Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ...

Tài liệu đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện đoan hùng tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 2014

.PDF
85
71
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH VIẾT SƠN ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG - TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH VIẾT SƠN ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG - TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60 85 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Chí Hiểu PHÒNG QLĐTSĐH KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN Thái Nguyên - 2015 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Đinh Viết Sơn LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Nguyễn Chí Hiểu là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đoan Hùng và các cơ quan ban ngành khác có liên quan tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình, quý báu đó! Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Đinh Viết Sơn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài..............................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4 1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................4 1.1.1. Khái quát về thanh tra đất đai .......................................................................4 1.1.2. Khái quát về khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp đất đai ...................7 1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................19 1.3. Tình hình thực hiện Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trong cả nước.............................................................................................21 1.3.1. Công tác thanh tra đất đai trong phạm vi cả nước ......................................21 1.3.2. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ......................23 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................25 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................25 2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................25 2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Đoan Hùng .25 2.2.2. Sơ lược công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng..25 2.2.3. Đánh giá công tác Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2010 – 2014 ..................................25 2.2.4. Thuận lợi, khó khăn, tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ..25 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................26 2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp..............................................................................26 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp ...............................................................26 2.3.4. Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp số liệu.......................................27 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................28 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...............................................28 3.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................28 3.3. Đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2010 – 2014 ........................................40 3.3.1. Đánh giá công tác thanh tra đất đai trên địa bàn huyện huyện Đoan Hùng giai đoạn 2010 – 2014...........................................................................................40 3.3.2. Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện huyện Đoan Hùng giai đoạn 2010 – 2014........................52 3.4. Thuận lợi, khó khăn, tồn tại và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Đoan Hùng.65 3.4.1. Thuận lợi .....................................................................................................65 3.4.2. Khó khăn, tồn tại và nguyên nhân ..............................................................66 3.4.3. Đề xuất một số giải pháp ............................................................................70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................73 1. Kết luận.............................................................................................................73 2. Kiến nghị...........................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ...................................... 33 Bảng 3.2: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp.............................................. 34 Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng năm 2013 38 Bảng 3.4: Kết quả tổng hợp số đợt thanh tra theo chuyên đề trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2010 – 2014 ...................................... 41 Bảng 3.5: Kết quả công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất ...................... 42 Bảng 3.6: Kết quả thanh tra đối tượng vi phạm trong công tác cho thuê đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2010 – 2014 .................. 44 Bảng 3.7: Kết quả Thanh tra công tác thu hồi đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2010 - 2014 ....................................... 45 Bảng 3.8: Kết quả số lượt tiếp dân và đơn thư trên địa bàn ........................... 54 Bảng 3.9: Kết quả giải quyết khiếu nại trên địa bàn huyện Đoan Hùng ........ 55 Bảng 3.10: Kết quả xác minh đơn thư tố cáo liên quan đến đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2010 – 2014 .................. 59 Bảng 3.11: Số lượng đơn thư về việc tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2010 – 2014 ...................................... 61 Bảng 3.12: Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2010 - 2014 ....................................... 63 DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 3.1: Bản đồ hành hành chính huyện Đoan hùng, tỉnh Phú Thọ ............. 29 Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu các loại đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng........... 40 Hình 3.3: Đồ thị thể hiện kết quả giao đất, cho thuê đất theo đối tượng sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2010 - 201443 Hình 3.4: Đồ thị số lượng đơn thư liên quan đến đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2010 - 2014 ....................................... 55 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là nguồn nội lực, là nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở văn hoá, y tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai có ý nghĩa kinh tế chính trị sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đất đai là yếu tố cấu thành lãnh thổ quốc gia, đất đai gắn liền với lịch sử dân tộc và tình cảm của con người sống trên đó. Đất đai không chỉ bao gồm mặt đất mà còn bao gồm cả mặt nước trên bề mặt trái đất, và tất cả mọi tài nguyên trên bề mặt đất và trong lòng đất. Chính vì vai trò và tính chất quan trọng của đất như vậy nên Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề đất đai, và đã ban hành rất nhiều văn bản Pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. Theo Luật đất đai 2003, đến Luật đất đai năm 2013 thì công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai được coi là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và cần được thực hiện tốt. Trong thực tế hiện nay nhiều địa phương, đơn vị, cá nhân đã thực hiện tốt chức năng quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó còn không ít những địa phương, đơn vị và một số bộ phận cá nhân thực hiện chức năng quản lý còn lỏng lẻo, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội. Do vậy trong quá trình sử dụng đất thường xuyên xẩy ra tranh chấp giữa các chủ sử dụng đất, vi phạm pháp luật như: lấn, chiếm, sử dụng đất sai mục đích, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép, giao đất trái thẩm quyền, không thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất, chậm đưa đất vào sử dụng theo tiến độ của dự án, … Việc sử lý các vụ việc vi phạm pháp luật đất đai đôi khi còn thiếu nghiêm minh, không triệt để làm gia tăng các vụ việc khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, đây là những vấn đề hết sức phức tạp, cấp bách trên địa bàn cả nước, có nơi trở thành điểm nóng tác động xấu đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của địa phương, làm giảm niềm tin của nhân dân trong việc thực hiện pháp luật và vai trò quản lý của Nhà nước về đất 2 đai bị giảm sút. Do đó công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là việc làm hết sức cần thiết. Huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ là huyện miền núi, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía bắc. Chính vì vậy trong thời gian qua, việc quản lý và sử dụng đất đai đang là vấn đề nóng bỏng và phức tạp trên địa bàn huyện. Công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh kéo theo giá đất ngoài thị trường tăng cao, nên tình hình sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất đai đang là vấn đề nổi cộm dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện ngày một gia tăng với nhiều tính chất và mức độ phức tạp. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2014”. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trong quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2014, từ đó đề xuất một số biện pháp đẩy mạnh công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nắm vững được các văn bản, quy định của Nhà nước về công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. - Phản ánh đúng thực trạng công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2014. - Đưa gia các giải pháp cụ thể và triển khai thực hiện tại địa phương, từ đó chọn giải pháp tối ưu để thực hiện tại địa phương. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp học viên củng cố được những kiến thức đã học trong nhà trường. 3 - Giúp cho học viên nắm thực trạng sử dụng đất và công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. Đặc biệt là công tác thanh tra, giải quyết khiến nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn. Qua đó liên hệ với phần lý luận ở nhà trường nhằm đưa ra giải pháp trong công tác quản lý, sử dụng đất của đơn vị, củng cố thêm nhận thức và nâng cao tay nghề chuyên môn. - Giúp cho học viên tiếp cận, học hỏi và đưa ra những cách xử lý đối với những tình huống trong thực tế, tính tổ chức, kỷ luật trong nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, tinh thần khắc phục mọi khó khăn, phát huy tính tích cực trong học tập. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng nói riêng và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và cả nước nói chung. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Khái quát về thanh tra đất đai 1.1.1.1. Khái niệm Theo Điều 201 Luật Đất đai 2013 thanh tra đất đai hay còn gọi là thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai [9]. 1.1.1.2. Thẩm quyền tổ chức, chỉ đạo thực hiện Thanh tra đất đai Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện Thanh tra đất đai [9]: - Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai trong cả nước. - Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương. 1.1.1.3. Nội dung Thanh tra đất đai Luật Đất đai 2013 đã quy định các nội dung Thanh tra đất đai như sau [9].: a, Thanh tra việc quản lý đất đai Nội dung thanh tra đối với loại chủ thể này chủ yếu tập trung vào việc thực hiện các chức năng,nhiệm vụ trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Được chia ra như sau: * Thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của UBND các cấp Đây là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, nên trong công tác thanh tra thường tập trung vào các nội dung thuộc thẩm quyền của các cơ quan này. - Thanh tra việc chấp hành, triển khai các văn bản pháp luật đất đai của Nhà nước và các cơ quản lý cấp trên. - Thanh tra việc thực hiện chức năng nhiệm vụ theo thẩm quyền trong công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, thay đổi mục đích sử dụng, ra quyết định 5 GCNQSD đất, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào các mục đích, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai. - Thanh tra công tác thanh tra trách nhiệm, công tác sử lý các vi phạm pháp luật đất đai của UBND cấp dưới. * Thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm của các cơ quan quản lý đất đai chuyên môn Đối với các cơ quan này chủ yếu tập chung vào các nội dung như sau: - Thanh tra công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính,xây dựng các loại bản đồ chuyên ngành đất đai. - Thanh tra công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng kí đất đai, hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất, hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất. - Thanh tra công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất trên thực địa. - Thanh tra công tác thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định. b, Thanh tra việc sử dụng đất đai Đối với người sử đụng đất nôi dung thanh tra tập trung chủ yếu vào các vấn đề như sau: - Thanh tra quyền sử dụng đất, kiểm tra các loại giấy tờ, nguồn gốc của việc sử dụng đất, việc kê khai đăng kí sử dụng đất, đăng kí biến động đất đai. - Thanh tra tình hình sử dụng đất, kiểm tra về ranh giới, diện tích, kích thước, hình thể thửa đất, kiểm tra về mục đích sử dụng, thực hiện nghĩa vụ tài chính khi sử dụng đất, việc thực hiện các biện pháp sử đụng đất đai. Cụ thể: + Kiểm tra làm rõ diện tích đất thực tế sử dụng so với diện tích đất được giao, được thuê ghi trong quyết định hoặc hợp đồng thuê đất của cấp có thẩm quyền. + Xác định rõ diện tích đất sử dụng không đúng mục đích, diện tích đất chưa đưa vào sử dụng, mức độ vi phạm. + Xác định rõ diện tích đã xây dựng công trình so với thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Xác định nguồn gốc và tiền sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính khác. 6 1.1.1.4. Quyền hạn và trách nhiệm của đoàn thanh tra và thanh tra viên đất đai - Đoàn thanh tra và thanh tra viên đất đai khi tiến hành thanh tra có quyền hạn sau đây [26]: + Yêu cầu cơ quan nhà nước, người sử dụng đất và các đối tượng khác có liên quan cung cấp tài liệu và giải trình những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra; + Quyết định tạm thời đình chỉ việc sử dụng phần đất không đúng pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý; + Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai; + Các quyền khác theo quy định của pháp luật về thanh tra. - Đoàn thanh tra và thanh tra viên đất đai khi tiến hành thanh tra có trách nhiệm sau đây [26]: + Xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra viên với đối tượng thanh tra; + Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định của pháp luật; + Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình; + Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về thanh tra. 1.1.1.5. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra * Đối tượng thanh tra có các quyền sau đây [6]: - Yêu cầu đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thi hành công vụ giải thích rõ các yêu cầu về thanh tra; - Giải trình trong quá trình thanh tra, tham gia ý kiến về kết luận thanh tra; trường hợp không nhất trí với kết luận thanh tra, quyết định xử lý vi phạm pháp luật của thanh tra đất đai thì có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; 7 - Tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên vi phạm lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật về thanh tra. * Đối tượng thanh tra có nghĩa vụ sau đây [6]: - Không được cản trở, gây khó khăn cho đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ; - Cung cấp tài liệu, giải trình các vấn đề cần thiết liên quan đến nội dung thanh tra đất đai; chấp hành các quyết định của đoàn thanh tra, thanh tra viên trong quá trình thanh tra và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc thanh tra; - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về thanh tra. 1.1.2. Khái quát về khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp đất đai 1.1.2.1. Khái niệm * Khiếu nại: Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình [8]. * Tố cáo: Là việc công dân theo thủ tục do Luật tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức [9]. * Tranh chấp đất - Luật đất đai năm 2003 đưa ra khái niệm [5]: Là tranh chấp giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. - Luật đất đai năm 2013 đưa ra khái niệm [9]: Là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai đai. 8 1.1.2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp từng lĩnh vực khác nhau, thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý Nhà nước khác nhau. Đối với lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai đảm bảo các mối quan hệ giữa Nhà nước với các chủ thể sử dụng đất với nhau được thực hiện đúng theo đường lối, chính sách pháp luật về đất đai. * Thẩm quyền giải quyết khiếu nại [8] - Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. - Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện + Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình. + Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. - Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương: Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. - Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương + Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; 9 + Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. - Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh + Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình. + Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. + Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình. - Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ: Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. - Thẩm quyền của Bộ trưởng + Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. + Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. + Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. + Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình. 10 - Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ: + Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. + Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm. - Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp + Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao. + Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. + Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm. - Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ + Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. + Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật khiếu nại. + Chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 11 * Thẩm quyền giải quyết tố cáo [9]: - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết. - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. * Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai [5] - Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. - Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. - Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. 12 - Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau: + Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 Điều 50 Luật đất đai 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết. + Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 Điều 50 Luật đất đai 2003. Trường hợp Chủ tịch UBND huyện, quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh thì giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng. Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu lại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng. - Tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính do UBND các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết quy định như sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng