Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá chất lượng nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp x ử lý nước cấp cho hộ g...

Tài liệu đánh giá chất lượng nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp x ử lý nước cấp cho hộ gia đình tại xã kim phượng, huyện định hoá, tỉnh thái nguyên

.PDF
64
333
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------- CHU VĂN TÙNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP CHO HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ KIM PHƯỢNG, HUYỆN ĐỊNH HOÁ, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành :Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khoá học :2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Huy Trung Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên sau khi ra trường cần phải chuẩn bị cho mình lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong các trường chuyên nghiệp, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thành về kiến thức, lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác, nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và nghiên cứu khoa học. Được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Môi Trường em được phân công về thực tập tại xã Kim Phượng, huyện Định Hóa,tỉnh Thái Nguyên, với đề tài nghiên cứu: “Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp xử lý nước cấp cho hộ gia đình tại xã Kim Phượng, huyện Định Hoá,tỉnh Thái Nguyên” Kết thúc thực tập, hoàn thành đề tài tốt nghiệp cũng là hoàn thành khóa học, nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Môi Trường đã truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ xã Kim Phượng,huyện Định Hóa,tỉnh Thái Ngyên đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn Thầy giáo Ths: Nguyễn Huy Trung đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Mặc dù bản thân em có nhiều cố gắng, song do kiến thức và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu, nên khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè động viên để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 28 tháng 4 năm 2014 Sinh viên Chu Văn Tùng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng Châu Á BYT : Bộ Y tế BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường DTTN : Diện tích tự nhiên DDTĐC : Di dân tái định cư GPMB : Giải phóng mặt bằng HVS : Hợp vệ sinh HĐND : Hội đồng nhân dân KQPT : Kết quả phân tích MTQG : Mục tiêu quốc gia MTTQ : Mặt trận tổ quốc NN & PTNN : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TW : Trung ương TDTT : Thể dục thể thao TCCP : Tiêu chuẩn cho phép UNDP : Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc UNICEF : Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc UBND : Ủy ban nhân dân VSMT : Vệ sinh môi trường WB : Ngân hàng thế giới YTDP : Y tế dự phòn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Chỉ tiêu và phương pháp phân tích nước sinh hoạt ....................... 26 Bảng 4.1: Số dân sử dụng nước sinh hoạt HVS trên địa bàn xã năm 2013 .... 33 Bảng 4.2: Kết quả đánh giá chất lượng nước Giếng đào ............................... 35 Bảng 4.3: Kết quả đánh giá chất lượng nước Giếng Khoan .......................... 38 Bảng 4.4: Kết quả đánh giá chất lượng nước Máy ........................................ 41 Bảng 4.5: Ý kiến người dân khi sử dụng nước sinh hoạt .............................. 44 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2013 .......................... 29 Hình 4.2: Biểu đồ chỉ tiêu nước giếng khoan GĐ1 ....................................... 37 Hình 4.3: Biểu đồ chỉ tiêu nước giếng khoan GĐ2 ....................................... 37 Hình 4.4: Biểu đồ chỉ tiêu nước giếng khoan GĐ3 ....................................... 38 Hình 4.5: Biểu đồ chỉ tiêu nước giếng khoan GK1 ...................................... 40 Hình 4.6: Biểu đồ chỉ tiêu nước giếng khoan GK2 ....................................... 40 Hình 4.7: Biểu đồ chỉ tiêu nước giếng khoan NM1 ...................................... 42 Hình 4.8: Biểu đồ chỉ tiêu nước giếng khoan NM2 ...................................... 43 Hình 4.9: Bể lọc nước hộ gia đình ................................................................ 46 MỤC LỤC Phần 1:MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1 1.2. Mục đích, mục tiêu và yêu cầu của đề tài ............................................. 1 1.2.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................... 1 1.2.3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................... 2 1.2.4. Yêu cầu nghiên cứu ...................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................. 2 Phần 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3 2.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................... 3 2.1.1. Cơ sở lý luận................................................................................. 3 2.1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................. 7 2.1.3. Cơ sở pháp lý................................................................................ 8 2.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên thế giới ................................... 10 2.3. Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam .................................................. 13 Tình hình sử dụng nước ........................................................................ 13 2.3.2. Hiện trạng môi trường nước........................................................ 14 2.33. Tài nguyên nước mặt và những thách thức trong tương lai .......... 17 2.3.4. Tình hình cung cấp nước sạch..................................................... 18 2.3.5. Thực trạng quản lý chất lượng nước ........................................... 19 2.4. Chương trình nước sinh hoạt nông thôn ở việt nam ............................ 21 2.4.2. Chương trình nước sinh hoạt nông thôn ở việt nam .................... 21 2.4.2. Chương trình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn xã Kim Phượng ............................................................................................................. 22 Phần 3:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 24 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................... 24 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 24 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 24 3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................... 24 3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 24 3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. ............................................................... 24 3.2.2. Tổng quan hiên trạng sử dụng, và quản lý nước sinh hoạt của xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. ............................... 24 3.2.3. Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt của xã Kim Phượng, huyện Định Hóa,tỉnh Thái Nguyên. ...................................................... 24 3.2.4. Đề xuất một số giải pháp xử lý nước cấp cho hộ gia đình tại xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. ............................... 25 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 25 3.3.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin ............................... 25 3.2.2. Phương pháp lấy mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm ............ 25 3.2.3. Phương pháp đánh giá, so sánh ................................................... 26 Phần 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 27 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .............................................................................. 27 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................... 27 4.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội............................................................. 30 4.1.3.Hiện trạng cơ sở hạ tầng .............................................................. 31 4.2. Tổng quan hiên trạng sử dụng, và quản lý nước sinh hoạt của xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ............................................. 33 4.2.1. Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt ......................................... 33 4.2.2. Hiện trạng quản lý nước sinh hoạt .............................................. 34 4.3. Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt của xã Kim Phượng, huyện Định Hóa,tỉnh Thái Nguyên ...................................................................... 35 4.3.1. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt thông qua mẫu nước phân tích ..................................................................................................... 35 4.1.2. Đánh giá thông qua ý kiến người dân sử dụng ............................ 43 4.4. Đề xuất một số giải pháp xử lý nước cấp cho hộ gia đình tại xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. ............................................ 45 4.4.1. Nước giếng khoan....................................................................... 45 4.4.2. Nước giếng đào .......................................................................... 48 4.4.3. Nước máy ................................................................................... 49 Phần 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 50 5.1. Kết luận .............................................................................................. 50 5.2. Kiến nghị............................................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 52 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các diễn đàn về nước sạch và môi trường gần đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì chất lượng nước sạch đang trong giai đoạn báo động đỏ, thiếu nước sạch để sử dụng đang là áp lực chung của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ. Tại Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 60% đô thị có hệ thống cấp nước tập trung.Tại các vùng nông thôn thì việc cung cấp nước sạch chỉ đạt ở mức hơn 30%, đây là con số quá nhỏ so với một đất nước mà người dân nông thôn chiếm gần 2/3 dân số cả nước. Tuy Việt Nam đã đạt tiến bộ nhanh chóng trong việc cải thiện tình hình cấp nước vào những thập kỷ qua, song nhiều nơi ở Việt Nam, đặc biệt là những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và những cộng đồng dân cư nông thôn vùng xa vùng sâu và thường là nghèo nhất đã bị tụt hậu. Tình trạng thiếu nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân chủ yếu gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe đối với đời sống con người. Để làm rõ hơn về hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân Xã Kim Phượng, từ đó tìm ra giải pháp và nâng cao hiệu quả chất lượng nước sinh hoạt, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân.Nhằm góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường cho người dân địa phương. Đứng trước thực trạng về tình hình nước sạch đó, việc:“Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp xử lý nước cấp cho hộ gia đình tại xã Kim Phượng, huyện Định Hoá,tỉnh Thái Nguyên” là hêt sức cần thiết và cấp bách hiện nay. 1.2. Mục đích, mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp xử lý nước cấp cho hộ gia đình. 2 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tổng quan hiện trạng sử dụng nước và chất lượng nước sinh hoạt của các hộ gia đình; - Đánh giá được chất lượng của nguồn nước người dân trên địa bàn hiện đang sử dụng; - Đưa ra các giải pháp xử lý nguồn nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường cho người dân Xã Kim Phượng, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 1.2.3. Yêu cầu nghiên cứu - Đánh giá được hiện trạng nước sinh hoạt và sử dụng nước sinh hoạt của người dân, đề xuất giải pháp cấp nước cho người dân. - Chấp hành đúng tiên chuẩn, quy chuẩn về nước sạch dùng cho sinh hoạt (QCVN 02: 2009/BYT); - Các số liệu thu thập được phản ánh trung thực và khách quan; - Mẫu nước nghiên cứu phải đại diện cho khu vực nghiên cứu. - Những kiến nghị đưa ra phải phù hợp với thực trạng, tình hình của địa phương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: - Là cơ hội giúp sinh viên biết cách nghiên cứu khoa học, áp dụng những kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế; - Nâng cao kiến thức thực tế; - Bổ sung tư liệu cho học tập; - Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. * Ý nghĩa thực tiễn: - Đánh giá được chất lượng nước sinh hoạt và nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của xã, phục vụ cho công tác quản lý,bảo vệ và đề xuất giải pháp xử lý nước cấpcho các hộ gia đình trên địa bàn xã. - Chỉ ra được những khó khăn, tồn tại trong quá trình cấp nước sinh hoạt để đề xuất những giả pháp thực hiện tôt chương trình cấp nước sinh hoạt của xã. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Tầm quan trọng của nước Nước là tài nguyên vô cùng quý giá, là yếu tố không thể thiếu cho mọi hoạt động sống trên trái đất. Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển, điều hòa các yếu tố khí hậu, đất đai và sinh vật. Nước còn đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người trong sinh hoạt hàng ngày, tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, sản xuất điện năng, giao thông đường thủy và tạo ra nhiều cảnh quan đẹp [14]. Tuy nguồn tài nguyên nước là vô cùng quý giá nhưng không phải là một loại tài nguyên vô tận. Mặc dù lượng nước chiếm 97% bề mặt Trái đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh hoạt và sản xuất là rất ít, chỉ chiếm 3% tổng trữ lượng. Nhưng hiện nay nguồn nước này đang bị ô nhiễm trầm trọng, gây ảnh hưởng cho người sử dụng. Do vậy, việc điều tra đánh giá về các hệ thống cung cấp nước sinh hoạt hiện có để xác định chất lượng nước và những thuận lợi, khó khăn của từng hệ thống cung cấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý cũng như chất lượng cuộc sống của người dân được đảm bảo hơn [12]. 2.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm nguồn nước Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm đa dạng sinh vật thủy sinh. Hiến chương châu Âu về nước đa định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và 4 gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”. Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoái chất độc hại, các lại vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải từ của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống dưới đất mà không qua xử lý hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh hoặc tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối [14]. “Ô nhiễm nguồn nước” là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật [10]. 2.1.1.3. Khái niệm nước hợp vệ sinh Nước hợp vệ sinh: là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi. Định nghĩa này còn định tính, cần kết hợp với những quan sát theo hướng sau đây: Giếng đào hợp vệ sinh: - Giếng đào phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10 m. - Thành giếng cao tối thiểu 0,6 m được xây bằng gạch, đá, hoặc thả ống buy sâu ít nhất 3 m kể từ mặt đất. • Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ. 5 Giếng khoan hợp vệ sinh: - Giếng khoan phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10 m. - Nền giếng phải lát gạch, đá hoặc làm bằng bê tông, không bị nứt nẻ. Các nguồn nước hợp vệ sinh khác: - Nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất thải công nghiệp, làng nghề. - Nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bằng bê tông (sau khi đã xả nước bụi bẩn trước khi thu hứng) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước khi thu hứng. - Nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất không bị ô nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất thải công nghiệp, làng nghề [2]. 2.1.1.4. Các khái niệm về nước sạch Khái niệm về nước sạch Có rất nhiều khái niệm về nước sạch, dưới đây là một số khái niệm khác nhau về nước sạch: Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau: là nước không có màu, mùi vị khác thường gây khó chịu cho người uống, không có các chất tan và không tan độc hại cho con người, không có các vi khuẩn gây bệnh và không gây tác động xấu cho sức khỏe người sử dụng. Các nguồn nước đạt tiêu chuẩn nước sạch cho sinh hoạt, ăn uống được chia như sau: - Nước sạch cơ bản: là nguồn nước có điều kiện đảm bảo chất lượng nước sạch và được kiểm tra theo dõi chất lượng thường xuyên gồm: • Nước cấp qua đường ống từ nhà máy nước hoặc trạm cấp nước. 6 - Nước giếng khoan tầng nông hoặc sâu có chất lượng tốt, ổn định và được sử dụng thường xuyên. - Nước sạch quy ước: gồm các nguồn nước sau (theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia về cấp nước sạch và VSMTNT): • Nước máy hoặc nước cấp từ các trạm bơm nước. • Nước giếng khoan có chất lượng tốt và ổn định. • Nước mưa hứng và trữ sạch. • Nước mặt (nước sông, suối, ao) có xử lý bằng lắng trong và tiệt trùng - Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam [10]. Khái niệm nước sạch đáp ứng quy chuẩn Việt Nam Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam (QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống hay QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt, ban hành theo thông tư số 04/2009/TT – BYT và 05/2009/TT – BYT ngày 17/06/2009). - Nước sạch này có thể lấy từ các nguồn sau: Nguồn nước máy cấp từ các cơ sở cấp nước tập trung. Nguồn nước do cá nhân và hộ gia đình tự khai thác nước để dùng cho sinh hoạt. - Giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng:xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc mức độ A, B do cơ sở cung cấp nước thực hiện, định kỳ giám sát là: Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A: a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện; b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện, cụ thể như sau: 7 • Lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý; • Lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B: a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện; b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/năm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, cụ thể như sau: • Lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý; • Lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt [3]. 2.1.1.5. Khái niệm về nguồn nước sinh hoạt Là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc có thể xử lý thành nước sinh hoạt [14]. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn Nước sạch cho người dân nói chung và cho các đô thị nói riêng là vấn đề đang được xã hội hết sức quan tâm, đặc biệt trong công cuộc đổi mới đất nước như hiện nay, nước sạch còn là một trong những tiêu chí thể hiện văn minh của xã hội. Điều tra, xác định thực những thuận lợi và khó khăn trong việc cung cấp nước sinh hoạt và như cầu sử dụng nước của người dân góp phần đưa ra những giả pháp nhằm thúc đẩy nhanh tỷ lệ cấp nước sinh hoạt cho xã Kim Phượng trong tương lai bằng những loại hình tiên tiến, công nghệ hiện đại như: hệ thống cấp nước tập trung. Đồng thời kết quả của đề tài góp phần phổ biến, tuyên truyền, giáo dục đến người dân về tầm quan trong của nước sạch, giúp người dân nông thôn nhận thức được vai trò của việc dùng nước sạch đó là: 8 - Nâng cao điều kiện sống cho người dân thông qua việc cung cấp và sử dụng các công trình cấp nước hiện đại, làm giảm bớt sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. - Tăng cường sức khỏe cho người dân nông thôn bằng cách giảm thiểu các bệnh liên quan đến nước sinh hoạt nhờ cải thiện việc cấp nước sạch và nâng cao ý thức của người dân. - Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường: có nguồn nước sinh hoạt tốt thì cá nhân, nhà cửa được vệ sinh sạch sẽ, môi trường sống trong lành, nên giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. 2.1.3. Cơ sở pháp lý Trong những năm qua, hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, đã phát huy vai trò tích cực trong việc thông qua mọi nguồn lực của toàn xã hội và việc bảo vệ tài nguyên nước. - Luật Bảo vệ môi trường của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Luật Tài nguyên nước của Quốc Hội số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012. - Các nghị định, thông tư, quyết định, chị thị và văn bản của Chính phủ, cơ quan TW, địa phương liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước: • Nghị đinh 80/2006/NĐ-CP ban hành ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. • Nghị định 21/2008/NĐ-CP ban hành ngày 08/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi và bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 9 • Nghị định 34/2005/NĐ-CP của chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. • Nghị định 117/NĐ –CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. • Nghị định 149/2004/NĐ-CP của chính phủ về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước. • Nghị định số 162/2003/NĐ-CP v/v ban hành quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước. • Thông tư số 40/2005/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 25-5-2005 Hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án cấp nước sạch sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). • Thông tư liên tịch số: 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Bộ Tài chính – Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015. • Quyết định 02/2008/QĐ-UBND về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước. • Quyết định 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường về việc ban hành tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. • Quyết định số 22/2006 /QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. 10 • Quyết định 2570/QĐ-BNN-TCTL năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn triển khai công tác theo dõi, đánh giá Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. • Chỉ thị số 02/2004/CT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất. - Các TCVN liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt: • Tiêu chuẩn vệ sinh nước cấp sinh hoạt (TCVN 5502:2003). • Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống (Ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 1329/2002/QĐ- BYT ngày 18/04/2002). • Tiêu chuẩn nước sạch (Ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 09/2005/QĐ- BYT ngày 11/03/2005). - Các QCVN liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt: • QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống. • QCVaN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. • QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. • QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. 2.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên thế giới Tổng sản lượng nước trên thế giới gồm 97,5% và chỉ có 2,5% nước ngọt. Trong 2,5% này chỉ có 0,4% nước mặt gồm sông ngòi ao hồ và hơi nước trong không khí, 30,1% nước ngầm và phần còn lại là những tảng băng trải rộng ở Bắc và Nam cực và sau cùng trong 0,45% nước mặt trong đó có 67,4% nước ao hồ, 1,6% sông ngòi, 12,2% nước đã thấm vào đất, 9,5% hơi nước trong không khí và phần còn lại gồm các vùng đât ngập nước. Sự phân bố 11 nước trên thế giới hoàn toàn không đồng đều do điều kiện địa lý của từng vùng. Theo thống kê mới nhất của Liên Hợp Quốc, tình trạng khan hiếm nước ảnh hưởng đến 1/3 số người ở mọi châu lục trên thế giới. Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi nhu cầu sử dụng nước tăng cùng với việc tăng dân số, đô thị hóa, tăng việc sử dụng nước trong các hộ gia đình và trong ngành công nghiệp. Một số nước đang trong tình trạng hạn hán kéo dài và trong tương lai gần hạn hán và sa mạc hóa sẽ còn nghiêm trọng. Gần 1/5 dân số thế giới, khoảng 1,2 tỷ người sống trong khu vực khan hiếm nguồn nước tự nhiên. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) trong 10 năm tới chỉ riêng khu vực Châu Á đã phải cần ít nhất 157 tỷ USD để giải quyết việc cung cấp nước sinh hoạt cũng như các thiết bị làm sạch nước. Theo các nhà quan sát 90% dân số sống trên 145 quốc gia chia sẻ nhau trong việc dùng các nguồn nước thì một cuộc chiến tranh về nước sẽ không tránh khỏi. Tuy vậy, UNDP tin rằng trong tương lai sẽ không có nguy cơ chiến tranh về nước. Trong vòng 50 năm qua, theo thống kê có 37 cuộc xung đột giữa các quốc gia liên quan đến vấn đề nguồn nước, 30 trong số đó xảy ra ở vùng Trung Đông. Do đó 200 bản hiệp ước về việc kiểm soát nguồn nước chung đã kí kết. Theo bảng báo cáo của UNDP mặc dù số người cần nguồn nước sạch ngày càng cao nhưng mâu thuẫn về quyễn lợi liên quan đến nước sạch đã được giải quyết qua hợp tác và đối thoại [11]. Tình trạng khan hiếm nước bắt buộc mọi người phải sử dụng các nguồn nước ăn uống không an toàn. Hiện có 884 triệu người trên thế giới phải sử dụng các nguồn nước chưa qua xử lý, chất lượng nước kém có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu chảy như: tả, kiết lỵ, thương hàn,... Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết, biến đổi khí hậu và việc con người sử dụng nước phung phí là nguyên nhân chính khiến thế giới ngày càng khát nước. Do không quản lý tốt việc sử dụng nước và tình trạng khai thác nước một cách bừa bãi khiến nguồn nước ngầm ngày một 12 thiếu hụt. Hơn nữa sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu cần phải phát triển nông nghiệp, do đó việc tận dụng nguồn nước nhất là nguồn nước ngầm sẽ là một nguy cơ cạn kiệt nước trong tương lai. Trước mắt các quốc gia phát triển phải trực diện với nạn gia tăng dân số vì không có khả năng ngăn chặn mức sinh sản của người dân, các nước này sẽ là nạn nhân đầu tiên của nạn khan hiếm nguồn nước. Tại Ấn Độ, nghiên cứu của ngân hàng thế giới dự báo 60% nguồn nước ngầm ở nước này có nguy cơ bị cạn kiệt trong vòng 20 năm tới. Biến đổi khí hậu gây hạn hán ở nhiều nơi. Trong khi tại Mỹ một số khu vực rộng lớn đã và đang sử dụng nhiều nguồn nước hơn những gì tự nhiên có thể cung cấp được. Tình hình sẽ càng trở nên trầm trọng khi tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ dẫn đến lương mưa thấp hơn, nước bốc hơi nhiều và làm thay đổi hình thức tan băng. Khoảng 17% dân số thế giới đang thiếu nước sạch. Trong bản báo cáo ra ngày 9/11/2007, chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc ( UNDP ) đã đưa ra những con số đáng lo ngại: 1,1 tỷ người chưa được sử dụng nước sạch, 2,6 tỷ người vẫn chưa tiếp cận được các điều kiện vệ sinh . Theo đó, UNDP đặt ra yêu cầu cung cấp 20 lít nước sạch mỗi ngày cho những người nghèo nhất. Mỗi năm 1,8 triệu trẻ em chết do sự nhiễm khuẩn truyền qua nguồn nước bẩn. Hàng triệu phụ nữ hàng ngày phải mất nhiều giờ để tìm được nước cần thiết cho gia đình và các cư dân trong khu vực dân nghèo của thành phố trả tiền đắt từ 5 đến 10 lần so với các vùng khác. Bản báo cáo ước tính rằng mỗi năm Châu Phi lãng phí khoảng 5% tổng sản lượng quốc nội do sự thiếu hụt nguồn nước sạch [11]. Tình hình thế giới đáng lo ngại, thế nhưng cho đến nay hiểm họa thiếu nước và tác hại khủng khiếp của tình trạng thiếu nước sạch ít được đề cập đến trong các hội nghị quốc tế, kể cả các hội nghị bàn về vấn đề phát triển. Trong bối cảnh năm 2012 được Liên Hiệp Quốc chọn làm năm Quốc tế về nước, Hội
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng