát vào mùa hè”. Mô tả kỹ hơn cả là cuốn “ Phủ biên tạp lục” năm 1775 Lê Quý Đôn đã ghi rõ tên dưa chuột và vùng trồng là Đàng Trong (từ Quảng Bình đến Hà Tiên) và Bắc Bộ (Nguyễn Văn Hiển và cs., 2000). Theo Lưu Trấn Tiêu (1974), qua việc phân tích bào tử phấn hoa ở di chỉ tràng kênh từ thời Hùng Vương, ngoài lúa nước, còn phát hiện thấy phấn hoa dưa chuột (Trần Khắc Thi và cs., 2008). 1.1.2. Phân Loại dưa chuột Dưa chuột thuộc Họ bầu bí Cucurbitaceae, Chi Cucumis, loài C. sativus L., có bộ nhiễm sắc thể 2n =14. Do trong quá trình tồn tại và phát triển, từ một dạng ban đầu, dưới tác dụng của điều kiện sinh thái khác nhau và các đột biến tự nhiên, dưa chuột đã phân hoá thành nhiều kiểu sinh học (biotype). Việc phân loại chúng theo đặc tính sinh thái và di truyền học giúp cho công tác nghiên cứu giống sử dụng đúng đắn và dễ dàng các đối tượng nghiên cứu. Các nhà phân loại đã cố gắng nhiều trong lĩnh vực này, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một bản phân loại thống nhất (Ram J. S, 2007) Cucurbit (cucurbitaceae; Cucumis spp, cucurbita spp., Citrullus spp.), In: Genetic Resources, Chromosome Engineering, and Crop Improvement: Vegetable). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 Theo bảng phân loại của Gabaev (1932) (dẫn theo Trần Khắc Thi, 1985), loài C. sativus được phân chia thành 3 loài phụ: 1. Loài phụ Đông Á - ssp - Righi dus Gab 2. Loài phụ Tây Á - ssp - Graciolos Gab 3. Dưa chuột hoang dại - ssp - Agrostis Gab, Var. hardwickii (Royla) Alef. Theo đặc điểm quả giống và vùng phân bố, các loài phụ trên được chia thành 14 thứ. Loài phụ Đông Á có 8 thứ, loài phụ Tây Á có 5 thứ và dưa chuột hoang dại hardwikii. Bảng phân loại của Gabaev về cơ bản là hợp lý, nhưng khi sử dụng bản phân loại này thường gặp nhiều khó khăn trong chọn giống (Timofeev et al., 1972) (dẫn theo Trần Khắc Thi, 1985). Trên cơ sở nghiên cứu sự tiến hoá sinh thái của loài C. sativus, Filov (1940) đã đưa ra bảng phân loại chính xác hơn. Theo bảng này, dạng hoang dại được đưa vào nhóm phụ ssp Agrosuis Gab. Các dạng khác thuộc loài trồng trọt và tập trung vào 6 loài phụ mang đặc trưng của sự phân hóa sinh thái rõ rệt (Mai Thị Phương Anh và cs., 1996; Nguyễn Văn Hiển, 2000). Các loài phụ đó bao gồm: 1/ ssp. Europaeo - americanus Fil - loài phụ Âu - Mỹ là loài phụ lớn nhất về vùng phân bố và được chia thành 3 nhóm sinh thái (proles): a- Pr. Europaeo - americanus Fil - nhóm Âu - Mỹ b- Pr. Orientali - europaeur Fil - nhóm Đông Âu. c- Pr. Borealis Fil - nhóm phương Bắc 2. Ssp.Occidentall - asisticus Fil - loài phụ Tây Á là loại thực vật chịu hạn của vùng trung và tiểu Á. Iran Afganisaon và Agiecbaigian với đặc điểm đặc trưng là chịu nóng và chịu hạn cao. Loài phụ này được chia thành 5 nhóm sinh thái: a. Pr. Medio - asiaticus Fil - nhóm Trung Á b. Pr. Astrachanicus Fil - Nhóm Astrakhan c. Pr. Anatolicus Fil - Nhóm Anatoni d. Pr. Jranicus Fil – Nhóm Pecxich e. Pr. Cilicicus Fil - Nhóm Lilici. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 3/ ssp. Chinensis Fil - Loài phụ Trung Quốc. Loài phụ này được trồng phổ biến trong nhà kính ở châu Âu, bao gồm các giống quả ngắn thụ phấn nhờ côn trùng; quả dài, tự kết quả không qua thụ phấn (parthenocarpic). Loài phụ này bao gồm các nhóm sinh thái sau: a. Pr. Australi - chinesis Fil - nhóm nam Trung Quốc b. Pr. Anglicus Fil - nhóm Anh c. Pr. Germanicus Fil - nhóm Đức d. Pr. Klinensis Fil - nhóm Klin e. Pr. Kashgaricus Fil - nhóm tây Trung Quốc. 4/ ssp. Indico - Japonicus Fil - loài phụ Nhật - Ấn, phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nơi có lượng mưa lớn. Tính chịu nước của cây thuộc loài này biểu hiện ở tất cả các cơ quan. Ở loài này có 4 nhóm sinh thái địa lý: a. Pr. Indicus Fil - Nhóm Ấn Độ b. Pr. Japonicus Fil - Nhóm Nhật Bản. c. Pr. Manshuricus Fil - Nhóm Manshuri d. Pr. Abchansicus Fil - Nhóm Abkhazi Căn cứ vào đặc điểm hình thái và sinh học, hầu như các giống dưa chuột Việt Nam nằm trong loài này nhưng không hoàn toàn thuộc một trong 4 nhóm sinh thái trên. 5/ ssp. Himalaicus Fil - Nhóm Himalaya 6/ ssp. Hermaphroditus Fil - Nhóm dưa chuột lưỡng tính. Ngoài ra, nhà chọn giống dưa chuột Liên Xô, tiến sĩ Tcachenco (1967) đã phân loài C. sativus thành 3 thứ: dưa chuột thường, dưa chuột lưỡng tính và dưa chuột hoang dại (Tạ Thu Cúc, 2007). Nhà di truyền học Ba Lan Kubieki (1969) đã chia C. sativus thành 3 thứ (Nguyễn Văn Hiển, 2000): 1. Var. Vulgaris- dưa chuột trồng, gồm 2 nhóm sinh thái địa lý là Đông và Tây Á. 2. Var. Hermaphroditus- dưa chuột lưỡng tính 3. Var. Hardwikii - dưa chuột hoang dại Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 Bảng phân loại này mặc dù chỉ dựa trên quan điểm hình thái thực vật nhưng tương đối thuận lợi khi sử dụng trong công tác nghiên cứu giống. Theo Libner Nonneck (1989), C. sativus L. đây là một dạng của dưa chuột, là cây rau thương mại quan trọng. Một số cây khác cũng được gọi là dưa chuột như: C. flexucosu và C. melo (dưa chuột rắn); dưa chuột Tây Ấn Độ (Gherkin): C. anguria L.; dưa chuột tròn C. prophetarum; dưa chuộttrắng Trung Quốc Var. conomon hoặc dưa chuột sao: Sicyos angulatus (Tạ Thu Cúc, 2007). Gần đây, Jeffrey (1990) đã đưa ra bảng phân loại mới, theo ông, họ Bầu bí (Cucurbitaceae) bao gồm 118 chi, 825 loài (species). Theo bảng phân loại này, họ Bầu bí được chia thành 5 họ phụ: Fevilleae, Melothrieae, Cucurbitaceae, Sicyoideae và Cyclanthereae. Các loài trồng trọt quan trọng nhất là Cucurbita L., Cucumis L., Citrullus L., Lagenaria L., Luffa L. và Cechium L., được tìm thấy trong họ phụ Sicyoideae (Whitaker & Davis, 1962). Trong đó, loài quan trọng nhất là Cucurbita gồm bí và bí ngô (C. maxima Duch, C. moschata Duch. Ex Lam.). Trong loài Cucumis bao gồm dưa chuột (C. sativus L.), dưa lê hoặc dưa thơm (C. melo L.); ở loài Citrullus có dưa hấu (Citrullus lanatus Thunb); loài Lagenaria có bầu (L. siceraria M.), Sechium có su su và dưa trời (Trichosanthes anguina L.). Theo Tatlioglu (1993), chi Cucumis nằm ở hai vùng địa lý khác nhau: + Nhóm châu Phi: chiếm phần lớn các loài, được trồng phổ biến ở châu Phi và Trung Đông đến Pakistan và Nam Ả Rập. + Nhóm châu Á: dưa chuột (Cucumis sativus) được tìm thấy ở các vùng thuộc phía đông và nam dãy Himalaya. Các giống dưa chuột đang trồng ở Việt Nam nằm trong nhóm này. 1.2. Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột 1.2.1. Rễ Cũng như các cây trong họ bầu bí, đối với các chân đất tơi xốp giàu dinh dưỡng và có thành phân cơ giới nhẹ, rễ cọc của dưa chuột phát triển mạnh có thể ăn sâu trong đất tới 1 m, các rễ phụ có thể vươn rộng tới 60 - 90 cm, tùy thuộc vào giống, chất đất, độ ẩm đất... (chủ yếu là các giống dưa chuột dạng bán hoang Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 dại. Các giống dưa chuột trồng trọt bộ rễ phát triển yếu hơn, ăn nông hơn thường phát triển trong phạm vi 10-25 cm trên các chân đất có thành phần cơ giới trung bình. Hệ rễ chiếm 1,5% toàn bộ khối lượng cây (Lebedeva M., 1973). Sau mọc 5 - 6 ngày rễ phụ phát triển, thời kỳ cây con rễ sinh trưởng yếu. Mức độ phát triển của bộ rễ ban đầu là tiền đề cho năng suất sau này. So với các cây trong họ, hệ rễ của dưa chuột yếu hơn so với hệ rễ cây bí ngô, dưa hấu và dưa thơm. Điều này có thể lý giải từ nguồn gốc phát sinh của loài C. sativus. Quá trình hình thành và tồn tại hàng ngàn năm tại các vùng rừng nhiệt đới ẩm với lượng dinh dưỡng tần đất mặt dồi dào đã làm hệ rễ thích ứng và phát triển yếu (Decadolle, 1912) (dẫn theo Trần Khắc Thi, 1985). Do hệ rễ phát triển nông nên dưa chuột rất kém chịu úng, không chịu hạn và ưa tưới ẩm. Ở thời kỳ cây con khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận kém, khi gặp hạn hoặc úng, hoặc nồng độ dinh dưỡng quá cao, hệ rễ bị khô đen và thối. Tuy nhiên, các giống ưu thế lai có bộ rễ phát triển mạnh hơn do vậy sức sinh trưởng của cây khoẻ và khả năng cho thu hoạch cao hơn. 1.2.2. Thân Thân dưa chuột thuộc loại thân thảo, mềm, leo, bò, thân mảnh và nhỏ. Thân có 4-5 cạnh, có lông cứng, thân cây được phân thành nhiều đốt và rỗng ở giữa. Chiều cao thân, đường kính thân phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Độ dài thân chính trung bình 2-3 m, tuy nhiên thân chính của dưa chuột cũng có thể phát triển trên 5m, đặc biệt là các giống trồng trong nhà kính. Đường kính thân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây, đường kính thân quá lớn hoặc quá nhỏ đều không có lợi. Đối với những giống trung bình và giống muộn đường kính đạt gần 1 cm là cây sinh trưởng tốt. Thân chính có khả năng phân cành cấp 1 và cành cấp 2 (có thể từ 3 - 8 cành tuỳ giống và điều kiện canh tác...), quả ra chủ yếu trên thân chính. Do thuộc loại thân bò leo nên cần phải làm giàn để nâng đỡ thân, lá và quả làm tăng năng suất và chất lượng quả. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng, dưa chuột có có dạng hình sinh trưởng như: sinh trưởng vô hạn, sinh trưởng bán hữu hạn, sinh trưởng hữu hạn và dạng bụi gọn. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8 1.2.3. Lá Lá dưa chuột gồm có 2 lá mầm và lá thật, 2 lá mầm mọc đối xứng qua trục thân. Lá mầm hình trứng và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây. Lá thật mọc xen kẽ, đơn lẻ hình tim có 5 cánh, chia thuỳ nhọn hoặc có dạng chân vịt; có dạng lá tròn, trên lá có lông cứng, ngắn, màu sắc lá thay đổi từ xanh vàng tới xanh thẫm, độ dày mỏng của lông trên lá và kích thước lá thay đổi tuỳ giống, tuỳ giai đoạn sinh trưởng, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc. Trung bình kích thước lá 7-20 x 7-15 cm, cuống lá dài 5-20 cm, phiến lá chia thành 5-7 thùy, có răng cưa. 1.2.4. Tua cuốn Tua cuốn của dưa chuột mọc đơn lẻ tại các nách lá, chúng không phân nhánh. Đặc điểm của tua cuốn là cuộn lại để giúp cho cây leo lên giàn và giữ cây không bị đổ. Đối với họ bầu bí, tua cuốn còn được giải thích như giống như các chồi non. Ngoài chức năng giữ cho cây đứng vững trong quá trình sinh trưởng, phát triển, bộ phận này còn như một đặc điểm tín hiệu để chọn giống có quả không đắng (chứa gen bt – bitter free, có thể xác định ngay ở giai đoạn cây con) (Tatlioglu, 1993). 1.2.5. Hoa Dưa chuột là cây giao phấn, hoa dưa chuột cũng như hoa của các cây khác trong họ bầu bí thường to và có màu sắc rực rỡ để hấp dẫn côn trùng đến thụ phấn. Hoa mọc thành chùm hoặc mọc đơn ở nách lá. Hoa dưa chuột có 4 –5 đài, 4 –5 tràng hoa, đường kính 2 - 3 cm, màu sắc hoa tùy giống nhưng thường gặp là màu vàng. Hoa đực mọc thành chùm (3-7 hoa/chùm), thường ra sớm và nhỏ hơn hoa cái. Hoa đực dài 0,5 - 2 cm, có 4 – 5 nhị đực hợp thành. Hoa cái bầu thượng, cuống hoa ngắn, mập, dài 3-5mm, bầu quả dài 2-5 cm, bầu nhụy có 3 - 4 noãn, núm nhuỵ phân nhánh hoặc hợp. Hoa lưỡng tính có cả nhị và nhụy. Dưa chuột rất đa dạng trong biểu hiện giới tính. 1. Dạng đơn tính cùng gốc (Monoecious): có cả hoa đực và hoa cái trên cùng cây 2. Dạng cây đơn tính cái (Gynoecious): chỉ có hoa cái trên cây Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9 3. Dạng cây lưỡng tính (Hermaphroditus): chỉ có hoa lưỡng tính trên cây 4. Dạng lưỡng tính đực (Andromonoecious): cả hoa đực và hoa lưỡng tính trên cây 5. Dạng lưỡng tính cái (Gynomonoeciuos): có hoa cái và hoa lưỡng tính trên cây 6. Dạng cây đơn tính đực (Androecious): chỉ có hoa đực là trên cây 7. Dạng cây tam tính (Trimonoecious): có cả hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính trên cây Đối với dưa chuột, dạng hoa đơn tính cùng gốc vẫn chiếm đa số. Tuy nhiên, các giống trồng trong nhà kính hiện nay thường là Gynoecious (đơn tính cái). Dạng hoa lưỡng tính ít gặp ở dưa chuột. Cây đơn tính cùng gốc thường phát triển qua 3 giai đoạn thể hiện giới tính: l) Giai đoạn đầu chỉ có hoa đực; 2) Giai đoạn phát triển song song cả hai loại hoa - đây là giai đoạn dài nhất; 3) Giai đoạn cuối rất ngắn là giai đoạn hấu như chỉ có hoa cái. Ngoài ra, dưa chuột là cây giao phấn, hoa được thụ phấn nhờ côn trùng, chủ yếu là nhờ ong mật. Tuy nhiên, ở dưa chuột còn gặp dạng Parthenocarpy (dạng trinh sinh): quả được phát triển không qua thụ tinh (còn gọi là sự tạo quả không hạt). Trong các dạng hoa nói trên, cây hoàn toàn hoa cái và hoa lưỡng tính có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn tạo và sản xuất hạt lai F1. 1.2.6. Quả Quả dưa chuột thuộc loại quả mọng, quả thuôn dài, quả có cuống dài 13cm. Hình dạng và kích thước, màu sắc quả phụ thuộc vào giống. Quả non được bao phủ bởi 1 lớp lông dày giống như bộ phận khác của cây. Bề mặt quả có thể nhăn nhẹ, nhăn sâu, nhẵn phẳng hoặc nhẵn hơi gợn. Hình cắt ngang quả có hình tròn và có 3 góc cạnh. Quả có thể rất nhỏ (3-4cm) đến rất dài (trên 40cm). Quả dưa chuột có 3 múi, hạt đính vào giá noãn. Màu sắc quả khác nhau khi quả còn xanh: xanh nhạt, xanh đậm, xanh dọc trắng nhẹ. Khi quả chín già có màu vàng, nâu đậm, nâu có đường nút hình mạng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10 lưới. Đường rạn nứt trên quả già rất khác nhau, đặc điểm này không những do yếu tố di truyền mà còn chịu nhiều tác động của điều kiện ngoại cảnh. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào màu sắc gai quả. Quả có màu gai trắng, vỏ quả sẽ xanh lâu, quả không bị biến vàng, quả có gai nâu hoặc gai đen, quả nhanh bị biến vàng sau khi thu hái, khi chín quả có màu vàng hoặc màu nâu. Quả dưa chuột trồng trong nhà kính thường không hạt và rất được ưa chuộng tại các nước trồng dưa chuột trong nhà kính. Trong thực tế dưa chuột thường được sử dụng ở dạng ăn tươi hoặc chế biến, tuỳ theo mục đích sử dụng mà các nhà chọn tạo giống chọn tạo ra các giống có kích cỡ, độ đặc, màu sắc gai quả khác nhau. Các giống ăn tươi thường có quả to dài, vỏ dày, ở một số nước có thể gặp dạng quả tròn hình quả chanh với hương vị nhẹ nhàng. Thông thường các giống dùng để ăn tươi có quả dài hơn giống dùng để chế biến đóng hộp. Các giống dùng cho chế biến phải có độ giòn, hương vị nhẹ. 1.2.7. Hạt Hạt dưa chuột hình ô van, dẹt, nhẵn và có màu vàng nhạt hoặc trắng. Kích thước hạt trung bình từ 8-10mm x 3-5 mm. Khối lượng 1000 hạt dao động 2030g . Dưa chuột là cây hàng năm, thân thảo, thân leo hay bò, có phủ lớp lông dày. Chiều cao cây thay đổi phụ thuộc rất lớn vào giống và điều kiện canh tác của từng vùng. 1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây dưa chuột 1.3.1. Nhiệt độ Nói tới chế độ nhiệt của cây dưa chuột, không chỉ giới hạn ở nhiệt độ tối thích, thấp nhất, cao nhất, để cây sinh trưởng, phát triển như nhiều tài liệu đã dẫn mà không kém phần quan trọng là phản ứng của cây tới nhiệt độ trong suốt quá trình phát sinh cá thể hay trình tự ở các pha phát triển . Dưa chuột thuộc nhóm cây trồng nông nghiệp ưa nhiệt. Theo số liệu của nhiều nhà nghiên cứu, nhiệt độ bắt đầu cho cây sinh trưởng ở khoảng 12-150C, nhiệt độ tối thích 25-30oC . Vượt khỏi ngưỡng nhiệt độ này(35-40oC), các hoạt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11 động sống của cây bị dừng lại, còn nếu hiện tượng này kéo dài cây sẽ bị chết. TheoAlexanyan (1994), Theo Benett và cs. 2001 nhiệt độ thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng phát triển là 18,3-23,90C, nhiệt độ tối thấp là 15,60C và tối cao là 32,20C. Theo Mai Thị Phương Anh và cs. (1996) thì nhiệt độ thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng phát triển là 25-300C, nhiệt độ cao từ 35-400C kéo dài cây sẽ chết. Nhiệt độ dưới 150C cây sẽ bị rối loạn đồng hóa và dị hóa, các giống sinh trưởng khó khăn, đốt ngắn, lá nhỏ, hoa đực màu vàng nhạt (Tạ Thu Cúc, 2000). Hạt dưa chuột có sức sống cao, tốt có thể nảy mầm ở nhiệt độ thấp từ 12-130C. Nhiệt độ đất tối thiểu phải đạt 160C. Ở nhiệt độ này hạt nảy mầm sau 9-16 ngày, nếu nhiệt độ đất khoảng 210C thì hạt sẽ nảy mầm sau 5-6 ngày. Do vậy mà các nhà khoa học đã nghiên cứu để rút ngắn thời gian nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm cao cũng như nảy mầm đều để đảm bảo thời gian cho thu hoạch (Tatlioglu, 1993). Trồng dưa chuột ngoài đồng nếu gặp nhiệt độ 12,80C kéo dài sẽ gây hại cho cây (Wayne et al. 2002). Nhiệt độ quá cao sẽ gây hiện tượng quả có màu nhạt, quả có thể bị đắng (Motes et al. 1999) Dưa chuột là cây rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp, do đó cây dưa chuột khó có thể tồn tại được trong điều kiện nhiệt độ 7-100C kéo dài(Jennifer et al. 2000). Theo Kapitsimadi et al. 1991 , khi nghiên cứu tác động của nhiệt độ đến sinh trưởng và khả năng lưu giữ của 4 giống dưa chuột cho thấy: nếu kéo dài 21h ở nhiệt độ 120C cây con sẽ bị chết. Còn khi lưu giữ ở nhiệt độ 11, 12 và 140C thì cho kết quả các giống khác nhau có độ mẫm cảm với nhiệt độ thấp khác nhau, kết quả nghiên cứu cho thấy giữa nhiệt độ tối thiểu cho hạt nảy mầm và nhiệt độ cho cây tồn tại của các giống có tương quan chặt. Nghiên cứu của Helmy et al. 1999 cho thấy khi huấn luyện cây con từ chế độ nhiệt 250C xuống 120C trong 2-3 ngày và chuyển trực tiếp từ 250C xuống nhiệt độ xử lý 60C thì cây sẽ ra hoa sớm hơn 5 ngày và năng suất cao hơn đối chứng. Như vậy, nếu huấn luyện cây con ở nhiệt độ thấp sẽ tăng tính chịu rét ở dưa chuột. Tổng số nhiệt độ không khí trung bình ngày đêm cần thiết cho sinh trưởng, phát triển dưa chuột vào khoảng 1.500 - 2.500oC, còn để cho quá trình tạo quả thương phẩm là 800-1000oC (Kulturnaya et al.,1994). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12 Bộ rễ cây trong điều kiện lạnh một thời gian ngắn ảnh hưởng trực tiếp đến bộ lá cây. Trường hợp bộ rễ bị lạnh kéo dài sẽ làm chết một phần rễ có chức năng hút các chất dinh dưỡng, do vậy sẽ dẫn đến hiện tượng phá vỡ sự tương quan giữa bộ rễ và bộ phận thân lá và kết quả cuối cùng là cây bị chết. Kết quả thí nghiệm của Tarocanov (1975) đã chứng minh rằng hiện tượng chết rễ do lạnh diễn ra chậm hơn so với các giống phía Bắc. Cũng ở đây, tác giả quan sát thấy trong điều kiện đất trồng lạnh, có hiện tượng giảm sút các chất dinh dưỡng, trước tiên là photpho, giảm tốc độ vận chuyển các chất khoáng từ rễ lên cây và các sản phẩm quang hợp từ lá xuống rễ. Để có sản phẩm dưa chuột và tháng 3-4 góp phần giải quyết hiện tượng khan hiếm rau trong kỳ giáp vụ thứ nhất và để trồng dưa chuột trong vụ đông ở phía Bắc nước ta, rất cần thiết có các giống dưa chuột chịu lạnh cao. Để giải quyết công việc này, các nhà chọn giống có thể sử dụng các giống dưa chuột địa phương của Việt Nam và Trung Quốc làm vật liệu khởi đầu do chúng có biểu hiện khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận trên (Trần Khắc Thi và cs., 1979; Trần Khắc Thi và cs., 2006). 1.3.2. Ánh sáng Một trong những yếu tố của môi trường bên ngoài tác động trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển và chuyển tiếp sang giai đoạn phát dục của cây là độ dài chiếu sáng trong ngày. Cũng như những cây trồng khác có nguồn gốc từ phía Nam, dưa chuột là cây ngày ngắn, nghĩa là khi rút ngắn thời gian chiếu sáng trong ngày ở những vùng có vĩ độ cao, tốc độ phát triển của cây nhanh hơn, ra hoa tạo quả sớm hơn. Một trong những nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về quang chu kỳ của dưa chuột trên quan điểm sinh thái học và tiến hoá là các công trình của Philov (1939-1940) dẫn theo Trần Khắc Thi (1985). Các kết quả nghiên cứu ở đây cho thấy các giống chín sớm có nguồn gốc phía Bắc cũng như phía Nam, các bộ phận dinh dưỡng có khối lượng lớn ở điều kiện chiếu sáng 15-16 giờ, còn các giống trung bình và muộn thì trong điều kiện 12 giờ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13 Taracanov (1975) nhận thấy các giống dưa chuột ở gần các trung tâm phát sinh thứ nhất (Việt Nam và Ấn Độ) trồng trong điều kiện mùa hè ở Maxcova hầu như không ra hoa và hoàn toàn không tạo quả. Cường độ ánh sáng 15.000-17.000 Klux thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng, phát triển giúp cho cây tăng hiệu suất quang hợp, tăng năng suất, chất lượng quả và rút ngắn thời gian lớn của quả (Mai Thị Phương Anh và cs., 1996, Trần Khắc Thi, 2003). Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp cây sinh trưởng yếu, thậm chí rất khó hồi phục mặc dù sau đó được cung cấp đầy đủ ánh sáng (Lin et al. 2000). Theo Jolliefe P.A.; Lin, 1997, hiệu quả của việc tỉa thưa cành và che bóng cho quả đã cải thiện được tốc độ tăng trưởng quả, màu sắc quả và diệp lục của vỏ quả. Chất lượng ánh sáng có tác dụng làm tăng hoặc giảm màu sắc quả và ảnh hưởng tới thời gian bảo quản quả sau thu hoạch. Nghiên cứu của Lin et al., 2000 với giống dưa chuột quả dài trồng trong nhà kính cho thấy: vào mùa hè dùng lớp lọc để giảm cường độ ánh sáng hoặc biến đổi quang phổ ánh sáng ảnh hưởng tới thời gian bảo quản quả dưa chuột. 1.3.3. Ẩm độ Trong quả dưa chuột chứa 90 % nước. Tuy lượng nước chứa trong cây có thấp hơn nhưng lượng nước thoát hơi của nó là vô cùng lớn. Hệ số thoát hơi nước, một chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng nước của cây thông qua lượng nước mà cây hút từ đất đối với dưa chuột dao động trong khoảng từ 450-700 (Suin, 1974). Yêu cầu của dưa chuột với độ ẩm của không khí và nhất là do hàng loạt đặc điểm sinh vật học của nó quyết định. Tập hợp tất cả các đặc tính có liên quan tới mức cân bằng độ ẩm đã chứng tỏ mức độ ưa nước cao của loại cây này. Philov A.(1940-1960) (dẫn theo Trần Khắc Thi, 1985) đã chứng minh rằng nhóm sinh thái ưa hạn Tây Á có đặc điểm khác biệt là lá tròn to, nhăn, gân lá mỏng, vỏ quả dày, gai to, mô quả hình thành từ tế bào dài, thành tế bào mỏng, thân và quả mềm, chứa lượng nước lớn. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14 Nguyên nhân chính sự mẫn cảm cao ở dưa chuột tới độ ẩm không khí và đất; theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu là do bộ rễ của cây yếu (Rukovodstvo,1939). Ngoài ra, ở các loại cây này lượng nước chứa trong tế bào lớn do cấu tạo tế bào lớn và động thái sinh trưởng của cây rất cao (Ivanov et al.,1983). Ngoài ra, các nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm không khí tới dưa chuột còn được thấy trong các báo cáo của Boos et al. (1990). Các thí nghiệm này đã chứng minh rằng, giảm độ ẩm không khí có tác động nghịch, trước tiên tới chiều dài thân, cành, nhất là trong trường hợp độ ẩm của đất cũng giảm. Ở dưa chuột, hoa cái phân bố phần lớn ở các cành, sự thay đổi độ ẩm không khí và đất liên quan tới chiều cao thân chính và lượng cành các cấp, đất có liên quan tới năng suất của cây. 1.3.4. Dinh dưỡng khoáng Là loài cây có xuât xứ từ các vùng nhiệt đới ẩm, dưa chuột đã quen thích nghi với lượng dinh dưỡng đầy đủ trên bề mặt của lớp đất rừng nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện trồng trọt nó đòi hỏi nền dinh dưỡng cao trong đất. Do bộ rễ phát triển yếu, phân bố chủ yếu trên bề mặt đất nên dưa chuột không có khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng ở tầng sâu hơn của đất. Mặt khác, là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn, tốc độ hình thành các cơ quan sinh dưỡng cao và tất cả các quá trình này đều phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí và đất) (Harazono et al., 1984). Các nghiên cứu của Youssef et al. (1996) cho thấy, nếu bón Bo vào đất nó làm tăng quá trình chín của quả. Nếu dùng dung dịch các nguyên tố đa lượng bổ sung thêm thành phần một số nguyên tố vi lượng, quả thương phẩm sẽ có hàm lượng đạm, lân, kali cao hơn. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của nguyên tố vi lượng trong chuyển vận các chất dinh dưỡng trong cây. Thí nghiệm của Subedi PP et al. (1996) . Chứng minh rằng trộn hạt dưa chuột trong hỗn hợp các chất vi lượng sẽ làm tăng năng suất của cây. Trung bình trong 4 năm, năng suất quả trong thí nghiệm tăng 50-60 tạ-ha. Cùng với nồng độ dung dịch muối trong đất, độ chua có ý nghĩa quan trọng đối với dưa chuột . Theo Kaya et al.(2003) dưa chuột thuộc nhóm các cây Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan