Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tỉnh quảng trị...

Tài liệu Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tỉnh quảng trị

.PDF
62
563
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA: KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN & HẢI DƢƠNG HỌC Lƣu Thị Hƣơng ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY Ngành Thủy văn Hà Nội - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 1 KHOA: KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN & HẢI DƢƠNG HỌC Lƣu Thị Hƣơng ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY Ngành: Thủy văn Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Sơn Hà Nội - 2009 2 LỜI CẢM ƠN Khoá luận này đƣợc thực hiện tại bộ môn Thuỷ văn, trƣờng Đại học Khoa Học Tự Nhiên Đại học Quốc Gia Hà Nội, dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp tận tình của TS. Nguyễn Thanh Sơn và các thầy cô trong bộ môn cùng các bạn trong lớp K50 Khí tƣợng Thuỷ văn & Hải dƣơng học. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thanh Sơn và những ngƣời đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. TÀI NGUYÊN NƢỚC VÀ DÂN SỐ NÔNG THÔN QUẢNG TRỊ ...... 8 1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG TRỊ ......................................... 8 1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 8 1.1.2. Địa hình........................................................................................................... 1 1.1.3. Địa chất và thổ nhƣỡng ................................................................................. 10 1.1.4. Thảm thực vật ............................................................................................... 11 1.1.5. Khí hậu .......................................................................................................... 12 1.1.6.Thuỷ văn ........................................................................................................ 14 1.2. TÀI NGUYÊN NƯỚC QUẢNG TRỊ................................................................. 15 1.2.1. Tài nguyên nƣớc mƣa ................................................................................... 15 1.2.2. Tài nguyên nƣớc sông, hồ............................................................................. 17 1.2.3. Tài nguyên nƣớc ngầm ................................................................................. 18 1.3. DÂN SỐ NÔNG THÔN QUẢNG TRỊ ................................................................ 19 CHƢƠNG 2: ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ NGUỒN VÀCHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ................................................................. 22 2.1. ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN QUẢNG TRỊ ........ 22 2.1.1. Nƣớc mƣa ..................................................................................................... 22 2.1.2. Nƣớc sông ..................................................................................................... 22 2.1.3. Nƣớc hồ đập .................................................................................................. 23 2.1.4. Nƣớc giếng.................................................................................................... 23 2.1.5.Nƣớc mạch lộ ................................................................................................. 23 2.2. TRỮ LƯỢNG NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ ..................................................... 24 2.2.1. Trữ lƣợng nƣớc mặt ...................................................................................... 24 2.2.2. Trữ lƣợng nƣớc ngầm ................................................................................... 26 2.3. CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ ...... 28 2.3.1. Đánh giá chất lƣợng nƣớc theo tiêu chuẩn nƣớc sạch. ................................. 34 2.3.2. Đánh giá chất lƣợng nƣớc so với tiêu chuẩn nƣớc ăn uống ......................... 37 CHƢƠNG 3: ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀQUẢN LÝ NƢỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ ................ 40 3.1. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ......................................................................................... 40 3.1.1.Khai thác nƣớc mƣa ....................................................................................... 41 3.1.2. Khai thác nƣớc dƣới đất................................................................................ 41 3.1.3. Nƣớc mặt ...................................................................................................... 44 3.1.4. Hệ thống cấp nƣớc tập trung......................................................................... 44 4 3.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN QUẢNG TRỊ . 51 3.3. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN .......................... 52 3.3.1.Tác động của các hoạt động kinh tế xã hội đến nguồn nƣớc sinh hoạt nông thôn tỉnh Quảng Trị ................................................................................................ 52 3.3.2. Nguy cơ ô nghiễm nguồn nƣớc sinh hoạt nông thôn tỉnh Quảng Trị ........... 54 3.3.3. Các giải pháp pháp vệ và xử lý chất lƣợng nƣớc sinh hoạt nông thôn tỉnh Quảng Trị ................................................................................................................ 55 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 60 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 61 5 MỞ ĐẦU Mọi hoạt động sống của con ngƣời trong xã hội đều phải sử dụng đến nƣớc, từ sinh hoạt hàng ngày đến nguyên liệu sản xuất trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, thƣơng mại, dịch vụ và du lịch...Nƣớc không chỉ là nhu cầu thiết yếu của sự sống mà còn là một thành tố quan trọng của sự phát triển xã hội. Mức độ dùng nƣớc và chất lƣợng nƣớc còn là chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của một vùng và cả của một quốc gia. Xã hội càng phát triển thì vấn đề sử dụng nƣớc càng đƣợc quan tâm, đặc biệt các hiện tƣợng thiên tai nguy hiểm ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc nhƣ hạn hán, lũ lụt trở thành hiểm hoạ đi liền với vấn đề ô nhiễm suy thoái nguồn nƣớc. Sự phát triển nhanh chóng các hoạt động kinh tế xã hội cùng với sự gia tăng dân số đã đòi hỏi nhu cầu nƣớc ngày càng tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng, tạo ra sức ép lớn đối với nguồn nƣớc. Bên cạnh đó, việc khai thác không theo quy hoạch đã gây nên hiện tƣợng suy giảm cả về số lƣợng và chất lƣợng nƣớc, gây hạ thấp mực nƣớc, nhiễm bẩn, xâm nhập mặn … làm ảnh hƣởng đến việc cấp nƣớc ở nhiều vùng. Nguồn nƣớc có khả năng tự tái tạo, nhƣng với những nguyên nhân kể trên và sự thiếu kiểm soát chất lƣợng nƣớc, nguồn nƣớc đang có nguy cơ ô nhiễm cả trên bề mặt và ở các tầng nƣớc dƣới đất làm cho nhiều nguồn nƣớc không còn giá trị sử dụng ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống con ngƣời. Việc khai thác nguồn nƣớc hiện nay không chỉ tính đến trữ lƣợng khai thác mà còn phải khai thác bền vững tài nguyên nƣớc. Nguồn nƣớc phục vụ sinh hoạt đƣợc quan tâm hàng đầu, tuy trữ lƣợng nƣớc dùng trong sinh hoạt không nhiều bằng các ngành kinh tế khác nhƣng chất lƣợng nƣớc lại yêu cầu cao hơn đặc biệt nƣớc cho ăn uống vì đây là con đƣờng ngắn nhất để nƣớc không đảm bảo chất lƣợng ảnh hƣởng đến đời sống, sức khoẻ con ngƣời. Nƣớc sinh hoạt nông thôn tỉnh Quảng Trị hiện nay chƣa đƣợc quan tâm nhiều đến chất lƣợng nƣớc, nhiều vùng nông thôn còn sử dụng nguồn nƣớc chƣa đảm bảo. Khoá luận " Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Quảng Trị " dựa trên số liệu điều tra trên địa bàn các xã vùng nông thôn tỉnh Quảng Trị và các mẫu phân tích chất lƣợng nƣớc từ các nguồn: nƣớc mƣa, nƣớc giếng, nƣớc sông hồ; đối 6 sánh hiện trạng khai thác và sử dụng nƣớc và chất lƣợng nƣớc sinh hoạt nông thôn Quảng Trị hiện nay theo tiêu chuẩn nƣớc ăn uống và sinh hoạt của Bộ Y tế ban hành. Khoá luận ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo có 3 chƣơng:  Chƣơng 1: Tài nguyên nƣớc và dân số nông thôn Quảng Trị  Chƣơng 2: Điều tra đánh giá nguồn và chất lƣợng nƣớc sinh hoạt nông thôn tỉnh Quảng Trị  Chƣơng 3: Điều tra đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và quản lý nƣớc sinh hoạt nông thôn tỉnh Quảng Trị 7 Chƣơng 1 TÀI NGUYÊN NƢỚC VÀDÂN SỐ NÔNG THÔN QUẢNG TRỊ 1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG TRỊ 1.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Quảng Trị thuộc miền Bắc Trung Bộ; phía Bắc giáp với tỉnh Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp với huyện Hƣơng Trà, A Lƣới tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 75 km, Phía Tây là biên giới Việt - Lào. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 4746 km2 đƣợc chia thành 10 đơn vị hành chính, gồm 8 huyện và 2 thị xã. Tỉnh Quảng Trị nằm trong phạm vi từ 16018' đến 17010' vĩ độ Bắc và 106032' đến 107024' kinh độ Đông [4] Hình 1. Vị trí địa lý tự nhiên tỉnh Quảng Trị 8 1.1.2. Địa hình Quảng Trị có địa hình nổi bật là hẹp và dốc nghiêng từ Tây sang Đông. Do sự phát triển của các bình nguyên đồi thấp nên địa hình ở vùng này rất phức tạp, theo chiều Bắc Nam bị chia cắt nhiều bởi đồi núi và đầm phá, phần đồng bằng địa hình có dạng đèo thấp, thung lũng sông. Theo chiều Tây - Đông, địa hình ở đây có dạng núi cao, đồi thấp, nhiều khu theo dạng bình nguyên - đồi, đồng bằng, đồi thấp ven biển. Có thể phân chia địa hình ở đây theo các dạng đặc trưng sau: - Vùng cát ven biển: chiếm 9 % tỷ lệ toàn tỉnh, dải cát này chạy dọc từ cửa Tùng đến bãi biển Mỹ Thuỷ theo dạng cồn cát. Chiều rộng cồn cát nơi rộng nhất tới 3-4 km, dài đến 35 km. Dốc về 2 phía: đồng bằng và biển, cao độ bình quân của các cồn cát từ +4 +6 m. - Vùng đồng bằng: dạng đồng bằng ở đây là các thung lũng sâu kẹp giữa các dải đồi thấp và cồn cát hình thành trên các cấu trúc uốn nếp của dãy Trường Sơn, có nguồn gốc mài mòn và bồi tụ. Ở đây có các vùng đồng bằng rộng lớn chiếm khoảng 11 % so với toàn tỉnh như: + Đồng bằng hạ du sông Bến Hải, cao độ biến đổi từ +1,0  +2,5 m; địa hình bằng phẳng. Xuôi theo chiều dài dòng chảy của sông Sa Lung, dạng đồng bằng này có tới gần 8.000 ha. + Đồng bằng dọc sông Cánh Hòm: là dải đồng bằng hẹp chạy từ phía Nam cầu Hiền Lương tới bờ Bắc sông Thạch Hãn, thế dốc của dải đồng bằng này là từ hai phía Tây và Đông dồn vào sông Cánh Hòm. Cao độ bình quân dạng địa hình này từ +0,5  1,5m. + Đồng bằng hạ du sông Vĩnh Phước và đồng bằng Cam Lộ: dạng địa hình bằng phẳng, tập trung xã Triệu Ái, Triệu Thượng. Địa hình đồng bằng có cao độ bình quân từ +2,0  4,0m, dải đồng bằng này hẹp chạy theo hướng Tây - Đông, kẹp 2 bên là các dãy đồi thấp. + Địa hình đồng bằng phù sa phân bố ven sông nằm kẹp giữa vùng gò đồi phía Tây và vùng cát ven biển, có độ cao không đều là thành tạo của các quá trình bồi đắp phù sa của các hệ thống sông và các dải đất dốc tụ được khai phá từ lâu phân bố dọc theo quốc lộ 1A từ huyện Vĩnh Linh đến huyện Hải Lăng. 9 - Vùng núi thấp và đồi: Địa hình vùng đồi chiếm khoảng 20% có dạng đồi bát úp liên tục, có những khu nhỏ dạng bình nguyên như khu đồi Hồ Xá (Vĩnh Linh) và khu của (Cam Lộ). Độ dốc vùng núi bình quân từ 15  180 cao độ của dạng địa hình này là 200 – 1000 m, có nhiều thung lũng lớn. Đây là dạng địa hình có thế mạnh của tỉnh Quảng Trị, dạng địa hình này chiếm tới 50% diện tích tự nhiên của các lưu vực sông. - Vùng núi cao: Do chiều ngang tỉnh Quảng Trị hẹp, từ dải Trường Sơn ra đến biển khoảng 100km, núi cao nên địa hình này dốc, hiểm trở; các triền núi cao có xen kẽ các cụm đá vôi được hình thành do quá trình tạo sơn nên dãy Trường Sơn. Dạng này phân bố phía Tây, giáp theo biên giới Việt – Lào theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với bậc địa hình từ 1000 – 1700 m với bề mặt bị xâm thực và chia cắt mạnh. 1.1.3. Địa chất và thổ nhƣỡng 1. Địa chất Địa tầng phát triển không liên tục. Các thành tạo xâm nhập phân bố rải rác, song chủ yếu ở phần Tây Nam. Địa chất trong vùng có những đứt gãy chạy theo hướng từ đỉnh Trường Sơn ra biển tạo thành các rạch sông chính cắt theo phương Tây Đông. Tầng đá gốc ở đây nằm sâu, tầng phủ dày. Phần thềm lục địa được thành tạo từ trầm tích sông biển và sự di đẩy của dòng biển tạo thành. 2. Thổ nhưỡng - Vùng đồng bằng ven biển: bao gồm các xã nằm phía Đông quốc lộ 1A kéo dài từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng. Vỏ phong hoá chủ yếu phát triển trên đất đá bazan (Vĩnh Linh) vùng trầm tích biển và phù sa sông, gồm các tiểu vùng: + Tiểu vùng bazan Vĩnh Linh + Tiểu vùng cồn cát, bãi cát phân bố dọc bờ biển, địa hình đụn cát có dạng lượn sóng, độ dốc nghiêng ra biển. Các đụn cát có độ cao từ 1m đến vài chục mét. Cát trắng chiếm ưu thế, tầng dưới cùng bước đầu có tích tụ sắt. Lớp vỏ phong hoá khá dày, thành phần cơ giới trên 97% là cát. Đất nghèo các nguyên tố vi lượng. + Tiểu vùng đất nhiễm mặn cửa Tùng được tạo thành dưới tác động của thuỷ 10 triều phân bố ở địa hình thấp, bậc thềm phù sa ven sông hoặc mực nước ngầm nông. Diện tích đất này chiếm ít. - Vùng gò đồi: Hầu hết có dạng địa hình đồi thấp, một số dạng thung lũng sông thuộc địa phận huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ trên vỏ phong hoá mazma. Nhiều nơi hình thành đất trống, đồi trọc. Thực vật chủ yếu là cây dạng lùm bụi, cây có gai. Đất đai ở những nơi không có cây bị rửa trôi khá mạnh. + Tiểu vùng đất đỏ Bazan: thuộc khu vực Cồn Tiên, Dốc Miếu và Tân Lâm, . Diện tích khoảng 10.200 ha. Đất có tầng dày trên 1,2 m, có tới 6.300 ha. + Tiểu vùng đồi thấp sa phiến thạch giáp đồng bằng được hình thành trên đá mẹ sa phiến thạch, tầng mỏng, bị bào mòn mạnh, thực vật nghèo nàn. - Vùng đồi, núi dãy Trường Sơn: ở đây núi cao bị chia cắt mạnh, thực vật nghèo. + Tiểu vùng đất bazan các xã Tân Hợp, Tân Độ, Tân Liên, nông trường Khe Sanh, Hướng Phùng có dạng địa hình lượn sóng, chia cắt yếu, đất đai phù hợp cho phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày. + Tiểu vùng đất sa phiến thạch thuộc địa phận Lao Bảo, Lìa: nằm trong vùng đứt gãy dọc đường 9, giáp khu vực Lao Bảo. Địa hình ở đây thấp, trũng, đồi lượn sóng. Đất phát triển trên phiến thạch sét biến chất. 1.1.4. Thảm thực vật Trong thời gian chiến tranh, tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng chiến tranh, huỷ diệt khốc liệt, lớp phủ thực vật bị tàn phá. Ngay khi đất nước thống nhất, kế hoạch khôi phục lớp phủ thực vật với ý nghĩa phục hồi các hệ sinh thái tối ưu, trở thành kế hoạch hành động cụ thể và tích cực. Đến 1990, nhiều diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên tái sinh do khoanh nuôi bảo vệ đã xuất hiện. Đồng thời với các kế hoạch trồng rừng, trong giai đoạn từ 1995 đến 2000, thực hiện hạn chế khai thác rừng tự nhiên, tăng cường khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, độ che phủ rừng đã tăng bình quân 1%/năm. Đến năm 2003 độ che phủ của rừng hiện nay đạt 36,5%. Tỉnh Quảng Trị gần như vùng đất vành đai trắng trong thời gian chiến tranh, chỉ sau hơn 25 sau chiến tranh, rừng che phủ đất đai tự nhiên từ 7,4% lên hơn 35%là một thành quả sinh thái quan trọng. 11 1.1.5. Khí hậu Tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình nóng, ẩm . Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. + Mùa khô bắt đầu từ tháng III tới tháng VIII thịnh hành gió Tây thời tiết khắc nghiệt khô nóng ít mưa thường gây hạn hán. + Mùa mưa từ tháng IX đến tháng II năm sau chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc đi liền với mưa phùn và rét đậm, các cơn bão lớn kèm theo mưa lớn gây ngập lụt Các yếu tố đặc trưng của khí hậu như sau: 1. Mưa Mưa trong vùng phụ thuộc vào yếu tố địa hình trên từng lưu vực. Lượng mưa hàng năm nằm trong khoảng 2.000 - 2.800 mm. Tổng lượng mưa mùa khô chỉ chiếm 30% tổng lượng mưa năm. Trong các tháng mùa khô từ tháng III đến tháng VIII thường có những trận mưa rào nhẹ cách nhau từ 7 đến 8 ngày. Giữa mùa khô có 1 thời kỳ mưa lớn là tháng V và tháng VI gọi là mưa tiểu mãn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX đến tháng II năn sau. Đây là thời gian bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động mạnh ở khu vực miền Trung. Do đặc điểm địa hình chia cắt nên mưa trong mùa mưa không đồng đều trên toàn tỉnh. Theo thống kê lượng mưa bình quân nhiều năm của các trạm thể hiện trong bảng (1) Bảng 1 Mưa bình quân nhiều năm (mm) Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Vĩnh Linh 129.9 83.3 48.6 51.9 100.5 97.8 94.3 125.3 420.2 766.0 462.3 227.0 2614.1 Gia Vòng Đông Hà 60.1 48.2 47.9 35.4 64.1 143.6 101.4 34.1 30.8 60.7 119.3 83.0 78.7 65.7 155.0 509.7 695.9 456.4 188.0 163.2 388.9 683.9 429.0 175.2 2536.3 2291.8 Thạch Hãn Cửa Việt 84.3 57.6 60.7 48.9 63.0 135.0 105.7 48.6 33.1 50.8 102.6 63.4 82.9 68.1 135.3 476.4 710.6 438.6 240.7 150.3 398.6 574.3 415.7 219.6 2627.3 2187.8 Hƣớng Hoá Khe Sanh 83.6 16.7 61.7 47.8 97.8 191.5 171.7 148.9 219.1 585.8 778.0 227.7 19.2 29.7 89.8 158.9 210.8 187.8 295.9 376.7 455.0 175.8 Ba Lòng 99.8 90.1 51.0 71.7 156.6 156.8 2. Nhiệt độ không khí 12 74.2 95.7 64.7 2779.9 2118.6 173.1 473.4 762.0 411.8 227.8 2794.3 Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa trong năm trong vùng thấp nhất vào mùa đông cao nhất vào mùa hè. Nhiệt độ bình quân nhiều năm vào khoảng 24,3oC. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày từ 7 tới 10oC . Chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa khá lớn tháng có nhiệt độ cao thường khoảng 350C-400C (tháng V và) VII), tháng tháp nhất thường khoảng 180C có khi xuống tới 8-90C Nhiệt độ trung bình các tháng tại một số trạm trong tỉnh Quảng Trị được thể hiện trong bảng 2 Bảng 2. Nhiệt độ trung bình các tháng tại các trạm khí tượng tỉnh Quảng Trị(0C) Tháng Cửa Tùng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Cả năm 18.8 19.6 21.5 24.5 27.6 28.7 29.2 28.2 26.7 25 22.1 20.4 24.4 Địa điểm Đông Hà Khe Sanh 18.9 19.5 22.6 25.5 28.1 29.0 29.1 25.5 26.6 24.6 21.8 20.8 24.6 17.5 18.5 21.6 24.4 25.6 26.0 25.4 24.7 24.1 22.6 20.3 18.9 22.4 Quảng Trị 19.5 20.3 22.6 25.4 28.4 29.4 29.5 29.0 27.0 25.0 22.8 20.6 25.0 3. Độ ẩm không khí, lượng bốc hơi Độ ẩm tƣơng đối bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 85 tới 89% kéo dài từ tháng IX tới tháng IV năm sau, tháng cao nhất 91%. Trái lại thời kì từ tháng V tới tháng VIII gió mùa Tây Nam khô nóng thì độ ẩm thƣờng giảm xuống 50% có khí xuống 30%. Trong khi đố lƣợng bốc hơi dao động 170mm đến 236mm. Váo các tháng mùa hè(tháng V đến tháng VII) lƣợng bốc hơi chiếm 70-75% lƣợng bốc hơi cả năm. đây là một trong những nguyên nhân gây khô hạn, đất đai nứt nẻ, thiếu hụt nguồn nƣớc….ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp dễ gây nạn cháy rừng. Kết quả quan trắc nhiều năm cho thấy lƣợng bốc hơi trung bình cả năm 1.508,6mm. 4. Gió và bão Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa hè từ tháng IV đến tháng XI, tốc 13 độ gió bình quân 2,0  2,2m/s. Gió mùa này mang độ ẩm và gây mưa cho vùng. Gió mùa Tây Bắc hoạt động mạnh từ tháng XII đến tháng III năm sau, tốc độ gió bình quân từ 1,7  1,9m/s. Thời gian chuyển tiếp các hướng gió Tây Nam và Tây Bắc là thời gian giao thời và gió Tây khô nóng hoạt động vào tháng IV, tháng V (nhân dân địa phương gọi là gió Lào). Thời kỳ có gió Lào là thời kỳ nóng nhất trong tỉnh Quảng Trị. Bão và xoáy thuận nhiệt đới là những biến động thời tiết lớn hoạt động rất mạnh mẽ và thất thường. Trong thời gian có bão thường đi kèm mưa lớn và có thể gây ra hiện tượng lũ quét. 1.1.6.Thuỷ văn Trên địa phận tỉnh Quảng Trị có 12 con sông lớn tập trung thành ba hệ thống sông chính: Hệ thống sông Thạch Hãn (còn gọi là sông Quảng Trị): bắt nguồn từ núi Ba Lòng có chiều dài 156km tổng diện tích lưu vực vào khoảng 2.660km2, độ cao bình quân lưu vực 301 m, độ dốc bình quân lưu vực là 20,1%, độ rộng trung bình lưu vực là 36,8 km, mật độ lưới sông là 0,92; hệ số uốn khúc là 3,5 gồm 37 con sông gồm 17 sông nhánh cấp I với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh Phước, Rào Quán và Cam Lộ, 13 sông nhánh cấp II, 6 sông nhánh cấp III đổ ra biển cửa Việt. Hệ thống sông Bến Hải: bắt nguồn từ độ cao 500m phần thượng lưu có tên là Đông Châu, đổ ra biển Đông tại Cửa Tùng. Diện tích lưu vực là 809 km2, dài 64,5 km, độ cao bình quân lưu vực 115 m, độ dốc bình quân lưu vực là 15,7%, mật độ lưới sông là 1,15; hệ số uốn khúc là 1,43. Hệ thống sông Ô Lâu: bắt nguồn từ độ cao 900m thuộc lưu vực sông Mỹ Chánh chảy qua phá Tam Giang về cửa Thuận An bao quát một diện tích lưu vực là 855 km2, dài 65 km. Đầu nguồn lưu vực nằm ở địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ngoài ra còn có một số sông suối lưu vực sông Sê Pôn và Sê Păng Hiêng thuộc Tây Trường Sơn và một số suối nhỏ vùng cồn cát đổ thẳng ra biển. Dòng chảy sông suối trong tỉnh Quảng Trị không những phân bố không đều trong lãnh thổ mà còn phân bố không đều trong năm. Hàng năm, dòng chảy sông suối biến đổi theo mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Do sự phân bố nước không đều trong năm nên ở đây lũ lụt rất khắc nghiệt và hạn hán cũng rất điển hình. Có một 14 số nơi giá trị mô đun dòng chảy bình quân năm đạt tới 80 l/s.km2, như ở huyện Hướng Hoá, mùa lũ từ tháng IX - XII, mùa kiệt kéo dài trong khoảng 8 tháng (I VIII. Mưa là nguyên nhân gây lũ chủ yếu ở tỉnh. Lũ lớn nhất thường xuất hiện trong các tháng IX, X chiếm từ 25 - 31% tổng lượng nước cả năm. Lượng nước mùa kiệt chỉ chiếm khoảng gần 30% tổng lượng dòng chảy trong năm. Sự phân phối không đều đã gây ảnh hưởng lớn cho sinh hoạt và sản xuất. Tình trạng đó càng trở nên khốc liệt vào các năm và các tháng có gió Tây Nam (gió Lào) hoạt động mạnh. Tuy nhiên vào khoảng tháng V-VI trong vùng thường có mưa tiểu mãn bổ sung lượng nước cho mùa kiệt. Tháng IV và tháng VII là những tháng kiệt, lưu lượng trên sông nhỏ. Mô đun dòng chảy bình quân tháng vào các tháng kiệt chỉ khoảng 10-15l/s.km2. Do đặc điểm vùng nghiên cứu có địa hình tạo thành các dải từ biển vào sâu trong lục địa: dải cát ven biển, đồng bằng ven biển, gò đồi, núi nên tính chất dòng chảy cũng có sự phân hoá theo không gian rõ rệt. Các tháng nhiều nước rơi vào tháng IX, X, XI, XII, tháng ít nước rơi vào các tháng còn lại. Các tháng nhiều nước chiếm khoảng 70 - 75% tổng lượng nước cả năm, còn các tháng ít nước là 25 - 30%. Mực nước lũ hè thu trên các triền sông chỉ dao động từ 1,5 - 1,7 m; ít khi mực nước lũ hè thu trên các triền sông lên cao trên 1,7 m. Hướng chuyển của lũ ở trong vùng hạ du cũng rất phức tạp. 1.2. TÀI NGUYÊN NƯỚC QUẢNG TRỊ 1.2.1. Tài nguyên nƣớc mƣa 1. Lượng mưa và cường độ mưa Quảng Trị là một tỉnh có lượng mưa khá lớn (trung bình 2500mm/ năm). Để theo dõi lượng mưa trên, trên lãnh thổ Quảng Trị có 4 trạm đo mưa chính: - Trạm Cửa Tùng có lượng mưa trung bình 2625mm/năm. Tháng X mưa nhiều nhất 707mm, tháng mưa ít nhất 48mm (tháng III) - Trạm Quảng Trị lượng mưa trung bình năm 2759mm. Tháng mưa nhiều nhất 644mm (tháng X), tháng mưa ít nhất 50mm (tháng III, IV) - Trạm Đông Hà lượng mưa trung bình là 2325 mm (tháng X), tháng mưa ít 15 nhất 42mm (tháng III, IV) - Trạm Khe Sanh lượng mưa trung bình là 2032 mm (tháng IX), tháng mưa ít nhất 8mm (tháng II). Nếu tính đơn giản lượng mưa trung bình năm ở Quảng Trị là 2453mm. Như vậy lượng mưa trên lãnh thổ Quảng Trị xấp xỉ 12 tỷ m3 mỗi năm. Lượng mưa tháng ít nhất không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Ngược lại tháng mưa nhiều nhất lượng mưa dư thừa gây ngập lụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất. 16 2. Đặc điểm phân bố theo không gian và thời gian Bảng 3. Số liệu mưa năm và số ngày mưa trong tỉnh Quảng Trị Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Cả năm Cửa Tùng R(mm) N(ngày) 144 15 72 14 48 11 48 9 80 10 120 7 104 7 97 11 411 16 707 22 532 21 259 17 2625 160 Đông Hà R(mm) N(ngày) 127 14 64 11 42 7 42 7 70 9 107 9 92 6 86 10 346 18 627 18 474 19 230 15 2325 196 Khe Sanh R(mm) N(ngày) 151 15 76 12 50 12 50 12 84 10 126 7 109 7 102 8 432 16 644 19 562 20 273 18 2759 155 Quảng Trị R(mm) N(ngày) 37 12 8 5 37 7 37 7 149 15 215 14 254 7 340 22 522 20 256 20 153 20 62 13 2032 178 Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian. Hơn 80% tổng lượng mưa tập trung vào mùa mưa(chủ yếu vào tháng IX và tháng X). Trong mùa mưa lượng mưa không những thừa mà còn nhiều khi trở thành hiểm hoạ như năm 1999 do mưa quá lớn trong thời gian ngắn đã gây lũ nghiêm trọng làm thiệt hại mùa màng, tài sản và cả tính mạng của nhân dân, nguồn nước bị ô nhiễm nặng bởi rác thải xác động thực vật. Nhìn chung tỉnh Quảng Trị mưa phân bố khá đều theo các kết quả đo mưa tại các trạm trong phạm vi tỉnh. Lượng mưa đo được tại trạm Quảng Trị có chỉ số cao hơn cả 2759 mm/năm; tại trạm Khe Sanh có lượng mưa nhỏ nhất 2032mm/năm. Sự phân bố mưa chịu ảnh hưởng của địa hình. Các khu vực miền núi thường có lượng mưa năm nhỏ hơn khu vực đồng bằng ven biển đi liền với lượng mưa nhỏ là tổng lượng dòng chảy nhỏ, làm cho vùng này thường xuyên thiếu nước nhất là vào mùa khô. Số liệu mưa năm và số ngày mưa của các trạm khí tượng trong tỉnh Quảng Trị thể hiện trong bảng 3. 1.2.2. Tài nguyên nƣớc sông, hồ Cũng như các nơi khác, nguồn nước mặt Quảng Trị rất đa dạng và phong phú bao gồm nước sông, suối, ao hồ, kênh mương, đầm phá và nước biển. Trong đó 17 nước biển không sử dụng được cho nước sinh hoạt. - Nước sông suối có dòng chảy biến động theo mùa. Vào mùa mưa lũ nước từ thượng nguồn đổ về mực nước sông lên cao thường có độ đục rất lớn nên khi sử dụng làm nguồn cấp nước sinh hoạt gặp khó khăn do phải lắng cặn. Còn hàm lượng muối, độ pH, thành phần các ion, hàm lượng các nguyên tố vi lượng thường rất nhỏ làm nguồn cấp nước sinh hoạt tốt. Về mùa khô, nước sông Quảng Trị khá trong độ đục nhỏ, song nước sông vận động kém nên nước mặn xâm nhập vào khá sâu làm nước sông dải ven biển không đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt về thành phần hoá học, hàm lượng vi sinh mùa khô tăng hơn so mùa mưa. Vì vậy sử dụng nước sông suối phải có hệ thống lắng cặn và sử lý thích hợp cho mùa khô và mùa mưa. - Nước trong các ao, kênh mương Nước trong các ao kênh mương thuỷ lợi thường có độ khoáng hoá nhỏ, thành phần vi lượng nhỏ. Song hàm lượng hưu cơ cao như NO2-, NO3-,NH4+,P043….thường cao lượng vi sinh vật rất cao. Mặt khác do đây là nguồn cấp nước chính cho nông nghiệp lên có dấu hiệu ô nhiễm do dư lượng thuốc sâu trong nước không thuận lợi cho cấp nước sinh hoạt. - Nước hồ ở Quảng Trị có một số hồ cấp nước lớn. Dung tích các hồ lớn là hồ Hà Thượng diện tích 250ha, hồ Kinh Môn 300 ha, hồ La Ngàn 350 ha, hồ Tân Đô 500ha. Nhìn chung nước hồ có hàm lượng muối thấp nước trung bình có pH là 6.57.5 chủ yếu nước có loại hình bicacbonat natri, hàm lượng nguyên tố vi lượng nhỏ, hàm lượng vi sinh vật cao. Nhìn chung chưa đảm bảo chất lượng cho nước sinh hoạt cần sử lý trước khi sử dụng 1.2.3. Tài nguyên nƣớc ngầm Nước ngầm Quảng Trị có ở nhiều tầng chứa nước, tồn tại trong các lỗ hổng và khe nứt phân bố không đều cả trên bình diện và phương thẳng đứng Nước lỗ hổng Ở Quảng Trị, nước lỗ hổng tồn tại trong các trầm tích bở rời được phát hiện trong các lưu vực sông, trong đồng bằng và các cồn cát ven biển. Độ dốc thuỷ lực của các tầng chứa nước nhìn chung rất nhỏ (0,008 - 0,012). Các tầng chứa nước lỗ 18 hổng ở Quảng Trị có bề dày khá lớn (10-30m) đôi chỗ đạt được 35m. Thành phần trầm tích hạt thô (cát, cuội, sạn) chiếm ưu thế hơn trầm tích hạt mịn (bột sét) trên mặt cắt. Vì vậy, phần lớn các tầng chứa nước lỗ hổng có độ giàu nước trung bình khá. Về chất lượng, trong vùng chứa nước nhạt chiếm diện tích khoảng 300km2, nước dưới đất thường có tổng khoáng hoá từ 0,2 - 0,4g/l đến đôi chỗ tới 0,8g/l. Nhìn chung, nước sạch đạt các tiêu chuẩn vệ sinh để sử dụng vào việc cấp nước cho sinh hoạt nông nghiệp. Tuy nhiên, vùng này nước dưới đất cũng dễ bị nhiễm bẩn do nó có quan hệ thuỷ lực với các dòng nước mặt, có liên hệ tới các nguồn rác thải bởi phần trên cùng của mặt cắt thường chỉ gồm các lỗ thấm mạnh, đôi chỗ có sét và sét pha những bề dày không lớn. Trên vùng tam giác của sông như vùng Quảng Trị phần lớn nước lỗ hổng bị nhiễm mặn, chất lượng kém cho các mục tiêu cấp nước cho sinh hoạt (tổng khoáng hoá: > 1 đến 3 g/l). Các kết quả quan trắc nước dưới đất trong các tầng chứa nước lỗ hổng cho thấy động thái của nước dưới đất ở đây thuộc động thái biến thiên theo mùa với sự dao động mực nước tuần tự chậm chạp, không phụ thuộc quá nhiều vào sự dao động của lượng mưa và dòng chảy mặt Nước khe nứt Ở Quảng Trị, nước khe nứt tồn tại trên một diện tích rất rộng, chiếm tới 4/5 tổng diện tích của tỉnh, nằm trong đới nứt nẻ phong hoá và các đới phá huỷ kiến tạo trong các địa tầng. Thành phần bao gồm các trầm tích lục nguyên, trầm tích carbonat, các đá biến chất, các đá phun trào v.v... Về chất lượng, nhìn chung khe nứt thuộc loại siêu nhạt (M< 0,1g/l) và lợ nhạt (M = 0,1 - 0,5g/l), khá phù hợp với tiêu chuẩn nước uống. Mặt khác, do địa hình tương đối đốc, lớp phủ phong hoá có tính thấm yếu nên khả năng tự bảo vệ, chống ô nhiễm của các tầng chứa nước là khá cao. 1.3. DÂN SỐ NÔNG THÔN QUẢNG TRỊ Theo Niên giám thống kê năm 2007 của Cục thống kê Quảng Trị và các xã đã điều tra, dân số các xã nông thôn đã điều tra là 431799 người chiếm 68,15% dân số toàn tỉnh. Phân bố dân số không đều trong các huyện. Cơ cấu dân số vùng nông thôn tỉnh Quảng Trị như sau: 19 Nam: 228538 người Nữ: 237992 người Trong độ tuổi lao động: 214492 người chiếm 49.67% dân số nông thôn toàn tỉnh Dân số phân bố không đều đặc biệt có sự khác biệt lớn giữa đồng bằng và miền núi. Tốc độ tăng dân số trong vùng còn cao. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan