Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kết quả học tập môn phương pháp giảng dạy tự nhiên – xã hội bằng trắc n...

Tài liệu đánh giá kết quả học tập môn phương pháp giảng dạy tự nhiên – xã hội bằng trắc nghiệm khách quan

.PDF
86
244
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …..….. ĐỖ THỊ NGA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TỰ NHIÊN – XÃ HỘI BẰNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC VĂN HÓA – GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2002 I QUY ƯỚC TRÌNH BÀY 1. Tài liệu trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc [ ] và được ghi theo thứ tự: số thứ tự của tài liệu, thứ tự trang trích dẫn. Nếu đoạn trích dẫn nằm ở hai ba trang liên tục thì giữa trang đầu và cuối có ghi thêm dâu nối (-), ví dụ [14, tr. 87-88], Nếu phần tham khảo nằm rải rác trên nhiều trang của nhiều tài liệu tham khảo thì chỉ ghi số thứ tự của tài liệu, ví dụ: [13], [14], [17], [18]... Thông tin đầy đủ về tài liệu trích dẫn được ghi trong mục Tài liệu tham khảo đặt cuối luận văn (trước phần Phụ lục). 2. Các bảng thống kê được đánh theo số thứ tự của bảng trong chương kèm theo số thứ tự của chương. Trong đó, số thứ nhất là số thứ tự của chương. Số thứ hai là số thứ tự của bảng. Chẳng hạn, Bảng 1.5. là bang thống kê thứ 5 của chương Một, Bảng 2.6. là bảng thống kê thứ 6 của chương Hai...w. II BẢNG CHỮ VIẾT TẮT CBGD: cán bộ giảng dạy CCGD: cải cách giáo dục CT: chương trình ĐA: Đáp án ĐGKQHT: đánh giá kết quả học tập ĐHSP: Đại học sư phạm GD-ĐT: Giáo dục -Đào tạo GDTH: giáo dục tiểu học GV : giáo viên KQHT: Kết quả học tập MTDH: Mục tiêu dạy học ND: Nội dung PP: Phương pháp QLGD: quản lý giáo dục SGK: sách giáo khoa SSTC: Sai số tiêu chuẩn TBLT: Trung bình lý thuyết TN: trắc nghiệm TNKQ: trắc nghiệm khách quan TN-XH: Tự nhiên-Xã hội TS: tiến sĩ III MỤC LỤC QUY ƯỚC TRÌNH BÀY .....................................................................................I T 1 1T BẢNG CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... II T 1 1T MỤC LỤC ......................................................................................................... III T 1 1T MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 T 1 1T 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 T 1 1T 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 2 T 1 1T 3. Mục đích, khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................... 4 T 1 T 1 4. Giả thuyết khoa học .............................................................................................. 5 T 1 1T 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 5 T 1 1T 6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 6 T 1 1T 7. Các đóng góp của luận văn ................................................................................... 6 T 1 1T 8. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................... 7 T 1 1T CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................... 8 T 1 T 1 1. Đánh giá kết quả học tập ...................................................................................... 8 T 1 1T 1.1. Khái niệm về đánh giá ..................................................................................... 8 T 1 1T 1.2. Đánh giá trong công tác quản lý giáo dục ....................................................... 8 T 1 T 1 1.3. Khái niệm về đánh giá KQHT ......................................................................... 8 T 1 T 1 1.4. Cấu trúc của đánh giá KQHT .......................................................................... 9 T 1 T 1 2. Mục tiêu dạy học – cơ sở của đánh giá kết quả học tập .................................. 11 T 1 T 1 2.1. Mục tiêu dạy học............................................................................................ 11 T 1 1T 2.2. Quan hệ giữa mục tiêu dạy học và đánh giá kết quả học tập......................... 12 T 1 T 1 2.3. Các hệ thống phân loại MTDH ...................................................................... 12 T 1 T 1 2.4. Tiêu chí đánh giá và công cụ đo lường .......................................................... 14 T 1 T 1 2.5. Quy trình thực hiện đánh giá kết quả học tập ................................................ 16 T 1 T 1 3. Trắc nghiệm khách quan trong đánh giá kết quả học tập .............................. 17 T 1 T 1 3.1. Các phương pháp đánh giá kết quả học tập ................................................... 17 T 1 T 1 3.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của trắc nghiệm ............................. 18 T 1 T 1 3.3. Việc áp dụng TN trong ĐGKQHT tại một số nước trên thế giới .................. 20 T 1 T 1 IV 3.4. Trắc nghiệm tự luận hay khách quan ............................................................. 21 T 1 T 1 3.5. Đặc điểm cơ bản của trắc nghiệm .................................................................. 22 T 1 T 1 3.6. Độ khó câu và bài trắc nghiệm ...................................................................... 25 T 1 T 1 3.7. Độ phân cách của câu trắc nghiệm ................................................................ 27 T 1 T 1 3.8. Một số hình thức trắc nghiệm thông dụng ..................................................... 28 T 1 T 1 4. Các cơ sở để tìm hiểu môn phương pháp dạy TN-XH .................................... 37 T 1 T 1 4.1. Đặc điểm giảng dạy đại học ........................................................................... 37 T 1 T 1 4.2. Các mục tiêu đào tạo ...................................................................................... 37 T 1 1T 4.3. Môn TN -XH trong chương trình giáo dục tiểu học ...................................... 39 T 1 T 1 CHƯƠNG 2 : NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM .............................................. 42 T 1 T 1 1. Tìm hiểu nội dung môn phương pháp dạy TN-XH .......................................... 42 T 1 T 1 1.1. Đặc điểm môn học ......................................................................................... 42 T 1 1T 1.2. Mục tiêu dạy học............................................................................................ 42 T 1 1T 1.3. Yêu cầu nhận thức ......................................................................................... 43 T 1 1T 1.4. Phân tích các MTDH của môn PP dạy TN-XH ............................................. 43 T 1 T 1 2. Dàn bài trắc nghiệm môn phương pháp dạy TN-XH ...................................... 46 T 1 T 1 3. Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm môn PP dạy TN-XH ....................................... 47 T 1 T 1 4. Thử nghiệm .......................................................................................................... 48 T 1 1T 4.1. Mục đích thử nghiệm ..................................................................................... 48 T 1 1T 4.2. Xử lý dữ liệu .................................................................................................. 48 T 1 1T 5. Kết quả thử nghiệm............................................................................................. 49 T 1 1T 5.1. Kết quả thử nghiệm lần 1 ............................................................................... 49 T 1 1T 5.2. Kết quả thử nghiệm lần 2 ............................................................................... 55 T 1 1T 5.3. Nhận xét thử nghiệm lần 2:............................................................................ 56 T 1 T 1 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 57 T 1 1T 1. Kết luận ................................................................................................................ 57 T 1 1T 1.1. Đánh giá KQHT bằng TNKQ ........................................................................ 57 T 1 T 1 V 1.2. Xây dựng dàn bài trắc nghiệm nhiều lựa chọn .............................................. 57 T 1 T 1 1.3. Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn:....................................... 58 T 1 T 1 1.4. Kết quả thử nghiệm........................................................................................ 58 T 1 1T 2. Kiến nghị .............................................................................................................. 59 T 1 1T 2.1. Đối với người làm công tác QLGD ............................................................... 59 T 1 T 1 2.2. Đối với CBGD bộ môn PP dạy TN - XH ...................................................... 59 T 1 T 1 2.3. Đối với người ra đề thi bằng TNKQ .............................................................. 59 T 1 T 1 2.4. Đối với bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức thi cử .......................................... 60 T 1 T 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 61 T 1 1T PHỤ LỤC ........................................................................................................... 63 T 1 1T 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đánh giá kết quả học tập là một trong những thành tố quan trọng của quá trình đào tạo. Nó là một hoạt động thường xuyên nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm đào tạo và đồng thời cũng là một hoạt động thu thập thông tin phản hồi để cải tiến và hoàn thiện toàn bộ quá trình. "Năng lực của sinh viên được xác định bằng kết quả học tập của chính họ. Đánh giá năng lực của sinh viên là khâu chính trong đánh giá chất lượng đào tạo".[15, tr. 3] Thông qua việc đánh giá kết quả học tập của môn học một cách có phương pháp, nhà quản lý giáo dục có thể kiểm tra được chất lượng của sản phẩm đào tạo, qua đó, kiểm tra được năng lực giảng dạy của giáo viên. Hơn nữa, việc đánh giá kết quả học tập của một môn học sẽ tác động sâu sắc đến quá trình giảng dạy của giáo viên, giúp giáo viên điều chỉnh và hoàn thiện khả năng giảng dạy của mình. Để có thể thực hiện thắng lợi cải cách giáo dục ở bậc tiểu học, đội ngũ giáo viên phải là yếu tố quyết định. Thực tiễn cho thấy, do đang có sự tồn tại của nhiều những chương trình đào tạo khác nhau (7+3, 12+2, Trung học, Cao đẳng, Đại học.) và tình hình môn học tương ứng ở Tiểu học chưa có sự ổn định, vì vậy đang tồn tại sự khác biệt giữa các hệ đào tạo và việc đánh giá kết quả học tập của mỗi hệ trong môn Phương pháp dạy TN-XH. Vấn đề đặt ra là cần đánh giá kết quả học tập môn này của sinh viên như thế nào để thông qua kết quả này, cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên có thể tham gia điều chỉnh cách dạy và học môn học. Hơn nữa, việc xác định kết quả học tập môn Phương pháp dạy TN-XH một cách khoa học có thể góp phần hoàn thiện chính môn học này. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, nhiều loại phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học đang được sử dụng. Mỗi loại phương pháp có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Việc sử dụng loại phương pháp nào tùy thuộc vào từng quá trình đào tạo cụ thể. Hơn lúc nào hết, những người làm công tác quản lý giáo dục và những người thầy, người cô đang trực tiếp giảng dạy ý thức một cách sâu sắc rằng đổi mới phương pháp đánh giá là một yếu tố quan trọng của đổi mới giáo dục. Và chắc chắn rằng "cách 2 mạng về phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục..." (Nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân). Phương pháp trắc nghiệm khách quan là phương pháp ứng dụng kỹ thuật trắc nghiệm để đo lường năng lực của con người trong các lĩnh vực nhận thức, hoạt động và cảm xúc. Trắc nghiệm khách quan được sử dụng rộng rãi trong Y học, Tâm lý học và Giáo dục ở các nước phương Tây. Ở Việt Nam, việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập trong nhà trường đang thực sự được quan tâm và đầu tư của ngành giáo dục trong những năm gần đây. Báo cáo của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo tại hội nghị với các hiệu trưởng Đại học và Cao đẳng tại Hà Nội tháng 11 năm 1994 nêu rõ:"Trong khi tiếp tục sử dụng và cải tiến các phương pháp truyền thống về thi, kiểm tra, Bộ khuyến khích các trường áp dụng phương pháp kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan...". Trên thực tế, phương pháp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan trong giáo dục đã chính thức được thừa nhận là một phương pháp có nhiều ưu điểm nổi trội và trong tương lai, phương pháp này có thể sẽ được áp dụng rộng rãi. Thêm vào đó, những tài liệu liên quan đến kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan về cả hai mặt lý luận và thực tiễn ngày càng phong phú, đa dạng và sâu sắc. Vì những lý do trên, trong luận văn này, chúng tôi mạnh dạn vận dụng một số hiểu biết về phương pháp trắc nghiệm khách quan vào việc đánh giá kết quả học tập môn Phương pháp dạy TN-XH cho sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm TP, Hồ Chí Minh. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học là vấn đề quan trọng và cần thiết đối với các nhà QLGD cũng như đối với những người đang trực tiếp tham gia giảng dạy. Hiện nay, việc vận dụng các phương pháp đánh giá mới, đặc biệt là phương pháp trắc nghiệm khách quan đang được những người làm công tác giáo dục nghiên cứu và ứng dụng. Các công trình nổi bật trong nghiên cứu và ứng dụng trắc nghiệm khách quan trong đánh giá KQHT có thể kể: 3 "Trắc nghiệm thành tích học tập cho sinh viên" của Tiến sỹ Dương Thiệu Tống. Đây là giáo trình tham khảo cho sinh viên được soạn thảo từ những tài liệu nước ngoài (chủ yếu là Anh và Mỹ) dùng để đánh giá hầu hết các môn học có trong chương trình học các trường Cao đẳng và Đại học vào những năm 1970. "Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập "(1995). Đây là công trình thứ hai về đánh giá KQHT bằng trắc nghiệm khách quan của TS Dương Thiệu Tống. Ở công trình này, tác giả trình bày những nguyên lý căn bản về đo lường và các phương pháp thực hành. Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu một số bài trắc nghiệm ở trong và ngoài nước nhằm giúp độc giả làm quen với các dạng câu hỏi trắc nghiệm. Đây là một công trình soạn thảo công phu, tỉ mỉ và đầy đủ, đáp ứng tốt nhất những ai quan tâm đến đánh giá KQHT bằng trắc nghiệm khách quan. "Trắc nghiệm kiến thức Kỹ thuật nông nghiệp ở trường phổ thông trung học" (NXBGD -1988) của tác giả Châu Kim Lang. Công trình nghiên cứu được chia thành hai phần. Ở phần 1, tác giả trình bày những kiến thức cơ bản về trắc nghiệm thành tích học tập nhằm giúp các giáo viên soạn thảo được các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và nắm phương pháp phân tích trắc nghiệm bằng phương pháp thống kê. Ở phần hai, tác giả soạn thảo những câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra chương trình môn Kỹ thuật Nông nghiệp lớp 10, 11, 12. "Thử nghiệm xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học và Giáo dục học dùng cho thi, kiểm tra sinh viên Đại học sư phạm không chuyên ngành Tâm Lý Giáo dục" (TP. Hồ Chí Minh, 1995). Đây là đề tài nghiên cứu cấp bộ của tác giả Lý Minh Tiên và tập thể CBGD môn Tâm lý học và Giáo dục học Khoa Tâm lý- Giáo dục Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. Ở công trình này, từ cơ sở nghiên cứu lý thuyết về trắc nghiệm khách quan, nhóm nghiên cứu đã biên soạn được 60 câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn cho bộ môn Tâm lý học và 60 câu cho môn Giáo dục học. "Vắn tắt về đo lường và đánh giá thành quả học tập trong giáo dục Đại học" (Hà Nội - 4/2001) của tác giả Lê Đức Ngọc. Đây là tài liệu được soạn thảo có tính chất nhập môn về đo lường và đánh giá thành quả học tập trong giáo dục đại học. 4 "Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dùng để đánh giá thành quả dạy học môn Toán cho sinh viên chương trình 1 Đại học đại cương- Đại học Đà Nẵng" (1997). Đây là luận văn thạc sỹ khoa học Sư phạm - Tâm lý của tác giả Bùi Tuấn KhangTrường ĐHSP Vinh. Trong luận văn này, từ lý thuyết về đánh giá KQHT bằng trắc nghiệm khách quan, tác giả đã xây dựng được bộ đề trắc nghiệm dùng để đánh giá kết quả học tập môn Toán chương trình 1 cho sinh viên trường ĐHSP Vinh. Ngoài những công trình kể trên, chúng tôi còn tham khảo một số bài báo, các báo cáo, thảo luận của nhiều tác giả xoay quanh vấn đề đo lường và đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm khách quan. Tại Khoa Giáo dục Tiểu học Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, đánh giá môn học bằng trắc nghiệm khách quan chưa được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi, Riêng đánh giá môn Phương pháp dạy TN-XH mới chỉ dừng lại ở phương pháp truyền thống là đánh giá bằng tự luận. 3. Mục đích, khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của chúng tôi là soạn thảo được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn Phương pháp dạy TN-XH của sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 3.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Xuất phát từ mục đích thực tiễn là góp phần xây dựng phương pháp đánh giá KQHT, chúng tôi chọn: - Khách thể nghiên cứu: Phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm khách quan. - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn Phương pháp dạy TN-XH của sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 3.3. Phạm vi nghiên cứu 5 Môn TN-XH trong chương trình tiểu học 2000 đang có sự thay đổi sâu sắc. Ở giai đoạn 1 (Các lớp Một, Hai, Ba), môn học giữ lại tên gọi là Môn TN-XH. Nhưng ở giai đoạn 2 (Lớp Bốn, Năm), môn học được phân thành các phân môn Lịch sử, Khoa học, Địa lý. Các phân môn này có vị trí tương đương với các môn học khác như Toán, Tiếng Việt...Vì vậy, môn Phương pháp dạy TN-XH cũng cần phải điều chỉnh để phù hợp với thay đổi của môn học tương ứng ở Tiểu học. Trong luận văn này, do thời gian và trình độ có hạn, chúng tôi sẽ chỉ dừng lại a việc biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập của sinh viên chủ yếu ở mặt nhận thức môn Phương pháp dạy TN-XH, cụ thể là giai đoạn giảng dạy phần TN-XH cho học sinh các lớp Một, Hai và Ba. 4. Giả thuyết khoa học Nếu tuân thủ một cách chặt chẽ các yêu cầu của việc soạn thảo TNKQ và xây dựng được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, thu thập được các chỉ số thống kê tốt qua thử nghiệm, giáo viên và các nhà QLGD sẽ có thêm một PP và một bộ công cụ đánh giá mới cho môn PP dạy TN-XH. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu đặt ra của đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện các nhiệm vụ sau đây: a. Cơ sở lý luận về đánh giá: - Đánh giá trong quản lý giáo dục; - Đánh giá chất lượng đào tạo trong quản lý giáo dục; - Mục tiêu dạy học - cơ sở của đánh giá; - Sử dụng trắc nghiệm khách quan trong đánh giá kết quả học tập nói chung, trong bộ môn Phương pháp dạy TN-XH nói riêng. b. Dựa trên lý thuyết, xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn Phương pháp dạy TN-XH 6 c. Kiểm tra bằng thử nghiệm độ tin cậy, tính giá trị và tính khả thi của hệ thống câu hỏi được soạn thảo. d. Kiến nghị. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm - xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập môn PP dạy TN-XH cho sinh viên Khoa Giáo dục tiểu học chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây: 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đánh giá trong QLGD; - Nghiên cứu các thành tựu về đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm khách quan của các tác giả; - Phân tích việc sử dụng các loại trắc nghiệm khách quan trong đánh giá kết quả học tập. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phân tích chương trình, nội dung môn học được đánh giá; - Soạn thảo các câu hỏi TNKQ, tiến hành thử nghiệm; - Thử nghiệm sư phạm để hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã được xây dựng. 6.3. Các phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu - Phương pháp thống kê; - Phương pháp xử lý kết quả trắc nghiệm. 7. Các đóng góp của luận văn - Soạn thảo được hệ thống câu hỏi TNKQ để đánh giá kết quả học tập môn Phương pháp dạy TN-XH cho sinh viên khoa GDTH, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh; 7 - Các kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tư liệu tham khảo và đánh giá cho cán bộ QLGD và giáo viên của các trường sư phạm có giảng dạy bộ môn Phương pháp dạy TN-XH. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận -Kiến nghị, luận văn gồm hai chương. - Chương Một: Cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. - Chương Hai: Triển khai nhiệm vụ trọng tâm của luận văn là soạn thảo bộ đề trắc nghiệm khách quan môn PP dạy TN-XH, đưa vào thử nghiệm và kiểm tra kết quả thu được bằng chương trình xử lý vi tính để kiểm tra độ giá trị, độ tin cậy... của bộ đề. Sau các chương nội dung và phần Kết luận là phần Phụ lục, gồm: Phụ lục 1: Nội dung chương trình môn Phương pháp dạy TN-XH Phụ lục 2: Bảng phân tích nội dung môn học pp dạy TN-XH Phụ lục 3: Bảng quy định hai chiều (Thử nghiệm 1) Phụ lục 4: Bảng quy định hai chiều (Thử nghiệm 2) Phụ lục 5: Bộ đề trắc nghiệm môn PP dạy TN-XH (Thử nghiệm 2) Phụ lục 6: Phiếu trả lời Phụ lục 7: Phiếu dặn dò Công trình dành 81 trang cho phần chính văn, 13 trang cho phần phụ lục và một danh mục 02 trang cho phần tài liệu tham khảo. 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Đánh giá kết quả học tập 1.1. Khái niệm về đánh giá Từ bao đời nay, đánh giá là hoạt động không thể thiếu trong bất cứ lĩnh vực quản lý nào. "Đánh giá chính là quá trình thu thập bằng chứng và tiến hành phán xét về bản chất và phạm vi của đối tượng để đạt được những yêu cầu thực hiện đặt ra trong chuẩn ở thời điểm đang xét nhằm nêu lên mức độ đạt được của đối tượng" (A. Nieves). Hay "đánh giá là dựa vào sự đo lường và nhận xét về mục tiêu đạt được so với chuẩn". (Ivan Abernant). Như vậy, muốn thực hiện được nhiệm vụ đo lường, con người phải đưa ra được hệ thống các nhiệm vụ ngõ hầu nhận xét được kết quả đạt được so với chuẩn. 1.2. Đánh giá trong công tác quản lý giáo dục Trong quản lý giáo dục, đánh giá dựa vào quá trình thu thập thông tin một cách định lượng (số đo) về các đại lượng đặc trưng của đào tạo năng lực (nhận thức, tư duy, kỹ năng và phẩm chất nhân văn) trong quá trình giáo dục. [15, tr. 17]. Đánh giá nhằm xem xét sản phẩm đào tạo (sinh viên) đạt chất lượng đến mức nào chủ yếu dựa vào kiến thức mà sinh viên học được thông qua các bài giảng của giảng viên [16, tr. 43]. Trong công tác quản lý giáo dục, đánh giá là một hành động được tiến hành theo quá trình một cách có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt được về các mục tiêu quản lý đã định. Các mục tiêu này gồm sự mô tả định tính, định lượng, những kết quả thông qua những phép đo, so sánh mục đích, mục tiêu...Đánh giá không chỉ liên quan đến lĩnh vực tri thức mà còn liên quan đến thái độ (tình cảm, hứng thú, sự quan tâm..) của người học. [6, tr. 61,62]. 1.3. Khái niệm về đánh giá KQHT Đánh giá kết quả học tập luôn là một trong những vấn đề thời sự của khoa học giáo dục và là vấn đề được quan tâm của không chỉ những người làm công tác giáo dục mà còn của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình... 9 Về khái niệm, có thể hiểu ĐGKQHT là một quá trình được tiến hành có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu dạy học của người học. Quá trình này có thể bao gồm những mô tả về mặt định tính hay định lượng những kết quả đạt được cùng với sự đối chiếu với những yêu cầu mong muốn đạt được, Theo cách hiểu này, về bản chất, ĐGKQHT là một quá trình đo lường mức độ đạt được của người học về các mục tiêu đào tạo. Quá trình này có thể bao gồm các công đoạn sau: - Phân tích các mục tiêu dạy học thành hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ cụ thể và chuyển thành các dấu hiệu tương ứng có thể quan sát hay đo được; - Đề ra các yêu cầu về mức độ đạt được các mục tiêu dạy học thể hiện qua việc định tính hay định lượng các dấu hiệu nói trên; - Tiến hành đo lường các dấu hiệu đó để đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu dạy học ở mỗi người học; - Xem xét trên cơ sở so sánh, đối chiếu các thông tin thu thập được với các yêu cầu đề ra; [15, tr,19 - 22]. 1.4. Cấu trúc của đánh giá KQHT ĐGKQHT được xem xét như một hệ thống nên cấu trúc của nó gồm các thành tố sau: Mục tiêu đánh giá, nội dung đánh giá, tiêu chí và phương pháp đánh giá. 1.4.1. Mục tiêu đánh giá KQHT Mục tiêu đánh giá là yếu tố định hướng quan trọng, chi phối toàn bộ quá trình đánh giá. Mục tiêu đánh giá phải là mục tiêu cụ thể. Đó phải là những tuyên bố mang tính hành động có thể đo đếm được, phải đặc thù, đo đạc được, đủ tạo ra thách thức, có định hướng kết quả và khung thời gian rõ ràng. Trong giáo dục, mục tiêu đánh giá chi phối toàn bộ quá trình ĐGKQHT của người học, là việc xác định mức độ đạt được các mục tiêu dạy học của người học.[14], [17]. Đó chính là các đánh giá, nhận xét về các mặt như: - Năng lực học tập của người học - Tính khả thi của mục tiêu dạy học - Chất lượng của quá trình dạy và học 10 - Hiệu quả của toàn bộ quá trình đào tạo Đây chính là cơ sở cho việc cải tiến, hoàn thiện một phần hay toàn bộ quá trình đào tạo [16, tr, 49]. Trong từng bước đánh giá cụ thể, các mục tiêu đánh giá cần phải được xác định một cách cụ thể, khách quan và có thể lượng hóa được. Như vậy, mục tiêu đánh giá phụ thuộc vào mục tiêu dạy học và quá trình dạy học cụ thể. 1.4.2. Nội dung đánh giá KQHT Nội dung đánh giá là các mục tiêu dạy học đã được lượng hóa và lựa chọn đưa vào quá trình đánh giá. Việc lựa chọn phụ thuộc vào mục tiêu đánh giá. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta chỉ có thể đưa vào quá trình đánh giá một số mục tiêu dạy học tiêu biểu. Vì vậy, chất lượng của ĐGKQHT còn phụ thuộc vào việc nội dung đánh giá có phải là mẫu tiêu biểu của các mục tiêu dạy học hay không, 1.4.3. Hệ thống các tiêu chí đánh giá KQHT Các tiêu chí đánh giá là các yêu cầu về mức độ đạt được về các mục tiếu dạy học và các dấu hiệu xác nhận mức độ này. Các tiêu chí được hình thành trong quá trình phân tích, lượng hóa mục tiêu dạy học và là cơ sở cho việc đánh giá. Việc xây dựng các tiếu chí phụ thuộc vào mục tiêu đánh giá, mục tiêu dạy học và quá trình dạy học cụ thể. 1.4.4. Phương pháp đánh giá KQHT Phương pháp đánh giá là cách thức mô tả định tính hay định lượng mức độ đạt được của người học về các mục tiêu dạy học, bao gồm công cụ đo lường và cách thức xây dựng, sử dụng các công cụ đo lường đó. Có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau và mỗi phương pháp có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào mục tiêu đánh giá, mục tiêu dạy học, quá trình dạy học và đặc điểm môn học cụ thể. Và giữa các phương pháp và các hệ thống tiêu chí đánh giá có sự chi phối và tương tác. 1.4.5. Các nguyên tắc chung khi tiến hành đánh giá KQHT Căn cứ vào phân tích ở trên, chúng ta có thể rút ra một số nguyên tắc chung để tiến hành đánh giá kết quả học tập như sau: 11 - ĐGKQHT là một quá trình cần phải tiến hành có hệ thống để xác định phạm vi và mức độ đạt được các mục tiêu đã đề ra; - Việc lựa chọn phương pháp đánh giá phải tùy theo mục tiêu đánh giá, mục tiêu dạy học, và quá trình dạy học cụ thể; - Có nhiều phương thức đánh giá khác nhau, mỗi phương pháp có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Vì vậy, cần tiến hành đánh giá bằng nhiều phương pháp để có những kết luận tin cậy; - Đánh giá là phương tiện để đi đến sự phát triển và hoàn thiện. Bản thân đánh giá không phải là mục đích. [14], [15], [17], [18]. 2. Mục tiêu dạy học – cơ sở của đánh giá kết quả học tập Bản chất của quá trình đánh giá thể hiện qua các mục tiêu của đánh giá. Vậy bản chất của quá trình ĐGKQHT phụ thuộc vào chính mục tiêu dạy học. 2.1. Mục tiêu dạy học Có thể coi mục tiêu dạy học là những gì mà người học cần phải đạt được sau khi học xong môn học. Đó là hệ thống kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ cần được hình thành ở người học và có thể lượng hóa được bằng ĐGKQHT. Như vậy, mục tiêu dạy học phải là những thành tố sau: 2.1.1. Hệ thống kiến thức khoa học Đây là yếu tố cơ bản của mục tiêu dạy học, bao gồm kiến thức, những quan điểm lý thuyết, những sự kiện và phương pháp, phương tiện đặc trưng của khoa học. 2.1.2. Hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo Đó là kiến thức, các phương pháp được người học lĩnh hội, nắm vững và biến thành kỹ năng riêng. Đó chính là các kỹ năng thực hành, riêng của từng môn học và chung cho nhiều môn học. 2.1.3. Hệ thống các kinh nghiệm hoạt động sáng tạo 12 Đó là việc chuyển tải kiến thức, kỹ năng vào tình huống mới, việc phát hiện cái mới trong cái quen thuộc, việc phối hợp các phương pháp quen thuộc thành phương pháp mới, việc tìm cách giải quyết cho các tình huống mới... 2.1.4. Thái độ Đó là những xúc cảm, sự quan tâm, hứng thú... của người học đối với những vấn đề mà môn học mang lại, từ đó hình thành thái độ (tiêu cực hay tích cực) đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường sống. 2.2. Quan hệ giữa mục tiêu dạy học và đánh giá kết quả học tập. Quá trình dạy học là một hệ thống gồm các yếu tố liên hệ mật thiết với nhau và không thể thiếu được, đó chính là mục tiêu dạy học, năng lực của người học lúc vào, quá trình dạy học và đánh giá kết quả. - Mục tiêu dạy học: Là cơ sở cho việc xác định nội dung dạy học, xây dựng chương trình, lựa chọn phương pháp và cách thức tổ chức dạy học. Mục tiêu dạy học chi phối toàn bộ quá trình dạy học. - Năng lực lúc vào: Là trình độ của người học lúc bắt đầu quá trình đào tạo. đây là cơ sở quan trọng của quá trình đào tạo và thường được xác định bằng một kỳ kiểm tra đầu vào. - Quá trình dạy học: Là thành tố quan trọng của toàn bộ quá trình để có được đầu ra như mong muốn. - Đánh giá kết quả học tập: Là khâu cuối cùng của toàn bộ quá trình. Đánh giá kết quả học tập phải xuất phát từ mục tiêu dạy học, đồng thời cung cấp các thông tin phản hồi nhằm cải tiến và hoàn thiện toàn bộ quá trình đào tạo. 2.3. Các hệ thống phân loại MTDH Trong quá trình dạy học các môn học cụ thể, các mục tiêu dạy học thường được phân tích thành hệ thống các kiến thức, kỹ năng và thái độ (hành vi) cùng với các yêu cầu nhận thức cụ thể. Các yêu cầu nhận thức thường phải dựa trên cơ sở của một hệ thống phân loại nào đó. Có nhiều hệ thống phân loại khác nhau. Mỗi hệ thống có điểm 13 mạnh, điểm yếu riêng. Tuy nhiên, hệ thống phân loại nào càng đơn giản càng có hiệu quả. [6, tr. 19]. Một số hệ thống phân loại MTDH đang được sử dụng hiện nay là: 2.3.1. Hệ thống Bloom Đây là hệ thống phân loại thường được các tác giả phương Tây trích dẫn và sử dụng. Có thể nói vắn tắt về hệ thống này như sau: Sự phát triển tinh thần của con người có thể chia ra thành ba lĩnh vực chính, đó là nhận thức, hoạt động và cảm xúc. Trong lĩnh vực nhận thức, các trình độ phát triển khác nhau có thể gặp là: - Sự nhận biết: Đó là sự phục hồi, sự phân biệt hay nhận biết sự kiện, hiện tượng, phương pháp. - Sự hiểu: Đó là sự sắp xếp, thông dịch, diễn giải hoặc suy luận, dự đoán. Sự hiểu bao gồm cả sự biết. - Áp dụng: Đó là việc vận dụng lý thuyết vào các tình huống mới, bao gồm cả hai trình độ trên. - Phân tích: Biết tách từng bộ phận ra khỏi tổng thể. Điều này đòi hỏi phải nắm vững cấu trúc tổng thể, biết rõ mối quan hệ giữa các bộ phận. Phân tích bao gồm tất cả các trình độ trên. - Tổng hợp: Biết tập hợp các bộ phận để sáng tạo ra tổng thể mới. Tổng hợp bao gồm các trình độ trên và bước đầu thể hiện tính sáng tạo cá nhân. - Đánh giá: Biết đưa ra các nhận xét, phê phán, đánh giá dựa trên cơ sở các tiêu chí hợp lý. Đánh giá bao gồm các trình độ trên. 2.3.2. Hệ thống A. Xmirnop Căn cứ vào kết quả và chất lượng của quá trình nhận thức, hệ thống này phân chia trình độ nhận thức thành bốn mức độ như sau; - Tifm hiểu: Là khả năng nhận biết, xác định, phân biệt - Tái hiện: Là khả năng tái hiện thông tin về đối tượng theo trí nhớ hay ý nghĩa.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất