Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật đánh giá của anh ( chị ) về các phương thức bồi thường khi nhà nước thu hồi đất...

Tài liệu đánh giá của anh ( chị ) về các phương thức bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

.DOCX
11
110
101

Mô tả:

Lương Đình Chinh - 372854 MỤC LỤC Trang A - MỞ BÀI 0 B - NỘI DUNG 2 I. Khái niệm thu hồi đất, bồi thường đất và mục đích, 2 ý nghĩa của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. 1. Thu hồi đất 2 2. Bồi thường khi thu hồi đất 2 3. Mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường khi thu hồi đất 2 II. Các phương thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất 3 1. Phương thức bồi thường bằng tiền 3 2. Bồi thường bằng việc thực hiện chính sách tái định cư 4 3. Bồi thường bằng việc giao đất mới 5 4. Các phương thức bồi thường khác 6 III. Phương hướng hoàn thiện các quy định về bồi thường đất 6 C - KẾT BÀI 8 Danh mục tài liệu tham khảo 9 0 Lương Đình Chinh - 372854 A - MỞ BÀI " Tấc đất tấc vàng ", đúng vậy đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và quý giá. Trong điều kiện hiện nay khi nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nguồn tài nguyên đất này lại càng trở nên có giá trị hơn bao giờ hết. Việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu đô thị, khu chế xuất...được đẩy mạnh. Đồng thời với việc giao, cho thuê đất , các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành các biện pháp thu hồi đất đai . Đây là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Khoản 1 điều 5 luật đất đai 2003 khẳng định : “ Đất đai thộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất và quản lý.”.Việc thu hồi đất nhằm vào những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội , an ninh quốc phòng, công trình công cộng, hay xử lý những vi phạm pháp luật đất đai hoặc thu hồi do hết thời hạn giao, cho thuê....Tuy nhiên đi cùng với việc thu hồi đất của những chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp gắn liền với đất thì vấn đề hỗ trợ, tái định cư đặc biệt là bồi thường lại trở thành vấn đề vô cùng nóng bỏng, rất đáng phải quan tâm. Vậy thì : Có những phương thức bồi hường nào ? Những ưu điểm và hạn chế của các phương thức bồi thường trên; việc tiến hành trên thực tế như thế nào ? Các phương hướng hoàn thiện... Do đó, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề nay em xin chọn đề tài " Đánh giá của Anh ( Chị ) về các phương thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất " làm bài tập lớn cho môn Luật Đất Đai. B - NỘI DUNG 1 Lương Đình Chinh - 372854 I. Khái niệm thu hồi đất, bồi thường đất và mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. 1. Thu hồi đất. Theo khoản 5 Điều 4 Luật Đất đai 2003: Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật Đất đai. 2. Bồi thường khi thu hồi đất. Theo khoản 6 Điều 4 của Luật đất đai năm 2003 : Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. 3. Mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường khi thu hồi đất. Trước tiên ta hiểu việc bồi thường của Nhà nước khi thu hồi đất chỉ áp dụng khi các chủ thể bị thu hồi có quyền và lợi ích hợp pháp gắn liền với đất bị thu hồi. - Nhằm phục vụ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, những mục tiêu kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh, lợi ích cộng đồng... Nhà nước phải tiến hành hoạt động thu hồi đất như một sự tất yếu. Quá trình thu hồi đất đặt ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần được giải quyết thỏa đáng. Để hài hòa giữa lợi ích của xã hội, tập thể cá nhân thì mỗi quốc gia có những cách giải quyết khác nhau.Về mặt hành chính đây là quá trình không tự nguyện ,có tính cưỡng chế và đòi hỏi sự “ hy sinh” của chủ thể bị thu hồi đất. - Từ đó có thể hiểu việc bồi thường khi thu hồi đất của nhà nước không chỉ đơn thuần là sự đền về bù vật chất mà còn nhằm đảm bảo lợi ích của người phải di chuyển. Đó là phải đảm bảo họ có được chỗ ở ổn định, điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ... II. Các phương thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. 2 Lương Đình Chinh - 372854 Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các phương thức bồi thường khi nhà nước thu hồi đất bao gồm : - Bồi thường bằng tiền. - Bồi thường bằng việc thực hiện chính sách tái định cư. - Bồi thường bằng việc giao đất mới. - Các phương thức bồi thường khác : Hỗ trợ di chuyển và hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ chuyển đổi nghề tạo việc làm hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất...Việc đa dạng hóa các hình thức bồi thường nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể tiếp cận đến hình thức bồi thường phù hợp nhất đối với mình để có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống sau khi đã bị thu hồi đất. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện các phương thức bồi thường trên lại gặp không ít các khó khăn vướng mắc. Nhiều vấn đề chỉ mang tính lý thuyết mà trên thực tế lại rất khó thực hiện và ngay cả các chủ thể bị thu hồi đất cũng khó tiếp cận đến những hình thức mà họ mong muốn. 1. Phương thức bồi thường bằng tiền. Đây là phương thức bồi thường phổ biến và chiếm ưu thế nhất hiện nay. Bồi thường bằng tiền được áp dụng khi Nhà nước thu hồi đất nhưng lại không có quỹ đất khác phù hợp với cùng mục đích để bồi thường hoặc người dân không có nhu cầu nhận đất mà muốn nhận tiền bồi thường. So với các phương pháp khác thì đây là phương pháp tiến hành khá nhanh gọn nhưng trên thực tế lại gặp phải những vấn đề cần phải khắc phục : - Thứ nhất : Nhà nước chưa có chính sách nhất quán trong việc thực hiện chính sách bồi thường. Nhà nước ban hành và quyết định chính sách bồi thường đối với những dự án quốc phòng - an ninh, mục đích công cộng...Tuy nhiên đối với các dự án đầu tư thì lại cho phép thực hiện cơ chế thỏa thuận về giá đất, chính điều này tạo ra một sự chênh lệch giá bồi thường lớn mặc dù trong cùng một phạm vi lãnh thổ. - Thứ hai : Khoản 1 Điều 9 Nghị định 197/2004/NĐ-CP quy định “Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính 3 Lương Đình Chinh - 372854 phủ; không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng.” Giá đất được UBND tỉnh công bố ngày 01 tháng 01 hàng năm theo quy định của Chính phủ. Theo đó giá đất bồi thường không theo kịp giá chuyển nhượng trên thị trường, mặc dù ở hai thời điểm khác nhau trong năm nhưng giá bồi thường lại như nhau. Sự ra đời của Nghị định 17 NĐ-CP ngày 27/01/2006 có sửa đổi bổ sung quy định về bồi thường đất sau thu hồi với quy định “ Tại thời điểm có quyết định bồi thường đất mà giá đất bồi thường chưa sát với thực tế thì UBND tỉnh điều chỉnh cho phù hợp.” Tuy vậy, không quy định “ sát” ở đây là như nào nên gây ra sự tùy tiện trong thực hiện pháp luật gây bức xúc cho người dân. 2. Bồi thường bằng việc thực hiện chính sách tái định cư. - Thực hiện chính sách tái định cư trong những năm qua cho thấy : việc xây dựng các khu tái định cư còn rất bị động, thiếu đồng bộ nhất là các dự án có nguồn vốn trung ương , trong đó tồn tại lớn nhất là cơ sở hạ tầng khu tái định cư không được đầu tư theo quy hoạch hoặc quy hoạch nửa vời. Các dự án thiếu biện pháp khôi phục thu nhập tại nơi ở mới cho người được bố trí tái định cư. Các công trình xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất phương án đền bù tái định cư do chủ dự án lập, Hội đồng giải phóng mặt bằng chỉ tham gia với tư cách tư vấn vì vậy trách nhiệm của chính quyền địa phương thường không cao và là nguyên nhân giảm hiệu lực pháp luật của những chính sách đền bù tái định cư, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng. - Các khu tái định cư khi xây dựng xong chất lượng kém : Đó là chất lượng nhà ở tái định cư còn thấp, việc quản lý, bảo trì còn nhiều hạn chế dẫn đến nhanh xuống cấp. Việc cung cấp các dịch vụ môi trường, dịch vụ phục vụ sinh hoạt, vui chơi, giải trí và học tập của cộng đồng dân cư ở nhiều khu tái định cư còn rất thiếu. Thậm chí, nhiều nơi do chưa đầu tư trường học, nên hằng ngày học sinh phải lặn lội đi xa để được học... Bên cạnh đó, việc giải quyết các vấn đề dân sinh tại nơi tái định cư như cấp sổ đỏ, cấp điện, cấp nước và các vấn đề liên quan đến việc quản lý dân cư, quản lý nhà chung cư, quản lý trật tự xây dựng... còn chưa đáp ứng kịp các yêu cầu chính đáng của nhân dân. Khiến nhiều hộ gia đình phải bỏ các khu tái định cư đi nơi khác. 3. Bồi thường bằng việc giao đất mới. 4 Lương Đình Chinh - 372854 Điều 42 Luật Đất đai 2003 và điều 6 nghị định 197/2004/NĐ-CP quy định : Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng đất. Giao đất mới là hình thức Nhà nước sau khi thu hồi đất sẽ tiến hành bồi thường cho chủ thể bị thu hồi một phần đất khác cùng loại cùng mục đích canh tác để người bị thu hồi có thể tiếp tục đảm bảo cuộc sống .Trên thực tế thì hình thức này lại bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu tính khả thi : - Trước hết phải khẳng định rằng loại đất bị thu hồi nhiều nhất là đất nông nghiệp, thời kỳ 2001 - 2010 bình quân mỗi năm diện tích đất cho phát triển công nghiệp tăng 77.000ha, diện tích đất đô thị tăng thêm khoảng 53.000ha, diện tích đất phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng khoảng 41.500ha trong khi đó diện tích đất nông nghiệp lại liên tục giảm.Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2009, mỗi năm ở nước ta có khoảng 10.000ha đất nông nghiệp chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác, tương ứng với 100.000 người mất đất. Cho đến nay, có khoảng 3 triệu hộ nông dân cả nước bị ảnh hưởng tới đời sống do thu hồi đất. - Đối với đất nông nghiệp thì việc bồi thường bằng hình thức này xem ra rất thiếu khả thi vì nước ta là một nước nông nghiệp khoảng 2/3 dân số hoạt động nông nghiệp, quỹ đất nông nghiệp đã được giao hoặc cho thuê tới hầu hết các hộ nông dân trong thời hạn 20 đến 50 năm và khi hết hạn nếu có nhu cầu thì vẫn được xem xét gia hạn tiếp như vậy có thể thấy gần như đã không còn quỹ đất nông nghiệp để bồi thường cho chủ thể có nhu cầu. - Việc bồi thường bằng việc giao đất mới cũng không đem lại hài lòng cho người bị thu hồi vì đa phần đất được bồi thường là đất xấu khó canh tác, hiệu quả không cao và có vị trí địa lý không thuận lợi ... - Việc bồi thường bằng diện tích đất để kinh doanh, dịch vụ... là giải pháp hữu hiệu trong tình trạng quỹ đất nông nghiệp ngày càng hạn chế, tạo điều kiện rộng rãi cho các chủ thể có thể chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định kinh tế , nó còn thể hiện sự quan tâm tạo điều kiện cho người dân của Nhà nước. Tuy nhiên cũng cần có những quy định chặt chẽ và linh hoạt hơn để người dân tiếp cận dễ dàng hiệu quả... 5 Lương Đình Chinh - 372854 4. Các phương thức bồi thường khác. Hỗ trợ học nghề và chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống cho các đối tượng bị thu hồi đất hiện nay đã nảy sinh rất nhiều vấn đề. Nhà nước cũng đã có những quy định về vấn đề này nhưng còn mang tính chung chung thiếu khả thi, việc tiến hành mở nhiều lớp đào tạo nghề cho người dân mất đất được chuyển đổi việc làm nhưng thực tế nó lại không hiệu quả vì : + Hình thức đào tạo không phù hợp không chuyên sâu, mang tính chất hình thức. + Đào tạo nghề được tiến hành nhưng lại không hỗ trợ tìm việc làm cho người dân sau khi đào tạo . Các doanh nghiệp địa phương thì từ chối nhận lao động vì lý do lao động chất lượng thấp. + Mặc dù có việc làm nhưng thu nhập lại rất ít ỏi vì đa phần người theo học là nông dân nên khả năng tiếp thu không cao, trình độ năng lực thấp... + Hỗ trợ ổn định cuộc sống cho người dân cũng chưa được quan tâm đúng mức chưa làm cho người dân yên tâm... + Chính sách hỗ trợ không thực sự đảm bảo quyền lợi và không bù đắp được những thiệt hại mà người dân phải đối mặt . III. Phương hướng hoàn thiện các quy định về bồi thường đất và các phương thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nhằm nâng cao hiệu quả của các phương thức bồi thường . - Thứ nhất, cần có một đạo luật riêng quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (BTHTTĐC) khi Nhà nước thu hồi đất (THĐ). Trong đạo luật này có nguyên tắc, cơ chế xác định bồi thường đối với đất, đối với tài sản gắn liền với đất, nguyên tắc hỗ trợ, thực hiện TĐC. Đặc biệt, trong đạo luật này có xác định rõ quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái định khi THĐ. Trong đó, các quyền được biết thông tin về đất bị thu hồi, quyền được góp ý kiến, quyền được xem khu TĐC, quyền khiếu nại, khiếu kiện, thậm chí quyền được tham gia vào công tác định giá đất công bằng, đúng với thực tế cũng sẽ được ghi nhận. 6 Lương Đình Chinh - 372854 - Thứ hai, vấn đề giá đất. Một là, việc quy định bảng giá đất được ban hành ngày 01 tháng 01 hàng năm với mong muốn giá đất không quá cách biệt với giá thị trường dường như là bài toán khó. Thực tế, giá đất từng nơi, từng lúc dao động ở mức cao vượt ngoài phạm vi dự đoán của các chủ thể quản lý. Khi đó, việc bỏ ra chi phí và thời gian gần nửa năm để điều tra, ban hành bảng giá đất để kịp công bố ngày 01 tháng 01 hàng năm có thể dẫn đến lãng phí về thời gian, công sức vì hiệu quả không cao. Hai là, việc ban hành bảng giá đất phải dựa trên căn cứ sát hợp trên thực tế. Bốn phương pháp ban hành bảng giá đất gồm: phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp thu nhập, phương pháp chiết trừ, phương pháp thặng dư mà Chính phủ không ngừng hoàn thiện dường như chưa có cơ chế để phát huy hiệu quả. Một trong những nguyên do là thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát mức độ xác thực mà các chủ thể thực hành khảo sát và ban hành bảng giá đất. Thêm vào đó, pháp luật nước ta vẫn chưa có cơ chế cụ thể để các doanh nghiệp định giá thực sự vào cuộc. Ở các nước phát triển, do quyền sở hữu đất đai được thừa nhận nên giá đất ( gắn liền với toàn bộ bất động sản trên đất ) khi nhà nước THĐ là mức giá thỏa thuận. Trường hợp có bất đồng xảy ra thì mỗi chủ thể tham gia, bao gồm: Nhà nước, chủ đầu tư hay chủ thể có đất bị thu hồi đều có thể thuê các đơn vị có thẩm định giá (trong hoặc ngoài Nhà nước). - Thứ ba, về các thiệt hại vô hình khi bị THĐ, đã có ý kiến “ Sẽ nghiên cứu để đưa thiệt hại vô hình vào giá tính bồi thường cho dân ”, “ mất mát vô hình của người dân bị THĐ đã được Liên hiệp quốc kết luận từ nhiều năm trước ”. Hơn nữa, thiệt hại vô hình là khái niệm đã có trong ngành luật dân sự ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc “ liên thông ” nội dung này với hoạt động THĐ, BTHTTĐC thì hầu như chưa được thực hiện. Trong những quy định pháp luật, một số thiệt hại vô hình - tuy chưa được định nghĩa là thiệt hại vô hình - vẫn được nhận ra và tính toán trong bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ, ví dụ như: hỗ trợ TĐC, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm (Điều 19, Điều 22 Nghị định 69/2009/NĐ-CP), bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp Nhà nước THĐ ( Điều 8 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT )… Cần thiết phải pháp điển hóa các nguyên tắc trong bồi thường thiệt hại vô hình như: thiệt hại đó phải hiển nhiên ( tức là thiệt hại hiện diện trên thực tế chứ không phải do chủ thể nghĩ ra, suy đoán ra mà không có căn cứ ), thiệt hại phải do việc THĐ gây ra một cách trực tiếp và thiệt hại đó phải ở dạng vật chất hoặc phi vật chất 7 Lương Đình Chinh - 372854 nhưng tính được mức thiệt hại ( do ảnh hưởng đến tài sản hoặc sức khỏe, tinh thần của người SDĐ ). - Thứ tư, vấn đề hoàn thiện các quy định về hỗ trợ theo hướng tập trung, thống nhất và hiệu quả. Nếu bồi thường là phần cơ bản, có nội dung tương xứng với thiệt hại thì hỗ trợ là phần thêm vào, mang tính mở. Hiện nay, trong rất nhiều các dự án, chủ thể bồi thường có xu hướng dùng chính sách hỗ trợ để “ điều tiết ” mức bồi thường để cho các dự án không quá chênh lệch nhau cũng như làm sao để tổng số tiền mà người dân nhận có thể giúp họ tái lập được cuộc sống. Tuy nhiên, cũng chính những quy định quá mở sẽ tạo những kẽ hở vì đôi khi nó tuỳ thuộc quá nhiều vào ý chí của chủ quan của chính quyền địa phương.... Trước điều kiện đó, việc thực hiện hỗ trợ cần phải có những hướng dẫn cụ thể từ phía các cơ quan trung ương để có sự thống nhất trong quá trình áp dụng, bảo đảm công bằng giữa các hộ dân trong cùng một dự án và giữa các dự án với nhau. - Thứ năm, vấn đề thực tiễn hóa các nguyên tắc về TĐC. Để thực hiện được điều này, cần có những quy định cụ thể về việc lập và thực hiện khu TĐC một cách chi tiết. Một là, khái niệm về “ khu TĐC bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ ” phải được hướng dẫn chi tiết như: điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường sá, điện, nước… và điều kiện cơ sở hạ tầng xã hội: trường học, trạm xá, công viên, nhà sinh hoạt... Hai là cần có những quy định chi tiết về việc phối hợp giữa chính quyền địa phương và nhà đầu tư trong việc huy động nguồn vốn trong các dự án “ Nhà nước và chủ đầu tư cùng làm ” mà một phần diện tích để lại cho chủ đầu tư kinh doanh, khai thác.... - Thứ sáu, việc tiến hành hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cần tham khảo kinh nghiệm của những nước khác, chọn lọc những ưu điểm phù hợp để áp dụng vào nước ta. C - KẾT BÀI Qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy được việc thu hồi đất là một công việc hết sức khó khăn, vất vả. Thế nhưng việc bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi 8 Lương Đình Chinh - 372854 đất còn khó khăn hơn nhiều. Làm thế nào để có thể thu hồi đất một cách dễ dàng, không gặp khó khăn và làm thế nào để việc bồi thường được diễn ra một cách dễ dàng, nhanh chóng mà không gặp phải sự phản ứng của những người bị thu hồi đất, làm cho các bên đều cảm thấy lợi ích của mình được đảm bảo. Đây vẫn là một câu hỏi vô cùng khó mà vẫn chưa có phương án nào đáp ứng được toàn bộ, phương án nào cũng có cái hay của nó và cũng có cái hạn chế riêng. Chính vì thế đòi hỏi các cơ quan Nhà nước, chính quyền cần có những quyết định sáng suốt khi thu hồi đất và có những biện pháp hỗ trợ, bồi thường hợp lý khi thu hồi đất. Và cũng cần tránh việc những người có chức, có quyền lạm dụng việc thu hồi đất vào mục đích không chính đáng để làm giàu cho mình, cần phải nghiêm khắc xử lý những hiện tượng như thế. Trong thời gian sắp tới, Luật Đất Đai năm 2013 sẽ ra đời, hi vọng nó sẽ giải quyết được nhiều khó khăn, bất cập trong việc thu hồi đất và cách thức bồi thường, hỗ trợ cho đối tượng bị thu hồi đất. Trên đây là bài viết của em, do kiến thức cũng như sự hiểu biết còn có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong các thầy cô góp ý để bài viết của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Giáo trình Luật Đất Đai ,Trường Đại học Luật Hà Nội , NXB Tư Pháp. 9 Lương Đình Chinh - 372854 2/Luật Đất đai 2003 ( sửa đổi bổ sung 2009) NXB Lao Động ,Hà Nội 2013. 3/ Những tồn tại, vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng các phương thưc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, TS. Nguyễn Thị Nga,Tạp chí Luật Học Số 5/2011, Trường Đại Học Luật Hà Nội. 4/ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong giai đoạn hiện nay,TS. Phan Trung Hiền – Phó trưởng Khoa luật, Trường Đại học Cần Thơ. Nguồn:nclp.org.vn 5/ Pháp luật đất đai bình luận và giải quyết tình huống, Ths.Trần Quang Huy(chủ biên) , Ths.Nguyễn Văn Phương, NXB Tư Pháp. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan