Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá công tác quản lý và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bà...

Tài liệu đánh giá công tác quản lý và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn xã cổ lũng huyện phú lương tỉnh thái nguyên

.PDF
84
61
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ THỊ NGÂN Tên đề tài: "ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BVTV TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CỔ LŨNG-HUYỆN PHÚ LƢƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN " KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng Khoa : Môi trƣờng Khóa học : 2011 - 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ THỊ NGÂN Tên đề tài: "ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BVTV TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CỔ LŨNG-HUYỆN PHÚ LƢƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN " KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Lớp Khoa Khóa học Giáo viên hƣớng dẫn : Chính quy : Khoa học môi trƣờng : K43 - KHMT (N03) : Môi trƣờng : 2011 - 2015 : TS. Nguyễn Chí Hiểu Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức mà mình đã đọc được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, em đã về thực tập tại UBND Xã Cổ Lũng-huyện Phú LươngTỈNH Thái Nguyên. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Lời đầu, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy, cô giáo trong khoa Môi Trường đã tận tình giúp đỡ và dìu dắt em trong suốt quá trình thực tập. Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên của UBND xã Cổ Lũng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của thầy giáo hướng dẫn : TS. Nguyễn Chí Hiểu đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin được gửi đến gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ và tạo niềm tin cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong thời gian thực hiện đề tài những lời cảm ơn chân thành nhất. Xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Hà Thị Ngân ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ...................................................... 8 Bảng 2.2. Bảng phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại theo WHO............ 8 Bảng 2.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng về độ độc cần ghi trên nhãn theo WHO ................................... 9 Bảng 4.1. Các loại thuốc BVTV được sử dụng nhiều trên địa bàn xã............. 39 Bảng 4.2. Lượng thuốc BVTV người dân sử dụng trong vụ xuân năm 2015 ..... 40 Bảng 4.3. Lượng thuốc BVTV người dân sử dụng trong vụ mùa năm 2014 - 2015 ....................................................................................... 41 Bảng 4.4 Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về việc chọn thời tiết và hướng gió khi phun thuốc BVTV ..................................................... 42 Bảng 4.5 Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về điều kiện đảm bảo sức khỏe khi phun ............................................................................. 44 Bảng 4.6 Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về việc sử dụng bảo hộ lao động............................................................................................. 45 Bảng 4.7 Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về cách pha thuốc BVTV................................................................................................ 46 Bảng 4.8 Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về thời điểm sử dụng thuốc BVTV...................................................................................... 46 Bảng 4.10 Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về cách xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng ........................................................... 48 Bảng 4.11 Kết quả điều tra, phỏng vấn về thái độ của người dân đối với hành vi vứt bao bì hóa chất bừa bãi .................................................. 49 Bảng 4.12 Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về nguyên nhân của việc vứt bao bì thuốc BVTV bừa bãi. ............................................... 50 iii Bảng 4.13 Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về cách xử lý lượng thuốc BVTV dư thừa sau sử dụng. ................................................... 51 Bảng 4.14 Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về các triệu chứng khi sử dụng thuốc BVTV ........................................................................ 52 Bảng 4.15 Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về một số bệnh thường gặp ........ 53 Bảng 4.16 Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường đất khu vực nghiên cứu ......................................................... 55 Bảng 4.17 Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước, không khí tại khu vực nghiên cứu .............................. 55 Bảng 4.18 Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về hiện trạng hệ sinh thái đồng ruộng ................................................................................. 56 Bảng 4.19 Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về mức độ tham gia các hoạt động hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV ở địa phương .............. 58 Bảng 4.20 Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về công tác quản lý thuốc BVTV ở địa phương ............................................................... 58 iv DANH MUCÁC HÌNH Hình 4.1. Tỷ lệ thuốc BVTV sử dụng đối với các loại cây trồng năm 2014-2015 ......................................................................................... 41 Hình 4.2. Tỷ lệ người dân chọn thời tiết phun thuốc BVTV ........................... 43 Hình 4.3. Tỷ lệ về thái độ của người dân đối với hành vi vứt bao bì thuốc BVTV. .............................................................................................. 49 Hình 4.4. Tỷ lệ người dân có các triệu chứng khi sử dụng thuốc BVTV ........ 52 Hình 4.5. Tỷ lệ một số bệnh thường gặp ở người dân ..................................... 54 v DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BVTV HST BNNPTNN Bảo Vệ Thực Vật : Hệ Sinh Thái : Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn WHO : Tổ Chức Ytế Thế Giới HCN : Hóa Công Nghiệp HTX : Hợp Tác Xã FAO : Tổ Chứ Lườn Thực Thế Giới HTXNN VSV UBND : Hợp Tác Xã Nông Nghiệp : Vi Sinh Vật : Uỷ Ban Nhân Dân QĐ : Quyết định CP : Chính phủ vi MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3 1.4.Yêu cầu của đề tài .................................................................................... 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 4 2.1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................... 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................... 6 2.2. Giới thiệu chung về thuốc BVTV ........................................................... 7 2.2.1. Phân loại độ độc của thuốc BVTV ................................................... 7 2.2.2. Vai trò của thuốc BVTV ................................................................... 9 2.2.3.Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc BVTV............................ 11 2.3. Những vấn đề chung về thuốc BVTV................................................... 11 2.3.1. Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới ................ 11 2.3.2. Công tác quẩn lý và sử dụng thuốc BVTV tại Việt Nam. .............. 14 2.4. Tác động của thuốc BVTV tới môi trường và hệ sinh thái .................. 22 2.4.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới đất và vi sinh vật đất .................. 23 2.4.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới môi trường nước ........................ 24 2.4.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới môi trường không khí ................ 24 2.4.4. Tác động của thuốc BVTV đến cây trồng ...................................... 24 2.4.5. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với người và động vật ............... 25 2.4.6. Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới thiên địch. .................................. 26 vii PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 27 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 27 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 27 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 27 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 27 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu. ...................................................................... 27 3.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 27 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 27 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu. ...................................................................... 27 3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp và tổng hợp đánh giá .. 28 3.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa ....................................................... 28 3.4.4. Phương pháp điều tra phỏng vấn .................................................... 28 3.4.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu.................................... 28 3.4.6. Phương pháp so sánh ...................................................................... 29 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 30 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Cổ Lũng ............................ 30 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ..................................... 30 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................. 33 4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại xã Cổ Lũng – Huyện Phú Lương- Tỉnh Thái Nguyên. .......................................................................... 38 4.2.1. Khối lượng thuốc BVTV người dân sử dụng ................................. 38 4.2.2. Cách sử dụng thuốc BVTV ............................................................. 42 4.2.3. Thời điểm sử dụng thuốc BVTV .................................................... 46 4.2.4. Nguồn gốc của thuốc BVTV .......................................................... 47 4.2.5. Đánh giá công tác thu gom bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng .. 48 4.3. Đánh giá tác động của thuốc BVTV tới sức khỏe người dân và môi trường. .. 51 4.3.1. Tác động của thuốc BVTV tới sức khỏe của người dân ................ 51 viii 4.3.2 Tác động của thuốc BVTV tới môi trường..................................... 55 4.4. Đánh giá công tác quản lý việc sử dụng thuốc BVTV. ........................ 57 4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết cho người dân, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV. ............................ 59 4.5.1. Giưải pháp quản lý .......................................................................... 59 4.5.2. Giải pháp xử lý................................................................................ 60 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 62 5.1. Kết luận ................................................................................................. 62 5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một nước phần lớn dân cư sống bằng canh tác nông nghiệp chiếm khoảng 70%, diện tích đất nông nghiệp đến thời điểm hiện nay là 9 triệu ha trong đó có trên 4 triệu ha đất trồng lúa. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng do việc bùng nổ dân số, cùng với xu hướng đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng mạnh, con người chỉ còn một cách duy nhất là thâm canh để tăng sản lượng cây trồng. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm như nước ta thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nông nghiệp, nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với phân bón hóa học, thuốc BVTV là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Các hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu đã được sử dụng rộng rãi ở nước ta từ đầu những năm 1960. Từ đó đến nay, thuốc BVTV vẫn gắn liền với tiến bộ sản xuất công nghiệp, quy mô, số lượng, chủng loại ngày càng tăng. Đã có hơn 100 loại thuốc được đăng ký sử dụng ở nước ta. Ngoài mặt tích cực của thuốc BVTV là tiêu diệt các sinh vật gây hại cây trồng, bảo vệ sản xuất, thuốc trừ sâu còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như phá vỡ quần thể sinh vật trên đồng ruộng, tiêu diệt sâu bọ có ích (thiên địch), tiêu diệt tôm cá, xua đuổi chim chóc, phần tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật trên các sản phẩm nông nghiệp, rơi xuống nước bề mặt, ngấm vào đất, di chuyển vào nước ngầm, phát tán theo gió gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. 2 Việc lạm dụng và thói quen thiếu khoa học trong bảo quản và sử dụng thuốc BVTV của người dân đã gây tác động rất lớn đến môi trường. Nhiều nhà nông do thiếu hiểu biết đã thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” đã sử dụng thuốc BVTV theo kiểu phòng ngừa định kỳ vừa tốn kém lại tiêu diệt nhiều loài có ích, gây kháng thuốc với sâu bệnh, càng làm cho sâu bệnh hại phát triển thành dịch và lượng thuốc BVTV được sử dụng càng tăng. Những năm gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã được các nhà khoa học, nhà bảo vệ môi trường (BVMT) quan tâm. Tuy nhiên, thực trạng này ngày càng trầm trọng và đã trở thành “vấn nạn” vì luôn thiếu các biện pháp và chế tài cụ thể. Vì vậy, để đưa ra được các biện pháp khắc phục tình trạng lạm dụng thuốc BVTV hiện nay thì việc tìm hiểu hiện trạng và sự hiểu biết của người dân về việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp tại xã Cổ Lũng nói riêng và ở Việt Nam nói chung là rất quan trọng. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn chí Hiểu, em tiến hành thực hiện đề tài : "Đánh giá công tác quản lý và tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã Cổ Lũng-Huyện Phú Lương- Tỉnh Thái Nguyên ". 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung - Đánh giá tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng chính tại Xã Cổ Lũng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tình hình sản xuất nông nghiệp toàn xã. - Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc BVTV của người dân tại khu vực nghiên cứu. - Đánh giá công tác thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV và ô nhiễm môi trýờng do thuốc BVTV tồn lýu tại khu vực nghiên cứu. 3 - Trên cơ sở đó đề xuất ra các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do thuốc BVTV, nâng cao ý thức người dân địa phương cũng như hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV tại địa phương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài  Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học - Nâng cao kiến thức kỹ năng, tích lũy được kinh nghiệm và rút ra bài học kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập vào nghiên cứu.  Ý nghĩa thực tiến - Đánh giá được hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại xã Cổ Lũng. - Đánh giá được nhận thức của người dân khi sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. - Đưa ra được các tác động của thuốc BVTV đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái (HST). - Đưa ra nhận xét ban đầu về tình hình sử dụng thuốc BVTV và mức độ ảnh hưởng của thuốc đối với môi trường tại xã. - Hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý, góp phần giảm chi phí dùng thuốc, bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của người dân nông thôn. - Tạo cơ sở đề xuất được các biện pháp quản lý và sử dụng thuốc BVTV một cách phù hợp. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho người dân địa phương. 1.4.Yêu cầu của đề tài - Số liệu thu thập phải có tính chính sác, khách quan, trung thực. - Những đề xuất phải có tính khả thi, phù hợp với thực trạng của địa phương. - Nắm được thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại xã Cổ Lũng. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan * Khái niệm về môi trường Môi trường: là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.(Theo Điều 3, khoản 1, luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2014) Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)( Nguyễn Trần Oánh và cs (2007), Giáo trình sử dụng thuốc BVTV, nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội) [ 9 ] hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi theo tên nhóm sinh vật gây hại, như thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu hại, thuốc trừ bệnh dùng để trừ bệnh cây… Thuốc BVTV bao gồm cả những chất có tác dụng điều hoà sinh trưởng cây trồng, chất kích thích cây trồng, chất làm rụng và khô lá hoặc các chất dùng trước hay sau thu hoạch để đảm bảo sản phẩm không bị hư hại trong khi chuyên chở hay bảo quản. * Khái niệm về chất độc - Chất độc(Lê Huy Bá 2008)[6]: là bất cứ chất nào có thể gây ra các hiệu ứng xấu, thậm chí gây tử vong cho người, sinh vật và hệ sinh thái. * Khái niệm về độc tính - Độc tính[6]: Là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một lượng nhất định của chất độc đó. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Độc tính là tính gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật. Độc tính được chia ra các dạng: 5 + Độc cấp tính: Nguy cấp có thể chết tức thời, ngắn hạn, thường đối với liều lượng cao hoặc nồng độ cao như khi đổ hóa chất, thoát chất độc hại ra không khí, kí hiệu LD50 (letal dosis 50), biểu thị lượng chất độc (mg) đối với 1 kg trọng lượng cơ thể có thể gây chết 50% cá thể vật thí nghiệm (thường là chuột hoặc thỏ). Nếu chất độc lẫn với không khí (hơi độc, hay ở trong nước) thì được kí hiệu LC50 (letal concentration 50) biểu thị lượng chất độc (mg) trong 1m3 không khí hoặc 1 lít nước có thể gây chết 50% cá thể thí nghiệm. LD50 và LC50 càng thấp chứng tỏ độ độc cấp tính càng cao. + Độc mạn tính (độc trường diễn): chỉ khả năng tích luỹ chất độc trong cơ thể, khả năng gây đột biến, gây ung thư hoặc quái thai, dị dạng. -Tính độc (độc tính): là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một lượng nhất định của chất độc đó. - Độ độc: biểu thị mức độ của tính độc, là liều lượng nhất định của chất độc cần có để gây được một tác động nào đó trên cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập vào cơ thể sinh vật. - Liều lƣợng [6]: là lượng chất độc cần thiết được (tính bằng mg hay g) để gây được một tác động nhất định trên cơ thể sinh vật. * Khái niệm dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật. - Dƣ lƣợng của thuốc bảo vệ thực vật là phần còn lại của hợp chất, các sản phẩm chuyên hóa và thành phần khác có trong thuốc, tồn tại trên cây trồng, nông sản, đất, nước sau một thời gian dưới tác động của các hệ sống và điều kiện ngoại cảnh. Dư lượng của thuốc được tính bằng mg (miligam) thuốc có trong 1 kg nông sản, đất hay nước (mg/kg). Như vậy, dư lượng thuốc BVTV bao gồm bất kỳ dẫn xuất nào của thuốc cung như các sản phẩm chuyển hóa của chúng có thể gây độc cho môi sinh, môi trường. Dư lượng có thể có nguồn gốc từ những chất đã xử lý vào đất hay trên bề mặt vật phun, phần khác lại bắt nguồn từ sự ô nhiễm (biết hay không biết) có trong không khí đất và nước. 6 Theo tiêu chuẩn GlobalGap của EU, dư lượng thuốc bảo vệ nông sản viết tắt là MRL (Maximum Residua Limit) là một giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (biểu hiện bằng mg/kg), là nồng độ cao nhất của dư lượng thuốc có trong một đơn vị sản phẩm rau quả mà ở đó có thể chấp nhận. MRL dựa trên dữ liệu GAP và sản phẩm cây trồng và nó phải thỏa mãn MRL ở mức độ độc tính có thể chấp nhận được * Khái niệm ô nhiễm môi trường - Ô nhiễm môi trường: Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. 2.1.2. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ môi trường của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014. - Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/06/2010 của Bộ NN&PTNT về việc quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và Công văn số 1538/BVTV-QLT ngày 8/9/2010 hướng dẫn thi hành Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT. - Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 Quy định về quản lý chất thải nguy hại. - Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. - Thông tư số 77/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2009 qui định về kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu. - Nghị định 58 ban hành năm 2002về “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật”, trong đó có “Điều lệ Bảo vệ thực vật - Nghị định số 26/2003/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ và kiểm dịch thực vật”. 7 - Quyết định 63/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành theo Quyết định 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. - Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 về việc Ban hành về quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật. - Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg ngày 10/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. 2.2. Giới thiệu chung về thuốc BVTV Chủng loại thuốc BVTV đang sử dụng ở Việt Nam rất đa dạng. Hiện nay, nhiều nhất vẫn là hợp chất lân hữu cơ, Chlor hữu cơ, nhóm độc từ Ia, Ib, đến II và III, sau đó là các nhóm carbamat và pyrethroid. Theo báo cáo của Bộ thương mại thì hàng năm, mức tiêu thụ thuốc BVTV trong nước khoảng 1,5 triệu tấn, không kể một số lượng không nhỏ được nhập cảng lậu qua đường biên giới mà chính quyền không thể kiểm soát được. Theo thông tư 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 04 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì danh mục thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được phép sử dụng có 1.643 hoạt chất, danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng có 12 hoạt chất, danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng có 29 hoạt chất khác nhau. 2.2.1. Phân loại độ độc của thuốc BVTV Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại, đơn vị đo lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg cơ thể. Các loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau: 8 Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Trị số LD50 của thuốc (mg/kg) Dạng lỏng Dạng rắn Qua miệng Qua da Qua miệng Qua da Rất độc ≤ 20 ≤ 40 ≤5 ≤ 10 Độc 20-200 40-400 5-50 10-100 Độc trung bình 200-2000 400-4000 50-500 100-1000 Ít độc > 2000 > 4000 > 500 > 1000 (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV)(3) Trong đó: • LD50. Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị LD50 càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh. - Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một số giọt uống hay nhỏ mắt. - Liều 5-50mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê. - Liều 50-500mg/kg thể trọng tương đương hai thìa súp. Bảng 2.2. Bảng phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại theo WHO Nhóm độc LD50 qua miệng (mg/kg) LD50 qua da (mg/kg) LD50 qua hô hấp (mg/l) Phản ứng niêm mạc mắt Phản ứng da Nguy hiểm (I) Báo động (II) Cảnh báo (III) Cảnh báo (IV) < 50 50-500 500-5.000 > 5.000 < 200 200-2.000 2.000-20.000 > 20.000 <2 0,2-2 2-20 > 20 Gây hại niêm mạc, đục màng, sừng mắt kéo dài > 7 ngày Mẩn ngứa da kéo dài Đục màng sừng mắt và gây ngứa niêm mạc 7 ngày Gây ngứa niêm mạc Không gây ngứa niêm mạc Mẩn ngứa 72 giờ Mẩn ngứa nhẹ 72 giờ Phản ứng nhẹ 72 giờ (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV)[9] 9 Bảng 2.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tƣợng về độ độc cần ghi trên nhãn theo WHO Nhóm độc Nhóm độc I Nhóm độc II Nhóm độc III Chữ đen Hình tƣợng (đen) Vạch màu Đầu lâu xương chéo trong hình thoi Đỏ vuông trắng Chữ thập chéo Độc cao trong hình thoi Vàng vuông trắng Đường chéo không Xanh Nguy liền nét trong hình nước hiểm thoi vuông trắng biển Xanh Cẩn thận Không biểu tượng lá cây Rất độc LD50 đối với chuột (mg/kg) Qua miệng Qua da Thể Thể Thể rắn Thể rắn lỏng lỏng ≤ 50 ≤ 200 ≤ 100 ≤ 400 > 50 500 > 2002.000 > 100 1.000 > 4004.000 >2.000 > 1.000 3.000 > 4.000 > 3.000 > 4.000 500 2.000 > 2.000 > 1.000 (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV)[9] 2.2.2. Vai trò của thuốc BVTV Để ngăn chặn có hiệu quả sự phá hoại của nhiều dịch hại, chúng ta đã sử dụng hàng loạt những biện pháp kỹ thuật riêng rẽ như: canh tác kỹ thuật, vật lý cơ giới… Đặc biệt là phương pháp hóa học. Rõ ràng cho đến nay vai trò của thuốc BVTV là không thể phủ nhận, nó đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sản xuất lương thực, thực phẩm, đáp ứng dinh dưỡng cho dân số đang ngày một gia tăng. Ở Việt Nam vai trò của thuốc BVTV cũng thể hiện rõ. Diện tích canh tác lúa 1995 là 6,7 triệu ha đã tăng lên 7,4 triệu ha và năm 2013 là 7,9 triệu ha (theo tổng cục thống kê, 2013) [4] . Sự tăng này không phải do diện tích trồng lúa tăng mà do tăng vụ. Thuốc BVTV là một trong những nhân tố đảm bảo cho tăng vụ thành công. Năm 1993 Việt Nam từ một nước nhập khẩu gạo đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới năm 2005, sau Mỹ và Thái Lan, năm 2013 tiếp tục là nước đứng thứ 2 thế giới vế xuất khẩu gạo sau Ấn Độ (theo FAO, 2012) [3]. Trong mấy năm gần đây diện tích trồng lúa bị giảm do chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển 10 dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp song sản lượng lúa vẫn đảm bảo cho việc xuất khẩu gạo theo kế hoạch, do các tiến độ đưa vào sản xuất ngày một nhiều, trong đó phải kể đến công tác giống và các biện pháp BVTV. Cũng theo WTO nếu canh tác tốt và sử dụng thuốc hợp lý sẽ làm tăng sản lượng cây trồng, nhưng khi sử dụng thuốc BVTV quá mức th́ h ạn chế hiệu quả của các yếu tố. Tương quan giữa lượng thuốc sử dụng và lợi ích không theo tỷ lệ thuận . Tuy nhiên nhiều nhà khoa học vẫn khẳng định vai trò không thể thiếu của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp (theo WHO, 1990) [5]. Thuốc BVTV hóa học là phương tiện không thể thiếu trong thâm canh trồng trọt và chưa có nhà khoa học nghiêm túc nào trên thế giới giám dự đoán thời điểm không sử dụng thuốc hóa học BVTV (theo Phạm Văn Lầm,1997) . 2.2.2.1. Ưu điểm của thuốc BVTV hóa học. Chúng ta không thể phủ nhận sự cần thiết của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Chúng ta đều rõ, thuốc BVTV nếu sử dụng đúng sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người sản xuất như: - Tiêu diệt dịch hại nhanh, triệt để và chắc chắn. - Trong một thời gian rất ngắn có thể sử dụng trên diện tích rộng với các phương tiện rải thuốc tiên tiến nhất. - Chặn đứng được dịch hại, nhất là những trường hợp dịch hại phát sinh thành dịch, đe dọa nghiêm trọng đến năng suất cây trồng mà các biện pháp khác không thể ngăn cản nổi. - Mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ năng suất, giá trị thẩm mĩ của nông sản. 2.2.2.2. Nhược điểm của biện pháp dùng thuốc hóa học trong BVTV Bên cạnh những ưu điểm đó ta không thể không nhắc đến những hậu quả mà thuốc BVTV gây ra, có thể kể ra đây những hậu quả như sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng