Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả của việc trồng chè từ cành tại xã hòa bình huyện đồng hỷ t...

Tài liệu đánh giá hiệu quả của việc trồng chè từ cành tại xã hòa bình huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

.PDF
67
145
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHÙNG THỊ DUYÊN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TRỒNG CHÈ TỪ CÀNH TẠI XÃ HÕA BÌNH - HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2011 - 2015 Thái Nguyên - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHÙNG THỊ DUYÊN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TRỒNG CHÈ TỪ CÀNH TẠI XÃ HÕA BÌNH - HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Lớp Khoá học Giảng viên hƣớng dẫn Đơn vị công tác : Chính quy : Nông lâm kết hợp : Lâm nghiệp : K43 - NLKH : 2011 - 2015 : TS. Đàm Văn Vinh : Giảng viên bộ môn NLKH – Khoa Lâm nghiệp Thái Nguyên - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan. Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015 Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn TS. Đàm Văn Vinh Ngƣời viết cam đoan Phùng Thị Duyên Xác nhận của giáo viên chấm phản biện (ký, họ và tên) ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi sinh viên, đây là thời gian để sinh viên làm quen với công tác điều tra, nghiên cứu, áp dụng những kiến thức lý thuyết với thực tế, củng cố và nâng cao khả năng phân tích, làm việc sáng tạo của bản thân phục vụ cho công tác sau này. Đồng thời đó là thời gian quý báu cho mỗi sinh viên có thể học tập nhiều hơn từ bên ngoài về cả kiến thức chuyên môn và những kĩ năng khác như giao tiếp, cách nhìn nhận công việc và thực hiện công việc đó như thế nào. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và nhu cầu bản thân đồng thời được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp,chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả của việc trồng chè từ cành tại xã Hòa Bình huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”. Trong quá trình thực hiện đề tài này ngoài sự cố gắng nỗ lực hết mình của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cán bộ, người dân địa phương, các thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, UBND xã Hòa Bình, lãnh đạo và nhân dân các xóm Tân Thành, Trung Thành, Đồng Cẩu. Đặc biệt là TS. Đàm Văn Vinh, người đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp không ít những khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Phùng Thị Duyên iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Khí hậu thời tiết huyện Đồng Hỷ năm 2010 .................................. 21 Bảng 2.2: Hiện trạng dân số xã năm 2011 ...................................................... 26 Bảng 2.3: Hiện trạng lao động xã năm 2011 .................................................. 26 Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng đất xã hòa bình năm 2011 ............................... 27 Bảng 2.5: Tình hình sản xuất nông nghiệp trong khu vực .............................. 29 Bảng 4.1 Tình hình sản xuất chè của các thôn điều tra................................... 33 Bảng 4.2. Phân bố diện tích chè ở các giai đoạn của các thôn điều tra .......... 35 Bảng 4.3: Phân bố diện tích giống chè đang trồng của một số hộ tại các thôn điều tra............................................................................................. 36 Bảng 4.4: Quá trình thay thế chè hạt bằng chè cành ....................................... 38 Bảng 4.5. Hiệu quả sản xuất chè cành và chè hạt trên 1 ha của các thôn điều tra ................................................................................... 39 Bảng 4.6. So sánh hiệu quả sản xuất trên 1 ha của chè hạt và chè cành ......... 40 Bảng 4.7. So sánh một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế ................................... 41 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Biểu đồ tình hình sản xuất chè của các thôn điều tra...................... 33 Hình 4.2 : Biểu đồ phân bố diện tích chè cành ở các giai đoạn của các thôn điều tra............................................................................................. 35 Hình 4.3: Biểu đồ các giai đoạn thay thế chè hạt bằng chè cành.................... 38 v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ ĐVT Đơn vị tính VA Giá trị gia tăng TSCĐ Tài sản cố định VA/ha Giá trị gia tăng/ ha VA/một đồng vốn đầu tư Hiệu quả của một đồng vốn đầu tư UBND Ủy ban nhân dân LĐ Lao động KT Kinh tế NLN Nông lâm nghiệp TM Thương mại vi MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập........................................................................ 3 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ....................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................ 4 2.1.1. Nguồn gốc cây chè ............................................................................ 4 2.1.2. Phân loại cây chè .............................................................................. 5 2.1.3. Vai trò và tác dụng của chè đối với đời sống nhân dân .................... 6 2.1.4. Ảnh hưởng của nhân tố giống chè đến sản xuất chè ........................ 8 2.1.5. Cơ sở khoa học của việc giâm cành chè ........................................... 9 2.1.6. Những đóng góp mới về giống ....................................................... 10 2.2. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và trong nước .............................. 15 2.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới ............................................... 15 2.2.2. Tình hình sản xuất chè trong nước ................................................. 16 2.2.3. Tình hình sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên ................................... 17 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu............................................................. 20 2.3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 20 2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................. 23 Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 30 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 30 vii 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 30 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 30 3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 30 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 30 3.4.2. Phương pháp phân tích ................................................................... 31 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 33 4.1. Thực trạng trồng chè ở xã Hòa Bình huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên .. 33 4.1.1. Diện tích chè ở các giai đoạn của một số thôn điều tra .................. 33 4.1.2. Phân bố diện tích chè ở các giai đoạn của một số thôn điều tra ..... 35 4.1.3. Phân bố diện tích các giống chè đang trồng tại các thôn điều tra .. 36 4.2. Quá trình thay thế chè hạt bằng chè cành ở các thôn điều tra .............. 37 4.3. So sánh hiệu quả sản xuất giữa chè cành và chè hạt ............................ 39 4.4. Đề xuất giải pháp phát triển chè cành tại địa phương .......................... 42 4.4.1. Những khó khăn mà người dân gặp phải trong quá trình thay thế chè hạt bằng chè cành ............................................................................... 42 4.4.2. Giải pháp ......................................................................................... 43 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 44 5.1. Kết luận ................................................................................................. 44 5.2. Tồn tại ................................................................................................... 44 5.3. Kiến nghị ............................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản là một chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, chè mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ trong sản xuất chế biến để xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn góp phần tích cực ổn định đời sống kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, đưa văn minh công nghiệp tới vùng sâu vùng xa. Vì vậy, nghiên cứu những vấn đề về sản xuất như chất lượng giống chè có ý nghĩa quan trọng trong việc tồn tại, phát triển của ngành chè. Cây chè (Camellia sinensis O.Kuntze) là cây công nghiệp dài ngày, có chu kỳ sản xuất, kinh doanh từ 30 - 40 năm, mau cho sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định ( Trịnh Xuân Ngọ, 2009) [8]. Là loại cây trung tính ưa sáng nhưng không gay gắt, không ưa nước nhưng cũng cần nước ở mức độ vừa phải, chịu được hạn và rét. Cây chè rất thích hợp với vùng đồi núi, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên nước ta. Cây chè có phạm vi thích ứng rộng, nhưng là một cây lấy lá, chất lượng chè búp tươi phụ thuộc vào điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu. Nói chung chè trồng ở vùng trung du, miền núi có chất lượng cao hơn. Ở vùng này, trồng chè theo phương thức nông lâm kết hợp, tận dụng tối đa không gian và diện tích canh tác nhằm tạo ra sản phẩm chè chất lượng cao ( Lê Tất Khương, 2003) [0]. Theo Hiệp hội chè Việt Nam năm 2012, nước ta có khoảng 124 nghìn ha chè (trong đó vùng miền núi phía Bắc chiếm 68,94% diện tích chè của cả nước), lượng chè xuất khẩu trên 160 nghìn tấn (chiếm 76%/ tổng sản lượng chè), với kim ngạch xuất khẩu đạt 243 triệu USD, xu hướng trong thời gian 2 tới của ngành chè Việt Nam là tăng giá trị và chất lượng sản phẩm. Trong những năm qua, nhờ việc ứng dụng thành công nhiều tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chè như giống mới, kỹ thuật canh tác đã làm cho năng suất, sản lượng chè tăng lên rõ rệt, nhiều nương chè đạt năng suất từ 15 - 20 tấn/ha, có những nương chè đạt > 25 tấn/ha ( Lê Tất Khương, 2003) [0]. Đã từ lâu chè được coi là một trong những thứ nước uống cần thiết cho con người, chè là một đồ uống hấp dẫn và thực sự có lợi cho sức khỏe. Một số nghiên cứu khoa học gần đây ở cả phương Đông và phương Tây đã cho thấy rằng, uống chè đều đặn có thể giảm mơ thừa trong máu, ngăn chặn tích tụ cholesteron và phóng xạ… Cùng với vùng chè Tân Cương với thương hiệu nổi tiếng, chè được trồng ở Đồng Hỷ đang dần chiếm lĩnh thị trường trong, ngoài tỉnh. Cây chè được trồng trên đất Đồng Hỷ từ khi nào không ai nhớ rõ. Điều này cho thấy, cây chè đã gắn bó với con người và vùng đất nơi đây từ rất lâu đời và không chỉ góp phần hình thành nên nét văn hóa trà đặc trưng mà còn trở thành nguồn thu nhập chính, giúp người dân bản địa xóa nghèo và vươn lên làm giàu.Tập trung phát triển cây chè, cây kinh tế mũi nhọn một cách bền vững là mục tiêu mà huyện Đồng Hỷ đang hướng tới. Xã Hòa Bình - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành chè. Trước đây chè chủ yếu được trồng từ hạt thì cho năng suất cũng như chất lượng kém, làm giảm khả năng cạnh tranh của chè tại xã Hòa Bình nói riêng và chè trên địa bàn khác của huyện Đồng Hỷ nói chung so với các huyện khác. Trong những năm gần đây bên cạnh những người dân đã mạnh dạn thay thế giống chè hạt bằng chè cành sớm cho thu hoạch và năng suất cao thì vẫn còn một số hộ gia đình sử dụng giống chè cũ được trồng từ hạt cho năng suất thấp, nhiều sâu bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng chè và tính cạnh tranh của chè. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của nhà trường, của ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn tôi tiến hành 3 nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả của việc trồng chè từ cành tại xã Hòa Bình - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên”. Nhằm đánh giá được hiệu quả kinh tế mà chè cành mang lại so với giống chè hạt cũ. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá hiệu quả của việc thay thế giống chè hạt bằng chè cành từ đó đề xuất các giải pháp tối ưu cho việc phát triển chè cành nói riêng và nâng cao hiệu quả cây chè nói chung góp phần nâng cao đời sống người dân một cách bền vững. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng phát triển cây chè tại Xã Hòa Bình. Đánh giá quá trình chuyển đổi thay thế chè hạt bằng chè cành tại xã Hòa Bình.. Đánh giá hiệu quả của việc thay thế chè hạt bằng chè cành tại xã Hòa Bình. Đề xuất giải pháp phát triển chè cành tại xã Hòa Bình.. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập - Giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất, biết áp dụng lí thuyết vào thực tế, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. - Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo. - Học được cách sắp xếp, bố trí công việc trong học tập nghiên cứu một cách khoa học. - Tạo cho sinh viên một tác phong làm việc tự lập khi ra thực tế. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Thành công của đề tài sẽ đánh giá được giống chè cho hiệu quả kinh tế cao nhất, đóng góp cho định hướng phát triển cây chè tại xã Hòa Bình. - Việc đánh giá được giống chè tốt nhất góp phần nâng cao năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng chè, tăng tính cạnh tranh đối với các sản phẩm chè của các địa phương khác trên thị trường. 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Nguồn gốc cây chè Nhiều công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc của cây chè là vùng cao nguyên Vân Nam Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm. Theo các tài liệu của Trung Quốc thì cách đây khoảng 4.000 năm, người Trung Quốc đã biết dùng chè để làm dược liệu và sau đó mới dùng để uống. Cũng theo các nguồn tài liệu này thì vùng biên giới Tây Bắc nước ta nằm trong vùng nguyên sản của giống chè tự nhiên trên thế giới. Năm 1823 R.Bruce phát hiện được những cây chè dại, lá to ở vùng Atxam (Ấn Độ), từ đó các học giả người Anh cho rằng nguyên sản của cây chè là ở Ấn Độ chứ không phải là ở Trung Quốc. Những công trình nghiên cứu của Đjêmukhatze – một tác giả người Nga về phức catechin của lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất catechin giữa các loại chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm về sự tiến hóa sinh hóa của cây chè và trên cơ sở đó xác minh nguồn gốc cây chè. Ông kết luận rằng: những cây chè mọc hoang dại từ cổ xưa, tổng hợp chủ yếu là epicatechin và epicatechin galat, ở chúng phát triển chậm khả năng tổng hợp epigalo catechin và các galat của nó để tạo thành galocatechin. Nghiên cứu các cây chè dại ở Việt Nam cho thấy chúng cũng tổng hợp chủ yếu là epicatechin và epicatechin galat (chiếm 70% tổng số các loại catechin). Khi di thực những cây chè dại này lên phía Bắc, với các điều kiện khắc nghiệt hơn về khí hậu, chúng sẽ thích ứng dần với các điều kiện sinh thái bằng cách có thành phần catechin phức tạp hơn, cùng với sự tạo thành epigalocatechin và các galat của nó. Điều này có nghĩa là sự trao 5 đổi chất ở đây hướng về phía tăng cường quá trình hiđroxin hóa và galin hóa. Từ những biến đổi sinh hóa này của lá các cây chè mọc hoang dại và cây chè được trồng trọt chăm sóc, cho phép đi tới một kết luận mới "Nguồn gốc của cây chè chính là ở Việt Nam" ( Lê Tất Khương và cs, 1999) [0]. Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên rất khác nhau từ 30 độ vĩ Nam (Natan - Nam Phi) đến 45 độ vĩ Bắc (Gruzia - Liên Xô) là những nơi có điều kiện tự nhiên khác rất xa vùng nguyên sản. Những thành tựu gần đây của các nhà nông học Liên Xô cũng như một số nước khác đã tạo ra nhiều giống chè mới có khả năng thích ứng trong những điều kiện khí hậu khác nhau mở ra nhiều triển vọng cho sự nghiệp trồng chè trên thế giới. 2.1.2. Phân loại cây chè Cây chè thuộc ngành hạt kín Angiospermae,lớp song tử diệp Dicotyledonae, bộ chè Theales, họ chè Theaceae, chi chè Camellia (Thea), loài Camellia (Thea) sinensis.Tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công nhận là: Camellia sinensis (L) O. Kuntze và có tên đồng nghĩa là: Thea sinensis ( Lê Tất Khương và cs, 1999) [0]. Năm 1753 Linê đặt tên khoa học cho cây chè là Thea sinensis, sau đó lại đặt là Camellia sinensis.Sau Linê có nhà thực vật học xếp cây chè thuộc chi Thea, có người lại xếp cây chè thuộc chi Camellia sinensis.Tên khoa học của cây chè được viết là Thea sinensis hoặc Camellia sinensis. Hơn một trăm năm, tên khoa học của cây chè vẫn là một vấn đề tranh luận. Hiện nay các nhà thực vật học gộp hai chi Thea và Camellia làm một và gọi là chi Camellia. Vì vậy tên khoa học của cây chè được nhiều người thường gọi là Camellia sinensis (L) O. Kuntze. Cơ sở của việc phân loại chè thường dựa vào: - Cơ quan dinh dưỡng. 6 - Cơ quan sinh thực. - Đặc tính sinh hóa: chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin. Cây chè là cây công nghiệp lâu năm, với 02 chu kỳ phát triển: Chu kỳ phát triển lớn và chu kỳ phát triển nhỏ: - Chu kỳ phát triển lớn: Bao gồm suốt cả đời sống cây chè, kể từ khi tế bào trứng thụ tinh, bắt đầu phân chia cho đến khi cây chè già cỗi và chết. Chu kỳ phát triển lớn của cây chè được các nhà khoa học Trung Quốc chia làm 5 giai đoạn: Giai đoạn phôi thai (giai đoạn hạt giống), giai đoạn cây con, giai đoạn cây non, giai đoạn chè lớn và giai đoạn già cỗi. - Chu kỳ phát triển nhỏ (chu kỳ phát triển hàng năm): Bao gồm các giai đoạn sinh trưởng, phát triển trong một năm như: chồi mọc lá, ra hoa kết quả... Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực cùng diễn ra song song. Hai chu kỳ trên có quan hệ mật thiết với nhau, các chu kỳ phát triển nhỏ được thực hiện trên cơ sở của chu kỳ phát triển lớn Những đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây chè là kết quả phản ánh tổng hợp giữa đặc điểm của giống (tính di truyền) với những điều kiện ngoại cảnh. Như vậy, nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của từng giống, chúng ta sẽ đánh giá được khả năng thích ứng của giống trong vùng sinh thái, làm cơ sở xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp, tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao và chế biến ra các loại sản phẩm có chất lượng đảm bảo. 2.1.3. Vai trò và tác dụng của chè đối với đời sống nhân dân Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, trồng 1 lần cho thu hoạch nhiều năm, từ 30- 50 năm. Trồng và thâm canh từ đầu, liên tục và sau 3 năm cây chè đã được đưa vào kinh doanh, mang lại thu nhập kinh tế hàng năm vì năng suất, sản lượng tương đối ổn định. Từ chè búp tươi, tùy theo công nghệ và cách chế biến sẽ tạo ra các loại sản phẩm chè khác nhau: chè xanh, chè đen, chè vàng, chè túi lọc…v.v.. 7 Năm 1993, Đặng Hanh Khôi đã nghiên cứu và chỉ ra rằng chè có nhiều vitamin có giá trị dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe. Có tác dụng giải khát, bổ dưỡng và kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp tiêu hóa các chất mỡ, giảm được bệnh béo phì, chống lão hóa… Do đó chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới. Chè được sử dụng hàng ngày và hình thành nên một tập quán tạo ra được nền văn hóa. Khoa học hiện đại đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và đã tìm ra nhiều hoạt chất có giá trị trong sản phẩm của cây chè, người ta có thể chiết xuất từ cây chè lấy ra những sinh tố đặc biệt như: cafein, vitamin A, B1, B2, B6, đặc biệt là vitamin C dùng để điều chế thuốc tân dược cao cấp. Vì thế chè không những có tên trong danh mục nước giải khát, mà nó còn có tên trong từ điển y học, dược học. Người Nhật Bản khẳng định chè đã cứu người khỏi bị nhiễm xạ và gọi đó là thứ nước uống của thời đại nguyên tử, nạn nhân bom nguyên tử Hirôxima ở các vùng chè xanh đã sống khỏe mạnh, đó là một bằng chứng sinh động về tác dụng chống phóng xạ của chè ( Đặng Hanh Khôi, 1993) [0]. “Lợi ích lớn nhất của trà xanh là gì? Đó là các hợp chất catechin, là chất chống oxy hóa mà có thể ngăn ngừa sự tổn thương tế bào. Trà xanh nếu không qua xử lý nhiều thì khi sử dụng nó sẽ rất giàu catechins” (Paula Spencer Scott, 2013). Chè là loại cây đã đi vào đời sống con người một cách sâu sắc, đậm đà. Uống trà đã trở thành một phong tục tập quán, là sở thích từ lâu đời của nhiều dân tộc trên thế giới. Cũng giống như nhiều nước ở châu Á và Đông Nam Á khác, ở Việt Nam tục uống trà đã có từ rất lâu đời. Người Việt Nam biết đến trà từ khá sớm, phương ngôn cổ truyền không ít những lời dạy về cách uống trà như”: rượu ngâm nga, trà liền tay”, “trà tam rượu tứ”. Uống trà phải thưởng thức tới nước thứ ba mới thấy hết hương vị ngọt đậm đà của trà, là một loại hoạt động ăn, uống vừa có ý nghĩa thực dụng, vừa là biểu hiện của 8 văn hóa ăn uống đòi hỏi trình độ thưởng thức cao và nâng nó lên thành nghệ thuật uống trà, thưởng thức trà. Chè có giá trị sử dụng và là hàng hóa có giá trị kinh tế, sản xuất chè mang lại hiệu quả kinh tế khá cao góp phần cải thiện đời sống cho người lao động. Hiện nay chè đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị của Việt Nam. Ngoài ra thị trường nội địa đòi hỏi về chè ngày càng nhiều với yêu cầu chất lượng ngày càng cao. Phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ chè, góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người trồng chè. Đặc biệt là đồng bào trung du miền núi, nơi mà có cơ sở vật chất kĩ thuật còn thấp kém, vấn đề việc làm còn gặp nhiều khó khăn và thu nhập vẫn còn thấp. Như vậy, chè là loại cây có tiềm năng khai thác vùng đất đai rộng lớn của khu vực trung du và miền núi, có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Nước ta có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè, nhân dân ta lại có kinh nghiệm và tập quán trồng chè lâu đời. Do đó tiềm năng khai thác và phát triển sản xuất chè trong những năm tiếp theo là rất lớn và khả thi. 2.1.4. Ảnh hưởng của nhân tố giống chè đến sản xuất chè Giống chè là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè nguyên liệu và thành phẩm. Cùng với giống tốt trong sản xuất kinh doanh chè cần có một số cơ cấu giống hợp lý, việc chọn tạo giống chè là rất quan trọng trong công tác giống. Ở Việt Nam đã chọn, tạo được nhiều giống chè tốt bằng phương pháp chọn lọc cá thể như: PH1, TRI777, 1A, TH3. Đây là một số giống chè khá tốt, tập trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng búp cao, đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích rộng, bổ sung cơ cấu giống vùng và thay thế dần giống cũ trên các nương chè cằn cỗi ( Đỗ Ngọc Qũy và cs, 2008) [6]. 9 Bên cạnh đặc tính của giống chè, phương pháp nhân giống cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu. Hiện nay có 2 phương pháp được áp dụng chủ yếu là trồng bằng hạt và trồng bằng cành giâm. Đặc biệt phương pháp trồng chè cành đến nay đã được phổ biến, áp dụng rộng rãi và dần dần trở thành biện pháp chủ yếu trên thế giới cũng như Việt Nam. 2.1.5. Cơ sở khoa học của việc giâm cành chè Phương pháp giâm cành chè là sử dụng một bộ phận gồm đoạn thân lá (cơ quan dinh dưỡng) để tái sinh ra cây chè mới. Để tạo thành cây chè hoàn chỉnh và sinh trưởng tốt trong vườn ươm, đủ tiêu chuẩn, đưa ra trồng trên nương nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu là chất lượng hom giống, đất trong bầu, chế độ ánh sáng, chế độ chăm sóc và phân bón cho vườn ươm. Môi trường cắm hom chè thường dùng là một loại đất xốp có thành phần cơ giới trung bình và độ chua thích hợp PH KCl từ 4,5-5,5. Từ vết cắt hom chè sau khi giâm cành xuống đất, nó sẽ hình thành màng mộc thiêm để chống sự xâm nhập của vi sinh vật, dần dần tạo thành mô sẹo và từ đó mọc ra rễ đầu tiên, mầm nách của hom chè cũng được phát triển từng bước cùng với sự phát triển của bộ rễ, đầu tiên là lá vảy ốc mở, sau đó đến các lá cá và lá thật, để tạo thành cây chè hoàn chỉnh. Nếu để mầm phát triển sớm hơn phát triển rễ là không có lợi cho cây chè giâm do đó phải điều chỉnh sinh trưởng cân đối mầm và rễ. Trong các yếu tố trên thì chất lượng hom giống ngoài phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi hom trên cây mẹ nó còn phục thuộc rất lớn vào bản chất di truyền của từng giống. Trong thực tế, có những giống giâm cành chè rất đơn giản, tỷ lệ sống cao nhưng cũng có những giống chè khi giâm cành rất khó ra rễ và điều này thường gặp trong quá trình chọn lọc giống ở những cây chè trồng hạt ( Nguyễn Văn Tạo, 1998) [0]. 10 Đối với những giống tốt khó giâm cành có thể khắc phục bằng cách sử dụng chất kích thích sinh trưởng để giâm cành như: IAA hoặc IBA và NAA. Tại Viện nghiên cứu chè đã nghiên cứu chất kích thích làm tăng tỷ lệ xuất vườn đối với giống chè 1A (giống khó ra rễ), thí nghiệm đã dùng IAA nồng độ 4000-6000ppm làm tăng tỷ lệ xuất vườn 24,8% so với đối chứng ( Nguyễn Văn Tạo, 1998) [0]. 2.1.6. Những đóng góp mới về giống Trong 10 năm, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã nghiên cứu tuyển chọn được 17 giống chè mới, trong đó có 5 giống mới (LDP1, LDP2, Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Phúc Vân Tiên) và 12 giống sản xuất thử (Bát Tiên, Hùng Đỉnh Bạch, Keo Am Tích, PT95, shan Chất Tiền, shan Tham Vè, PH8, PH9, PH10, PH11, PH12 và PH14). Giống chè đã đáp ứng được nhu cầu chế biến nhiều loại sản phẩm mới, có thể phân chia thành 4 nhóm dưới đây( Lê Quốc Doanh và cs, 2011) [0]: - Giống cho sản xuất chè Ô long tốt gồm có Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Bát Tiên, PH10. + Giống Kim Tuyên, nguồn gốc Đài Loan nhập nội năm 1994, công nhận giống mới năm 2008. Đây là giống có dạng thân bụi, lá màu xanh nhạt, non có mầu phớt tím, khối lượng búp tôm 2 lá 0,5 - 0,52g. Cây sinh trưởng khoẻ, tuổi 5 đã giao tán, mật độ búp dày, năng suất đạt trên 10 tấn/ha. Giống dễ giâm cành, khả năng chống chịu sâu bệnh ở mức trung bình. Chế biến chè Ô long cho chất lượng tốt. Hiện nay đang được trồng nhiều ở các tỉnh Lâm Đồng, Lạng Sơn, Yên Bái, Phú Thọ và Thái Nguyên, diện tích đạt trên 2000 ha. + Giống Thúy Ngọc: nguồn gốc Đài Loan nhập nội năm 1994, công nhận giống mới năm 2008. Đây là giống có dạng thân bụi, lá màu xanh nhạt, non hơi phớt tím, có lông tuyết, khối lượng búp tôm 2 lá 0,51g. Cây sinh trưởng yếu hơn Kim Tuyên, 5 - 6 tuổi mới giao tán, mật độ búp trung bình, 11 năng suất đạt 8 - 10 tấn/ha. Giống dễ giâm cành, khả năng chống chịu sâu bệnh trung bình. Chế biến chè Ô long cho chất lượng rất tốt. Hiện nay đang được trồng nhiều ở các tỉnh Lâm Đồng, Lạng Sơn, Yên Bái, Phú Thọ và Thái Nguyên, diện tích trên 500 ha. + Giống Bát Tiên: nguồn gốc Đài Loan nhập nội năm 1994, công nhận giống sản xuất thử năm 2003. Đây là giống có dạng thân bụi, lá màu xanh vàng, non hơi phớt tím, khối lượng búp tôm 2 lá trung bình 0,52 - 0,57g. Cây sinh trưởng khá tốt, 5 tuổi giao tán, mật độ búp thưa, năng suất đạt 8 tấn/ha Giống dễ giâm cành, khả năng chống chịu sâu bệnh trung bình. Chế biến chè Ô long cho chất lượng rất tốt. Hiện nay đang được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ và Thái Nguyên, diện tích trên 50 ha. + Giống PH10: nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 2000, công nhận giống sản xuất thử năm 2010. Giống có dạng thân bụi, lá màu xanh lục, non hơi phớt tím, khối lượng búp tôm 2 lá trung bình 0,55g. Cây sinh trưởng tốt, 5 tuổi giao tán, mật độ búp rất dày, năng suất đạt 10 tấn/ha. Giống dễ giâm cành, khả năng chống chịu sâu bệnh khá. Chế biến chè Ô long tốt. Được mở rộng sản xuất thử tại các vùng chè của Trung du miền núi phía Bắc. - Giống cho sản xuất chè xanh tốt gồm có LDP1, Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch, Keo Am Tích, PT95, PH8, PH9, Tham Vè. + Giống LDP1: Chọn tạo từ cặp lai PH1 x Đại bạch trà năm 1980, công nhận giống mới năm 2003. Đây là giống có dạng thân gỗ nhỡ, lá màu xanh lục, non có màu xanh sáng, khối lượng búp tôm 2 lá 0,43 - 0,52g. Cây sinh trưởng rất tốt, 5 tuổi giao tán, mật độ búp rất dày, năng suất đạt trên 15 tấn/ha. Giống dễ giâm cành, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Chế biến chè xanh cho chất lượng khá. Hiện nay đang được trồng ở tất cả 35 tỉnh trồng chè trong cả nước, diện tích trên 30.000 ha.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng